Thứ Ba 05 Tháng Mười Hai 2017 - 01:59:38 CH
Văn hóa Phật giáo
Trong tương lai, văn hóa của nhân loại phải được xây dựng trên cơ sở khoa học (phương Tây) và trong nắm tay thân thiện của Đạo học (phương Đông). Khoa học phải được nảy sinh từ cơ sở tư tưởng nhân bản. Tư tưởng nhân bản là tư tưởng tôn trọng con người, giáo dục con người và giác ngộ con người. Mục đích của khoa học kết hợp với nhu cầu của con người là hạnh phúc và sự hướng thượng của con người. Phật giáo cũng vậy, với mục đích làm cho con người tự giác ngộ và cứu độ chúng sinh. Chính lý tưởng này là nguồn gốc tạo ra hệ thống văn hóa Phật giáo xuyên suốt từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ Đông sang Tây.
Đạo Phật là con đường để đến được giác ngộ (Ảnh: TL)
Như chúng ta đã biết, văn hóa có nghĩa là vun trồng nó được xét theo ba quan điểm chủ yếu như sau: Trước hết, đây là hành động nâng cao bản chất đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ của con người thông qua giáo dục và tu tập. Thứ hai, đây là sự gần gũi ưa thích mỹ thuật, yêu thích các đặc tính nhân văn và những khía cạnh lớn của khoa học, là một trạng thái tinh thần sáng suốt mà tinh tế do sự giáo dục và tu tập ấy tạo nên. Thứ ba, đây là những hoạt động và những mục tiêu, vốn là nhân và quả của tinh thần sáng suốt và tinh tế nói trên - thành quả nơi người nghệ sĩ, tác nhân nơi một người thưởng lãm công trình nghệ thuật. Do đó, văn hóa bao gồm các hoạt động vun trồng hay giáo dục (nghĩa đen là giúp cho phát triển) cái được vun trồng ở đây là cấp độ trí tuệ và kết quả của sự vun trồng đó. Tóm lại, những công trình khoa học và nghệ thuật Phật giáo rõ ràng có liên quan với văn hóa theo cả ba nghĩa nêu trên. Nhưng tính chất của sự liên quan ấy ra sao? Phải chăng chỉ là sự liên quan có tính cách lịch sử và ngẫu nhiên, chẳng dính dáng gì đến bản chất cốt tủy của Phật giáo hay của văn hóa, hay sự liên quan được sinh ra vì một động lực sâu xa và ngấm ngầm nào đó? Phật giáo như chúng ta đã thấy, là một phương tiện để đi đến sự giác ngộ tối thượng và gồm cả ba phần Giới - Định - Tuệ. Để có được một mối liên hệ bên trong thì văn hóa phải có chức năng của một phương tiện soi sáng. Nói khác đi văn hóa phải được đặt vào phần Giới (đạo đức), Thiền định hay Trí tuệ. Điều đó có hợp lý hay không? Theo truyền thống giáo lý Phật giáo thì điều ấy hoàn toàn hợp lý. Nói về sự tu tập, tiến sỹ C.L.A de Silva đã viết: “Các ý niệm trong tiến trình tư tưởng của thời gian học đạo hay học bất kỳ một môn khoa học, nghệ thuật nào khác cũng được xếp dưới tiêu đề tu tập” (The Four Essential Doctrines of Budhism, Colombo, 1948, p.85).
Phật giáo đi đến đâu trên thế giới thì văn hóa cũng đi đến đó. (Ảnh: TL)
Dẫu rằng ý nghĩa của sự tu tập có tính chủ động hơn Định (Samadi) nhưng trong phạm vi ở đây hai từ này đều ít nhiều đồng nghĩa với nhau. Văn hóa có thể xếp vào nhóm Định, phần thứ hai trên con đường đi đến giác ngộ Niết Bàn. Bởi vì, giống như các phương pháp trực tiếp hơn và chuyên biệt hơn của sự hành thiền, nghệ thuật và khoa học cũng góp phần làm thanh tịnh tâm hồn và nâng cao ý thức con người. Điều này đã được xác quyết trong thực hành, thậm chí nếu không phải lý thuyết bởi tất cả các tông phái Phật giáo. Trong bộ môn mỹ thuật, về mặt tình cảm nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ và có khả năng nâng cao ý thức nhiều hơn so với các môn khoa học, bởi vậy Phật giáo có mối liên kết mật thiết hơn với hội họa, âm nhạc và thi ca.
Mối tương quan này có hai mặt, nghệ thuật có thể là thiêng liêng hay tầm thường. Trong trường hợp đầu nghệ thuật được sử dụng một cách cân nhắc cùng với những phương pháp khác làm phương tiện để vươn tới một bình diện tâm thức cao hơn. Hình tượng đức Phật là một minh chứng mà mọi người đều biết về thể loại tạo hình nghệ thuật này. Trong khi quán tưởng tượng Phật, hành giả Phật giáo sùng kính có thể làm thanh tịnh hóa ý thức của mình không chỉ nhờ ở sự quán tưởng trong thiền định, mà còn nhờ sự hấp dẫn thẩm mỹ học của bức tượng Phật. Nghệ thuật Phật giáo mà trong đó hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc và thi ca đã hòa nhập vào truyền thống tâm linh và được sử dụng không chỉ để làm phương tiện hoằng truyền Phật pháp mà còn là đối tượng để quán tưởng thiền định. Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao tâm thức mà con người tạo ra. Nghệ thuật thông thường hay nghệ thuật không có hình thức liên quan đến Phật giáo, dẫu có tạo được một tác dụng như thế nhưng ít khi tạo được tới mức độ tương đương. Do không được củng cố và ổn định bằng phương pháp quán tưởng và đôi khi lại không có nền tảng Giới luật, cho nên dù có thể nâng cao ý thức lên đến bao nhiêu, nghệ thuật thông thường chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn mà thôi. Bởi thế nên mặc dù có gia tăng thêm năng lực cho sự hành trì thiền định nghệ thuật không bao giờ có thể thay thế cho sự hành thiền. Phật pháp với chức năng như một phương tiện để đến sự giác ngộ, không chỉ bao gồm Giới - Định (nghĩa là đạo đức và thiền định) mà còn có cả Tuệ giác (Prana). Có một điều khác biệt là nghệ thuật dù có bay cao bao nhiêu đi nữa thì vẫn mang tính thế tục. Trong khi Tuệ giác Bát nhã thì siêu việt hơn. Do đó Phật pháp không phải chỉ có Giới - Định - Tuệ nên nó không chỉ bao gồm có văn hóa mà còn siêu việt hơn thế nữa.
Hoạt động tâm linh của lễ hội Ấn Độ ở chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh: TL)
Tuy nhiên Phật giáo xưa nay không chỉ gắn với khía cạnh thiêng liêng mà còn gắn cả với khía cạnh thường tình của nghệ thuật nữa. Qua đó, ta thấy rằng ngoài việc sử dụng trực tiếp nghệ thuật vào các mục đích thiền định, Phật giáo còn tìm ra khả năng thanh tịnh và tinh tế hóa của cái đẹp, cái trác tuyệt. Do vậy mà đạo Phật không những dung chứa mà còn khuyến khích tô bồi các thể loại nghệ thuật. Chính vì vậy mà đạo Phật không chỉ có những ảnh tượng của chư Phật, Bồ tát, Thánh tăng mà còn có cả những tượng Dạ xoa, Thiên tướng, Phi thiên, những nhân vật nằm trong các truyện Bản sinh, Bản sự. Tổ Mã Minh đã trước tác cả một thiên sử thi về cuộc đời đức Phật, nhưng Vương Duy (Trung Quốc) thì ca ngợi núi non, sương khói, suối khe. Nói rộng ra thì tư tưởng Đại thừa, cánh cửa tự do và tiến bộ của Phật giáo đã tổng hợp vào giáo lý của mình rất nhiều môn khoa học, nghệ thuật để làm phương tiện thiện xảo bổ sung cho tiến trình đến giác ngộ và giải thoát. Do đó, nghệ thuật của Phật giáo Đại thừa là nền nghệ thuật siêu việt, thiêng liêng hơn cả. Ngược lại, Phật giáo nguyên thủy phần nào mang tính chất bảo lưu, thì tiếp tục tô bồi nghệ thuật và khoa học song song đồng thời với việc nghiên cứu và hành trì giáo lý. Bởi vậy, những công trình của Phật giáo nguyên thủy phần nào mang tính chất đời thường. Lẽ tất nhiên trong cái phổ quan này bao giờ cũng bao hàm cái thừa chừ. Đại thừa đã từng tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật đời thường trong khi đó thì nguyên thủy lại có không ít các tác phẩm siêu việt thiêng liêng.
Chùa Bửu Đà (Tp. Hồ Chí Minh) mừng ngày Phật đản sanh ngày 29/04/2012 (nhằm ngày 09/04 Nhâm Thìn) (Ảnh: TL)
Như vậy ta có thể khẳng định rằng văn hóa là một phần của Phật giáo. Ở đâu có Phật giáo thì ở đó có văn hóa, Phật giáo đi đến đâu trên thế giới thì văn hóa cũng đi đến đó. Phật giáo là gió xuân thổi từ đầu này tới đầu kia của Châu Á và không chỉ làm nở rộ hoa Ưu Đàm của Ấn Độ mà còn của hoa hồng của Ba Tư, hoa cúc của Trung Hoa, hoa đào của Nhật Bản, hoa sen của Việt Nam... Nền văn hóa của Châu Á nhìn chung là nền văn hóa của Phật giáo. Như lời tiến sĩ Suzuki (Nhật Bản) đã nói trước đây: “Nếu phương Đông là một khối và có điều gì khác với phương Tây thì phải tìm sự khác biệt ấy nơi tư tưởng chứa đựng bên trong Phật giáo. Vì chính ở nơi tư tưởng Phật giáo chứ không phải ở một cái gì khác mà Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam - những nước đại diện cho phương Đông - có thể hòa hợp, dung chứa lẫn nhau. Mỗi quốc gia có một cách riêng để thích nghi tư tưởng với nhu cầu quanh mình nhưng khi phương Đông phải hợp thành một khối để đối đầu với phương Tây thì Phật giáo là nhịp cầu nối giữa hai nền văn hóa với nhau" (Japanise Budhism essays in Zen budihism, 3 rd Series. p. 348). Ở đây cần phải nhấn mạnh một điều rằng nếu Phật giáo phải đóng góp một bài học nào đó cho nhân loại ngày nay thì bài học đó là cuộc hành trình khởi đầu từ vùng đá vôi nóng bỏng của thung lũng Gelgetic đến những vùng đá núi nạm ngọc của Srilanca ở phía Nam, những cao nguyên lộng gió của miền Trung Á ở phía Bắc, những hòn đảo dãi nắng của Nhật Bản, Phật giáo và văn hóa đã là những người bạn đồng hành không thể tách rời.
Hàng nghìn người tham dự Đại lễ Vu Lan tại chùa Thành (Lạng Sơn) (Ảnh: TL)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo tồn tại ở nước ta gần 2000 năm lịch sử. Trong gần 2000 năm ấy, văn hóa Phật giáo đã sâu rễ bền gốc trong tâm thức của người Việt. Những ngôi chùa tháp, những pho tượng thờ trong đó nói gì về kiến trúc, mỹ thuật, về ý nghĩa xã hội. Những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo của người Việt được biểu hiện qua ý thức tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, nếp sống đạo đức, nếp sống tâm linh, tục lệ tang lễ, lễ hội... Một mảng lớn ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo trong văn hóa Việt Nam... và như vậy thì ta cũng không lấy làm ngạc nhiên gì khi thấy rằng gia tài văn hóa Việt Nam từ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, văn chương ... nếu không phải là Phật giáo hoặc những người chịu ảnh hưởng của Phật giáo sáng tạo thì cũng mang âm hưởng màu sắc của Phật giáo. Điều đó không chỉ đúng trong thời gian từ lập quốc đến thế kỷ XIII là thời trong đó Phật giáo gần như chủ động trong mọi sinh hoạt văn hóa, thậm chí cả sau này khi Nho giáo có thế đứng vững vàng trong quốc gia nữa. Quả thật trong tâm hồn dân tộc Việt Nam đã sẵn có mầm mống tinh thần Phật giáo. Phương chi đạo Phật với dân tộc trong gần 2000 năm nay, bao giờ cũng theo nhau như bóng với hình, trong cuộc sống sinh hoạt toàn dân. Đã là viên đá tảng cho nền văn hóa dân tộc, cố nhiên Phật giáo Việt Nam phải là yếu tố bất ly của cuộc sống toàn diện. Ngày nay những hào nhoáng của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không ít một số người, nhưng cơ bản nền văn hóa dân tộc đang còn bền chặt, khiến cho người Việt Nam dù có bị lôi cuốn phần nào trong một thời gian, cũng đã hồi đầu trở lại với cội nguồn yêu dấu của tiền nhân.
Phóng tầm mắt nhìn qua một vòng chân trời văn hóa, qua từng giai đoạn lịch sử từ Đông sang Tây và chúng ta đang dừng lại trong một giai đoạn hiện tại của đất nước đang chuyển mình theo tiến trình của nhân loại. Chúng ta thấy hiện lên rõ rệt màu sắc của văn hóa dân tộc hòa quyện trong màu sắc của Phật giáo. Đó là những màu nâu bình dị như màu của chiếc áo người dân quê cần cù, màu lam của những thư sinh nho nhã mà cũng là màu của những Thuyền gia, màu vàng rực rỡ uy nghiêm của dân tộc và cũng là ánh Đạo vàng.
Chúng ta có quyền tin tưởng rằng Phật giáo sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một nền văn hóa tốt đẹp, tiến bộ trong hiện tại cũng như trong tương lai của dân tộc.
Bao giờ lòng người còn khát khao những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng và thanh thoát; Bao giờ con người còn đau khổ vì cái tôi tự kỷ, hẹp hòi và muốn giải thoát khỏi sự trói buộc của nó thì Phật giáo vẫn còn hiện hữu. Mà Phật giáo còn thì nhất định phải tạo dựng được một ảnh hưởng đẹp đẽ đáng trân trọng cho nền văn hóa của dân tộc ./.
Để có một xác định cụ thể những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Phật giáo trong xã hội ngày nay, trước hết chúng ta phải hiểu đạo Phật là gì? và những mối liên quan của Phật giáo với nền văn hóa Việt Nam. Một thoáng lướt qua những thành tựu văn hóa Phật giáo trong 25 thế kỷ lịch sử về vị trí cũng như ảnh hưởng của Phật giáo trong khoảng thời gian này sẽ giúp chúng ta thấy được những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Phật giáo ngày nay.
Đạo Phật nói một cách chính xác là Phật pháp (pháp mà đức Phật nói ra Buddha dharma) có thể hiểu đơn giản là con đường, là phương tiện để đi đến giác ngộ. Như trong kinh Kim Cương nói: “Như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”. Giáo pháp mà chúng ta nương tựa để vượt qua dòng sông sinh tử đến bờ giác ngộ ví như thuyền bè không thể mang theo khi tới bờ. Nói tóm lại, giáo pháp không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích. Khi đã vượt qua đến bờ bên kia thì chiếc bè quả thực có thể bỏ đi, nhưng chừng nào chúng ta còn đang ở bờ này hoặc đang lặn ngụp giữa dòng thì không thể thiếu chiếc bè như thế.
Phương pháp để đạt đến giác ngộ là sự trì giới Thiền định và Trí tuệ (Sila, Samadhi, Prajna) để đến được Niết Bàn an lạc, cần hành trì tu tập Giới - Định và Trí tuệ thăng hoa.
Đạo Phật nói một cách chính xác là Phật pháp (pháp mà đức Phật nói ra Buddha dharma) có thể hiểu đơn giản là con đường, là phương tiện để đi đến giác ngộ. Như trong kinh Kim Cương nói: “Như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”. Giáo pháp mà chúng ta nương tựa để vượt qua dòng sông sinh tử đến bờ giác ngộ ví như thuyền bè không thể mang theo khi tới bờ. Nói tóm lại, giáo pháp không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích. Khi đã vượt qua đến bờ bên kia thì chiếc bè quả thực có thể bỏ đi, nhưng chừng nào chúng ta còn đang ở bờ này hoặc đang lặn ngụp giữa dòng thì không thể thiếu chiếc bè như thế.
Phương pháp để đạt đến giác ngộ là sự trì giới Thiền định và Trí tuệ (Sila, Samadhi, Prajna) để đến được Niết Bàn an lạc, cần hành trì tu tập Giới - Định và Trí tuệ thăng hoa.
Đạo Phật là con đường để đến được giác ngộ (Ảnh: TL)
Như chúng ta đã biết, văn hóa có nghĩa là vun trồng nó được xét theo ba quan điểm chủ yếu như sau: Trước hết, đây là hành động nâng cao bản chất đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ của con người thông qua giáo dục và tu tập. Thứ hai, đây là sự gần gũi ưa thích mỹ thuật, yêu thích các đặc tính nhân văn và những khía cạnh lớn của khoa học, là một trạng thái tinh thần sáng suốt mà tinh tế do sự giáo dục và tu tập ấy tạo nên. Thứ ba, đây là những hoạt động và những mục tiêu, vốn là nhân và quả của tinh thần sáng suốt và tinh tế nói trên - thành quả nơi người nghệ sĩ, tác nhân nơi một người thưởng lãm công trình nghệ thuật. Do đó, văn hóa bao gồm các hoạt động vun trồng hay giáo dục (nghĩa đen là giúp cho phát triển) cái được vun trồng ở đây là cấp độ trí tuệ và kết quả của sự vun trồng đó. Tóm lại, những công trình khoa học và nghệ thuật Phật giáo rõ ràng có liên quan với văn hóa theo cả ba nghĩa nêu trên. Nhưng tính chất của sự liên quan ấy ra sao? Phải chăng chỉ là sự liên quan có tính cách lịch sử và ngẫu nhiên, chẳng dính dáng gì đến bản chất cốt tủy của Phật giáo hay của văn hóa, hay sự liên quan được sinh ra vì một động lực sâu xa và ngấm ngầm nào đó? Phật giáo như chúng ta đã thấy, là một phương tiện để đi đến sự giác ngộ tối thượng và gồm cả ba phần Giới - Định - Tuệ. Để có được một mối liên hệ bên trong thì văn hóa phải có chức năng của một phương tiện soi sáng. Nói khác đi văn hóa phải được đặt vào phần Giới (đạo đức), Thiền định hay Trí tuệ. Điều đó có hợp lý hay không? Theo truyền thống giáo lý Phật giáo thì điều ấy hoàn toàn hợp lý. Nói về sự tu tập, tiến sỹ C.L.A de Silva đã viết: “Các ý niệm trong tiến trình tư tưởng của thời gian học đạo hay học bất kỳ một môn khoa học, nghệ thuật nào khác cũng được xếp dưới tiêu đề tu tập” (The Four Essential Doctrines of Budhism, Colombo, 1948, p.85).
Phật giáo đi đến đâu trên thế giới thì văn hóa cũng đi đến đó. (Ảnh: TL)
Dẫu rằng ý nghĩa của sự tu tập có tính chủ động hơn Định (Samadi) nhưng trong phạm vi ở đây hai từ này đều ít nhiều đồng nghĩa với nhau. Văn hóa có thể xếp vào nhóm Định, phần thứ hai trên con đường đi đến giác ngộ Niết Bàn. Bởi vì, giống như các phương pháp trực tiếp hơn và chuyên biệt hơn của sự hành thiền, nghệ thuật và khoa học cũng góp phần làm thanh tịnh tâm hồn và nâng cao ý thức con người. Điều này đã được xác quyết trong thực hành, thậm chí nếu không phải lý thuyết bởi tất cả các tông phái Phật giáo. Trong bộ môn mỹ thuật, về mặt tình cảm nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ và có khả năng nâng cao ý thức nhiều hơn so với các môn khoa học, bởi vậy Phật giáo có mối liên kết mật thiết hơn với hội họa, âm nhạc và thi ca.
Mối tương quan này có hai mặt, nghệ thuật có thể là thiêng liêng hay tầm thường. Trong trường hợp đầu nghệ thuật được sử dụng một cách cân nhắc cùng với những phương pháp khác làm phương tiện để vươn tới một bình diện tâm thức cao hơn. Hình tượng đức Phật là một minh chứng mà mọi người đều biết về thể loại tạo hình nghệ thuật này. Trong khi quán tưởng tượng Phật, hành giả Phật giáo sùng kính có thể làm thanh tịnh hóa ý thức của mình không chỉ nhờ ở sự quán tưởng trong thiền định, mà còn nhờ sự hấp dẫn thẩm mỹ học của bức tượng Phật. Nghệ thuật Phật giáo mà trong đó hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc và thi ca đã hòa nhập vào truyền thống tâm linh và được sử dụng không chỉ để làm phương tiện hoằng truyền Phật pháp mà còn là đối tượng để quán tưởng thiền định. Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao tâm thức mà con người tạo ra. Nghệ thuật thông thường hay nghệ thuật không có hình thức liên quan đến Phật giáo, dẫu có tạo được một tác dụng như thế nhưng ít khi tạo được tới mức độ tương đương. Do không được củng cố và ổn định bằng phương pháp quán tưởng và đôi khi lại không có nền tảng Giới luật, cho nên dù có thể nâng cao ý thức lên đến bao nhiêu, nghệ thuật thông thường chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn mà thôi. Bởi thế nên mặc dù có gia tăng thêm năng lực cho sự hành trì thiền định nghệ thuật không bao giờ có thể thay thế cho sự hành thiền. Phật pháp với chức năng như một phương tiện để đến sự giác ngộ, không chỉ bao gồm Giới - Định (nghĩa là đạo đức và thiền định) mà còn có cả Tuệ giác (Prana). Có một điều khác biệt là nghệ thuật dù có bay cao bao nhiêu đi nữa thì vẫn mang tính thế tục. Trong khi Tuệ giác Bát nhã thì siêu việt hơn. Do đó Phật pháp không phải chỉ có Giới - Định - Tuệ nên nó không chỉ bao gồm có văn hóa mà còn siêu việt hơn thế nữa.
Hoạt động tâm linh của lễ hội Ấn Độ ở chùa Vĩnh Nghiêm (Ảnh: TL)
Tuy nhiên Phật giáo xưa nay không chỉ gắn với khía cạnh thiêng liêng mà còn gắn cả với khía cạnh thường tình của nghệ thuật nữa. Qua đó, ta thấy rằng ngoài việc sử dụng trực tiếp nghệ thuật vào các mục đích thiền định, Phật giáo còn tìm ra khả năng thanh tịnh và tinh tế hóa của cái đẹp, cái trác tuyệt. Do vậy mà đạo Phật không những dung chứa mà còn khuyến khích tô bồi các thể loại nghệ thuật. Chính vì vậy mà đạo Phật không chỉ có những ảnh tượng của chư Phật, Bồ tát, Thánh tăng mà còn có cả những tượng Dạ xoa, Thiên tướng, Phi thiên, những nhân vật nằm trong các truyện Bản sinh, Bản sự. Tổ Mã Minh đã trước tác cả một thiên sử thi về cuộc đời đức Phật, nhưng Vương Duy (Trung Quốc) thì ca ngợi núi non, sương khói, suối khe. Nói rộng ra thì tư tưởng Đại thừa, cánh cửa tự do và tiến bộ của Phật giáo đã tổng hợp vào giáo lý của mình rất nhiều môn khoa học, nghệ thuật để làm phương tiện thiện xảo bổ sung cho tiến trình đến giác ngộ và giải thoát. Do đó, nghệ thuật của Phật giáo Đại thừa là nền nghệ thuật siêu việt, thiêng liêng hơn cả. Ngược lại, Phật giáo nguyên thủy phần nào mang tính chất bảo lưu, thì tiếp tục tô bồi nghệ thuật và khoa học song song đồng thời với việc nghiên cứu và hành trì giáo lý. Bởi vậy, những công trình của Phật giáo nguyên thủy phần nào mang tính chất đời thường. Lẽ tất nhiên trong cái phổ quan này bao giờ cũng bao hàm cái thừa chừ. Đại thừa đã từng tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật đời thường trong khi đó thì nguyên thủy lại có không ít các tác phẩm siêu việt thiêng liêng.
Chùa Bửu Đà (Tp. Hồ Chí Minh) mừng ngày Phật đản sanh ngày 29/04/2012 (nhằm ngày 09/04 Nhâm Thìn) (Ảnh: TL)
Như vậy ta có thể khẳng định rằng văn hóa là một phần của Phật giáo. Ở đâu có Phật giáo thì ở đó có văn hóa, Phật giáo đi đến đâu trên thế giới thì văn hóa cũng đi đến đó. Phật giáo là gió xuân thổi từ đầu này tới đầu kia của Châu Á và không chỉ làm nở rộ hoa Ưu Đàm của Ấn Độ mà còn của hoa hồng của Ba Tư, hoa cúc của Trung Hoa, hoa đào của Nhật Bản, hoa sen của Việt Nam... Nền văn hóa của Châu Á nhìn chung là nền văn hóa của Phật giáo. Như lời tiến sĩ Suzuki (Nhật Bản) đã nói trước đây: “Nếu phương Đông là một khối và có điều gì khác với phương Tây thì phải tìm sự khác biệt ấy nơi tư tưởng chứa đựng bên trong Phật giáo. Vì chính ở nơi tư tưởng Phật giáo chứ không phải ở một cái gì khác mà Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam - những nước đại diện cho phương Đông - có thể hòa hợp, dung chứa lẫn nhau. Mỗi quốc gia có một cách riêng để thích nghi tư tưởng với nhu cầu quanh mình nhưng khi phương Đông phải hợp thành một khối để đối đầu với phương Tây thì Phật giáo là nhịp cầu nối giữa hai nền văn hóa với nhau" (Japanise Budhism essays in Zen budihism, 3 rd Series. p. 348). Ở đây cần phải nhấn mạnh một điều rằng nếu Phật giáo phải đóng góp một bài học nào đó cho nhân loại ngày nay thì bài học đó là cuộc hành trình khởi đầu từ vùng đá vôi nóng bỏng của thung lũng Gelgetic đến những vùng đá núi nạm ngọc của Srilanca ở phía Nam, những cao nguyên lộng gió của miền Trung Á ở phía Bắc, những hòn đảo dãi nắng của Nhật Bản, Phật giáo và văn hóa đã là những người bạn đồng hành không thể tách rời.
Hàng nghìn người tham dự Đại lễ Vu Lan tại chùa Thành (Lạng Sơn) (Ảnh: TL)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo tồn tại ở nước ta gần 2000 năm lịch sử. Trong gần 2000 năm ấy, văn hóa Phật giáo đã sâu rễ bền gốc trong tâm thức của người Việt. Những ngôi chùa tháp, những pho tượng thờ trong đó nói gì về kiến trúc, mỹ thuật, về ý nghĩa xã hội. Những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo của người Việt được biểu hiện qua ý thức tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, nếp sống đạo đức, nếp sống tâm linh, tục lệ tang lễ, lễ hội... Một mảng lớn ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo trong văn hóa Việt Nam... và như vậy thì ta cũng không lấy làm ngạc nhiên gì khi thấy rằng gia tài văn hóa Việt Nam từ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, văn chương ... nếu không phải là Phật giáo hoặc những người chịu ảnh hưởng của Phật giáo sáng tạo thì cũng mang âm hưởng màu sắc của Phật giáo. Điều đó không chỉ đúng trong thời gian từ lập quốc đến thế kỷ XIII là thời trong đó Phật giáo gần như chủ động trong mọi sinh hoạt văn hóa, thậm chí cả sau này khi Nho giáo có thế đứng vững vàng trong quốc gia nữa. Quả thật trong tâm hồn dân tộc Việt Nam đã sẵn có mầm mống tinh thần Phật giáo. Phương chi đạo Phật với dân tộc trong gần 2000 năm nay, bao giờ cũng theo nhau như bóng với hình, trong cuộc sống sinh hoạt toàn dân. Đã là viên đá tảng cho nền văn hóa dân tộc, cố nhiên Phật giáo Việt Nam phải là yếu tố bất ly của cuộc sống toàn diện. Ngày nay những hào nhoáng của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không ít một số người, nhưng cơ bản nền văn hóa dân tộc đang còn bền chặt, khiến cho người Việt Nam dù có bị lôi cuốn phần nào trong một thời gian, cũng đã hồi đầu trở lại với cội nguồn yêu dấu của tiền nhân.
Phóng tầm mắt nhìn qua một vòng chân trời văn hóa, qua từng giai đoạn lịch sử từ Đông sang Tây và chúng ta đang dừng lại trong một giai đoạn hiện tại của đất nước đang chuyển mình theo tiến trình của nhân loại. Chúng ta thấy hiện lên rõ rệt màu sắc của văn hóa dân tộc hòa quyện trong màu sắc của Phật giáo. Đó là những màu nâu bình dị như màu của chiếc áo người dân quê cần cù, màu lam của những thư sinh nho nhã mà cũng là màu của những Thuyền gia, màu vàng rực rỡ uy nghiêm của dân tộc và cũng là ánh Đạo vàng.
Chúng ta có quyền tin tưởng rằng Phật giáo sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một nền văn hóa tốt đẹp, tiến bộ trong hiện tại cũng như trong tương lai của dân tộc.
Bao giờ lòng người còn khát khao những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng và thanh thoát; Bao giờ con người còn đau khổ vì cái tôi tự kỷ, hẹp hòi và muốn giải thoát khỏi sự trói buộc của nó thì Phật giáo vẫn còn hiện hữu. Mà Phật giáo còn thì nhất định phải tạo dựng được một ảnh hưởng đẹp đẽ đáng trân trọng cho nền văn hóa của dân tộc ./.
Thích Minh Hiền
Nguồn: http://thegioidisan.vn
Nguồn: http://thegioidisan.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu