Thứ Tư 25 Tháng Bảy 2018 - 04:04:38 CH
Diễn Văn khai mạc Đại lễ cầu siêu kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ban Biên tập thành kính đăng toàn văn Diễn văn khai mạc Đại lễ cầu siêu kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, 30 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh tại Đảo Gạc Ma - Quần đảo Trường Sa của Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các Bộ ngành Trung ương, Tp. Hồ Chí Minh, Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh, Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Hội Cựu Chiến binh và các nhà tài trợ trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu anh linh các anh hùng Liệt sĩ và những người có công với Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trong công cuộc đấu tranh qua các giai đoạn lịch sử. Đại lễ được tổ chức tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm - Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì thế, dù sống ở nơi đâu, làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng không thể nào quên được những năm tháng hào hùng của thời chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thể hiện khí phách hào hùng của một dân tộc với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Từ đó, biết bao người con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã ngã xuống cho nền độc lập dân tộc của Tổ quốc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cờ tổ quốc tô thắm máu đào liệt sĩ, Đài độc lập xây dựng bằng xương trắng anh hùng”.
Qua đó, trên khắp mọi miền đất nước với hàng vạn nghĩa trang, đài liệt sĩ, đài tưởng niệm đều ghi đậm dòng chữ “Tổ Quốc Ghi Công”, với những mộ phần, mộ chí có tên hoặc không tên, nhưng cũng còn không biết bao nhiêu chiến sĩ đã vùi sâu dưới lòng đất mẹ, không có mộ phần, mộ chí cùng tên tuổi và đã trở thành chiến sĩ không tên bất tử.
Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam mãi mãi nhớ ơn những anh linh anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh trong gần 40 năm thành lập, đã không ngừng phát triển trang nghiêm và vững mạnh trong khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện có hiệu quả chương trình đền ân đáp nghĩa đối với những người có công với Tổ quốc. Nhất là các hoạt động góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục trong khu vực và cả nước.
Đồng thời, qua Đại lễ tưởng niệm kỳ siêu này, cũng là thông điệp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi đến Tăng Ni, Phật tử, các cơ sở tự viện trong toàn quốc lời nhắn nhủ mọi người hãy cùng với cộng đồng xã hội, chung tay xây dựng đất nước, xã hội ngày một văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình, bằng những hành động và việc làm cụ thể: Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật.
Để thể hiện lòng tri ân và báo ân của người con Phật, nhân mùa Vu lan – Báo hiếu Phật lịch 2562 và nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, kỷ niệm 30 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Hội Cựu Chiến binh phối hợp với các ngành chức năng Trung ương, Thành phố và các đơn vị tài trợ tổ chức Đại lễ Kỳ siêu, tưởng niệm anh linh anh hùng Liệt sĩ, những người có công với Tổ quốc và đồng bào tử nạn tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh một cách trang nghiêm và trọng thể, trong ý nghĩa: “Người đang sống nhớ thương người đã khuất, Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời”.
Giờ đây, trong ý nghĩa duyên khởi của Pháp giới, âm có siêu thì dương mới thới, cùng với tinh thần tri ân, báo ân của Đạo Phật, đạo lý uống nước nhớ nguồn của Dân tộc Việt Nam, cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và Phật giáo Việt Nam, tin tưởng rằng anh linh của những người đã mất sẽ vô cùng tự hào vì Tổ quốc mãi mãi ghi công và nhân dân Việt Nam trong đó có Tăng Ni, Phật tử Việt Nam luôn tưởng nhớ và báo ân bằng hành động cụ thể làm lợi Đạo ích Đời, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đồng thời cầu nguyện cho thân nhân gia đình Liệt sĩ, các bà Mẹ Việt Nam anh hùng và các thương binh còn hiện hữu được hạnh phúc, an vui trong một xã hội chan chứa tình người, một đất nước độc lập tự do. Quả thực: “Dù là bát nước nén hương. Còn lòng tưởng nhớ còn hương tình người”.
Với lòng tưởng niệm vô biên, biết ân vô hạn, đồng cảm vô tận, lòng từ bi chan hòa pháp giới, sẽ giao cảm với anh linh các anh hùng liệt sỹ trong thế giới vô hình. Bằng Phật lực gia trì, năng lực chú nguyện của chư Tôn đức Tăng Ni thanh tịnh trong mùa An cư Kiết hạ, tiếng kinh siêu độ, một dạ chí thành, lắng lòng thanh tịnh, xin cầu nguyện anh linh các anh hùng chiến sĩ, những người có công với Tổ quốc, đồng bào tử nạn đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, luôn được thảnh thơi trong cõi Tịnh. Nơi thế giới vô biên và mọi miền đất nước, các anh hùng liệt sĩ hãy an nghĩ cho ngàn thu in bóng, mãnh hình hài hòa quyện với non sông, sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, trong trang sử rạng ngời của đất nước Việt Nam quang vinh. Quả thật: “Lô nhô sóng gợn trời xanh thẳm. Chiến trường dấu cũ lấp vùi sâu. Nước biển cuốn trôi bao Liệt sĩ. Cho đến ngày nay đã mấy thu. Chiến công rực rỡ như thần gió. Ngàn năm sáng tỏ triệu lòng dân. Muôn kiếp hiên ngang người Liệt sĩ, khói vẽ nên hình bóng Vĩ nhân”.
Bằng tinh thần và ý nghĩa ấy, tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Đại lễ Tưởng niệm cầu siêu anh linh các anh hùng Liệt sĩ, những người có công với Tổ quốc đã hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2018) và kỷ niệm 30 năm (1988 - 2018) ngày 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma.
Xin trân trọng kính chào, kính chúc chư vị Khách quý và toàn thể quý Đại biểu thân tâm an lạc, hạnh phúc và hoàn thành các công tác.
Diễn văn khai mạc
Đại lễ cầu siêu kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
30 năm ngày 64 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma - Quần đảo Trường Sa
tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm - Tp. Hồ Chí Minh
Đại lễ cầu siêu kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
30 năm ngày 64 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma - Quần đảo Trường Sa
tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm - Tp. Hồ Chí Minh
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Hòa thượng Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ GHPGVN;
Kính bạch chư Tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội; chư Tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh và 24 quận, huyện; chư Tôn đức Tăng Ni.
Kính thưa ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM
Kính thưa bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam;
Kính thưa Quý liệt vị,
Trong không khí nhân dân cả nước hướng về Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 và kỷ niệm 30 năm ngày 64 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các chiến sĩ, đồng bào các dân tộc đã anh dũng hy sinh trong công cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại, vì sự nghiệp thống nhất tổ quốc, độc lập, tự do của dân tộc, nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (1947 - 2018) - 30 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh tại Đảo gạc Ma (1988 - 2018), hôm nay tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các Bộ ngành Trung ương, Tp. Hồ Chí Minh, Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh, Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Hội Cựu Chiến binh và các nhà tài trợ trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu anh linh các anh hùng Liệt sĩ và những người có công với Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trong công cuộc đấu tranh qua các giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, tưởng nhớ công lao to lớn của chiến sĩ đồng bào đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh, cũng như tại các chiến trường Bắc – Trung - Nam và Hải đảo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
Trong giờ phút thiêng liêng, trân trọng, thắm tình tri ân và báo ân của Đạo Phật, đạo lý uống nước nhớ nguồn của Dân tộc Việt Nam, chúng tôi thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tổ chức Đại lễ cầu siêu xin gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni, chư vị khách quý đại diện các Bộ ngành Trung ương, các cấp Ủy Đảng, Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, Quý cấp chính quyền, Ban ngành đoàn thể quận 3 và các quận huyện, Quý vị Hội cựu Chiến binh, các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, quý Đại biểu Tập đoàn Vincom, Ban Giám đốc Quỹ Thiện Tâm và thân nhân các anh hùng liệt sĩ, các Thương binh đã hy sinh một phần cơ thể, cùng đồng bào Phật tử lời chào mừng trân trọng nhất. Kính chúc chư vị khách quý, Quý Đại biểu thân tâm an lạc, chúc Đại lễ Tưởng niệm cầu siêu thành công tốt đẹp.
Thưa quý Liệt vị,
Chiến tranh đã đi qua hơn một phần tư thế kỷ, quá khứ đau thương đã dần khép lại, chân trời mới đang mở rộng ra dần, đất nước Việt Nam ngày càng phát triển mạnh về mọi mặt như: Giáo dục được nâng cao, văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy một cách trân trọng, kinh tế hội nhập ngày càng phát triển bền vững, an ninh chính trị được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng hoàn thiện theo chiều hướng tích cực về mọi mặt. Có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay, chúng ta không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của những người con ưu tú của tổ quốc đã ngã xuống để bảo vệ quê hương Việt Nam thân yêu. Quả thật:
Kính bạch Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Hòa thượng Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ GHPGVN;
Kính bạch chư Tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội; chư Tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh và 24 quận, huyện; chư Tôn đức Tăng Ni.
Kính thưa ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM
Kính thưa bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam;
Kính thưa Quý liệt vị,
Trong không khí nhân dân cả nước hướng về Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 và kỷ niệm 30 năm ngày 64 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các chiến sĩ, đồng bào các dân tộc đã anh dũng hy sinh trong công cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại, vì sự nghiệp thống nhất tổ quốc, độc lập, tự do của dân tộc, nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (1947 - 2018) - 30 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh tại Đảo gạc Ma (1988 - 2018), hôm nay tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các Bộ ngành Trung ương, Tp. Hồ Chí Minh, Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh, Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Hội Cựu Chiến binh và các nhà tài trợ trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm, cầu siêu anh linh các anh hùng Liệt sĩ và những người có công với Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trong công cuộc đấu tranh qua các giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, tưởng nhớ công lao to lớn của chiến sĩ đồng bào đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh, cũng như tại các chiến trường Bắc – Trung - Nam và Hải đảo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
Trong giờ phút thiêng liêng, trân trọng, thắm tình tri ân và báo ân của Đạo Phật, đạo lý uống nước nhớ nguồn của Dân tộc Việt Nam, chúng tôi thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tổ chức Đại lễ cầu siêu xin gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni, chư vị khách quý đại diện các Bộ ngành Trung ương, các cấp Ủy Đảng, Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, Quý cấp chính quyền, Ban ngành đoàn thể quận 3 và các quận huyện, Quý vị Hội cựu Chiến binh, các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, quý Đại biểu Tập đoàn Vincom, Ban Giám đốc Quỹ Thiện Tâm và thân nhân các anh hùng liệt sĩ, các Thương binh đã hy sinh một phần cơ thể, cùng đồng bào Phật tử lời chào mừng trân trọng nhất. Kính chúc chư vị khách quý, Quý Đại biểu thân tâm an lạc, chúc Đại lễ Tưởng niệm cầu siêu thành công tốt đẹp.
Thưa quý Liệt vị,
Chiến tranh đã đi qua hơn một phần tư thế kỷ, quá khứ đau thương đã dần khép lại, chân trời mới đang mở rộng ra dần, đất nước Việt Nam ngày càng phát triển mạnh về mọi mặt như: Giáo dục được nâng cao, văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy một cách trân trọng, kinh tế hội nhập ngày càng phát triển bền vững, an ninh chính trị được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng hoàn thiện theo chiều hướng tích cực về mọi mặt. Có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay, chúng ta không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của những người con ưu tú của tổ quốc đã ngã xuống để bảo vệ quê hương Việt Nam thân yêu. Quả thật:
Xác anh ngã xuống đất này
Cho hoa dân tộc ngày ngày xinh tươi.
Cho hoa dân tộc ngày ngày xinh tươi.
Vì thế, dù sống ở nơi đâu, làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng không thể nào quên được những năm tháng hào hùng của thời chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thể hiện khí phách hào hùng của một dân tộc với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Từ đó, biết bao người con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã ngã xuống cho nền độc lập dân tộc của Tổ quốc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cờ tổ quốc tô thắm máu đào liệt sĩ, Đài độc lập xây dựng bằng xương trắng anh hùng”.
Qua đó, trên khắp mọi miền đất nước với hàng vạn nghĩa trang, đài liệt sĩ, đài tưởng niệm đều ghi đậm dòng chữ “Tổ Quốc Ghi Công”, với những mộ phần, mộ chí có tên hoặc không tên, nhưng cũng còn không biết bao nhiêu chiến sĩ đã vùi sâu dưới lòng đất mẹ, không có mộ phần, mộ chí cùng tên tuổi và đã trở thành chiến sĩ không tên bất tử.
Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam mãi mãi nhớ ơn những anh linh anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh trong gần 40 năm thành lập, đã không ngừng phát triển trang nghiêm và vững mạnh trong khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện có hiệu quả chương trình đền ân đáp nghĩa đối với những người có công với Tổ quốc. Nhất là các hoạt động góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục trong khu vực và cả nước.
Đồng thời, qua Đại lễ tưởng niệm kỳ siêu này, cũng là thông điệp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi đến Tăng Ni, Phật tử, các cơ sở tự viện trong toàn quốc lời nhắn nhủ mọi người hãy cùng với cộng đồng xã hội, chung tay xây dựng đất nước, xã hội ngày một văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình, bằng những hành động và việc làm cụ thể: Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật.
Để thể hiện lòng tri ân và báo ân của người con Phật, nhân mùa Vu lan – Báo hiếu Phật lịch 2562 và nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, kỷ niệm 30 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Ban Quản trị Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Hội Cựu Chiến binh phối hợp với các ngành chức năng Trung ương, Thành phố và các đơn vị tài trợ tổ chức Đại lễ Kỳ siêu, tưởng niệm anh linh anh hùng Liệt sĩ, những người có công với Tổ quốc và đồng bào tử nạn tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh một cách trang nghiêm và trọng thể, trong ý nghĩa: “Người đang sống nhớ thương người đã khuất, Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời”.
Giờ đây, trong ý nghĩa duyên khởi của Pháp giới, âm có siêu thì dương mới thới, cùng với tinh thần tri ân, báo ân của Đạo Phật, đạo lý uống nước nhớ nguồn của Dân tộc Việt Nam, cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và Phật giáo Việt Nam, tin tưởng rằng anh linh của những người đã mất sẽ vô cùng tự hào vì Tổ quốc mãi mãi ghi công và nhân dân Việt Nam trong đó có Tăng Ni, Phật tử Việt Nam luôn tưởng nhớ và báo ân bằng hành động cụ thể làm lợi Đạo ích Đời, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đồng thời cầu nguyện cho thân nhân gia đình Liệt sĩ, các bà Mẹ Việt Nam anh hùng và các thương binh còn hiện hữu được hạnh phúc, an vui trong một xã hội chan chứa tình người, một đất nước độc lập tự do. Quả thực: “Dù là bát nước nén hương. Còn lòng tưởng nhớ còn hương tình người”.
Với lòng tưởng niệm vô biên, biết ân vô hạn, đồng cảm vô tận, lòng từ bi chan hòa pháp giới, sẽ giao cảm với anh linh các anh hùng liệt sỹ trong thế giới vô hình. Bằng Phật lực gia trì, năng lực chú nguyện của chư Tôn đức Tăng Ni thanh tịnh trong mùa An cư Kiết hạ, tiếng kinh siêu độ, một dạ chí thành, lắng lòng thanh tịnh, xin cầu nguyện anh linh các anh hùng chiến sĩ, những người có công với Tổ quốc, đồng bào tử nạn đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, luôn được thảnh thơi trong cõi Tịnh. Nơi thế giới vô biên và mọi miền đất nước, các anh hùng liệt sĩ hãy an nghĩ cho ngàn thu in bóng, mãnh hình hài hòa quyện với non sông, sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, trong trang sử rạng ngời của đất nước Việt Nam quang vinh. Quả thật: “Lô nhô sóng gợn trời xanh thẳm. Chiến trường dấu cũ lấp vùi sâu. Nước biển cuốn trôi bao Liệt sĩ. Cho đến ngày nay đã mấy thu. Chiến công rực rỡ như thần gió. Ngàn năm sáng tỏ triệu lòng dân. Muôn kiếp hiên ngang người Liệt sĩ, khói vẽ nên hình bóng Vĩ nhân”.
Bằng tinh thần và ý nghĩa ấy, tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Đại lễ Tưởng niệm cầu siêu anh linh các anh hùng Liệt sĩ, những người có công với Tổ quốc đã hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2018) và kỷ niệm 30 năm (1988 - 2018) ngày 64 chiến sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma.
Xin trân trọng kính chào, kính chúc chư vị Khách quý và toàn thể quý Đại biểu thân tâm an lạc, hạnh phúc và hoàn thành các công tác.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu