Chủ Nhật 28 Tháng Sáu 2015 - 10:12:17 SA
Giới thiệu sơ lược về Phật giáo Nam tông Khmer
Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Phật giáo vốn là một thể thống nhất, không có sự phân chia hệ phái. Chỉ đến khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, các đệ tử Phật tập trung nhau lại đọc tụng, ghi nhớ những điều Phật dạy, khi đó mới xuất hiện những quan điểm, hệ tư tưởng khác biệt về việc thực hành giới Luật.
[1] Báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2010 của GHPGVN
Bắt đầu vào lần kết tập kinh điển thứ 2 được tổ chức tại thành Tỳ Xá Ly sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm để luận giải kinh điển, thực hành giới luật và tranh luận về 10 điều luật mới do một bộ phận Tỳ kheo trẻ đưa ra đã hình thành sự phân phái trong Phật giáo.
Trong 10 điều luật mới một bộ phận tỳ kheo trẻ đưa ra và cho là hợp chính pháp, đó là: giáo diêm tịnh (được đem muối đựng trong sừng để bỏ vào các món ăn khi không đủ muối); lưỡng chỉ sao thực tịnh (bóng nắng quá ngọ 2 ngón tay vẫn được ăn); tụ lạc gian tịnh (trước ngọ ăn rồi nhưng đến làng khác vẫn được phép ăn); trụ xứ tịnh (ở đâu thì làm lễ Bá tát ngay ở đấy); tuỳ ý tịnh (quyết nghị đã được Đại hội dù ít dù nhiều cho thông qua đều có giá trị thi hành); cửu trú tịnh (noi theo điều lệ, tập quán); sinh hoà hợp tịnh (được uống sữa pha nước sau giờ ngọ); thuỷ tịnh (rượu mới lên men được pha với nước uống trị bệnh); bất ích lũ Ni sư đàn tịnh (được dùng toạ cụ không viền, kích thước lớn hơn mẫu định); thụ súc kim ngân tiến định (được nhận tiền vàng bạc cúng dàng). Các vị tỳ kheo lớn tuổi không chấp nhận, chủ trương giữ nguyên điều Đức Phật dạy, tôn trọng lối truyền thừa. Các vị tỳ kheo trẻ không chịu, vì cho rằng có một số vấn đề đặt trong sự phát triển của xã hội không còn phù hợp nữa, nên thấy cần thiết phải sửa đổi một số điểm khi ghi vào kinh sách nên chủ trương hành đạo theo tinh thần "Khế lý - khế cơ", phù hợp với căn cơ, hoàn cảnh từng thời kỳ, từng vùng, miền của chúng sinh.
Trong 10 điều luật mới một bộ phận tỳ kheo trẻ đưa ra và cho là hợp chính pháp, đó là: giáo diêm tịnh (được đem muối đựng trong sừng để bỏ vào các món ăn khi không đủ muối); lưỡng chỉ sao thực tịnh (bóng nắng quá ngọ 2 ngón tay vẫn được ăn); tụ lạc gian tịnh (trước ngọ ăn rồi nhưng đến làng khác vẫn được phép ăn); trụ xứ tịnh (ở đâu thì làm lễ Bá tát ngay ở đấy); tuỳ ý tịnh (quyết nghị đã được Đại hội dù ít dù nhiều cho thông qua đều có giá trị thi hành); cửu trú tịnh (noi theo điều lệ, tập quán); sinh hoà hợp tịnh (được uống sữa pha nước sau giờ ngọ); thuỷ tịnh (rượu mới lên men được pha với nước uống trị bệnh); bất ích lũ Ni sư đàn tịnh (được dùng toạ cụ không viền, kích thước lớn hơn mẫu định); thụ súc kim ngân tiến định (được nhận tiền vàng bạc cúng dàng). Các vị tỳ kheo lớn tuổi không chấp nhận, chủ trương giữ nguyên điều Đức Phật dạy, tôn trọng lối truyền thừa. Các vị tỳ kheo trẻ không chịu, vì cho rằng có một số vấn đề đặt trong sự phát triển của xã hội không còn phù hợp nữa, nên thấy cần thiết phải sửa đổi một số điểm khi ghi vào kinh sách nên chủ trương hành đạo theo tinh thần "Khế lý - khế cơ", phù hợp với căn cơ, hoàn cảnh từng thời kỳ, từng vùng, miền của chúng sinh.
Các vị sư có quan điểm khác nhau sau nhiều ngày tranh luận đã không tìm được tiếng nói chung, không thống nhất được quan điểm nên cuối cùng đã hình thành 2 phái: Những vị sư chủ trương giữ nguyên giới luật chiếm số ít và là những vị cao tuổi, ngồi bên trên để chủ trì Pháp hội nên được gọi là phái Thượng tọa bộ. Những vị sư trẻ chiếm số đông nên gọi là phái Đại chúng bộ. Sau đó phái Đại chúng bộ truyền lên phía Bắc sang Trung Quốc… được gọi là Phật giáo Bắc tông hay Bắc truyền. Phái Thượng tọa bộ truyền về hướng Nam, phát triển xuống Srilanca, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào… nên được gọi là Phật giáo Nam tông hay Nam truyền.
Phật giáo hệ Nam tông nghiêm trì giữ theo giới luật nguyên thủy và đọc tụng chủ yếu 5 bộ kinh khởi đầu, do đó Phật giáo Nam tông cũng được gọi là Phật giáo nguyên thủy.
Phật giáo Nam tông được truyền vào Việt Nam theo con đường của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đường biển tới Srilanca, Mianma, Thái Lan tới vùng sông Mê Công (Campuchia) và vào vùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (phía Nam) của Việt Nam, được đông đảo người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của người Khmer, do đó gọi là Phật giáo Nam tông Khmer. (ở Việt Nam còn có Phật giáo Nam tông của người Kinh. Nội dung này tác giả xin trình bày ở một bài viết khác).
Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm (vào khoảng thế kỷ thứ IV). Đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các Phum (xóm), Sóc (nhiều xóm hợp thành) của người Khmer đều có chùa thờ Phật. Tính đến tháng 6/2010, Phật giáo Nam tông Khmer đã có 452 ngôi chùa với 8.574 vị sư (=19,3% tổng số sư trong cả nước)[1], tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh (thành phố) Đồng bằng sông Cửu Long (Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau).
Theo phong tục của người Khmer, khi người con trai đến tuổi 12, 13 phải vào chùa tu một thời gian với một hay nhiều ý nghĩa: trả hiếu cho ông bà, cha mẹ; để thực hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc; để tỏ lòng thành kính với Đức Phật… Các thanh niên này cần phải tu tối thiểu ở chùa là một tháng, cũng có thể ở chùa tu lâu dài hoặc suốt đời, tùy theo nhân duyên, căn cơ và ý nguyện của từng người. Sau thời gian một tháng họ có thể xin ra khỏi chùa (xuất tu) trở lại cuộc sống đời thường bất cứ lúc nào, họ có thể lập gia đình, làm ăn, tham gia các công việc xã hội, khi muốn họ lại có thể xin vào chùa tu một thời gian rồi sau đó lại có thể trở về với gia đình.
Người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long quan niệm, bất cứ người con trai Khmer nào cũng cần phải qua tu hành một thời gian để trau dồi đạo hạnh, trang bị tri thức và cách sống làm người. Người đã trải qua thời gian tu hành ở chùa được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh giá cao, mới dễ lập gia đình và dễ được tiếp nhận làm các công việc xã hội. Quan niệm này ảnh hưởng rất lớn tới người Khmer cũng như người theo Phật giáo Nam tông ở các quốc gia khác.
Theo truyền thống, Phật giáo Nam tông Khmer không có người nữ đi tu ở chùa, tuy nhiên những người phụ nữ Khmer lại được giáo dục và ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng và đạo đức Phật giáo, thông qua nếp sống của những người đàn ông trong gia đình (là những người ông, người cha, người chồng) và thông qua các lễ hội, các buổi nhà sư thuyết giảng giáo lý và nghi thức truyền thống mang đậm nét Phật giáo của dân tộc Khmer: Lễ Phật đản; lễ Dâng y; nghi thức dâng cúng vật phẩm cho chư tăng; lễ Chol Chnam Thmay (như tết nguyên đán ở Việt Nam); lễ Đôn-ta (lễ cúng ông bà); lễ cúng Trăng… Dù là lễ của Phật giáo hay lễ dân tộc nhưng mọi hoạt động này đều gắn liền với các nghi thức tôn giáo bởi mọi người cùng đến chùa, đọc kinh, thả đèn lồng… và có sự tham gia của các vị sư.
Giống như Phật giáo Bắc tông, sư tăng Phật giáo Nam tông cũng thụ giới qua các bậc Sadi và Tỳ khiêu, tuy nhiên số lượng giới phải giữ có sự khác biệt. Đối với Phật giáo Nam tông:
- Người thụ giới Sa di phải giữ 105 giới.
- Người đã thụ giới Sa di được thụ giới Tỳ khiêu phải giữ 227 giới.
Cũng có thể người đi tu nếu không muốn thụ giới Tỳ khiêu thì có thể giữ ở bậc Sa di suốt đời.
Người nam đi tu theo Phật giáo Nam tông trên tinh thần tự nguyện, tuy nhiên chỉ được nhận vào chùa và được thụ giới Sadi khi đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản:
- Phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (nếu còn nhỏ). Người nam đã có gia đình muốn vào chùa tu phải được sự đồng ý của vợ.
- Phải là công dân tốt, không trong tình trạng vi phạm pháp luật.
- Phải có thầy dẫn dắt và có những vật dụng cần thiết của một nhà sư.
Về đời sống hàng ngày, Phật giáo Nam tông thực hành theo giới luật Phật giáo Nguyên thủy nên không ăn chay như Phật giáo Bắc tông, họ sống bằng sự dâng cúng thức ăn mỗi ngày của Phật tử. Các sư chỉ ăn 2 bữa một ngày, vào buổi sáng sớm và trước giờ Ngọ (12 giờ trưa). Sau 12 giờ trưa cho đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng để uống, như: nước, sữa, trà… Trong một năm có thời gian do bận việc mùa vụ, Phật tử không được rảnh rỗi thì Ban Quản trị chùa có thể trao đổi với các gia đình Phật tử dâng cúng theo từng ngày nhất định, tránh ngày thì quá nhiều, ngày lại quá ít. Nếu tín đồ bận, các sư có thể nhận thực phẩm do các gia đình dâng cúng, đem về chùa nhờ người nấu.
Đối với người Khmer, các vị sư có vị trí và ảnh hưởng rất lớn. Nhà sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sinh, bởi vậy vị sư luôn là người thày được tôn kính và tin tưởng. Theo truyền thống từ xa xưa của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long, tuyệt đại bộ phận người dân theo Phật giáo thuộc hệ phái Nam tông, do đó khi nói đến dân số người Khmer ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc có thể hiểu đó là số lượng Phật tử, tín đồ Phật giáo (trừ những vị sư đang tu trong chùa được coi là nhà tu hành). Có thể nói, đời sống thường nhật của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer không thể tách rời. Các vị sư đến chùa tu đều là con em của đồng bào dân tộc Khmer, chùa là nơi tu hành của các vị sư sãi, là nơi làm lễ của đồng bào, là nơi giáo dục đào tạo dạy chữ, dạy nghề cho con em của đồng bào dân tộc, là trung tâm văn hóa của dân tộc, là bảo tàng lưu giữ các hiện vật từ đồ thờ tế tự, điêu khắc, trạm trổ, ghe ngo (để dùng đua trong các lễ hội dân gian)… đồng thời cũng là nơi thờ cúng những người thân của đồng bào dân tộc Khmer sau khi mất. Sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng Phum, Sóc của người Khmer đa phần đều gắn với tín ngưỡng và triết lý của đạo Phật. Các công việc của gia đình cũng như sinh hoạt văn hóa, lễ hội của cộng đồng đều có sự tham dự của các vị sư. Đại bộ phận các ngôi chùa Khmer đã trở thành nơi hội tụ, điểm đến và là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã Khmer Việt Nam.
Năm 1964 Phật giáo Khmer Nam bộ thành lập Hội đoàn kết sư sãi yêu nước khu Tây Nam bộ do Hòa thượng Thạch Som làm Hội trưởng. Tiếp sau đó là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt thành lập, hoạt động. Hội đoàn kết sư sãi yêu nước đã là nơi quy tụ sư sãi, đồng bào, Phật tử Khmer nêu cao tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi độc lập dân tộc, chống lại mọi sự xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Phật giáo Nam tông Khmer luôn sát cánh cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến đến ngày toàn thắng.
Sau năm 1975, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ nói chung và Hội đoàn kết sư sãi yêu nước ở các tỉnh nói riêng vẫn tiếp tục hoạt động, tập hợp sư sãi, đồng bào Phật tử tham gia khôi phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết nước nhà. Đến năm 1980, ủng hộ chủ trương chung của các vị lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước cũng như thể theo ý nguyện của đông đảo tăng ni, Phật tử trong cả nước, đại diện Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ đã tham gia Ban vận động thống nhất Phật giáo trong cả nước và đến tháng 11/1981, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ do Hòa thượng Dương Nhơn làm trưởng đoàn cùng với 8 tổ chức, hệ phái Phật giáo đã thống nhất thành lập một tổ chức chung đại diện cho tăng ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, ngay tại Lời nói đầu của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định: "Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp".
Trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 29 năm qua Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục có những đóng góp công sức xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng với truyền thống của Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc./.
Phật giáo hệ Nam tông nghiêm trì giữ theo giới luật nguyên thủy và đọc tụng chủ yếu 5 bộ kinh khởi đầu, do đó Phật giáo Nam tông cũng được gọi là Phật giáo nguyên thủy.
Phật giáo Nam tông được truyền vào Việt Nam theo con đường của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đường biển tới Srilanca, Mianma, Thái Lan tới vùng sông Mê Công (Campuchia) và vào vùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (phía Nam) của Việt Nam, được đông đảo người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của người Khmer, do đó gọi là Phật giáo Nam tông Khmer. (ở Việt Nam còn có Phật giáo Nam tông của người Kinh. Nội dung này tác giả xin trình bày ở một bài viết khác).
Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm (vào khoảng thế kỷ thứ IV). Đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đại bộ phận các Phum (xóm), Sóc (nhiều xóm hợp thành) của người Khmer đều có chùa thờ Phật. Tính đến tháng 6/2010, Phật giáo Nam tông Khmer đã có 452 ngôi chùa với 8.574 vị sư (=19,3% tổng số sư trong cả nước)[1], tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh (thành phố) Đồng bằng sông Cửu Long (Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau).
Theo phong tục của người Khmer, khi người con trai đến tuổi 12, 13 phải vào chùa tu một thời gian với một hay nhiều ý nghĩa: trả hiếu cho ông bà, cha mẹ; để thực hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc; để tỏ lòng thành kính với Đức Phật… Các thanh niên này cần phải tu tối thiểu ở chùa là một tháng, cũng có thể ở chùa tu lâu dài hoặc suốt đời, tùy theo nhân duyên, căn cơ và ý nguyện của từng người. Sau thời gian một tháng họ có thể xin ra khỏi chùa (xuất tu) trở lại cuộc sống đời thường bất cứ lúc nào, họ có thể lập gia đình, làm ăn, tham gia các công việc xã hội, khi muốn họ lại có thể xin vào chùa tu một thời gian rồi sau đó lại có thể trở về với gia đình.
Người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long quan niệm, bất cứ người con trai Khmer nào cũng cần phải qua tu hành một thời gian để trau dồi đạo hạnh, trang bị tri thức và cách sống làm người. Người đã trải qua thời gian tu hành ở chùa được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh giá cao, mới dễ lập gia đình và dễ được tiếp nhận làm các công việc xã hội. Quan niệm này ảnh hưởng rất lớn tới người Khmer cũng như người theo Phật giáo Nam tông ở các quốc gia khác.
Theo truyền thống, Phật giáo Nam tông Khmer không có người nữ đi tu ở chùa, tuy nhiên những người phụ nữ Khmer lại được giáo dục và ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng và đạo đức Phật giáo, thông qua nếp sống của những người đàn ông trong gia đình (là những người ông, người cha, người chồng) và thông qua các lễ hội, các buổi nhà sư thuyết giảng giáo lý và nghi thức truyền thống mang đậm nét Phật giáo của dân tộc Khmer: Lễ Phật đản; lễ Dâng y; nghi thức dâng cúng vật phẩm cho chư tăng; lễ Chol Chnam Thmay (như tết nguyên đán ở Việt Nam); lễ Đôn-ta (lễ cúng ông bà); lễ cúng Trăng… Dù là lễ của Phật giáo hay lễ dân tộc nhưng mọi hoạt động này đều gắn liền với các nghi thức tôn giáo bởi mọi người cùng đến chùa, đọc kinh, thả đèn lồng… và có sự tham gia của các vị sư.
Giống như Phật giáo Bắc tông, sư tăng Phật giáo Nam tông cũng thụ giới qua các bậc Sadi và Tỳ khiêu, tuy nhiên số lượng giới phải giữ có sự khác biệt. Đối với Phật giáo Nam tông:
- Người thụ giới Sa di phải giữ 105 giới.
- Người đã thụ giới Sa di được thụ giới Tỳ khiêu phải giữ 227 giới.
Cũng có thể người đi tu nếu không muốn thụ giới Tỳ khiêu thì có thể giữ ở bậc Sa di suốt đời.
Người nam đi tu theo Phật giáo Nam tông trên tinh thần tự nguyện, tuy nhiên chỉ được nhận vào chùa và được thụ giới Sadi khi đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản:
- Phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (nếu còn nhỏ). Người nam đã có gia đình muốn vào chùa tu phải được sự đồng ý của vợ.
- Phải là công dân tốt, không trong tình trạng vi phạm pháp luật.
- Phải có thầy dẫn dắt và có những vật dụng cần thiết của một nhà sư.
Về đời sống hàng ngày, Phật giáo Nam tông thực hành theo giới luật Phật giáo Nguyên thủy nên không ăn chay như Phật giáo Bắc tông, họ sống bằng sự dâng cúng thức ăn mỗi ngày của Phật tử. Các sư chỉ ăn 2 bữa một ngày, vào buổi sáng sớm và trước giờ Ngọ (12 giờ trưa). Sau 12 giờ trưa cho đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng để uống, như: nước, sữa, trà… Trong một năm có thời gian do bận việc mùa vụ, Phật tử không được rảnh rỗi thì Ban Quản trị chùa có thể trao đổi với các gia đình Phật tử dâng cúng theo từng ngày nhất định, tránh ngày thì quá nhiều, ngày lại quá ít. Nếu tín đồ bận, các sư có thể nhận thực phẩm do các gia đình dâng cúng, đem về chùa nhờ người nấu.
Đối với người Khmer, các vị sư có vị trí và ảnh hưởng rất lớn. Nhà sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sinh, bởi vậy vị sư luôn là người thày được tôn kính và tin tưởng. Theo truyền thống từ xa xưa của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long, tuyệt đại bộ phận người dân theo Phật giáo thuộc hệ phái Nam tông, do đó khi nói đến dân số người Khmer ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc có thể hiểu đó là số lượng Phật tử, tín đồ Phật giáo (trừ những vị sư đang tu trong chùa được coi là nhà tu hành). Có thể nói, đời sống thường nhật của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer không thể tách rời. Các vị sư đến chùa tu đều là con em của đồng bào dân tộc Khmer, chùa là nơi tu hành của các vị sư sãi, là nơi làm lễ của đồng bào, là nơi giáo dục đào tạo dạy chữ, dạy nghề cho con em của đồng bào dân tộc, là trung tâm văn hóa của dân tộc, là bảo tàng lưu giữ các hiện vật từ đồ thờ tế tự, điêu khắc, trạm trổ, ghe ngo (để dùng đua trong các lễ hội dân gian)… đồng thời cũng là nơi thờ cúng những người thân của đồng bào dân tộc Khmer sau khi mất. Sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng Phum, Sóc của người Khmer đa phần đều gắn với tín ngưỡng và triết lý của đạo Phật. Các công việc của gia đình cũng như sinh hoạt văn hóa, lễ hội của cộng đồng đều có sự tham dự của các vị sư. Đại bộ phận các ngôi chùa Khmer đã trở thành nơi hội tụ, điểm đến và là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã Khmer Việt Nam.
Năm 1964 Phật giáo Khmer Nam bộ thành lập Hội đoàn kết sư sãi yêu nước khu Tây Nam bộ do Hòa thượng Thạch Som làm Hội trưởng. Tiếp sau đó là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt thành lập, hoạt động. Hội đoàn kết sư sãi yêu nước đã là nơi quy tụ sư sãi, đồng bào, Phật tử Khmer nêu cao tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi độc lập dân tộc, chống lại mọi sự xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Phật giáo Nam tông Khmer luôn sát cánh cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến đến ngày toàn thắng.
Sau năm 1975, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ nói chung và Hội đoàn kết sư sãi yêu nước ở các tỉnh nói riêng vẫn tiếp tục hoạt động, tập hợp sư sãi, đồng bào Phật tử tham gia khôi phục hậu quả chiến tranh, kiến thiết nước nhà. Đến năm 1980, ủng hộ chủ trương chung của các vị lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước cũng như thể theo ý nguyện của đông đảo tăng ni, Phật tử trong cả nước, đại diện Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ đã tham gia Ban vận động thống nhất Phật giáo trong cả nước và đến tháng 11/1981, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ do Hòa thượng Dương Nhơn làm trưởng đoàn cùng với 8 tổ chức, hệ phái Phật giáo đã thống nhất thành lập một tổ chức chung đại diện cho tăng ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, ngay tại Lời nói đầu của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định: "Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp".
Trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 29 năm qua Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục có những đóng góp công sức xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đất nước Việt Nam vững mạnh và trường tồn, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng với truyền thống của Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc./.
Minh Nga
Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
Ban Tôn Giáo Chính phủ
Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
Ban Tôn Giáo Chính phủ
[1] Báo cáo sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2010 của GHPGVN
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu