Thứ Hai 15 Tháng Tư 2019 - 03:24:03 CH
Rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây cùng công nhân Khmer
Với công nhân Khmer xa quê, Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp để mọi người quây quần cùng nhau hướng về gia đình, tri ân tổ tiên, báo hiếu cha mẹ và cùng nhau chúc mừng năm mới.
Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay rơi vào các ngày từ 13 đến 16-4. Không giống Tết Nguyên đán khi giao thừa bắt đầu từ 0 giờ, giao thừa trong Tết Chôl Chnăm Thmây bắt đầu từ lễ cúng đón chư thiên giáng trần, đánh dấu thời khắc năm mới, với thời gian lựa chọn khá linh hoạt.
Năm nay là lần thứ 5 công nhân khu vực phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ đón năm mới tại khu trọ. Cộng đồng công nhân Khmer tại đây khá lớn, ước chừng khoảng 3.000 người làm việc chủ yếu tại KCX Linh Trung II và KCN Đồng An. Họ sống quây quần cùng nhau trong những khu trọ theo các con hẻm, đường nội bộ trong khu vực.
Với phần đông anh em công nhân Khmer tại đây, điều kiện làm việc tại các nhà máy không cho phép về quê đón tết cùng gia đình nên ở lại đón tết cùng anh em tại khu trọ. Việc tổ chức diễn ra chu đáo, ban tổ chức vì vậy cũng chính là anh em công nhân đang sống và làm việc tại đây khi mỗi người đều xắn tay cùng góp vào dịp vui chung.
Kinh phí tổ chức ngoài một phần được chính quyền địa phương, chủ nhà trọ hỗ trợ, còn lại mọi người đóng góp, phân công công việc rõ ràng cụ thể với nhiều lễ cúng, tiết mục thể thao, văn nghệ, trò chơi dân gian đầy màu sắc đặc trưng.
Với phần đông anh em công nhân Khmer tại đây, điều kiện làm việc tại các nhà máy không cho phép về quê đón tết cùng gia đình nên ở lại đón tết cùng anh em tại khu trọ. Việc tổ chức diễn ra chu đáo, ban tổ chức vì vậy cũng chính là anh em công nhân đang sống và làm việc tại đây khi mỗi người đều xắn tay cùng góp vào dịp vui chung.
Kinh phí tổ chức ngoài một phần được chính quyền địa phương, chủ nhà trọ hỗ trợ, còn lại mọi người đóng góp, phân công công việc rõ ràng cụ thể với nhiều lễ cúng, tiết mục thể thao, văn nghệ, trò chơi dân gian đầy màu sắc đặc trưng.
Tận dụng khu đất trống bên cạnh nhà trọ, anh em công nhân Khmer dọn dẹp thành không gian lễ hội với nhiều tiết mục hào hứng.
Các trận đấu luôn được sự cổ vũ nhiệt tình của anh em công nhân trong khu.
Theo anh Thach Na, quê Tỉnh Sóc Trăng, phong trào bóng chuyền của công nhân ở đây rất mạnh khi hầu hết các khu trọ, con hẻm đều có những đội bóng riêng và mang tên những con hẻm. Không chờ đến lễ hội, bình thường mỗi chiều sau giờ làm việc, hoặc cuối tuần anh em đều gặp nhau tranh tài, bất kể nắng mưa trên sân bóng ngay sát nhà trọ.
Niềm vui đầu năm của những nữ công nhân khi tham gia chương trình
Các trò chơi dân gian luôn thu hút đông đảo thanh niên công nhân tham dự.
Theo anh Lý Hào, công nhân công ty Nhôm Nam Phong, những dịp Tết Chôl Chnăm Thmây ở quê là dịp để mọi người quây quần bên gia đình và bên sân chùa. "Tết này ở quê vui lắm nên cũng rất nhớ nhà. Em năm nay vừa kẹt vợ con, phải đi về xa tốn kém, lại thêm phải đi làm nên không về được. Tổ chức lễ hội tại đây anh em xa quê đều rất vui mừng, cúng ở đây cũng giống như cúng ở quê nên cũng vơi đi nỗi nhớ nhà"
Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay tại khu công nhân Bình Hòa thu hút gần 2.000 lượt người tham dự. Nhiều công nhân Khmer ở các nơi xa cũng đổ về hòa chung không khí lễ hội. Bám sát công tác tổ chức, anh Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Phường Bình Hòa, cho biết "Đến nay đã nhiều mùa tổ chức lễ hội tại đây nên mọi người đều có kinh nghiệm và tổ chức mỗi ngày một chu đáo hơn. Đây là một nét văn hóa đặc trưng, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của anh em công nhân Khmer nên địa phương rất tạo điều kiện và hỗ trợ"
"Khán đài" dã chiến luôn chật ních người trong các tiết mục
Mọi người cùng nhau tụng kinh, cầu nguyện tri ân tổ tiên và chúc mừng năm mới an lành.
Khu lều rạp dã chiến là nơi tổ chức các nghi lễ
Nhiều công nhân lập gia đình, sinh con và sinh sống lâu năm tại đây. Các em bé luôn hào hứng trong các dịp lễ hội.
Đây cũng là dịp đội văn nghệ công nhân biểu diễn phục vụ mọi người. Lúc cao điểm, Đội văn nghệ công nhân Khmer Bình Hòa có hơn 80 thành viên, chủ yếu biểu diễn các tiết mục ca múa truyền thống đặc trưng của dân tộc Khmer. Kinh phí duy trì tập luyện trong gần 5 năm qua do chính thành viên đóng góp, thuê mướn phòng vừa để ở vừa để tập, qua đó duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống trong các lớp trẻ thanh niên xa quê.
Gắn bó với đội văn nghệ nhiều năm, chị Thạch Thị Dễ, công nhân may tại KCN Đồng An, cho biết vì yêu các điệu múa truyền thống mà anh chị em đều cố gắng thu xếp tập dợt mỗi dịp cuối tuần. "Mới đó mà em đã tham gia được hơn 3 năm rồi. Mỗi người từ nhỏ đã biết các điệu múa truyền thống rồi, chỉ cần ráp lại với nhạc và đội hình là đủ. Không chỉ biểu diễn lễ hội ở đây, tui em còn đi múa trong nhiều hoạt động ở các nơi khác. Nhiều khi cũng chẳng cần tiền nong chi, chỉ vui và đam mê là đủ" - chị Dễ tâm sự.
Bài và ảnh: BẠCH ĐẰNG
Nguồn: nld.com.vn
Nguồn: nld.com.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu