Thứ Hai 04 Tháng Tư 2022 - 06:33:13 SA

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây nét văn hóa đặc sắc của người Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng một điều tốt đẹp mới sua tan đi những điều ô uế tai hại xuôi rủi của năm cũ đi, với hy vọng đón chào năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra đây còn là dịp để tưởng nhớ những người đã quá cố và cũng có thể gọi dịp để con cháu gặp gỡ và hoài niệm về ký ức bên những người hữu ân của thân tộc và gia đình.



Tết được diễn ra vào chung tuần tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch), thường thì bắt đầu từ ngày 12/4 đến ngày 16/4 của dương lịch.
Đến với đồng bào Khmer chúng ta bắt gặp được rất nhiều thiết chế văn hóa mang đượm chất nét cổ kính nhưng không kém phần huyền bí và vi diệu. Những nét đặc sắc ấy thường được cộng đồng người Khmer thể hiện trong các phong tục của những lễ hội dân tộc.
Tiêu biểu cho nhận định này chúng ta có thể nói đến lễ Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới) của đồng bào dân tộc Khmer. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh trang trí dọn dẹp bàn thờ gia tiên và thiết trí bàn thờ Phật, tổ sư của gia đình người Khmer, một điểm đồng nhất là hầu hết ở các ngôi nhà của người Khmer đều thờ cúng với những vật dung tế lễ thiết trí được trang hoàng như sau;
Một chiếc Khai đựng sẵn 5 nhánh hoa, 5 đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm, 5 lá trầu, 5 điếu thuốc, 5 miếng cau khô cùng với 2 li nước thơm và hoa quả trái cây được bày sẵn cúng dường đến các bậc hữu ân. Song song đó những vật tế lễ này cũng sẽ được bày cúng trên bàn thờ Chư Thiên (Tê Va Đa) ở trước sân nhà nhằm chuẩn bị tiễn chư thiên năm cũ để đón chào chư thiên năm mới về an trú tại bổn gia.
Họ tin rằng Têvêđa hay chư thiên là vị thần được thiên cung sai xuống chăm sóc dân chúng trong thời gian 1 năm ở hạ giới.

Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra trong ba ngày.

- Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâha Sangkran mới”)
hay còn gọi là ngày rước Đại lịch mới. Trong ngày này mọi người sẽ đem cơm đến cúng Trai Ngọ đến chư Tăng và cầu siêu, cầu an cũng như thỉnh pháp sư thuyết pháp sau đó sẽ tiến hành nghi thức rước Đại lịch mới báo hiệu là năm cũ sắp hết chuẩn bị đón sang năm mới tương đương như đêm giao thừa của người Kinh.
- Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch: ngày này mọi người sẽ dâng cơm và tứ vật dụng đến chùa 2 buổi sang và trưa nhằm hồi hướng phước báu đến các bậc hữu ân, khi màng đêm buông xuống họ sẽ đến chùa làm lễ bái Tam bảo thỉnh chư tang đọc kinh cầu an, cầu siêu và thuyết pháp. Song song đó họ sẽ tiến hành nghi thức đáp núi cát, đắp núi lúa, gạo theo truyền thống dân tộc. Cũng đáng chú ý là ngay trong ngày hôm đó cả sang hoặc chiều tùy theo tình hình của mỗi chùa mỗi nơi họ sẽ thỉnh chư Tăng thuyết pháp 10 vị để nói lên sự cống hiến hi sinh trong hạnh ba la mật bố thí của Bồ Tát Tu Đại Noa tiền than của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhằm hoài niệm về công đức của ngài cũng như hạnh nguyện tấm gương sang đến nhân loại noi theo tránh việc ác, làm việc thiện, giữ tâm trong sạch.
- Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch hết cái cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới.
Sau phần nghi thức này họ sẽ tổ chức lễ cầu siêu tại các tháp tập thể và cá nhân trong khuôn viên chùa, kế tiếp sẽ thỉnh chư Tăng đến từng nhà để tiếp tục thực hiện nghi thức cầu siêu cho ông bà đã quá cố tại gia đình mỗi người. nghi thức này người Khmer gọi là Pi thi Băng Sa Cô.
Nghi thức trong buổi lễ xuyên suốt chúng ta sẽ bắt gawpk được những yếu tố hòa quyển giữa tín ngưỡng dân gian, đạo bà la môn với đạo phật (Phật giáo Nam tong Khmer) trong mọi hoạt động. Đây là sự giao thoa và thể hiện sự du nhập tiếp thu tinh hoa chịn lọc những tiến bộ của thế cuộc. Người Khmer luôn nhắc nhở nhau hãy luôn phấn đấu về phía trước vì tương lai tươi sang và cố gắn gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Có cái gốc thì chúng ta mới vững được cái ngọn phía sau có như vậy thì chúng ta mới phát huy được giá trị tinh túy của bổn tộc góp phần làm tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam và phát huy sức đại đoàn kết toàn dân tôc.

Chôl Chnăm Thmây rất có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc Khmer nó không chỉ thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã quá cố mà còn là dịp để con cháu gia đình sum họp. Đồng thời đây cũng là bước chuyển ngoặc quan trong trong vụ mùa và cũng là ngày đầu tiên, thời điểm bắt đầu bước vào mùa vụ mới. Đây cũng là lời nhắn nhỉ đến toàn thể dân tộc Khmer hãy ra sức lao động cống hiến tăng gia sản xuất nhằm đạt được mùa màng bội thu thắng lợi trong nông vụ hanh thông trong mọi lĩnh vực công tác góp phần xây dựng phum Srok an lành hạnh phúc, kiết thiết quê hương Đất nước giàu đẹp văn minh và phồn thịnh.
Ths. Danh Đồng
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).