Thứ Tư 13 Tháng Mười Một 2019 - 07:42:19 SA

Cách tìm lại sự bình yên trong tâm hồn qua lời Phật dạy

Thân bệnh thì dễ chữa nhưng để chữa tâm bệnh thì rất khó. Trong thời đại này, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, ngày càng tạo ra nhiều tiện nghi giúp thỏa mãn nhu cầu của con người nhưng cũng chính là lúc các bệnh tâm lý trở nên rất phổ biến.
 
Trong thời đại này, khi mà nền giáo dục ngày càng tối tân thì lại thiếu giáo dục nhân cách, và phương pháp sống trầm trọng. Tâm hồn chúng ta lúc nào cũng đầy lo âu, căng thẳng và mệt mỏi. Những loại phiền não này cứ theo chúng ta như hình với bóng và không chừa một giây phút nào cho tâm có thể nghỉ ngơi thư giãn.
 

Giá trị cao quý nhất trong cuộc sống chính là sự bình yên trong tâm hồn. Hay nói một cách khác: Bất kể bạn giàu hay nghèo, có địa vị hay không, cảm nhận trong tâm hồn của bạn như thế nào thì cuộc sống của bạn như thế ấy. Vì thế, điều quan trọng nhất là phải giữ cho tâm luôn vui vẻ, an lạc, hạnh phúc thì cuộc sống mới tốt được. Buông bỏ những ham muốn những đòi hỏi không cần thiết. Buông những lo âu, phiền muộn về tương lai. Quên đi những phiền muộn và nỗi đau trong quá khứ. Hãy dành cho mình một khoảng thời gian trong ngày, để tâm lắng đọng, trở về hiện tại bạn sẽ thấy cuộc đời vẫn còn tươi đẹp lắm.

Bạn có thể sống thiếu thốn về vật chất nhưng bạn có thể lựa chọn cách sống an vui và hạnh phúc cho mình. Hãy sống như dòng nước. Nhẫn nhịn, chấp nhận và thuận theo tự nhiên. Chịu đựng không có nghĩa là nhu nhược, mà chính là tránh làm cho mọi chuyện trở nên rối ren, phức tạp hơn. Nhưng trên thế gian lại không có gì mạnh mẽ hơn dòng nước cũng không có gì mát dịu hơn dòng nước. Vì thế, người biết chấp nhận, chịu đựng những khó khăn và luôn sống hiền hòa, vị tha với mọi người mới chính là người mạnh mẽ nhất.
 

Những khó khăn trong cuộc đời sẽ đến để kiểm tra sự mạnh mẽ, lòng kiên trì và quyết tâm của bạn. Cũng có câu, nước chảy thì đá mòn, chỉ có lòng kiên trì, bền bỉ mới chiến thắng tất cả. Khó khăn sẽ đến làm chùn bước chân những kẻ yếu đuối và đưa những người mạnh mẽ đến thành công. Nước không chê cao thấp, không chê tanh hôi, không sợ hiểm trở và tối tăm. Vì thế chỉ có người không ngại khó khăn, gian khổ mới có thể thành công trong cuộc sống.

Chỉ có khi nào, chúng ta buông bỏ được những lo toan, phiền muộn, vui vẻ chấp nhận những gì xảy ra trong cuộc đời thì lúc đó tâm mới bình yên, vui vẻ và hạnh phúc được. Ai cũng có lúc gặp khó khăn, ai cũng có những lo toan, phiền muộn và những nổi lòng không thể bày tỏ được, nhưng không phải ai cũng buồn bã và đau khổ. Có người vẫn an vui, hạnh phúc mặc dù cuộc sống còn đầy khó khăn. Nếu cứ mãi nghĩ về quá khứ và tương lai bạn sẽ bỏ mất những món quà tốt đẹp mà cuộc sống đang dành tặng cho bạn.
 

Trở về hiện tại là cách tìm lại sự bình yên trong tâm hồn nhanh chóng. Hãy dừng mọi suy nghĩ, lo toan, phiền muộn để sống trọn vẹn với giây phút hiện tại. Cảm nhận bầu không khí trong lành, từng cơn gió nhẹ nhàng đang làm mát cho bạn. Có những tiếng chim hót ríu rít, hoa đua nhau nở và tỏa hương thơm ngát. Bữa cơm bạn ăn vẫn rất ngon lành, nước uống vẫn mát dịu. Cơ thể bạn vẫn còn khỏe mạnh, gia đình và mọi người vẫn rất yêu thương bạn. Và rất nhiều món quà khác mà cuộc sống đang dành tặng cho bạn mỗi ngày. Hãy dừng suy nghĩ và cảm nhận.
Hư Vô
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).