Thứ Sáu 24 Tháng Mười Một 2017 - 07:25:35 SA
Thư của Đại hội VIII Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử trong và ngoài nước
Giáo hội cũng tin rằng, quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sẽ thực hiện thành tựu Thông điệp của Đức Phật về tình thương, hòa bình trên hành tinh này, cũng như cùng với toàn nhân loại xây dựng một thế giới của đạo đức, tự do, dân chủ, công bằng và sự thân thiện không phân biệt chủng tộc, màu da và niềm tin tôn giáo.
Kính gửi: Quý Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước
Nguồn: http://chutichghpgvn.vn
Kính gửi: Quý Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
ĐẠI HỘI VIII
-----------------------
ĐẠI HỘI VIII
-----------------------
THƯ CỦA ĐẠI HỘI VIII GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GỬI TĂNG NI, TÍN ĐỒ, ĐỒNG BÀO PHẬT TỬ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
GỬI TĂNG NI, TÍN ĐỒ, ĐỒNG BÀO PHẬT TỬ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Kính gửi: Quý Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước
Kính thưa chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Quý tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và thể hiện tinh thần cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống Giáo hội từ trung ương đến địa phương, sự đồng tình ủng hộ của các thành viên và tứ chúng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Khóa VII, nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã kết thúc với nhiều thành quả to lớn đạt được trên tất cả các lĩnh vực, và đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 được trọng thể tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 21, 22 tháng 11 năm 2017, nhằm mục đích kế thừa và phát huy truyền thống 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, tổng kết công tác Phật sự trong 05 năm qua, hoạch định phương hướng nhiệm vụ 05 năm tới trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được, khắc phục một vài hạn chế còn tồn đọng, cũng như thực hiện hoàn thành các chương trình nghị sự của Đại hội. Từ ý nghĩa đó, Đại hội VIII là một sự kiện đặc biệt quan trọng, là ngày đại hoan hỷ của tất cả những đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia ở trong và ngoài nước, mang dấu ấn quan trọng để tất cả thành viên GHPGVN cùng nhau viết tiếp trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và phát triển bền vững trong lòng dân tộc. Giáo hội đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu phát triển của Giáo hội với tầm nhìn đến năm 2030.
Đại hội VIII đã dân chủ trong thảo luận và hoàn thành chương trình nghị sự:
- Thông qua Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), chương trình hoạt động nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022);
- Suy tôn bổ sung 96 thành viên Hội đồng Chứng minh và Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, tiếp tục suy tôn Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ở ngôi vị Pháp chủ GHPGVN;
- Suy cử Hội đồng Trị sự với 225 Ủy viên chính thức, 45 Ủy viên dự khuyết và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự với 61 thành viên, suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự.
- Nhất tâm thông qua thủ tục tấn phong Giáo phẩm, gồm: 210 Hòa thượng, 497 Thượng tọa, 262 Ni trưởng và 896 Ni sư.
- Thông qua đề án sửa đổi một số điểm tại một số điều trong Hiến chương GHPGVN theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên môn hóa bộ máy Giáo hội các cấp, phù hợp với tình hình thực tế và Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
- Các ý kiến phát biểu, tham luận của quý Đại biểu đã thẳng thắn góp ý một cách chân tình để hiến kế xây dựng Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh; đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về những thành tựu và một số hạn chế để Giáo hội hoạch định chiến lược phát triển trong 5 năm sắp tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Kính thưa Quý Liệt vị,
Các chương trình nghị sự của Đại hội đã được hoàn thành một cách trọn vẹn, một lần nữa cho tất cả chúng ta thấy tinh thần đoàn kết hòa hợp, dân chủ, trí tuệ và kỷ cương tiếp tục được xác lập, khẳng định vị thế và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và trên trường quốc tế; khẳng định sự phát triển bền vững trên tất cả lĩnh vực, có chiều rộng lẫn chiều sâu của các cấp Giáo hội; khẳng định Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài là thành viên không thể tách rời trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta đều hoan hỷ và tự hào về các mặt công tác của Giáo hội đã được triển khai một cách đồng bộ, các hoạt động Phật sự đều tính đến tầm nhìn chiến lược, đổi mới phương thức lãnh đạo và điều hành, hệ thống tổ chức hành chính của các cấp Giáo hội được kiện toàn theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp; nhiều công tác Phật sự khác được các cấp Giáo hội quan tâm, tổ chức triển khai, thực hiện đạt kết quả tốt đẹp, hoạch định chiến lược phát triển mang tính bao quát và lâu dài.
Tất cả những thành quả đó đã chứng tỏ sức mạnh tổng lực của cả hệ thống Giáo hội, khẳng định vị trí, vai trò của GHPGVN trong mọi mặt đời sống của nhân dân, bạn bè trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, theo quy luật khách quan, đã có thành tựu thì có hạn chế, bước sang nhiệm kỳ VIII, Giáo hội sẽ phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục một vài mặt hạn chế, đồng thời kiến tạo những phương hướng hoạt động mới bằng các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu cụ thể:
1. Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”.
2. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, trong phương thức hướng dẫn Phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.
3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương thức giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo Tăng Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.
5. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức tôn giáo thế giới. Kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.
6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam.
7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự, quản lý Tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương và pháp luật Nhà nước.
8. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
9. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở Tự viện. Kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tham gia chương trình an toàn giao thông quốc gia, phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội cho cộng đồng xã hội.
Với 09 tiêu chí phát triển của Giáo hội Khóa VIII, đây chính là nội dung căn bản để các Hệ phái thành viên, các cấp Giáo hội sẽ tập trung triển khai và thực hiện với quyết tâm xây dựng một Giáo hội hiện đại, vững mạnh trên hai phương diện chất và lượng tương đồng, bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế.
Kính thưa quý Liệt vị,
Thành công của Đại hội VIII tiếp tục khẳng định sự thống nhất trong đa dạng và đồng thuận trong các Phật sự, mỗi thành viên Giáo hội ở từng vị trí, vai trò, cương vị khác nhau sẽ cùng chung lo Phật sự, nỗ lực làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực; tích cực góp phần vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại trong sự nghiệp xương minh Đạo pháp, trang nghiêm Giáo hội và trang nghiêm tự thân.
Hội nhập và phát triểnlà một quá trình của cộng đồng trách nhiệm, là một sự phát triển tổng thể về các mặt của cả hệ thống Giáo hội các cấp từ trung ương đến địa phương, bảo đảm sự tiếp tục phát triển không chỉ ở hiện tại mà trong tương lai. Lời dạy của Đức Phật về hành động theo tinh thần giáo lý Tứ Chính cần trong đời sống tu học, hành đạo, sinh hoạt của Tứ chúng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Do đó, khi thừa hành Phật sự phải dựa trên nền tảng trí tuệ, tức là sự thấy, biết minh bạch, tường tận khi thực hiện một hành vi dù nhỏ nhất. Bên cạnh đó, mỗi thành viên cần nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ cương trong tu học, hành đạo đối với vận mệnh của Giáo hội và đất nước.
Khi hội nhập quốc tế sẽ giúp Giáo hội bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo Việt Nam và thúc đẩy sự tiến bộ, hiện đại của Giáo hội. Đây chính là cơ duyên để văn hóa Phật giáo Việt Nam, văn hóa Dân tộc Việt Nam lan tỏa đến các nước trên thế giới và trong khu vực. Bên cạnh những thuận lợi, trước mắt vẫn còn đó không ít thách thức. Nếu các thành viên không bằng trí tuệ, bản lĩnh, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm thì có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự "xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Vì vậy, những hành động gì đem lại lợi ích cho Đạo pháp, lợi ích cho Dân tộc, chúng ta phải làm và làm hết khả năng của mình và ngược lại thì chúng ta không làm.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi toàn thể quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước hay ở nước ngoài luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính kỷ cương để tạo thành sự thống nhất trong đa dạng, đồng thuận trong hoạt động Phật sự. Nhất là áp dụng tinh thần Bát Chính đạo vào cuộc sống để có quan điểm, tư duy, nhận thức theo hướng chuẩn mực để tạo nên cách hiểu, cách nói và cách làm được thông suốt trong hệ thống GHPGVN.
Giáo hội luôn tin tưởng Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước hay ở ngoài nước đều phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp; nêu cao tinh thần "Phụng đạo – Yêu nước”, luôn vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, luôn lo cho Đạo pháp xương minh, luôn kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và pháp luật Nhà nước trong đời sống thường nhật để làm cho nước hưng, đạo thịnh.
Giáo hội tin rằng định hướng hội nhập, phát triển trên nền tảng trí tuệ, kỷ cương là con đường duy nhất đúng để Đạo pháp xương minh, Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh. Mỗi Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử luôn là trung tâm của sự phát triển. Có thể khẳng định rằng sự nghiệp hội nhập, phát triển xuất phát điểm là trên nền tảng trí tuệ tập thể, trí tuệ của từng thành viên được phát huy; nhất là tính kỷ cương trong tu học, sinh hoạt, hành đạo được giữ vững. Từ ý nghĩa đó, Giáo hội sẽ viết tiếp nên trang sử vàng Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo.
Giáo hội mong muốn Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử hãy vì lợi ích của số đông mà tích cực làm việc, tham gia công tác Phật sự của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến địa phương, tích cực tham gia các phong trào ích đạo lợi đời, từ thiện xã hội, văn hóa giao thông, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu v.v… Tất cả chúng ta hãy tận dụng thời gian hiện có để thực hiện lý tưởng và hoài bão về một cuộc sống hiền thiện, đạo đức, an lạc, hạnh phúc cho chính mình, cho nhân loại, cho quê hương Việt Nam và nơi mình đang sinh sống, làm việc và học tập.
Giáo hội cũng tin rằng, quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sẽ thực hiện thành tựu Thông điệp của Đức Phật về tình thương, hòa bình trên hành tinh này, cũng như cùng với toàn nhân loại xây dựng một thế giới của đạo đức, tự do, dân chủ, công bằng và sự thân thiện không phân biệt chủng tộc, màu da và niềm tin tôn giáo.
Ngưỡng cầu Tam Bảo hộ trì cho hết thảy chúng sinh, cho đất nước Việt Nam, Giáo hội và toàn thể quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước đầy đủ thắng duyên, đầy đủ nghị lực, đầy đủ sự gia trì để hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của người đệ tử Phật, của người công dân Việt Nam, của một thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trân trọng!
Với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và thể hiện tinh thần cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống Giáo hội từ trung ương đến địa phương, sự đồng tình ủng hộ của các thành viên và tứ chúng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Khóa VII, nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã kết thúc với nhiều thành quả to lớn đạt được trên tất cả các lĩnh vực, và đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 được trọng thể tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 21, 22 tháng 11 năm 2017, nhằm mục đích kế thừa và phát huy truyền thống 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, tổng kết công tác Phật sự trong 05 năm qua, hoạch định phương hướng nhiệm vụ 05 năm tới trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được, khắc phục một vài hạn chế còn tồn đọng, cũng như thực hiện hoàn thành các chương trình nghị sự của Đại hội. Từ ý nghĩa đó, Đại hội VIII là một sự kiện đặc biệt quan trọng, là ngày đại hoan hỷ của tất cả những đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia ở trong và ngoài nước, mang dấu ấn quan trọng để tất cả thành viên GHPGVN cùng nhau viết tiếp trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và phát triển bền vững trong lòng dân tộc. Giáo hội đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu phát triển của Giáo hội với tầm nhìn đến năm 2030.
Đại hội VIII đã dân chủ trong thảo luận và hoàn thành chương trình nghị sự:
- Thông qua Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), chương trình hoạt động nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022);
- Suy tôn bổ sung 96 thành viên Hội đồng Chứng minh và Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, tiếp tục suy tôn Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ở ngôi vị Pháp chủ GHPGVN;
- Suy cử Hội đồng Trị sự với 225 Ủy viên chính thức, 45 Ủy viên dự khuyết và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự với 61 thành viên, suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự.
- Nhất tâm thông qua thủ tục tấn phong Giáo phẩm, gồm: 210 Hòa thượng, 497 Thượng tọa, 262 Ni trưởng và 896 Ni sư.
- Thông qua đề án sửa đổi một số điểm tại một số điều trong Hiến chương GHPGVN theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên môn hóa bộ máy Giáo hội các cấp, phù hợp với tình hình thực tế và Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
- Các ý kiến phát biểu, tham luận của quý Đại biểu đã thẳng thắn góp ý một cách chân tình để hiến kế xây dựng Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh; đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về những thành tựu và một số hạn chế để Giáo hội hoạch định chiến lược phát triển trong 5 năm sắp tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Kính thưa Quý Liệt vị,
Các chương trình nghị sự của Đại hội đã được hoàn thành một cách trọn vẹn, một lần nữa cho tất cả chúng ta thấy tinh thần đoàn kết hòa hợp, dân chủ, trí tuệ và kỷ cương tiếp tục được xác lập, khẳng định vị thế và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và trên trường quốc tế; khẳng định sự phát triển bền vững trên tất cả lĩnh vực, có chiều rộng lẫn chiều sâu của các cấp Giáo hội; khẳng định Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài là thành viên không thể tách rời trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta đều hoan hỷ và tự hào về các mặt công tác của Giáo hội đã được triển khai một cách đồng bộ, các hoạt động Phật sự đều tính đến tầm nhìn chiến lược, đổi mới phương thức lãnh đạo và điều hành, hệ thống tổ chức hành chính của các cấp Giáo hội được kiện toàn theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp; nhiều công tác Phật sự khác được các cấp Giáo hội quan tâm, tổ chức triển khai, thực hiện đạt kết quả tốt đẹp, hoạch định chiến lược phát triển mang tính bao quát và lâu dài.
Tất cả những thành quả đó đã chứng tỏ sức mạnh tổng lực của cả hệ thống Giáo hội, khẳng định vị trí, vai trò của GHPGVN trong mọi mặt đời sống của nhân dân, bạn bè trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, theo quy luật khách quan, đã có thành tựu thì có hạn chế, bước sang nhiệm kỳ VIII, Giáo hội sẽ phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục một vài mặt hạn chế, đồng thời kiến tạo những phương hướng hoạt động mới bằng các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu cụ thể:
1. Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”.
2. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, trong phương thức hướng dẫn Phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.
3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương thức giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo Tăng Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.
5. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức tôn giáo thế giới. Kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.
6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam.
7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự, quản lý Tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương và pháp luật Nhà nước.
8. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
9. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở Tự viện. Kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tham gia chương trình an toàn giao thông quốc gia, phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội cho cộng đồng xã hội.
Với 09 tiêu chí phát triển của Giáo hội Khóa VIII, đây chính là nội dung căn bản để các Hệ phái thành viên, các cấp Giáo hội sẽ tập trung triển khai và thực hiện với quyết tâm xây dựng một Giáo hội hiện đại, vững mạnh trên hai phương diện chất và lượng tương đồng, bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế.
Kính thưa quý Liệt vị,
Thành công của Đại hội VIII tiếp tục khẳng định sự thống nhất trong đa dạng và đồng thuận trong các Phật sự, mỗi thành viên Giáo hội ở từng vị trí, vai trò, cương vị khác nhau sẽ cùng chung lo Phật sự, nỗ lực làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực; tích cực góp phần vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại trong sự nghiệp xương minh Đạo pháp, trang nghiêm Giáo hội và trang nghiêm tự thân.
Hội nhập và phát triểnlà một quá trình của cộng đồng trách nhiệm, là một sự phát triển tổng thể về các mặt của cả hệ thống Giáo hội các cấp từ trung ương đến địa phương, bảo đảm sự tiếp tục phát triển không chỉ ở hiện tại mà trong tương lai. Lời dạy của Đức Phật về hành động theo tinh thần giáo lý Tứ Chính cần trong đời sống tu học, hành đạo, sinh hoạt của Tứ chúng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Do đó, khi thừa hành Phật sự phải dựa trên nền tảng trí tuệ, tức là sự thấy, biết minh bạch, tường tận khi thực hiện một hành vi dù nhỏ nhất. Bên cạnh đó, mỗi thành viên cần nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ cương trong tu học, hành đạo đối với vận mệnh của Giáo hội và đất nước.
Khi hội nhập quốc tế sẽ giúp Giáo hội bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo Việt Nam và thúc đẩy sự tiến bộ, hiện đại của Giáo hội. Đây chính là cơ duyên để văn hóa Phật giáo Việt Nam, văn hóa Dân tộc Việt Nam lan tỏa đến các nước trên thế giới và trong khu vực. Bên cạnh những thuận lợi, trước mắt vẫn còn đó không ít thách thức. Nếu các thành viên không bằng trí tuệ, bản lĩnh, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm thì có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự "xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Vì vậy, những hành động gì đem lại lợi ích cho Đạo pháp, lợi ích cho Dân tộc, chúng ta phải làm và làm hết khả năng của mình và ngược lại thì chúng ta không làm.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi toàn thể quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước hay ở nước ngoài luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính kỷ cương để tạo thành sự thống nhất trong đa dạng, đồng thuận trong hoạt động Phật sự. Nhất là áp dụng tinh thần Bát Chính đạo vào cuộc sống để có quan điểm, tư duy, nhận thức theo hướng chuẩn mực để tạo nên cách hiểu, cách nói và cách làm được thông suốt trong hệ thống GHPGVN.
Giáo hội luôn tin tưởng Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước hay ở ngoài nước đều phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp; nêu cao tinh thần "Phụng đạo – Yêu nước”, luôn vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, luôn lo cho Đạo pháp xương minh, luôn kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và pháp luật Nhà nước trong đời sống thường nhật để làm cho nước hưng, đạo thịnh.
Giáo hội tin rằng định hướng hội nhập, phát triển trên nền tảng trí tuệ, kỷ cương là con đường duy nhất đúng để Đạo pháp xương minh, Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh. Mỗi Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử luôn là trung tâm của sự phát triển. Có thể khẳng định rằng sự nghiệp hội nhập, phát triển xuất phát điểm là trên nền tảng trí tuệ tập thể, trí tuệ của từng thành viên được phát huy; nhất là tính kỷ cương trong tu học, sinh hoạt, hành đạo được giữ vững. Từ ý nghĩa đó, Giáo hội sẽ viết tiếp nên trang sử vàng Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo.
Giáo hội mong muốn Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử hãy vì lợi ích của số đông mà tích cực làm việc, tham gia công tác Phật sự của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến địa phương, tích cực tham gia các phong trào ích đạo lợi đời, từ thiện xã hội, văn hóa giao thông, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu v.v… Tất cả chúng ta hãy tận dụng thời gian hiện có để thực hiện lý tưởng và hoài bão về một cuộc sống hiền thiện, đạo đức, an lạc, hạnh phúc cho chính mình, cho nhân loại, cho quê hương Việt Nam và nơi mình đang sinh sống, làm việc và học tập.
Giáo hội cũng tin rằng, quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sẽ thực hiện thành tựu Thông điệp của Đức Phật về tình thương, hòa bình trên hành tinh này, cũng như cùng với toàn nhân loại xây dựng một thế giới của đạo đức, tự do, dân chủ, công bằng và sự thân thiện không phân biệt chủng tộc, màu da và niềm tin tôn giáo.
Ngưỡng cầu Tam Bảo hộ trì cho hết thảy chúng sinh, cho đất nước Việt Nam, Giáo hội và toàn thể quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước đầy đủ thắng duyên, đầy đủ nghị lực, đầy đủ sự gia trì để hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của người đệ tử Phật, của người công dân Việt Nam, của một thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trân trọng!
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
Nguồn: http://chutichghpgvn.vn
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
ĐẠI HỘI VIII
-----------------------
ĐẠI HỘI VIII
-----------------------
THƯ CỦA ĐẠI HỘI VIII GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GỬI TĂNG NI, TÍN ĐỒ, ĐỒNG BÀO PHẬT TỬ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
GỬI TĂNG NI, TÍN ĐỒ, ĐỒNG BÀO PHẬT TỬ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Kính gửi: Quý Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước
Kính thưa chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Quý tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và thể hiện tinh thần cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống Giáo hội từ trung ương đến địa phương, sự đồng tình ủng hộ của các thành viên và tứ chúng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Khóa VII, nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã kết thúc với nhiều thành quả to lớn đạt được trên tất cả các lĩnh vực, và đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 được trọng thể tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 21, 22 tháng 11 năm 2017, nhằm mục đích kế thừa và phát huy truyền thống 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, tổng kết công tác Phật sự trong 05 năm qua, hoạch định phương hướng nhiệm vụ 05 năm tới trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được, khắc phục một vài hạn chế còn tồn đọng, cũng như thực hiện hoàn thành các chương trình nghị sự của Đại hội. Từ ý nghĩa đó, Đại hội VIII là một sự kiện đặc biệt quan trọng, là ngày đại hoan hỷ của tất cả những đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia ở trong và ngoài nước, mang dấu ấn quan trọng để tất cả thành viên GHPGVN cùng nhau viết tiếp trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và phát triển bền vững trong lòng dân tộc. Giáo hội đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu phát triển của Giáo hội với tầm nhìn đến năm 2030.
Đại hội VIII đã dân chủ trong thảo luận và hoàn thành chương trình nghị sự:
- Thông qua Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), chương trình hoạt động nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022);
- Suy tôn bổ sung 96 thành viên Hội đồng Chứng minh và Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, tiếp tục suy tôn Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ở ngôi vị Pháp chủ GHPGVN;
- Suy cử Hội đồng Trị sự với 225 Ủy viên chính thức, 45 Ủy viên dự khuyết và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự với 61 thành viên, suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự.
- Nhất tâm thông qua thủ tục tấn phong Giáo phẩm, gồm: 210 Hòa thượng, 497 Thượng tọa, 262 Ni trưởng và 896 Ni sư.
- Thông qua đề án sửa đổi một số điểm tại một số điều trong Hiến chương GHPGVN theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên môn hóa bộ máy Giáo hội các cấp, phù hợp với tình hình thực tế và Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
- Các ý kiến phát biểu, tham luận của quý Đại biểu đã thẳng thắn góp ý một cách chân tình để hiến kế xây dựng Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh; đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về những thành tựu và một số hạn chế để Giáo hội hoạch định chiến lược phát triển trong 5 năm sắp tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Kính thưa Quý Liệt vị,
Các chương trình nghị sự của Đại hội đã được hoàn thành một cách trọn vẹn, một lần nữa cho tất cả chúng ta thấy tinh thần đoàn kết hòa hợp, dân chủ, trí tuệ và kỷ cương tiếp tục được xác lập, khẳng định vị thế và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và trên trường quốc tế; khẳng định sự phát triển bền vững trên tất cả lĩnh vực, có chiều rộng lẫn chiều sâu của các cấp Giáo hội; khẳng định Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài là thành viên không thể tách rời trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta đều hoan hỷ và tự hào về các mặt công tác của Giáo hội đã được triển khai một cách đồng bộ, các hoạt động Phật sự đều tính đến tầm nhìn chiến lược, đổi mới phương thức lãnh đạo và điều hành, hệ thống tổ chức hành chính của các cấp Giáo hội được kiện toàn theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp; nhiều công tác Phật sự khác được các cấp Giáo hội quan tâm, tổ chức triển khai, thực hiện đạt kết quả tốt đẹp, hoạch định chiến lược phát triển mang tính bao quát và lâu dài.
Tất cả những thành quả đó đã chứng tỏ sức mạnh tổng lực của cả hệ thống Giáo hội, khẳng định vị trí, vai trò của GHPGVN trong mọi mặt đời sống của nhân dân, bạn bè trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, theo quy luật khách quan, đã có thành tựu thì có hạn chế, bước sang nhiệm kỳ VIII, Giáo hội sẽ phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục một vài mặt hạn chế, đồng thời kiến tạo những phương hướng hoạt động mới bằng các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu cụ thể:
1. Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”.
2. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, trong phương thức hướng dẫn Phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.
3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương thức giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo Tăng Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.
5. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức tôn giáo thế giới. Kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.
6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam.
7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự, quản lý Tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương và pháp luật Nhà nước.
8. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
9. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở Tự viện. Kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tham gia chương trình an toàn giao thông quốc gia, phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội cho cộng đồng xã hội.
Với 09 tiêu chí phát triển của Giáo hội Khóa VIII, đây chính là nội dung căn bản để các Hệ phái thành viên, các cấp Giáo hội sẽ tập trung triển khai và thực hiện với quyết tâm xây dựng một Giáo hội hiện đại, vững mạnh trên hai phương diện chất và lượng tương đồng, bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế.
Kính thưa quý Liệt vị,
Thành công của Đại hội VIII tiếp tục khẳng định sự thống nhất trong đa dạng và đồng thuận trong các Phật sự, mỗi thành viên Giáo hội ở từng vị trí, vai trò, cương vị khác nhau sẽ cùng chung lo Phật sự, nỗ lực làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực; tích cực góp phần vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại trong sự nghiệp xương minh Đạo pháp, trang nghiêm Giáo hội và trang nghiêm tự thân.
Hội nhập và phát triểnlà một quá trình của cộng đồng trách nhiệm, là một sự phát triển tổng thể về các mặt của cả hệ thống Giáo hội các cấp từ trung ương đến địa phương, bảo đảm sự tiếp tục phát triển không chỉ ở hiện tại mà trong tương lai. Lời dạy của Đức Phật về hành động theo tinh thần giáo lý Tứ Chính cần trong đời sống tu học, hành đạo, sinh hoạt của Tứ chúng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Do đó, khi thừa hành Phật sự phải dựa trên nền tảng trí tuệ, tức là sự thấy, biết minh bạch, tường tận khi thực hiện một hành vi dù nhỏ nhất. Bên cạnh đó, mỗi thành viên cần nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ cương trong tu học, hành đạo đối với vận mệnh của Giáo hội và đất nước.
Khi hội nhập quốc tế sẽ giúp Giáo hội bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo Việt Nam và thúc đẩy sự tiến bộ, hiện đại của Giáo hội. Đây chính là cơ duyên để văn hóa Phật giáo Việt Nam, văn hóa Dân tộc Việt Nam lan tỏa đến các nước trên thế giới và trong khu vực. Bên cạnh những thuận lợi, trước mắt vẫn còn đó không ít thách thức. Nếu các thành viên không bằng trí tuệ, bản lĩnh, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm thì có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự "xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Vì vậy, những hành động gì đem lại lợi ích cho Đạo pháp, lợi ích cho Dân tộc, chúng ta phải làm và làm hết khả năng của mình và ngược lại thì chúng ta không làm.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi toàn thể quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước hay ở nước ngoài luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính kỷ cương để tạo thành sự thống nhất trong đa dạng, đồng thuận trong hoạt động Phật sự. Nhất là áp dụng tinh thần Bát Chính đạo vào cuộc sống để có quan điểm, tư duy, nhận thức theo hướng chuẩn mực để tạo nên cách hiểu, cách nói và cách làm được thông suốt trong hệ thống GHPGVN.
Giáo hội luôn tin tưởng Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước hay ở ngoài nước đều phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp; nêu cao tinh thần "Phụng đạo – Yêu nước”, luôn vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, luôn lo cho Đạo pháp xương minh, luôn kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và pháp luật Nhà nước trong đời sống thường nhật để làm cho nước hưng, đạo thịnh.
Giáo hội tin rằng định hướng hội nhập, phát triển trên nền tảng trí tuệ, kỷ cương là con đường duy nhất đúng để Đạo pháp xương minh, Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh. Mỗi Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử luôn là trung tâm của sự phát triển. Có thể khẳng định rằng sự nghiệp hội nhập, phát triển xuất phát điểm là trên nền tảng trí tuệ tập thể, trí tuệ của từng thành viên được phát huy; nhất là tính kỷ cương trong tu học, sinh hoạt, hành đạo được giữ vững. Từ ý nghĩa đó, Giáo hội sẽ viết tiếp nên trang sử vàng Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo.
Giáo hội mong muốn Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử hãy vì lợi ích của số đông mà tích cực làm việc, tham gia công tác Phật sự của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến địa phương, tích cực tham gia các phong trào ích đạo lợi đời, từ thiện xã hội, văn hóa giao thông, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu v.v… Tất cả chúng ta hãy tận dụng thời gian hiện có để thực hiện lý tưởng và hoài bão về một cuộc sống hiền thiện, đạo đức, an lạc, hạnh phúc cho chính mình, cho nhân loại, cho quê hương Việt Nam và nơi mình đang sinh sống, làm việc và học tập.
Giáo hội cũng tin rằng, quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sẽ thực hiện thành tựu Thông điệp của Đức Phật về tình thương, hòa bình trên hành tinh này, cũng như cùng với toàn nhân loại xây dựng một thế giới của đạo đức, tự do, dân chủ, công bằng và sự thân thiện không phân biệt chủng tộc, màu da và niềm tin tôn giáo.
Ngưỡng cầu Tam Bảo hộ trì cho hết thảy chúng sinh, cho đất nước Việt Nam, Giáo hội và toàn thể quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước đầy đủ thắng duyên, đầy đủ nghị lực, đầy đủ sự gia trì để hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của người đệ tử Phật, của người công dân Việt Nam, của một thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trân trọng!
Với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và thể hiện tinh thần cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống Giáo hội từ trung ương đến địa phương, sự đồng tình ủng hộ của các thành viên và tứ chúng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Khóa VII, nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã kết thúc với nhiều thành quả to lớn đạt được trên tất cả các lĩnh vực, và đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 được trọng thể tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 21, 22 tháng 11 năm 2017, nhằm mục đích kế thừa và phát huy truyền thống 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, tổng kết công tác Phật sự trong 05 năm qua, hoạch định phương hướng nhiệm vụ 05 năm tới trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được, khắc phục một vài hạn chế còn tồn đọng, cũng như thực hiện hoàn thành các chương trình nghị sự của Đại hội. Từ ý nghĩa đó, Đại hội VIII là một sự kiện đặc biệt quan trọng, là ngày đại hoan hỷ của tất cả những đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia ở trong và ngoài nước, mang dấu ấn quan trọng để tất cả thành viên GHPGVN cùng nhau viết tiếp trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và phát triển bền vững trong lòng dân tộc. Giáo hội đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu phát triển của Giáo hội với tầm nhìn đến năm 2030.
Đại hội VIII đã dân chủ trong thảo luận và hoàn thành chương trình nghị sự:
- Thông qua Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), chương trình hoạt động nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022);
- Suy tôn bổ sung 96 thành viên Hội đồng Chứng minh và Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, tiếp tục suy tôn Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ở ngôi vị Pháp chủ GHPGVN;
- Suy cử Hội đồng Trị sự với 225 Ủy viên chính thức, 45 Ủy viên dự khuyết và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự với 61 thành viên, suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự.
- Nhất tâm thông qua thủ tục tấn phong Giáo phẩm, gồm: 210 Hòa thượng, 497 Thượng tọa, 262 Ni trưởng và 896 Ni sư.
- Thông qua đề án sửa đổi một số điểm tại một số điều trong Hiến chương GHPGVN theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên môn hóa bộ máy Giáo hội các cấp, phù hợp với tình hình thực tế và Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
- Các ý kiến phát biểu, tham luận của quý Đại biểu đã thẳng thắn góp ý một cách chân tình để hiến kế xây dựng Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh; đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về những thành tựu và một số hạn chế để Giáo hội hoạch định chiến lược phát triển trong 5 năm sắp tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Kính thưa Quý Liệt vị,
Các chương trình nghị sự của Đại hội đã được hoàn thành một cách trọn vẹn, một lần nữa cho tất cả chúng ta thấy tinh thần đoàn kết hòa hợp, dân chủ, trí tuệ và kỷ cương tiếp tục được xác lập, khẳng định vị thế và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và trên trường quốc tế; khẳng định sự phát triển bền vững trên tất cả lĩnh vực, có chiều rộng lẫn chiều sâu của các cấp Giáo hội; khẳng định Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài là thành viên không thể tách rời trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta đều hoan hỷ và tự hào về các mặt công tác của Giáo hội đã được triển khai một cách đồng bộ, các hoạt động Phật sự đều tính đến tầm nhìn chiến lược, đổi mới phương thức lãnh đạo và điều hành, hệ thống tổ chức hành chính của các cấp Giáo hội được kiện toàn theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp; nhiều công tác Phật sự khác được các cấp Giáo hội quan tâm, tổ chức triển khai, thực hiện đạt kết quả tốt đẹp, hoạch định chiến lược phát triển mang tính bao quát và lâu dài.
Tất cả những thành quả đó đã chứng tỏ sức mạnh tổng lực của cả hệ thống Giáo hội, khẳng định vị trí, vai trò của GHPGVN trong mọi mặt đời sống của nhân dân, bạn bè trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, theo quy luật khách quan, đã có thành tựu thì có hạn chế, bước sang nhiệm kỳ VIII, Giáo hội sẽ phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục một vài mặt hạn chế, đồng thời kiến tạo những phương hướng hoạt động mới bằng các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu cụ thể:
1. Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”.
2. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, trong phương thức hướng dẫn Phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.
3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương thức giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo Tăng Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.
5. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức tôn giáo thế giới. Kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.
6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam.
7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự, quản lý Tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương và pháp luật Nhà nước.
8. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
9. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở Tự viện. Kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tham gia chương trình an toàn giao thông quốc gia, phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội cho cộng đồng xã hội.
Với 09 tiêu chí phát triển của Giáo hội Khóa VIII, đây chính là nội dung căn bản để các Hệ phái thành viên, các cấp Giáo hội sẽ tập trung triển khai và thực hiện với quyết tâm xây dựng một Giáo hội hiện đại, vững mạnh trên hai phương diện chất và lượng tương đồng, bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập quốc tế.
Kính thưa quý Liệt vị,
Thành công của Đại hội VIII tiếp tục khẳng định sự thống nhất trong đa dạng và đồng thuận trong các Phật sự, mỗi thành viên Giáo hội ở từng vị trí, vai trò, cương vị khác nhau sẽ cùng chung lo Phật sự, nỗ lực làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực; tích cực góp phần vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại trong sự nghiệp xương minh Đạo pháp, trang nghiêm Giáo hội và trang nghiêm tự thân.
Hội nhập và phát triểnlà một quá trình của cộng đồng trách nhiệm, là một sự phát triển tổng thể về các mặt của cả hệ thống Giáo hội các cấp từ trung ương đến địa phương, bảo đảm sự tiếp tục phát triển không chỉ ở hiện tại mà trong tương lai. Lời dạy của Đức Phật về hành động theo tinh thần giáo lý Tứ Chính cần trong đời sống tu học, hành đạo, sinh hoạt của Tứ chúng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Do đó, khi thừa hành Phật sự phải dựa trên nền tảng trí tuệ, tức là sự thấy, biết minh bạch, tường tận khi thực hiện một hành vi dù nhỏ nhất. Bên cạnh đó, mỗi thành viên cần nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ cương trong tu học, hành đạo đối với vận mệnh của Giáo hội và đất nước.
Khi hội nhập quốc tế sẽ giúp Giáo hội bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo Việt Nam và thúc đẩy sự tiến bộ, hiện đại của Giáo hội. Đây chính là cơ duyên để văn hóa Phật giáo Việt Nam, văn hóa Dân tộc Việt Nam lan tỏa đến các nước trên thế giới và trong khu vực. Bên cạnh những thuận lợi, trước mắt vẫn còn đó không ít thách thức. Nếu các thành viên không bằng trí tuệ, bản lĩnh, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm thì có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự "xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Vì vậy, những hành động gì đem lại lợi ích cho Đạo pháp, lợi ích cho Dân tộc, chúng ta phải làm và làm hết khả năng của mình và ngược lại thì chúng ta không làm.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi toàn thể quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước hay ở nước ngoài luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính kỷ cương để tạo thành sự thống nhất trong đa dạng, đồng thuận trong hoạt động Phật sự. Nhất là áp dụng tinh thần Bát Chính đạo vào cuộc sống để có quan điểm, tư duy, nhận thức theo hướng chuẩn mực để tạo nên cách hiểu, cách nói và cách làm được thông suốt trong hệ thống GHPGVN.
Giáo hội luôn tin tưởng Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử ở trong nước hay ở ngoài nước đều phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp; nêu cao tinh thần "Phụng đạo – Yêu nước”, luôn vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, luôn lo cho Đạo pháp xương minh, luôn kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và pháp luật Nhà nước trong đời sống thường nhật để làm cho nước hưng, đạo thịnh.
Giáo hội tin rằng định hướng hội nhập, phát triển trên nền tảng trí tuệ, kỷ cương là con đường duy nhất đúng để Đạo pháp xương minh, Giáo hội trang nghiêm, vững mạnh. Mỗi Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử luôn là trung tâm của sự phát triển. Có thể khẳng định rằng sự nghiệp hội nhập, phát triển xuất phát điểm là trên nền tảng trí tuệ tập thể, trí tuệ của từng thành viên được phát huy; nhất là tính kỷ cương trong tu học, sinh hoạt, hành đạo được giữ vững. Từ ý nghĩa đó, Giáo hội sẽ viết tiếp nên trang sử vàng Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo.
Giáo hội mong muốn Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử hãy vì lợi ích của số đông mà tích cực làm việc, tham gia công tác Phật sự của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến địa phương, tích cực tham gia các phong trào ích đạo lợi đời, từ thiện xã hội, văn hóa giao thông, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu v.v… Tất cả chúng ta hãy tận dụng thời gian hiện có để thực hiện lý tưởng và hoài bão về một cuộc sống hiền thiện, đạo đức, an lạc, hạnh phúc cho chính mình, cho nhân loại, cho quê hương Việt Nam và nơi mình đang sinh sống, làm việc và học tập.
Giáo hội cũng tin rằng, quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử sẽ thực hiện thành tựu Thông điệp của Đức Phật về tình thương, hòa bình trên hành tinh này, cũng như cùng với toàn nhân loại xây dựng một thế giới của đạo đức, tự do, dân chủ, công bằng và sự thân thiện không phân biệt chủng tộc, màu da và niềm tin tôn giáo.
Ngưỡng cầu Tam Bảo hộ trì cho hết thảy chúng sinh, cho đất nước Việt Nam, Giáo hội và toàn thể quý Tôn đức Tăng Ni, tín đồ, đồng bào Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước đầy đủ thắng duyên, đầy đủ nghị lực, đầy đủ sự gia trì để hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của người đệ tử Phật, của người công dân Việt Nam, của một thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trân trọng!
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu