Thứ Bảy 05 Tháng Sáu 2021 - 05:30:07 CH
Tấm Gương Hiếu Học Của Hai Vị Sư Người Khmer
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học, Đại đức Danh Nâng và Đại đức Danh Út không ngừng học tập nâng cao trình độ, góp phần nêu gương việc học để con em đồng bào dân tộc Khmer noi theo.
Hành trình từ cử nhân lên cao học
Nhà nghèo nên lúc 12 tuổi, Thượng tọa Danh Nâng (hiện là Phó Chủ tịch kiêm Chánh thư ký Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Kiên Giang, Trụ trì chùa Thứ Năm, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) đã vào chùa Thứ Năm tá túc để tu học. Để có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật Dân sự (Trường ĐH Luật TPHCM, năm 2003), Thượng tọa Danh Nâng trải qua thời sinh viên nghèo khó. Những năm đại học, Thượng tọa Nâng tiết kiệm từng khoản chi để trang trải việc học. Một phật tử dân tộc Khmer biết hoàn cảnh đã cho sư ở nhờ nhà sửa xe bỏ trống. Những ngày học 2 buổi, sư đi bộ 8km/ngày từ nhà đến trường và ngược lại.
Thượng tọa Danh Nâng cho biết: “Để duy trì việc học, thứ bảy, chủ nhật, sư vào chùa Chantarangsay ở quận 3 (TPHCM) trai tăng, đến nhà phật tử tụng kinh, đi bát hội vào ngày lễ, tết; có lúc làm hướng dẫn viên đưa phật tử tham quan chùa ở miền Tây”. Sau nhiều năm miệt mài, sư Nâng không chỉ trở thành cử nhân mà đang tiếp tục học lớp cao học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ tại Trường ĐH Trà Vinh.
Còn Đại đức Danh Út (hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội ĐKSSYN TP Rạch Giá- Trụ trì chùa Thôn Dôn, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, cha và mẹ được Nhà nước phong tặng Huân chương kháng chiến về thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Năm 12 tuổi, sư Danh Út vào tu học tại chùa Thôn Dôn. Do sớm ý thức rằng chỉ có học thì mới có thể giúp ích cho đạo và đời nên sư Út luôn nỗ lực vươn lên trong học tập. Sau 15 năm tu học, sư Danh Út luôn đạt được nhiều thành tích trong học tập và công tác xã hội. Thấy được sự trưởng thành và tiến bộ nhanh của sư Danh Út, Hội ĐKSSYN tỉnh phân công sư Danh Út làm trụ trì chùa Thôn Dôn vào năm 2008.
Sau 5 năm làm trụ trì, Đại đức Danh Út đúc kết được rằng, nếu không học tập nâng cao kiến thức thì sẽ rất khó phát triển, bởi làm ruộng, rẫy cũng cần học tập về kỹ thuật, đồng bào dân tộc Khmer muốn phát triển kinh tế phải xem trọng giáo dục.
Là người gắn bó với đồng bào phật tử, nhất là phật tử dân tộc Khmer, Đại đức Danh Út càng nêu gương để phật tử xem trọng việc học. Với ý chí vượt khó trong học tập, Đại đức Danh Út đã có bằng cử nhân ngành Xã hội học của Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM (năm 2010) và cử nhân ngành Việt Nam học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (năm 2012). Không chỉ lấy được tấm bằng cử nhân mà tháng 1/2015 vừa qua sư Út cũng đã học xong khóa Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ - ĐH Trà Vinh và đang học tiếp lên Tiến sĩ.
Học để phụng đạo, giúp đời
Thượng tọa Danh Nâng cho rằng, mâu thuẫn được hòa giải thành sớm mang lại lợi ích rất nhiều cho Nhà nước và người dân từ thời gian, tiền, tâm sức và góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa phương. Sau khi hoàn thành khóa học ngành Luật, Thượng tọa Danh Nâng hòa giải thành khá nhiều vụ mâu thuẫn về hôn nhân và gia đình, quyền thừa kế, tranh chấp đất đai tại địa phương. Chính những phân tích hợp tình, hợp lý của Thượng tọa dựa trên chính sách, pháp luật của Nhà nước và giáo lý nhà Phật, giúp phật tử, đồng bào dân tộc Khmer tháo nút thắt trong tư tưởng, không còn giải quyết mâu thuẫn theo cảm tính hoặc bằng vũ lực.
Thượng tọa Danh Nâng cho rằng, nếu chỉ có đủ tiền xây dựng một công trình, hãy đầu tư tiền đó để đào tạo một người tài - đức, từ nhân tố đó có thể xây dựng nhiều công trình lớn, đào tạo thêm nhiều người tốt nữa. Vì thế, Thượng tọa Danh Nâng xem trọng việc học của các vị sư. Số tiền từ tổ chức thời pháp tại chùa hoặc thuyết pháp tại nhà phật tử, chùa trích lại 10% để làm Quỹ Khuyến học hỗ trợ các vị sư học tập. Hiện chùa Thứ Năm có 6/16 vị sư đi học, trong đó 2 vị học ĐH, 4 vị vừa hoàn tất chương trình THPT.
Đại đức Danh Út thì cho rằng: “Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer. Điều quan trọng là mỗi cá nhân phải tự lực vươn lên để thoát nghèo. Nhằm nêu gương cho phật tử, mỗi vị sư cũng cần phải học, tích lũy kiến thức để vận động bà con phật tử phát triển kinh tế”. Hiện chùa Thôn Dôn có 19/20 vị sư tiếp tục việc học; trong đó 5 vị học trung cấp, 2 vị học CĐ, 5 vị học ĐH.
Là người nhiệt tình động viên hai vị sư ôn thi cao học, ông Thạch Đông (nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang) rất phấn khởi và tự hào trước sự phấn đấu trong học tập của hai vị sư Danh Út và Danh Nâng.
Theo ông Thạch Đông, vào dịp lễ, Tết của đồng bào dân tộc, hàng trăm đồng bào, phật tử tập trung về chùa, khi ấy mỗi vị sư là trung tâm xây dựng khối đại đoàn kết, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con phật tử gần xa. Để làm được điều này, mỗi vị sư không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức nhằm giúp ích cho xã hội, trong đó có bà con phật tử Khmer.
Với đà phát triển của thời hội nhập thì mỗi cá nhân cần phải rèn luyện, học hỏi và chọn lọc những tinh hoa để vun bồi cho nền văn hóa dân tộc mình thêm phong phú. Đó cũng là điều mà hai vị sư hiếu học Danh Út và Danh Nâng luôn hướng đến. Với dự tính trong tương lai, hai vị sư hiếu học này sẽ nỗ lực và tiếp tục học cao hơn nữa để góp phần giúp ích cho đạo và đời ngày càng nhiều hơn.
Nhà nghèo nên lúc 12 tuổi, Thượng tọa Danh Nâng (hiện là Phó Chủ tịch kiêm Chánh thư ký Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Kiên Giang, Trụ trì chùa Thứ Năm, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) đã vào chùa Thứ Năm tá túc để tu học. Để có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật Dân sự (Trường ĐH Luật TPHCM, năm 2003), Thượng tọa Danh Nâng trải qua thời sinh viên nghèo khó. Những năm đại học, Thượng tọa Nâng tiết kiệm từng khoản chi để trang trải việc học. Một phật tử dân tộc Khmer biết hoàn cảnh đã cho sư ở nhờ nhà sửa xe bỏ trống. Những ngày học 2 buổi, sư đi bộ 8km/ngày từ nhà đến trường và ngược lại.
Thượng tọa Danh Nâng cho biết: “Để duy trì việc học, thứ bảy, chủ nhật, sư vào chùa Chantarangsay ở quận 3 (TPHCM) trai tăng, đến nhà phật tử tụng kinh, đi bát hội vào ngày lễ, tết; có lúc làm hướng dẫn viên đưa phật tử tham quan chùa ở miền Tây”. Sau nhiều năm miệt mài, sư Nâng không chỉ trở thành cử nhân mà đang tiếp tục học lớp cao học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ tại Trường ĐH Trà Vinh.
Còn Đại đức Danh Út (hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội ĐKSSYN TP Rạch Giá- Trụ trì chùa Thôn Dôn, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, cha và mẹ được Nhà nước phong tặng Huân chương kháng chiến về thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Năm 12 tuổi, sư Danh Út vào tu học tại chùa Thôn Dôn. Do sớm ý thức rằng chỉ có học thì mới có thể giúp ích cho đạo và đời nên sư Út luôn nỗ lực vươn lên trong học tập. Sau 15 năm tu học, sư Danh Út luôn đạt được nhiều thành tích trong học tập và công tác xã hội. Thấy được sự trưởng thành và tiến bộ nhanh của sư Danh Út, Hội ĐKSSYN tỉnh phân công sư Danh Út làm trụ trì chùa Thôn Dôn vào năm 2008.
Sau 5 năm làm trụ trì, Đại đức Danh Út đúc kết được rằng, nếu không học tập nâng cao kiến thức thì sẽ rất khó phát triển, bởi làm ruộng, rẫy cũng cần học tập về kỹ thuật, đồng bào dân tộc Khmer muốn phát triển kinh tế phải xem trọng giáo dục.
Là người gắn bó với đồng bào phật tử, nhất là phật tử dân tộc Khmer, Đại đức Danh Út càng nêu gương để phật tử xem trọng việc học. Với ý chí vượt khó trong học tập, Đại đức Danh Út đã có bằng cử nhân ngành Xã hội học của Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM (năm 2010) và cử nhân ngành Việt Nam học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (năm 2012). Không chỉ lấy được tấm bằng cử nhân mà tháng 1/2015 vừa qua sư Út cũng đã học xong khóa Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ - ĐH Trà Vinh và đang học tiếp lên Tiến sĩ.
Học để phụng đạo, giúp đời
Thượng tọa Danh Nâng cho rằng, mâu thuẫn được hòa giải thành sớm mang lại lợi ích rất nhiều cho Nhà nước và người dân từ thời gian, tiền, tâm sức và góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa phương. Sau khi hoàn thành khóa học ngành Luật, Thượng tọa Danh Nâng hòa giải thành khá nhiều vụ mâu thuẫn về hôn nhân và gia đình, quyền thừa kế, tranh chấp đất đai tại địa phương. Chính những phân tích hợp tình, hợp lý của Thượng tọa dựa trên chính sách, pháp luật của Nhà nước và giáo lý nhà Phật, giúp phật tử, đồng bào dân tộc Khmer tháo nút thắt trong tư tưởng, không còn giải quyết mâu thuẫn theo cảm tính hoặc bằng vũ lực.
Thượng tọa Danh Nâng cho rằng, nếu chỉ có đủ tiền xây dựng một công trình, hãy đầu tư tiền đó để đào tạo một người tài - đức, từ nhân tố đó có thể xây dựng nhiều công trình lớn, đào tạo thêm nhiều người tốt nữa. Vì thế, Thượng tọa Danh Nâng xem trọng việc học của các vị sư. Số tiền từ tổ chức thời pháp tại chùa hoặc thuyết pháp tại nhà phật tử, chùa trích lại 10% để làm Quỹ Khuyến học hỗ trợ các vị sư học tập. Hiện chùa Thứ Năm có 6/16 vị sư đi học, trong đó 2 vị học ĐH, 4 vị vừa hoàn tất chương trình THPT.
Đại đức Danh Út thì cho rằng: “Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer. Điều quan trọng là mỗi cá nhân phải tự lực vươn lên để thoát nghèo. Nhằm nêu gương cho phật tử, mỗi vị sư cũng cần phải học, tích lũy kiến thức để vận động bà con phật tử phát triển kinh tế”. Hiện chùa Thôn Dôn có 19/20 vị sư tiếp tục việc học; trong đó 5 vị học trung cấp, 2 vị học CĐ, 5 vị học ĐH.
Là người nhiệt tình động viên hai vị sư ôn thi cao học, ông Thạch Đông (nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang) rất phấn khởi và tự hào trước sự phấn đấu trong học tập của hai vị sư Danh Út và Danh Nâng.
Theo ông Thạch Đông, vào dịp lễ, Tết của đồng bào dân tộc, hàng trăm đồng bào, phật tử tập trung về chùa, khi ấy mỗi vị sư là trung tâm xây dựng khối đại đoàn kết, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con phật tử gần xa. Để làm được điều này, mỗi vị sư không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức nhằm giúp ích cho xã hội, trong đó có bà con phật tử Khmer.
Với đà phát triển của thời hội nhập thì mỗi cá nhân cần phải rèn luyện, học hỏi và chọn lọc những tinh hoa để vun bồi cho nền văn hóa dân tộc mình thêm phong phú. Đó cũng là điều mà hai vị sư hiếu học Danh Út và Danh Nâng luôn hướng đến. Với dự tính trong tương lai, hai vị sư hiếu học này sẽ nỗ lực và tiếp tục học cao hơn nữa để góp phần giúp ích cho đạo và đời ngày càng nhiều hơn.
Nguồn: Tuấn Thanh
Nguồn: http://dantri.com.vn
Nguồn: http://dantri.com.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu