Thứ Tư 06 Tháng Mười Hai 2017 - 08:48:21 SA
Tri ân và tôn vinh các vị Thiền sư là hoạt động thiết thực phát huy giá trị văn hóa Phật giáo
Nhận diện giá trị di sản văn hóa Phật giáo và tổ chức các hoạt động thực tiễn làm cho các giá trị di sản trở nên gần gũi, có ích và đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng trong xã hội. Trong trường hợp của chúng ta, các vị thiền sư gắn với Phật giáo Trúc Lâm là một minh chứng điển hình vì tư tưởng của các vị đó cũng là một thành tố di sản văn hóa quý giá cần được nhận diện và phát huy.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đặt tại khu An kỳ sinh, Yên Tử. Ảnh: internet
Ðề cập tới văn hóa đạo đức của Phật giáo nói chung cũng như Phật giáo Trúc Lâm nói riêng ta thấy có những biểu tượng văn hóa đặc trưng có giá trị điều chỉnh, chuyển hóa nhận thức, hành vi của Phật tử và công chúng trong xã hội như:
- Ðức Phật Thích Ca và hệ thống giáo lý của Ngài là biểu tượng thiêng liêng của đức tin, tình yêu thương đồng loại và khát vọng mà các Phật tử lựa chọn làm điểm tựa tinh thần cũng như ý chí tự lực phấn đấu vươn lên để có được “Niết bàn” ngay trong hiện tại.
- Biểu tượng văn hóa về “Từ bi, hỷ xả”, “Vô ngã vị tha” hay tinh thần nhập thế, “Cư trần lạc đạo”, “Hộ quốc an dân” có khả năng thôi thúc và tác động tích cực vào Phật tử, được họ thừa nhận và tự giác tuân thủ như các giá trị văn hóa đạo đức Phật giáo.
- Biểu tượng văn hóa Phật giáo mang tính đa nghĩa, hàm chứa lượng thông tin đa dạng, cho phép Phật tử độc lập nhận thức, tự mình tiếp thu và thực hành theo cách riêng mà không bị áp đặt. Ðó cũng là sức mạnh lan tỏa rộng khắp của văn hóa đạo đức của Phật giáo.
- Biểu tượng văn hóa Phật giáo cần được nhìn nhận như một thứ “năng lượng tinh thần” có khả năng hướng con người tới sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Nhờ thế mà Phật giáo có vai trò liên kết cộng đồng Phật tử cũng như các cộng đồng văn hóa khác trong phạm vi quốc gia dân tộc.
Tôi nghĩ rằng, nhận diện giá trị văn hóa đạo đức của Phật giáo trước hết cần xuất phát từ giá trị “thích dụng” của nó trong đời sống xã hội, làm cho giá trị đó trở nên cần thiết và có ích cho con người. Và do đó, tôi cũng rất tâm đắc với nhận xét của GS Lê Mạnh Thát: “Triết lý Phật giáo được nhìn nhận như một “con đường”, ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng trị dân, đứng một mình có thể dùng để sửa thân” (Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu Mâu Tử, Tập 1, Tu Thư Vạn Hạnh, Sài Gòn 1982, tr511).
Với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trúc Lâm cũng sáng tạo và trao truyền cho thế hệ chúng ta hai loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là:
Thiền viện Trúc Lâm Ðà Lạt. Ảnh: internet
- Hệ thống giáo lý của Ðức Phật, các vị thiền sư ưu tú - nhân tài thực sự xuất sắc của đất nước mà tư tưởng triết lý nhân sinh thấm nhuần đạo lý cổ truyền của dân tộc đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội; hệ thống nghi lễ, nghi thức Phật giáo trong đó lễ hội Phật giáo (lễ Phật Ðản, Vu Lan, Thượng Nguyên, Hoa Ðăng…) là thành tố quan trọng nhất: di sản Hán Nôm mà đại diện là các tác phẩm văn học gắn với Thiền học, kho Mộc bản Kinh Phật (Mộc bản kinh Phật gắn với Tam Tổ Trúc Lâm ở chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu - ký ức của nhân loại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nổi bật nhất).
- Hệ thống các ngôi chùa, thiền viện thờ Phật/ không gian văn hóa Phật giáo - cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tu tập và thực hành phật sự của Phật tử; cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mang giá trị thẩm mĩ cao gắn liền với các ngôi chùa nổi tiếng thành hệ thống các danh lam thắng cảnh (Yên Tử, Quỳnh Lâm, Ðức La, Nguyệt Ðường…). Và ngày nay còn có những thiền viện nổi tiếng do Hòa thượng Thích Thanh Từ và các đệ tử đã xây dựng và tu tập ở nhiều nơi như: Thiền viện Trúc Lâm Ðà Lạt, Yên Tử - Quảng Ninh, Tây Thiên - Vĩnh Phúc, Phượng Hoàng - Bắc Ninh, Hàm Rồng - Thanh Hóa…
- Như chúng ta biết, trong văn hóa Phật giáo Việt Nam con người, các vị thiền sư danh tiếng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa đóng vai trò quan trọng nhất. Với Phật giáo Trúc Lâm, Trúc Lâm Tam Tổ chính là những gương mặt văn hóa tiêu biểu mà nổi bật nhất là Trúc Lâm đệ nhất Tổ - Trần Nhân Tông. Người xứng đáng được tôn vinh là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Tôn chỉ của Phật giáo Trúc Lâm mà Trần Nhân Tông tôn thờ luôn gần gũi với con người, lấy “chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật”, nhằm thức tỉnh Phật tử tự giác vươn lên. Ðó là tôn chỉ lấy con người làm gốc, luôn tôn trọng con người và nâng cao giá trị con người. Tôn chỉ ấy được thể hiện rõ ràng, cụ thể ở bốn câu Kệ cuối cùng trong bài phủ Cư Trần Lạc Ðạo “ Ở đời vui Ðạo hãy tùy duyên, Ðói cứ ăn no mệt ngủ liền, Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Ðối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”.
“Tôn chỉ thiêng liêng” đó luôn được các thế hệ truyền thừa của Phật giáo Trúc Lâm ngưỡng mộ, thực hành và tôn vinh. Sau Trúc Lâm Tam Tổ còn nhiều vị thiền sư danh tiếng tiếp nối và chấn hưng những giá trị văn hóa cao đẹp của Phật giáo Trúc Lâm như: Các vị thiền sư Tông Huyền, Kim Sơn, Viên Cảnh Lục Hồ… Trong đó nổi bật nhất phải kể đến Thiền sư Minh Châu Hương Hải với thiền viện Nguyệt Ðường ở Khoái Châu, Hưng Yên và sau cùng là Thiền sư Chân Nguyên Huệ Ðăng. Ngay trong thời đại của chúng ta vẫn có một vị thiền sư danh tiếng là Hòa thượng Thích Thanh Từ - Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm Ðà Lạt, người hàng chục năm qua vẫn luôn đau đáu khát vọng muốn tiếp bước các thế hệ tiền bối trong việc phục hưng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Theo tôi, trong kho tàng di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, các vị Trúc Lâm Tam Tổ cũng như các thiền sư danh tiếng thuộc Thiền phái này cần được nhìn nhận với nhân cách kép là: thứ nhất, họ cần được nhìn nhận như là sản phẩm văn hóa mang tính trí tuệ cao, được đào luyện và trưởng thành từ các tự viện nổi tiếng thuộc phái Trúc Lâm (Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm/ Ðức La, Siêu Loại…); thứ hai, các vị đó đồng thời là chủ thể sáng tạo văn hóa, đã để lại cho chúng ta các di sản văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc.
Là tôn giáo sớm du nhập vào Việt Nam, phật giáo đã nhanh chóng thích ứng với các tín ngưỡng bản địa, với phong tục tập quán và lối sống của người Việt Nam và do đó Phật giáo cũng để lại nhiều dấu ấn văn hóa sâu đậm, có ảnh hưởng văn hóa lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nhà bác học nổi tiếng Albezt Einsten đã có nhận xét xác đáng khẳng định những giá trị vượt thời gian và không bị lạc hậu của Phật giáo so với các tiến bộ khoa học hiện đại “Nếu có một tôn giáo nào đó đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo, Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhập hóa với những khám quá mới của khoa học, Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học, Phật giáo là chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Cây cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu bên trong chính bản thân con người và môi trường xung quanh, Phật giáo vượt thời gian và mãi mãi có giá trị”. Theo quan điểm này, Phật giáo sẽ đồng hành cùng chúng ta bước vào tương lai với tư cách một thành tố văn hóa có khả năng điều tiết hành vi của con người cũng như vun đắp nhân cách con người trong thời đại hội nhập quốc tế. Với tinh thần “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha” tất cả vì lợi ích của mọi người, Phật giáo để lại cho chúng ta di sản tư tưởng đặc biệt quan trọng mà biểu hiện đặc trưng là văn hóa đạo đức. Và có thể khẳng định, tôn giáo nói chung, Phật giáo Trúc Lâm nói riêng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam.
Có thể nói, Trúc Lâm là “Phật giáo bản địa” đầu tiên của Việt Nam đã thực hiện thành công việc “Việt Nam hóa” các phái thiền ngoại nhập cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Với tinh thần “hòa quang đồng trần”, Phật giáo Trúc Lâm đã dung hội được cả ba thiền phái Ấn Ðộ và Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam là: Phái thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi, phái thiền Ngôn Thông và phái thiền Thảo Ðường. Theo quan điểm của Trần Nhân Tông - người sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam thì “Khi chưa rõ thì chia làm ba giáo, hiểu rồi thì cùng ngộ một tâm”. Ðiều đó có nghĩa là trong Phật giáo Trúc Lâm chứa đựng các yếu tố Phật giáo Ấn Ðộ và Trung Hoa, đồng thời cũng hội tụ cả triết học của Nho giáo và Ðạo Lão. Từ Phật giáo Trúc Lâm ta thấy nổi bật những nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam thời Trần là: tinh thần dân tộc, tinh thần nhập thế, tinh thần hòa đồng. Ðó là biểu hiện sâu sắc văn hóa Việt Nam: Khoan dung, hòa giải, tha thứ và đó cũng là đặc trưng của “Văn hóa hòa bình” mà cả nhân loại hiện đang hướng tới. Như vậy, phải thừa nhận, Phật giáo Trúc Lâm nói chung, văn hóa đạo đức của Phật giáo Trúc Lâm trong lịch sử nói riêng đã góp phần làm nên sự đa đạng văn hóa cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.
Có thể nói, Trúc Lâm là “Phật giáo bản địa” đầu tiên của Việt Nam đã thực hiện thành công việc “Việt Nam hóa” các phái thiền ngoại nhập cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Với tinh thần “hòa quang đồng trần”, Phật giáo Trúc Lâm đã dung hội được cả ba thiền phái Ấn Ðộ và Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam là: Phái thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi, phái thiền Ngôn Thông và phái thiền Thảo Ðường. Theo quan điểm của Trần Nhân Tông - người sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam thì “Khi chưa rõ thì chia làm ba giáo, hiểu rồi thì cùng ngộ một tâm”. Ðiều đó có nghĩa là trong Phật giáo Trúc Lâm chứa đựng các yếu tố Phật giáo Ấn Ðộ và Trung Hoa, đồng thời cũng hội tụ cả triết học của Nho giáo và Ðạo Lão. Từ Phật giáo Trúc Lâm ta thấy nổi bật những nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam thời Trần là: tinh thần dân tộc, tinh thần nhập thế, tinh thần hòa đồng. Ðó là biểu hiện sâu sắc văn hóa Việt Nam: Khoan dung, hòa giải, tha thứ và đó cũng là đặc trưng của “Văn hóa hòa bình” mà cả nhân loại hiện đang hướng tới. Như vậy, phải thừa nhận, Phật giáo Trúc Lâm nói chung, văn hóa đạo đức của Phật giáo Trúc Lâm trong lịch sử nói riêng đã góp phần làm nên sự đa đạng văn hóa cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đặt tại khu An kỳ sinh, Yên Tử. Ảnh: internet
Ðề cập tới văn hóa đạo đức của Phật giáo nói chung cũng như Phật giáo Trúc Lâm nói riêng ta thấy có những biểu tượng văn hóa đặc trưng có giá trị điều chỉnh, chuyển hóa nhận thức, hành vi của Phật tử và công chúng trong xã hội như:
- Ðức Phật Thích Ca và hệ thống giáo lý của Ngài là biểu tượng thiêng liêng của đức tin, tình yêu thương đồng loại và khát vọng mà các Phật tử lựa chọn làm điểm tựa tinh thần cũng như ý chí tự lực phấn đấu vươn lên để có được “Niết bàn” ngay trong hiện tại.
- Biểu tượng văn hóa về “Từ bi, hỷ xả”, “Vô ngã vị tha” hay tinh thần nhập thế, “Cư trần lạc đạo”, “Hộ quốc an dân” có khả năng thôi thúc và tác động tích cực vào Phật tử, được họ thừa nhận và tự giác tuân thủ như các giá trị văn hóa đạo đức Phật giáo.
- Biểu tượng văn hóa Phật giáo mang tính đa nghĩa, hàm chứa lượng thông tin đa dạng, cho phép Phật tử độc lập nhận thức, tự mình tiếp thu và thực hành theo cách riêng mà không bị áp đặt. Ðó cũng là sức mạnh lan tỏa rộng khắp của văn hóa đạo đức của Phật giáo.
- Biểu tượng văn hóa Phật giáo cần được nhìn nhận như một thứ “năng lượng tinh thần” có khả năng hướng con người tới sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Nhờ thế mà Phật giáo có vai trò liên kết cộng đồng Phật tử cũng như các cộng đồng văn hóa khác trong phạm vi quốc gia dân tộc.
Tôi nghĩ rằng, nhận diện giá trị văn hóa đạo đức của Phật giáo trước hết cần xuất phát từ giá trị “thích dụng” của nó trong đời sống xã hội, làm cho giá trị đó trở nên cần thiết và có ích cho con người. Và do đó, tôi cũng rất tâm đắc với nhận xét của GS Lê Mạnh Thát: “Triết lý Phật giáo được nhìn nhận như một “con đường”, ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng trị dân, đứng một mình có thể dùng để sửa thân” (Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu Mâu Tử, Tập 1, Tu Thư Vạn Hạnh, Sài Gòn 1982, tr511).
Với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trúc Lâm cũng sáng tạo và trao truyền cho thế hệ chúng ta hai loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là:
Thiền viện Trúc Lâm Ðà Lạt. Ảnh: internet
- Hệ thống giáo lý của Ðức Phật, các vị thiền sư ưu tú - nhân tài thực sự xuất sắc của đất nước mà tư tưởng triết lý nhân sinh thấm nhuần đạo lý cổ truyền của dân tộc đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội; hệ thống nghi lễ, nghi thức Phật giáo trong đó lễ hội Phật giáo (lễ Phật Ðản, Vu Lan, Thượng Nguyên, Hoa Ðăng…) là thành tố quan trọng nhất: di sản Hán Nôm mà đại diện là các tác phẩm văn học gắn với Thiền học, kho Mộc bản Kinh Phật (Mộc bản kinh Phật gắn với Tam Tổ Trúc Lâm ở chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu - ký ức của nhân loại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nổi bật nhất).
- Hệ thống các ngôi chùa, thiền viện thờ Phật/ không gian văn hóa Phật giáo - cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tu tập và thực hành phật sự của Phật tử; cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mang giá trị thẩm mĩ cao gắn liền với các ngôi chùa nổi tiếng thành hệ thống các danh lam thắng cảnh (Yên Tử, Quỳnh Lâm, Ðức La, Nguyệt Ðường…). Và ngày nay còn có những thiền viện nổi tiếng do Hòa thượng Thích Thanh Từ và các đệ tử đã xây dựng và tu tập ở nhiều nơi như: Thiền viện Trúc Lâm Ðà Lạt, Yên Tử - Quảng Ninh, Tây Thiên - Vĩnh Phúc, Phượng Hoàng - Bắc Ninh, Hàm Rồng - Thanh Hóa…
- Như chúng ta biết, trong văn hóa Phật giáo Việt Nam con người, các vị thiền sư danh tiếng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa đóng vai trò quan trọng nhất. Với Phật giáo Trúc Lâm, Trúc Lâm Tam Tổ chính là những gương mặt văn hóa tiêu biểu mà nổi bật nhất là Trúc Lâm đệ nhất Tổ - Trần Nhân Tông. Người xứng đáng được tôn vinh là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Tôn chỉ của Phật giáo Trúc Lâm mà Trần Nhân Tông tôn thờ luôn gần gũi với con người, lấy “chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật”, nhằm thức tỉnh Phật tử tự giác vươn lên. Ðó là tôn chỉ lấy con người làm gốc, luôn tôn trọng con người và nâng cao giá trị con người. Tôn chỉ ấy được thể hiện rõ ràng, cụ thể ở bốn câu Kệ cuối cùng trong bài phủ Cư Trần Lạc Ðạo “ Ở đời vui Ðạo hãy tùy duyên, Ðói cứ ăn no mệt ngủ liền, Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Ðối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”.
“Tôn chỉ thiêng liêng” đó luôn được các thế hệ truyền thừa của Phật giáo Trúc Lâm ngưỡng mộ, thực hành và tôn vinh. Sau Trúc Lâm Tam Tổ còn nhiều vị thiền sư danh tiếng tiếp nối và chấn hưng những giá trị văn hóa cao đẹp của Phật giáo Trúc Lâm như: Các vị thiền sư Tông Huyền, Kim Sơn, Viên Cảnh Lục Hồ… Trong đó nổi bật nhất phải kể đến Thiền sư Minh Châu Hương Hải với thiền viện Nguyệt Ðường ở Khoái Châu, Hưng Yên và sau cùng là Thiền sư Chân Nguyên Huệ Ðăng. Ngay trong thời đại của chúng ta vẫn có một vị thiền sư danh tiếng là Hòa thượng Thích Thanh Từ - Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm Ðà Lạt, người hàng chục năm qua vẫn luôn đau đáu khát vọng muốn tiếp bước các thế hệ tiền bối trong việc phục hưng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Theo tôi, trong kho tàng di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, các vị Trúc Lâm Tam Tổ cũng như các thiền sư danh tiếng thuộc Thiền phái này cần được nhìn nhận với nhân cách kép là: thứ nhất, họ cần được nhìn nhận như là sản phẩm văn hóa mang tính trí tuệ cao, được đào luyện và trưởng thành từ các tự viện nổi tiếng thuộc phái Trúc Lâm (Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm/ Ðức La, Siêu Loại…); thứ hai, các vị đó đồng thời là chủ thể sáng tạo văn hóa, đã để lại cho chúng ta các di sản văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc.
PGS. TS Đặng Văn Bài
Nguồn: http://thegioidisan.vn
Nguồn: http://thegioidisan.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu