Thứ Bảy 19 Tháng Mười Hai 2020 - 09:18:37 CH

Vĩnh Long: Hội Nghị Chuyên Đề Phật Giáo Nam Tông Khmer Lần thứ 9 năm 2020

Sáng nay, ngày 18-12, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQVN, các sở, Ban, Ngành và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ IX năm 2020 tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi, TP. Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long.

       
Chứng minh hội nghị có: HT. Chau Ty – Ủy viên Thường trực HĐCM; HT. Thạch Huôn; HT. Chau Sưng; HT. Lý Sa Mouth – đồng Thành viên HĐCM; HT. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS; HT. Thích Thiện Pháp – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự TƯ; TT. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS; HT. Thạch Sok Xane; HT. Thích Thiện Tâm; HT. Đào Như; TT. Thích Thiện Thống – đồng Phó Chủ tịch HĐTS; HT. Danh Lung – UVTK HĐTS; HT. Danh Đổng – UVTT HĐTS cùng chư Tôn đức Ban Thường trực HĐTS; các Ban, viện T.Ư, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, chư Tăng hệ phái Nam tông Khmer tại 15 tỉnh thành đồng tham dự.



Phía chính quyền tham dự Hội nghị còn có: ông Vũ Chiến Thắng – Thứ trưởng Bộ Nội vụ, trưởng Ban Tôn giáo Chính Phủ; bà Đào Thị Hương – Phó vụ trưởng, Phó Trưởng cơ quan Ban Dân Vận Trung ương tại TP.HCM; bà Trần Thị Minh Nga – Phó Ban Tôn giáo Chính phủ; bà Nguyễn Thị Quyên Thanh – Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, cùng đại diện các Sở, Ban, Ngành chính quyền địa phương.



Phát biểu khai mạc Hội nghị, Hoà thượng Chủ tịch HĐTS nhấn mạnh, “Trung ương Giáo hội đã đạt được nhiều thành quả to lớn trên nhiều lĩnh vực, khẳng định vị trí, vai trò của Giáo hội ở trong nước và nước ngoài, trong đó có sự đóng góp tích cực và phát triển bền vững có chiều rộng lẫn chiều sâu của Phật giáo Nam tông Khmer.”
Để có được sự phát triển bền vững, ổn định của Giáo hội như ngày hôm nay, Hoà thượng cho rằng nguyên nhân chủ yếu chính là tinh thần đoàn kết, hoà hợp, chung sức chung lòng, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau của các Hệ phái thành viên Giáo hội, sự năng động, sáng tạo bằng trí tuệ tập thể, tập trung dân chủ, truyền thống và tiềm năng của từng hệ phái.

  Được biết các hội nghị chuyên đề Phật Giáo nam tông Khmer lần thứ IX được tổ chức với chủ đề “Truyền thống, Trách nhiệm, Hội nhập và phát triển”.
Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer được tổ chức hai năm một lần, với mục đích hỗ trợ hoạt động của các hệ phái phát triển đồng bộ trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong đó có hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer phát triển ổn định và bền vững. Trong xu thế hội nhập thế giới của đất nước và giáo hội, tinh thần đoàn kết, hòa hợp cần được phát huy để tạo thành sức mạnh tổng hợp xương minh Đạo pháp, trang nghiêm Giáo hội, góp phần trách nhiệm hoàn thành mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng và văn minh.



Hội nghị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đánh giá, tổng kết lại 16 năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm để việc hỗ trợ các hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng hiệu quả hơn. Trong thời gian qua, thông qua các Nghị quyết, chương trình hoạt động, Giáo hội đã ban hành nhiều quyết sách hỗ trợ Phật giáo Nam Tông Khmer từ năm 2004 đến nay một cách kịp thời và thiết thực.


 
Theo đánh giá của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, vai trò là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, thời gian qua, các chư tăng và đồng bào phật tử Phật giáo Nam tông Khmer đã tích cực tham gia các phong trào ích nước, lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn dân cư…
Xuất phát từ cái tâm, khi sư xuất gia đến nay ngoài công việc trong đạo pháp sư tham gia công tác từ thiện xã hội như xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn…với việc làm có ích như vậy sư rất hài long với công giúp ích cho xã hội….



 Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan những nội dung hỗ trợ hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer trong thời gian qua. Đồng thời, trao đổi, kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp trong các hoạt động hỗ trợ, đặc biệt là phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong điều kiện hiện nay; phát huy vai trò Phật giáo Nam tông Khmer trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn giáo. Thông qua các lần tổ chức hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer, càng cho thấy sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để Giáo hội hoạt động ổn định và phát triển. Qua đó, cũng cho thấy tính thống nhất của hệ thống Giáo hội, tính đoàn kết, hoà hợp của các Hệ phái thành viên Giáo hội được nâng lên ở tầm cao thời đại.

Trong xu thế hội nhập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi các chư tăng và đồng bào phật tử nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, hòa hợp, nhằm tạo thành sức mạnh lòng dân tộc, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”./.

Một số hình ảnh ghi nhận:










































 
Mai Phương – Thuyền Giang
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).