Thứ Tư 21 Tháng Chín 2022 - 08:30:15 CH
TP.HCM: Hòa thượng Danh Lung bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Dân tộc học
Sáng ngày 21-9, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam kiêm Viện trưởng Phân viện PG Nam tông Khmer đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài “Diễn trình và Giá trị của Nghi lễ Vòng đời trong cộng đồng của người Khmer ở Nam Bộ”.
Tại buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ của Hòa thượng Danh Lung, thay mặt Hội đồng chấm luận án, PGS.TS Huỳnh Ngọc Thu, Chủ tịch Hội đồng kết luận những ý kiến phản biện luận án của các thành viên Hội đồng. Ông đánh giá cao nỗ lực thực hiện luận án của Hòa thượng Danh Lung, một tu sĩ, chức sắc Phật giáo có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các nghi lễ Tôn giáo. Tuy công việc trong đạo và xã hội nhiều bận rộn nhưng luôn dành thời gian, tâm quyết để hoàn thành nội dung công trình nghiên cứu này. Chủ tịch Hội đồng nhận định, nhìn tổng thể luận án của nghiên cứu sinh (HT Danh Lung), thấy được đây là nguồn dữ liệu thực địa quan trọng, có tính học thuật sâu sắc đối với ngành Dân tộc học, phù hợp để trình luận án Tiến sĩ của trường Đại học khoa học, xã hội và nhân văn.
Qua đây, theo ý kiến của các thành viên Hội đồng và cá nhân PGS.TS Huỳnh Ngọc Thu, ông đề ra 09 góp ý trọng tâm trong luận án của Hòa thượng Danh Lung để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện luận án lần cuối và gởi về Thư viện nhà Trường lưu trữ.
Sau khi Nghiên cứu sinh ghi nhận và giải đáp các thắc mắc của thành viên Hội đồng, theo quy trình Hội đồng đã dành thời gian thảo luận lần cuối cùng. Theo đó luận án Tiến sĩ của Hòa thượng Danh Lung được đánh giá xuất sắc 4/7 thành viên, PGS.TS Huỳnh Ngọc Thu đại diện Hội đồng, công bố quyết định Hòa thượng Danh Lung đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài “Diễn trình và Giá trị của Nghi lễ Vòng đời trong cộng đồng của người Khmer ở Nam Bộ”.
Chia sẻ về mục đích và ý nghĩa của luận án Tiến sĩ, Hòa thượng Danh Lung đã cho biết; Bằng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, ghi chép thực địa nghiên cứu và so sánh đã tìm hiểu được thực trạng và sự biến đổi của các nghi lễ vòng đời trong cộng đồng của người Khmer ở Nam Bộ hiện nay, cụ thể ở tỉnh Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bình Phước, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, tìm ra chức năng, ý nghĩa và giá trị nhân văn được người Khmer Nam Bộ thể hiện trong nghi lễ và cách gìn giữ, phát huy giá trị tốt đẹp của nghi lễ trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển.
Chuỗi vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ, theo luận án thì có 6 giai đoạn thích ứng với nghi lễ là: sinh nở (ra đời), trưởng thành, hôn nhân, lên lão (già) và đoạn tử (chết). Nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ đã biến đổi theo thời gian, không gian và hình thức do điều kiện kinh tế và trình độ ngày càng được nâng cao, ngoài ra còn có sự tiếp biến văn hóa từ các dân tộc trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên điều đó có thay đổi nhưng vẫn thể hiện rõ tính ổn định về thế giới quan và nhân sinh quan của người Khmer Nam Bộ, điều này càng làm đậm nét tính nhân văn, bản sắc văn hóa của tộc người, từ đó giá trị của nghi lễ cũng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu chất lượng sống tốt cho người Khmer ở Nam Bộ nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.
Tại đây, với luận án Tiến sĩ xuất sắc, Hòa thượng Danh Lung đã nhận lời khen của Hội đồng, những lời chúc mừng từ thầy hướng dẫn – PGS. TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học khoa học, xã hội và nhân văn, cùng chư Tôn đức Hệ phái Nam tông Khmer, lãnh đạo Chính quyền Quận 3, đại diện Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự PG Quận 3, chư Tăng và Phật tử chùa Candaransi.
Tại buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ của Hòa thượng Danh Lung, thay mặt Hội đồng chấm luận án, PGS.TS Huỳnh Ngọc Thu, Chủ tịch Hội đồng kết luận những ý kiến phản biện luận án của các thành viên Hội đồng. Ông đánh giá cao nỗ lực thực hiện luận án của Hòa thượng Danh Lung, một tu sĩ, chức sắc Phật giáo có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các nghi lễ Tôn giáo. Tuy công việc trong đạo và xã hội nhiều bận rộn nhưng luôn dành thời gian, tâm quyết để hoàn thành nội dung công trình nghiên cứu này. Chủ tịch Hội đồng nhận định, nhìn tổng thể luận án của nghiên cứu sinh (HT Danh Lung), thấy được đây là nguồn dữ liệu thực địa quan trọng, có tính học thuật sâu sắc đối với ngành Dân tộc học, phù hợp để trình luận án Tiến sĩ của trường Đại học khoa học, xã hội và nhân văn.
Qua đây, theo ý kiến của các thành viên Hội đồng và cá nhân PGS.TS Huỳnh Ngọc Thu, ông đề ra 09 góp ý trọng tâm trong luận án của Hòa thượng Danh Lung để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện luận án lần cuối và gởi về Thư viện nhà Trường lưu trữ.
Sau khi Nghiên cứu sinh ghi nhận và giải đáp các thắc mắc của thành viên Hội đồng, theo quy trình Hội đồng đã dành thời gian thảo luận lần cuối cùng. Theo đó luận án Tiến sĩ của Hòa thượng Danh Lung được đánh giá xuất sắc 4/7 thành viên, PGS.TS Huỳnh Ngọc Thu đại diện Hội đồng, công bố quyết định Hòa thượng Danh Lung đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài “Diễn trình và Giá trị của Nghi lễ Vòng đời trong cộng đồng của người Khmer ở Nam Bộ”.
Chia sẻ về mục đích và ý nghĩa của luận án Tiến sĩ, Hòa thượng Danh Lung đã cho biết; Bằng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, ghi chép thực địa nghiên cứu và so sánh đã tìm hiểu được thực trạng và sự biến đổi của các nghi lễ vòng đời trong cộng đồng của người Khmer ở Nam Bộ hiện nay, cụ thể ở tỉnh Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bình Phước, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, tìm ra chức năng, ý nghĩa và giá trị nhân văn được người Khmer Nam Bộ thể hiện trong nghi lễ và cách gìn giữ, phát huy giá trị tốt đẹp của nghi lễ trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển.
Chuỗi vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ, theo luận án thì có 6 giai đoạn thích ứng với nghi lễ là: sinh nở (ra đời), trưởng thành, hôn nhân, lên lão (già) và đoạn tử (chết). Nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ đã biến đổi theo thời gian, không gian và hình thức do điều kiện kinh tế và trình độ ngày càng được nâng cao, ngoài ra còn có sự tiếp biến văn hóa từ các dân tộc trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên điều đó có thay đổi nhưng vẫn thể hiện rõ tính ổn định về thế giới quan và nhân sinh quan của người Khmer Nam Bộ, điều này càng làm đậm nét tính nhân văn, bản sắc văn hóa của tộc người, từ đó giá trị của nghi lễ cũng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu chất lượng sống tốt cho người Khmer ở Nam Bộ nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.
Tại đây, với luận án Tiến sĩ xuất sắc, Hòa thượng Danh Lung đã nhận lời khen của Hội đồng, những lời chúc mừng từ thầy hướng dẫn – PGS. TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học khoa học, xã hội và nhân văn, cùng chư Tôn đức Hệ phái Nam tông Khmer, lãnh đạo Chính quyền Quận 3, đại diện Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự PG Quận 3, chư Tăng và Phật tử chùa Candaransi.
Đăng Huy
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu