Thứ Hai 17 Tháng Bảy 2017 - 10:01:05 CH
Hướng tới Đại hội VIII của Giáo hội
GN - Hội nghị của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) vừa qua được xem là sự kiện quan trọng của Giáo hội, trình các nội dung, đặc biệt là các đề án về nhân sự liên quan tới Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11-2017 tại Hà Nội.
Như vậy, còn hơn 3 tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội VIII của GHPGVN, nhưng tại thời điểm này, mới có hơn một nửa số lượng các tỉnh thành đã tổ chức Đại hội. Số các tỉnh thành còn lại, theo nghị quyết của Hội nghị sẽ phải tiến hành trong quý III-2017. Trong khi đó, theo thông tin cập nhật từ các văn phòng của TƯGH, nhiều tỉnh thành vẫn chưa có lịch tổ chức đại hội cụ thể vì còn vướng một số vấn đề về nhân sự.
Việc cấu tạo nhân sự thuộc HĐTS trình Đại hội VIII, theo đề án đã được thông qua tại Hội nghị của Ban Thường trực HĐTS vừa rồi, có sự kế thừa đồng thời dựa theo cơ sở nhân sự mới được suy cử trong các Ban Trị sự cấp tỉnh thành nhiệm kỳ 2017-2022.
Các phương án về nhân sự là ủy viên HĐTS chính thức dự kiến có số lượng tăng so với khóa VII. Lý do được giải trình là khu vực phía Bắc có thành lập mới một số Ban Trị sự miền núi và cần phát triển các Tăng Ni đang phụ trách các hội Phật tử ở nước ngoài.
Những tiêu chí về việc giới thiệu nhân sự cũng đã được bàn thảo liên quan tới phẩm chất, tuổi tác, sức khỏe, nhằm “nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự” của HĐTS, đáp ứng cho thời kỳ hội nhập và phát triển.
Cũng theo nghị quyết của Hội nghị Ban Thường trực HĐTS vừa qua, Hiến chương - văn kiện có tính pháp lý cao nhất của Giáo hội sau 5 lần tu chỉnh - đã được giao cho Ban Nội dung Đại hội và Ban Thư ký HĐTS nghiên cứu sửa đổi một số điều, trình Ban Thường trực HĐTS thẩm tường và trình Đại hội thông qua. Đây là một trong những điểm khác với lần tu chỉnh trước, Giáo hội thường có thông tư hướng dẫn, tạo điều kiện để chư Tăng Ni, cư sĩ thuộc Giáo hội được tham dự góp ý kiến xây dựng từ rất sớm.
Nhìn lại chặng đường 36 năm qua kể từ ngày thành lập (1981), GHPGVN được xem là tổ chức Phật giáo có pháp nhân, pháp lý đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, kế thừa truyền thống lịch sử, nhiệm kỳ I với 50 thành viên HĐCM, 49 ủy viên HĐTS trong đó có 24 thành viên Ban Thường trực HĐTS; 6 ban ngành, viện T.Ư; thì nay, con số đó đã tăng hơn gấp nhiều lần, Giáo hội đã thành lập mạng lưới tổ chức tại 63/63 tỉnh thành trong cả nước.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc là một sự kiện được nhận thức là trọng đại của GHPGVN, tại đây, sẽ suy tôn ngôi vị Pháp chủ và chư tôn túc giáo phẩm thuộc HĐCM; suy cử Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, chư vị đứng đầu các ban ngành, viện T.Ư điều hành mọi hoạt động của Giáo hội. Với chủ trương về nhân sự: “thay thế những người không đáp ứng được yêu cầu công tác Phật sự của Giáo hội trong tình hình mới”, theo đó mà đề án nhân sự đã xác lập nên các tiêu chuẩn để suy cử vào HĐTS, Tăng Ni Phật tử chúng ta hy vọng sẽ được chứng kiến một không khí hoạt động khởi sắc hơn sau Đại hội lần thứ VIII của GHPGVN, thể hiện được chủ đề đã được xác lập là “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”.
Việc cấu tạo nhân sự thuộc HĐTS trình Đại hội VIII, theo đề án đã được thông qua tại Hội nghị của Ban Thường trực HĐTS vừa rồi, có sự kế thừa đồng thời dựa theo cơ sở nhân sự mới được suy cử trong các Ban Trị sự cấp tỉnh thành nhiệm kỳ 2017-2022.
Các phương án về nhân sự là ủy viên HĐTS chính thức dự kiến có số lượng tăng so với khóa VII. Lý do được giải trình là khu vực phía Bắc có thành lập mới một số Ban Trị sự miền núi và cần phát triển các Tăng Ni đang phụ trách các hội Phật tử ở nước ngoài.
Những tiêu chí về việc giới thiệu nhân sự cũng đã được bàn thảo liên quan tới phẩm chất, tuổi tác, sức khỏe, nhằm “nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự” của HĐTS, đáp ứng cho thời kỳ hội nhập và phát triển.
Cũng theo nghị quyết của Hội nghị Ban Thường trực HĐTS vừa qua, Hiến chương - văn kiện có tính pháp lý cao nhất của Giáo hội sau 5 lần tu chỉnh - đã được giao cho Ban Nội dung Đại hội và Ban Thư ký HĐTS nghiên cứu sửa đổi một số điều, trình Ban Thường trực HĐTS thẩm tường và trình Đại hội thông qua. Đây là một trong những điểm khác với lần tu chỉnh trước, Giáo hội thường có thông tư hướng dẫn, tạo điều kiện để chư Tăng Ni, cư sĩ thuộc Giáo hội được tham dự góp ý kiến xây dựng từ rất sớm.
Nhìn lại chặng đường 36 năm qua kể từ ngày thành lập (1981), GHPGVN được xem là tổ chức Phật giáo có pháp nhân, pháp lý đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, kế thừa truyền thống lịch sử, nhiệm kỳ I với 50 thành viên HĐCM, 49 ủy viên HĐTS trong đó có 24 thành viên Ban Thường trực HĐTS; 6 ban ngành, viện T.Ư; thì nay, con số đó đã tăng hơn gấp nhiều lần, Giáo hội đã thành lập mạng lưới tổ chức tại 63/63 tỉnh thành trong cả nước.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc là một sự kiện được nhận thức là trọng đại của GHPGVN, tại đây, sẽ suy tôn ngôi vị Pháp chủ và chư tôn túc giáo phẩm thuộc HĐCM; suy cử Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, chư vị đứng đầu các ban ngành, viện T.Ư điều hành mọi hoạt động của Giáo hội. Với chủ trương về nhân sự: “thay thế những người không đáp ứng được yêu cầu công tác Phật sự của Giáo hội trong tình hình mới”, theo đó mà đề án nhân sự đã xác lập nên các tiêu chuẩn để suy cử vào HĐTS, Tăng Ni Phật tử chúng ta hy vọng sẽ được chứng kiến một không khí hoạt động khởi sắc hơn sau Đại hội lần thứ VIII của GHPGVN, thể hiện được chủ đề đã được xác lập là “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”.
Nguyên Quân
Nguồn: http://giacngo.vn/thoisu
Nguồn: http://giacngo.vn/thoisu
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu