Nghi thức

Hoằng pháp Xưa và Nay

Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chính pháp, giác ngộ giáo lý của Chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, Ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập giáo Hội Tăng già để Chư tăng lên đường hoằng dương chính pháp.

Những trang phục tuyệt đối không mặc khi đi chùa

Kiểu ăn mặc hớ hênh, phản cảm ở các đền chùa đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận những năm gần đây. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì.

Ý nghĩa lễ bái (hình thức của lạy Phật)

(PGVN) Nghi cách của sự lạy Phật, nói chung là lễ bái. Trên thế giới các nước theo Phật giáo, từ xưa đến nay, mỗi quốc gia có mỗi tập quán mà chư Tổ đặt ra kiểu cách lạy, mỗi mỗi đều mang ý nghĩa đặc thù và riêng biệt.

Một số nghi lễ trong Phật giáo Theravāda

Phật giáo không có một số nghi lễ như những tôn giáo khác. Nghi lễ, với việc thực hiện phức tạp và rườm rà, không có vị trí trong Phật giáo. Chúng ta không tìm thấy bất cứ trường hợp nào ở trong kinh điển Pāli, ở đó Đức Phật đặt ra những luật lệ và phương cách thực hiện các nghi lễ dành cho người tại gia. Cá nhân mỗi người thực hiện hay không thực hiện các nghi lễ là tùy ý. Có một điều duy nhất mà mỗi người cần phải cân nhắc, đó là việc thực hành nghi lễ của mình không được trái ngược với giáo pháp của Đức Phật.

Truyền thống An cư mùa mưa (Vassavàsa) của Phật giáo Nam tông

Ở Việt Nam có khoảng 500 chùa Nam tông Khmer với số lượng chư Tăng khoảng 15.000 vị. Riêng các chùa Nam tông người Kinh thì có khoảng 60 chùa, 300 vị Tăng và 200 vị Tu nữ. Chư Tăng chùa nào an cư tại chùa đó, chỉ có một số ít là có tổ chức an cư tập trung như chùa Phước Sơn (Đồng Nai), chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), chùa Huyền Không (Huế).

LỄ NHẬP HẠ - MỘT NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA PHẬT GIÁO KHMER NAM BỘ

Mỗi tập tục, nghi lễ của người Khmer đều gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống, với giáo lý Phật giáo và được lưu truyền mãi đến ngày nay. Lễ nhập hạ được bắt đầu tổ chức vào khoảng rằm tháng 6 âm lịch hàng năm. Theo tiếng Khmer, lễ nhập hạ còn gọi là lễ Chol Neasa hayBun Chôl Vô Sa, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình yên vui hạnh phúc. Phật tử vào chùa và dâng các vật dụng sinh hoạt cho các chư tăng tại chùa trong 3 tháng nhập hạ hay gọi là tháng Asat.

Nghi lễ Phật giáo Nam tông gắn liền với văn hóa dân tộc Khmer

Phật giáo Nam tông đã trải tồn tại và phát triển 2554 năm, các Nghi lễ đều được tổ chức theo truyền thống Phật giáo và được cụ thể hóa phù hợp theo từng thời kỳ lịch sử Phật giáo nhất định và tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nghi thức tụng niệm của hệ phái Khất Sĩ tại Việt Nam

Nhờ chủ trương sử dụng nghi thức tụng niệm thuần Việt với thể loại thơ ca Việt Nam, Hệ phái Khất sĩ đã phát triển nhanh trong cộng đồng Nam bộ. Tuy nhiên, nghi thức tụng niệm của Tăng giới và Ni giới của Hệ phái Khất sĩ vẫn chưa thống nhất, với nhiều dị biệt. Điều này phần nào làm giảm đi sức mạnh thống nhất nội bộ của Hệ phái Khất sĩ. Tôi cho rằng một khi Tăng Ni và Phật tử Hệ phái Khất sĩ đều sử dụng thống nhất một NTTN, sức mạnh nội tại của Hệ phái sẽ mạnh hơn, thuyết phục hơn và nhập thế hiệu quả hơn.

Lễ Cúng Thí Thực Theo Tinh Thần Kinh Nikaya

Theo kinh Phật dạy, các hương linh đó nếu thọ dụng được thức ăn hiến cúng đó, tương đương chúng sanh trong cảnh giới ngạ quỷ. Cho nên hương linh là ngôn ngữ nhân gian, có thể thọ nhận được sự hiến cúng phẩm vật. Kinh chép rằng: “Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy [4]. Thực chất cảnh giới chúng sanh trong loài quỷ có nhiều loại, tùy theo phước báo và nghiệp lực sai biệt, nên sanh vào trong loài quỷ cũng có nhiều loại. Thức ăn chúng ta hiến cúng, tương ưng với nghiệp lực loài đó, thì có sự thọ nhận. Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa thường nhắc đến loài quỷ có phước và oai lực, loài quỷ thiếu phước khổ đau và đói khát. Có loài quỷ thường xuất hiện trong không gian, chỉ có người có tuệ nhãn mới thấy. Điều này được ghi nhận trong Kinh Nikaya ghi rất rõ ràng, khi tôn giả Mục Kiền Liên (Maha Moggallana) trong thấy có nhiều loài quỷ quái dị mà người bình thường không thể thấy, và Đức Phật xác nhận điều ấy qua đoạn Kinh sau: “Xưa kia, này các Tỳ-kheo, Ta đã thấy chúng sanh ấy nhưng Ta không có nói. Nếu Ta có nói, các người khác cũng không tin Ta. Và những ai không tin Ta, những người ấy sẽ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài.”[5].

Công đức tắm Phật Tết Chôl Chnăm Thmây trong bộ kinh Mahasamkarasutra

Trong bộ kinh Mahasamkarasutra có giảng về phước báu phát sinh do việc xây núi cát; do tắm rội cho cha mẹ, thầy tổ; do tắm Phật; do phóng sinh trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Đức Bổn sư Thích Ca đã thuyết giảng cho đức Vua Pasenadikosala (Ba Tư Nặc) nghe về nhân quả này.

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).