Thứ Hai 13 Tháng Năm 2019 - 09:34:07 SA

Trọng thể khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak Phật lịch 2563

Sáng 12-5, Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế- chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
 
 
Quang lâm chứng minh, tham dự có chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Hội đồng Trị sự (HĐTS), cùng 1.650 đại biểu quốc tế là chư vị Đại Tăng thống Vương quốc Campuchia, lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức, truyền thống, hệ phái Phật giáo đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.




Lãnh đạo Phật giáo, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và nguyên thủ các nước

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Thường vụ, Thường trực Ban Bí thư Phạm Thế Duyệt; Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Chủ tịch UB T.Ư MTTQVN Trần Thanh Mẫn cùng lãnh đạo ban, bộ ngành trung ương, tỉnh Hà Nam và các tỉnh thành cùng tham dự.

Về phía nguyên thủ, lãnh đạo các nước có Tổng thống Công hoà Liên bang Myanmar Ngài U Win Myint, Thủ tướng Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal Ngài KP Sharma Oli, Thủ tướng Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal K P Sharma Oli, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ ngài Shri M. Venkaiah Naidu, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc  Bà Armida Salsia, cùng nhiều đại sứ, đại biện các nước tại Việt Nam cùng tham dự.


Nghi thức Lễ bái Tam bảo


Trưởng lão Hoà thượng Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM
 
Sau phần lễ bái Tam bảo theo truyền thống Bắc tông và Nam tông của Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM tuyên đọc Thông điệp của Đức Pháp chủ GHPGVN.
 
Thông điệp khẳng định, Vesak là sự kiện thiêng liêng gắn liền với cuộc đời của Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn. Đây là sự kiện hy hữu của toàn nhân loại như trong kinh điển Nikaya có ghi: “Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Đó là Đấng Như Lai Chánh đẳng Chánh giác”. Đức Phật là bậc Đạo sư Đại Giác ngộ. Ngài đã đem đến cho nhân loại bức thông điệp hòa bình, hạnh phúc thương yêu, mở ra con đường mà tự thân mỗi người phải vượt qua sự cám dỗ và chi phối của lòng tham, sự sân hận, si mê của con người để tiến đến cảnh giới giác ngộ, đó chính là con đường tu tập Giới - Định -Tuệ hướng đến sự an lạc, giải thoát là lẽ đích thực và cứu cánh của cuộc sống.


Hoà thượng Chủ tịch HĐTS
 
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐTS Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (ICDV) Phật lịch 2563, khẳng định, ngày nay, chân lý của bậc Đạo sư Giác ngộ - Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng triệu triệu người trên thế giới. Liên Hiệp Quốc đã quyết định kỷ niệm ngày Đại lễ Vesak thiêng liêng hàng năm nhằm phát huy tinh thần từ bi - trí tuệ và hòa bình mà Phật Tổ đã truyền trao.
 
Hoà thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn khẳng định, trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những xung đột, khủng bố, chiến tranh, bất bình đẳng, khủng hoảng môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mọi mặt đời sống và các cấu trúc truyền thống, thì hơn lúc nào hết, chúng ta phải cùng nhau phát huy những giá trị cốt lõi của đạo Phật về tinh thần khoan dung, vô ngã, vị tha, hòa hợp và hòa bình thông qua con đường Bát chánh đạo nhằm góp phần giải quyết những thách thức vấn nạn toàn cầu.
 
Điều đặc biệt nhất là vạn vật trở nên kết nối, mọi thứ đều có thể xóa nhòa khoảng cách về mặt địa lý, các cộng đồng và các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, thế giới dần dần bắt đầu giống như một xã hội toàn cầu. Chính vì vậy, để giải quyết các vấn đề đặt ra cần thiết phải có một sự lãnh đạo toàn cầu. Sự lãnh đạo này phải đảm bảo được sự bình đẳng, dung hòa được lợi ích và hóa giải được xung đột giữa các niềm tin, các nền kinh tế, các nền văn hóa, các tầng lớp xã hội, hay các quốc gia lãnh thổ, cân bằng được môi trường, hệ sinh thái, Hoà thượng chia sẻ.


Hoà thượng GS, TS Phra Bhammapundit

Phát biểu tại lễ khai mạc, Hoà thượng GS, TS Phra Bhammapundit, Chủ tịch sáng lập ICDV bày tỏ niềm hoan hỷ và tri ân sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ, đồng hành cùng ICDV và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) trong việc tổ chức Đại lễ Vesak lần này.

Hoà thượng ghi nhận và đánh giá cao vai trò, vị thế ngày càng lớn mạnh của GHPGVN trong cộng đồng Phật giáo thế giới.

Chương trình hoạt động của GHPGVN, các chủ đề của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc do Việt Nam đăng cai tổ chức đều gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Qua đó, GHPGVN đã thể hiện vai trò dẫn dắt, là thành viên có trách nhiệm.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, với vai trò là nước đăng cai tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đại lễ Vesak LHQ đã vượt trên một lễ hội văn hoá tôn giáo thông thường, đây là dịp nhằm phát huy tinh hoa của đạo Phật và trao truyền tới tất cả chúng ta thông điệp lâu đời của Đức Phật Thích Ca về hoà bình, hoà hợp, khoan dung và nhân ái mà đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Đó cũng là nền tảng cho việc thiết lập mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo và là chất liệu để góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, đem đến hòa bình, thịnh vượng và phát triền bền vững, vì lợi ích tốt đẹp của nhân loại.

Đại lễ Vesak là sự thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Liên Hợp Quốc đối với hoạt động mang tính xã hội rộng rãi, vì một thế giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đồng thời duy trì, nuôi dưỡng và phát huy những giá trị tích cực trong triết lý của đạo Phật để cùng nhau xây dựng thế giới hoà bình, dù có sự khác biệt về ngôn ngữ, về truyền thống văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Thủ tướng bày tỏ, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2019, chúng ta cùng tưởng niệm, tôn vinh đức Phật và cùng suy ngẫm về chân lý hòa bình, về tinh thần khoan dung, lòng từ bi; đồng thời phát huy những chân lý đó vào thực tiễn cuộc sống, giảm thiểu xung đột và khổ đau, thiết lập mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, dân tộc và cùng xây dựng một thế giới hòa bình, an lạc cho toàn nhân loại. Đó là một sự đồng điệu với các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững, thịnh vượng, không ai bị bỏ lại phía sau, mà Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện.
 
Thủ tướng đánh giá cao chủ đề thảo luận của Đại lễ Vesak lần này là: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” thể hiện trách nhiệm của Phật giáo với hiện thực và tương lai xã hội, cũng như thông điệp từ Đại lễ: Mỗi người chúng ta chính là sứ giả của đức Phật, hãy cùng quan tâm, chia sẻ, hiện thực hóa thông điệp về hòa bình, đoàn kết và yêu thương vào thực tiễn cuộc sống, góp phần đẩy lùi những xung đột, khổ đau, đói nghèo, đưa con người tới cuộc sống an vui, làm tỏa sáng ý nghĩa Vesak trong khắp cõi nhân gian, kiến tạo một cõi Niết bàn trong thế giới hiện thực.

Đại biểu cũng được nghe thông điệp Ngày Vesak của Tổng Thư ký LHQ António Guterres qua màn hình. Thông điệp của người đứng đầu LHQ tái khẳng định rằng Đại lễ Vesak - kỷ niệm ba sự kiện trọng trọng của Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạo và Đức Phật nhập Niết-bàn, không chỉ là lễ hội thiêng liêng của người Phật tử, mà còn là dịp cho toàn nhân loại chiêm nghiệm về cuộc đời cũng như lời dạy của Ngài, nhất là trong bối cảnh mà sự khủng hoảng ngày càng gia tăng và sự độ lượng ngày càng bị thu hẹp.


Tổng thống Myanmar


Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ M.Venkaiah Naidu

Sau phát biểu chào mừng của Tổng thống Myanmar và Thủ tướng Nepal, toàn thể đại biểu được nghe bài thuyết trình của Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ M.Venkaiah Naidu, về chủ đề chính của Đại lễ năm nay: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” (Buddhist Approach to Global Leadership anh Shared Responsibilities for Sustainable Societies).


Bà Phó Tổng Thư ký LHQ


Ông Trần Thanh Mẫn,

Sau đó, Bà Phó Tổng Thư ký LHQ, Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UB ban T.Ư MTTQVN phát biểu.


Trước lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Nepal K.P Sharma Oil và Phu nhân đã cử hành lễ Tắm Phật, tại lễ đài kim tướng Đức Phật Sơ sinh tôn trí trang nghiêm trước sảnh của tòa nhà trung tâm hội nghị.
 

Quang cảnh lễ Khai mạc


Chụp ảnh lưu niệm
 
Hoài Thái – Minh Ân – Đăng Huy
Nguồn: http://chutichghpgvn.vn
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).