Thứ Hai 02 Tháng Mười 2017 - 10:53:22 SA
Lễ Dâng y Kathina
(ĐCSVN) - Lễ Dâng y Kathina là việc phật tử dâng áo cà sa và vật phẩm lên các nhà sư thể hiện tín ngưỡng của mình. Nghi lễ này đã trở thành ngày hội trong mùa an cư kiết hạ, một lễ hội tôn nghiêm, long trọng và thiêng liêng của phật tử Phật giáo Nam Tông.
Trong một số hoạt đông gần đây diễn ra tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham gia của các dân tộc anh em trên nhiều vùng, miền đất nước, công chúng Thủ đô đã được cảm nhận nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có đại lễ Dâng y Kathina của đồng bào Khmer. Nghi lễ của Phật giáo Nam Tông đã giúp công chúng cả nước và bạn bè quốc tế cảm nhận rõ sự đa dạng, phong phú trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng 54 dân tộc anh em.
Đại lễ cũng là dịp để giới thiệu các công trình kiến trúc độc đáo, giàu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, qua đó góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, quảng bá về hình ảnh, đất nước, con người và Phật giáo Việt Nam luôn thân thiện, yêu chuộng hòa bình.
Lễ Dâng y Kathina tổ chức tại chùa Khmer ở Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam, đây là ngày lễ lớn và quan trọng của phật tử Phật giáo Nam Tông.
Nghi Lễ được các nhà sư và phật tử thực hiện một cách long trọng, trang nghiêm, đầy đủ và chân thực theo đúng nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer.
Theo văn hóa Khmer, trong năm mỗi chùa sẽ tổ chức lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc.
Đại lễ Dâng y Kathina bắt đầu với nghi thức thượng Quốc kỳ, Đạo kỳ. Tiếp đó là nghi thức 3 vòng nhiễu Phật với sự tham gia của đông đảo phật tử rước y phục và các vật phẩm như thuốc men, hoa quả… xung quanh chùa.
Trong ngày Lễ Kathina, các Phật tử lên chùa dâng y phục và những vật dụng với ý nghĩa nhằm đề cao sự tương trợ trong việc tu tập, chia sẻ khó khăn và tri ân với những người xuất gia.
Quy định bắt buộc trong Lễ Dâng y Kathina là việc dâng y phải được thực hiện tại chùa. Đồ vật “cúng dường” được Phật tử dâng lên, đặt tại chùa và không dâng trực tiếp cho nhà sư nào. Điều này thể hiện ý nguyện hộ trì tam bảo, phụng sự giới pháp, câu thúc giới luật của người phật tử đối với tăng đoàn.
Lễ Dâng y Kathina được tổ chức trang nghiêm tại chính điện.
Sau nghi thức dâng hoa, các đại biểu cùng phật tự làm lễ bái Tam bảo, Thọ trì Tam quy, Ngũ giới, các tăng ni, phật tử được các cao tăng giải thích về ý nghĩa của đại lễ Dâng y Kathina.
Nghi thức dâng y và tụng kinh chúc phúc các gia đình Phật tử
Lễ cầu an chúc phúc, các Chư tôn Giáo phẩm buộc chỉ tay chúc phúc cho các đại biểu, phật tử với mong muốn mọi điều bình an
Sau khi làm Lễ tại Chánh điện, các nhà sư thực hiện Lễ khất thực một truyền thống hơn hai ngàn năm của Phật giáo Nam Tông.
Trong một số hoạt đông gần đây diễn ra tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham gia của các dân tộc anh em trên nhiều vùng, miền đất nước, công chúng Thủ đô đã được cảm nhận nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có đại lễ Dâng y Kathina của đồng bào Khmer. Nghi lễ của Phật giáo Nam Tông đã giúp công chúng cả nước và bạn bè quốc tế cảm nhận rõ sự đa dạng, phong phú trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng 54 dân tộc anh em.
Đại lễ cũng là dịp để giới thiệu các công trình kiến trúc độc đáo, giàu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, qua đó góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, quảng bá về hình ảnh, đất nước, con người và Phật giáo Việt Nam luôn thân thiện, yêu chuộng hòa bình.
Lễ Dâng y Kathina tổ chức tại chùa Khmer ở Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam, đây là ngày lễ lớn và quan trọng của phật tử Phật giáo Nam Tông.
Nghi Lễ được các nhà sư và phật tử thực hiện một cách long trọng, trang nghiêm, đầy đủ và chân thực theo đúng nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer.
Theo văn hóa Khmer, trong năm mỗi chùa sẽ tổ chức lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc.
Đại lễ Dâng y Kathina bắt đầu với nghi thức thượng Quốc kỳ, Đạo kỳ. Tiếp đó là nghi thức 3 vòng nhiễu Phật với sự tham gia của đông đảo phật tử rước y phục và các vật phẩm như thuốc men, hoa quả… xung quanh chùa.
Trong ngày Lễ Kathina, các Phật tử lên chùa dâng y phục và những vật dụng với ý nghĩa nhằm đề cao sự tương trợ trong việc tu tập, chia sẻ khó khăn và tri ân với những người xuất gia.
Quy định bắt buộc trong Lễ Dâng y Kathina là việc dâng y phải được thực hiện tại chùa. Đồ vật “cúng dường” được Phật tử dâng lên, đặt tại chùa và không dâng trực tiếp cho nhà sư nào. Điều này thể hiện ý nguyện hộ trì tam bảo, phụng sự giới pháp, câu thúc giới luật của người phật tử đối với tăng đoàn.
Lễ Dâng y Kathina được tổ chức trang nghiêm tại chính điện.
Sau nghi thức dâng hoa, các đại biểu cùng phật tự làm lễ bái Tam bảo, Thọ trì Tam quy, Ngũ giới, các tăng ni, phật tử được các cao tăng giải thích về ý nghĩa của đại lễ Dâng y Kathina.
Nghi thức dâng y và tụng kinh chúc phúc các gia đình Phật tử
Lễ cầu an chúc phúc, các Chư tôn Giáo phẩm buộc chỉ tay chúc phúc cho các đại biểu, phật tử với mong muốn mọi điều bình an
Sau khi làm Lễ tại Chánh điện, các nhà sư thực hiện Lễ khất thực một truyền thống hơn hai ngàn năm của Phật giáo Nam Tông.
Việc tổ chức Đại lễ dâng y Kathina tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã giúp những Phật tử miền Bắc hiểu biết hơn về hệ phái Phật giáo Nam Tông và gìn giữ những giá trị tốt đẹp của đạo Phật, tạo nên sự thân thiện, gắn bó trong cộng đồng Phật giáo ở Việt Nam.
Nguyễn Phương
Nguồn: dangcongsan.vn
Nguồn: dangcongsan.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu