Thứ Ba 16 Tháng Tư 2019 - 06:18:11 CH
Đắp núi cát và núi gạo tại chùa Candaransi
Tối 15-4, tại chùa Candaransi (Q.3, TP.HCM) đã diễn ra chương trình đắp núi cát và núi gạo theo truyền thống nhân ngày Tết cổ truyền của người Khmer.
Ngày thứ hai của Tết Chôl Chnăm Thmây gọi là Wonbơf, làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị sư sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa.
Buổi chiều diễn ra lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Theo quan điểm của Phật giáo Nam tông, việc đắp núi cát còn nhằm tích góp công đức, đắp mỗi hạt cát là có thể rửa được một tội lỗi đã gây ra trong một năm qua và giải thoát được một linh hồn dưới địa ngục. Núi cát cũng như những đám mây mang mưa cho vụ mùa mới sau 5-6 tháng khô hạn.
Lễ đắp núi bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian của đồng bào Khmer. Người Khmer dù bận bịu đến đâu thì Tết đến cũng phải đi chùa, đặc biệt là tham gia đắp núi cát. Đây là một nghi thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào, vừa để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã khuất, vừa để cầu mong những điều tốt lành.
TS.Phan Thị Yến Tuyết (Giảng viên khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) hướng dẫn đoàn sinh viên gồm các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… đến tham dự buổi lễ đã chia sẻ, đây là Tết cổ truyền của người Khmer, các nghi thức lạ lẫm hơn so với Tết của người Việt nên tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được trải nghiệm, qua đó giới thiệu một nét văn hóa đẹp của Việt Nam.
Sau chương trình đắp núi cát và núi gạo, HT.Danh Lung, UVTK HĐTS, trụ trì chùa Candaransi cùng chư Tăng tụng kinh cầu an và tổ chức lễ cầu siêu anh linh anh hùng liệt sĩ, người có công với dân tộc, đạo pháp, thai nhi bất hạnh yểu tử và các nạn nhân do thiên tai, khủng bố…
Lễ bái Tam bảo trước khi bắt đầu chương trình đắp núi cát và núi gạo
Ngày thứ hai của Tết Chôl Chnăm Thmây gọi là Wonbơf, làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị sư sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa.
Buổi chiều diễn ra lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Theo quan điểm của Phật giáo Nam tông, việc đắp núi cát còn nhằm tích góp công đức, đắp mỗi hạt cát là có thể rửa được một tội lỗi đã gây ra trong một năm qua và giải thoát được một linh hồn dưới địa ngục. Núi cát cũng như những đám mây mang mưa cho vụ mùa mới sau 5-6 tháng khô hạn.
Lễ đắp núi bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian của đồng bào Khmer. Người Khmer dù bận bịu đến đâu thì Tết đến cũng phải đi chùa, đặc biệt là tham gia đắp núi cát. Đây là một nghi thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào, vừa để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã khuất, vừa để cầu mong những điều tốt lành.
HT.Danh Lung hướng dẫn Phật tử khấn nguyện trước khi đắp núi gạo
Phật tử đắp núi cát trong khuôn viên chùa
TS.Phan Thị Yến Tuyết (Giảng viên khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) hướng dẫn đoàn sinh viên gồm các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… đến tham dự buổi lễ đã chia sẻ, đây là Tết cổ truyền của người Khmer, các nghi thức lạ lẫm hơn so với Tết của người Việt nên tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được trải nghiệm, qua đó giới thiệu một nét văn hóa đẹp của Việt Nam.
Sau chương trình đắp núi cát và núi gạo, HT.Danh Lung, UVTK HĐTS, trụ trì chùa Candaransi cùng chư Tăng tụng kinh cầu an và tổ chức lễ cầu siêu anh linh anh hùng liệt sĩ, người có công với dân tộc, đạo pháp, thai nhi bất hạnh yểu tử và các nạn nhân do thiên tai, khủng bố…
Mỹ Ngân
Nguồn: Giacngo.vn
Nguồn: Giacngo.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu