Thứ Tư 28 Tháng Mười Một 2018 - 07:52:21 CH

TPHCM: Trung ương Giáo hội đón tiếp Hội Tịnh độ tông Nhật Bản

Sáng nay, ngày 28/11, nhận lời của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Hội Tịnh độ tông Nhật bản đã có chuyến viếng thăm Chư tôn đức lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (T.Ư GHPGVN), tại Văn phòng 2 T.Ư (Thiện viện Quảng Đức, Quận 3, TP.HCM).
 


Hoà thượng Chủ tịch HĐTS  và Hoà thượng Yoshimizu Daichi


Chư Tôn đức Hội Tịnh độ tông Nhật Bản

Phái đoàn Hội Tịnh độ tông Nhật Bản (HTĐTNB) do Hoà thượng Yoshimizu Daichi, Nguyên Hội trưởng HTĐTNB làm trưởng đoàn, đi cùng có Hoà thượng Asano Takayasu, Trưởng ban Hoằng pháp HTĐTNB cùng Tăng Ni và Phật tử trong Hội tháp tùng.


Chư Tôn đức lãnh đạo Trung ương GHPGVN

Tiếp đón phái đoàn có Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS) GHPGVN; Hoà thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch TT HĐTS, Trưởng  ban Tăng sự T.Ư; Hoà thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư; Hoà thượng Thích Tấn Đạt, Hoà thượng Danh Lung, đồng Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 T.Ư; Hoà thượng Thích Huệ Trí, Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Pháp chế T.Ư; Hoà thượng Thích Giác Liêm, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Nghi lễ T.Ư.


Hoà thượng Yoshimizu Daichi

Thay mặt HTĐTNB, Hoà thượng Yoshimizu Daichi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc về thân tình của GHPGVN đối với cá nhân Hòa thượng nói riêng và chư Tăng Ni HTĐTNB nói chung trong suốt nhiều thập niên qua.

Hòa thượng mong GHGPVN tạo điều kiện để hoà thượng và quý Tăng Ni HTĐTNB được lưu lại Việt Nam nhiều lần thực hiện công tác Phật sự và hoằng pháp và học hỏi cách hoằng pháp để giảng dạy cho giới trẻ Nhật Bản về giá trị văn hóa tinh thần và triết lý của Đức Phật tạo sự kết nối thân tình giữa 2 nền Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản.

Theo Hoà thượng, cộng đồng người Việt có hơn ba trăm ngàn người đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Hoà thượng cho biết, đã kết nối và hỗ trợ mọi người sinh hoạt và tu học trong môi trường Phật pháp. Chúng tôi mong GHGPVN tạo điều cho Tăng Ni chúng tôi được về Việt Nam học hỏi cách hoằng pháp để giảng dạy cho giới trẻ đất nước chúng tôi về giá trị văn hóa tinh thần và triết lý của Đức Phật.


Hoà thượng Chủ tịch HĐTS
 
Đáp từ, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS nhấn mạnh, Phật giáo Việt Nam và Nhật Bản đã có sự gắn kết lâu đời từ năm 1618. Riêng về Pháp môn Tịnh độ hay còn gọi là Pháp môn Niệm Phật Việt Nam có hơn 3 triệu tín đồ. Pháp môn tịnh độ Việt Nam có nguồn gốc từ chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh, do cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Đàm Hoằng khai sáng.

Hoà thượng Chủ tịch HĐTS gửi lời tri ân HTĐTNB và Hoà thượng Yoshimizu Daichi đã gắn bó và giúp đỡ cho Giáo hội trong nhiều thập niên qua, đặc biệt, vừa qua đã hỗ trợ cho Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản có nơi sinh hoạt và tu học Phật pháp. Từ đó kết nối thân tình của nhân dân hai nước, và thúc đẩy mối quan hệ bền vững để cùng nhau phát triển và hội nhập.

Cuối cùng, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS mong chư Tôn đức Tăng, Ni Nhật Bản sẽ tiếp tục quan tâm và giúp đỡ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản. GHPGVN và HTĐTNB luôn thúc đẩy mối thâm tình giao ban ngày một bền vững để cùng Hoằng dương chánh Pháp, lợi lạc chúng sanh.


Quang cảnh buổi tiếp


Chụp ảnh lưu niệm
 
Đăng Huy
Nguồn: http://chutichghpgvn.vn
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).