Thứ Năm 27 Tháng Bảy 2017 - 08:25:31 SA
Nét đặc sắc của nền văn hóa Khmer
(TG) - Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ và tuyệt đối. Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo. Từ thế kỷ thứ VII đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử.
Biểu diễn nghệ thuật quần chúng Khmer
AngKor Wat và AngKor Thom với sự đồ sộ, cổ kính, tinh xảo đạt đến đỉnh cao huy hoàng về nghệ thuật, kiến trúc và trí tuệ, sức mạnh của con người. Những khối đá khổng lồ được xếp chồng lên nhau tạo thành các tháp cao hùng vĩ, tạc vào trời xanh. Nụ cười bí ẩn của thần Bayon là những giá trị bất tử như thách thức trước thời gian về sự diệu kì của bàn tay con người. Nụ cười ấy khiến nhân dân Campuchia lạc quan yêu đời, làm nên sức sống kỳ diệu.
Đại kinh đô của đế chế Angkor với 49 ngọn tháp mà mỗi tháp đều có 4 gương mặt thần Bayon. Đến nơi đây, ta như quên hết những phiền muộn của hiện tại để trở về với sự tĩnh lặng trầm mặc của không gian quá khứ, lắng nghe những niềm vui như được tỏa ra mênh mông tràn ngập từ các nụ cười bí ẩn này. Sự tinh tế, khéo léo lại tỏa ra từ những bức tranh điêu khắc trên đá. Khi đó trong ta sẽ lâng lâng một cảm giác về người xưa vẫn còn hiện hữu ở đâu đây, mỉm cười với hậu thế về những gì đã vượt thời gian.
Là người nhiều năm gắn bó và vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia, tôi có điều kiện tiếp xúc và hiểu biết ít nhiều về người dân và đất nước Chùa Tháp, đặc biệt là cảm nhận về những nét đặc sắc của nền văn hoá Khmer.
Văn hoá vật thể
Quần thể Angkor
Quần thề Angkor thuộc tỉnh Xiêm Riệp bao gồm 2 công trình chính là Angkor Wat và Angkor Thom. Đây là những thắng cảnh kỳ vĩ không chỉ của đất nước Campuchia mà còn là của nhân loại. Angkor Wat còn có tên trong tiếng Việt cổ là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích.
Theo tiếng Khmer, Angkor là kinh đô; Wat là đền thờ hay chùa; còn Thom là lớn, là vĩ đại. Nơi đây là đền thờ vị thần Vishnu của Ấn Độ Giáo. Angkor là thủ đô của Đế chế Khmer xưa. Đây là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
Angkor Wat
Angkor Wat được xây dựng vào đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150). Angkor Wat mới đầu để thờ thần Vishnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ XV, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860.
Angkor Wat gồm 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Vishnu.
Tầng 1 được gọi là Địa ngục: Angkor Wat được xem là công trình xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Nét độc đáo nhất là những bức tranh điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay. Tại các góc của Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được điêu khắc trên một khuôn mẫu có sẵn.
Tầng 2 được gọi là Trần gian: Là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành, bên trong là các gian điện thờ các vị thần. Tại tầng 2, có vô số những bức tranh vũ nữ Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Cặp nhũ hoa của bức tượng do duc khách nghịch ngợm, sờ mó lâu ngày. Có hướng dẫn viên đã biết cách phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.
Tầng 3 được gọi là Thiên đàng: Là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat.
Angkor Thom
Angkor Thom đã được xây dựng vào cuối thế kỷ XII để làm Thủ đô vương quốc của Jayavarman VII. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc Khmer trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609.
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp. Mô típ trang trí trên bề mặt các ngôi đền là Naga, đức Phật, vũ nữ Apsara, sư tử và nhiều lọai hoa văn... Đường nét khắc tạc trên các công trình kiến trúc rất tỉ mỉ, tinh xảo, điêu luyện đến mức người ta lầm tưởng chúng được dập trên một khuôn mẫu có sẵn.
Đã ngót một nghìn năm trôi qua, các công trình kiến trúc của Angkor đã bị chiến tranh và thiên nhiên tàn phá. Hầu hết các bức tượng tròn nơi đây đều bị chặt mất đầu, nhiều vị trí trong ngôi đền bị đổ sập, để lại những phiến đá rêu phong bám phủ còn hiện rõ hình các vũ nữ, các vị Phật, các mô típ trang trí...
Wat Phnom
Wat Phnom là một ngôi chùa lịch sử và là một trong những chùa quan trọng nhất ở Phnom Penh. Chùa được xây năm 1373. Nằm ở độ cao 27 mét so với xung quanh, nó là điểm cao nhất trong thành phố này và cũng là công trình tôn giáo cao nhất. Chùa được một quả phụ giàu có là Daun Chi Penh xây trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi một trận lụt lớn đã cuốn trôi các bức tượng Phật tới đây.
Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnom Penh. Người ta kể rằng năm 1372 bà Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (bà Penh), vì thế mà có Phnom Penh.
Ngôi chùa hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp chứa hài cốt lớn nhất chứa tro của vua Ponhea Yat, người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong năm mới Campuchia và Pchum Benh.
Wat Phnom nằm yên ả trên đỉnh đồi đầy cỏ xanh mát, nơi khởi nguồn của huyền thoại Phnom Penh và gợi nhớ đến quốc vương Ponhea Yat (1405-1467).
Cung điện Hoàng gia
Cung điện Hoàng gia Campuchia ở Thủ đô Phnôm Pênh là một tổ hợp các tòa nhà nơi Hoàng gia Vương quốc Campuchia được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài. Nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi Hoàng gia.
Các vua Campuchia đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866. Cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Penh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã tư các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk.
Hoàng cung và Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc, là biểu tượng cho đất nước Campuchia.
Văn hoá phi vật thể
Thần rắn (rồng) Naga - Một nét đặc trưng
Theo tiếng Phạn, Naga là rắn hổ mang, có cái đầu bạnh lớn, là chúa tể của loài rắn. Chúng là loài rắn lớn nhất, nọc độc khủng khiếp nhất, có khả năng giết 20 người hoặc một con voi lớn.
Trong truyền thuyết của người Khmer, trắn Naga tượng trưng cho vị thần Siva tối cao. Đây là vị thần nắm trong tay sự hủy diệt và tái sinh. Vị vua đầu tiên lãnh đạo Vương quốc Chân Lạp là Kampu, một người tài giỏi, có đức độ, được nhân dân yêu mến, sùng kính như vị thần.
Rắn Naga là biểu trưng cho sự thịnh vượng, là vị thần bảo vệ mùa màng, mang nước tưới tắm cho ruộng vườn, mang nước đầy ắp các dòng sông. Rắn Naga là biểu tượng cho sự kết nối giữa cõi nhân gian và Niết bàn. Trong các công trình cổ, có các hình tượng rắn 3 đầu, 5 đầu, 6 đầu, 7 đầu và 9 đầu. Rắn 3 đầu tượng trưng cho thiên-địa-nhân; 5 đầu là kim-mộc-thủy-hỏa-thổ; 6 đầu biểu trưng cho nữ giới, trái đất, thể xác và sự chết chóc, 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng...
Trong những ngôi chùa ở xứ sở Chùa Tháp, rắn thần Naga xuất hiện khắp nơi, từ cổng chùa, đến nóc chùa, đầu đao, thậm chí trên những cánh cửa tủ đựng kinh sách... với ý nghĩa bảo vệ Phật khỏi tà ma ngoại đạo.
Nghệ thuật kiến trúc
Tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác.
Nổi tiếng với công trình kiến trúc quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây... thể hiện rõ tư tưởng về thuyết vật chất của Hindu giáo và hình các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh lại giống trong Phật giáo. Chính sự pha trộn hòa quyện 2 tôn giáo Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một thứ văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng “rất Campuchia”.
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này. Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại.
Âm nhạc
Âm nhạc Campuchia chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hình thể âm nhạc cổ xưa như của người Hindu. Vũ điệu tôn giáo rất phổ biến và chúng thường mô tả những cốt truyện, huyền thoại cổ xưa. Một vài điệu múa được đệm bởi dàn nhạc pinpeat gồm có một ching (giống như chũm chọe), roneat (như đàn xylophone bằng tre), pia au (giống sáo), sralai (tương tự kèn oboe), chapey (giống đàn banjo trầm), cồng chiêng, tro (tương tự đàn fiddle) và nhiều loại trống khác. Mỗi cử điệu của vũ công đều mang một ý nghĩa đặc biệt, bao gồm những quan niệm trừu tượng. Nhạc cụ truyền thống Campuchia bao gồm nhiều loại nhạc cụ hơi, dây và gõ, được cả dân tộc đa số là Khmer lẫn các dân tộc thiểu số sử dụng.
Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách dân gian. Ở đây có nét tương đồng với âm nhạc của Thái Lan và Lào.
Múa Khmer
Nghệ thuật múa cổ xưa ca ngợi đấng tạo hóa của Hindu giáo. Nghệ thuật múa cung đình có nguồn gốc từ truyền thuyết của đạo Hindu… Đặc biệt hình tượng vũ nữ dân gian với thân hình mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển. Nghệ thuật múa Ápsara đã đạt tới đỉnh cao và niềm tự hào của người Campuchia.
Văn học
Văn học Campuchia hoặc văn học Khmer có cội nguồn từ rất xa xưa. Kho tàng văn học Campuchia gồm hai bộ phận tách rời: 1 - Văn học viết, hầu như chỉ phổ biến ở cung đình và các chùa Phật giáo. 2 - Văn học truyền miệng được dựa trên văn học dân gian bản địa. Loại văn học này bị ảnh hưởng sâu nặng bởi đạo Phật, tôn giáo chiếm ưu thế ở Campuchia, cũng như là bởi sử thi Ramayana và Mahabharata. Những bản khắc cổ trên đá.
Lễ hội
Ở Campuchia hiện nay có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống nên các lễ hội và lễ nghi cũng phong phú và đa dạng, mang nhiều nét đặc sắc khác nhau. Tuy rằng, một số phong tục tập quán và lễ hội đã mất đi và có nhiều thay đổi nhưng hiện nay rất nhiều lễ hội, phong tục tập quán độc đáo vẫn còn tồn tại.
Lễ hội Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến 15-4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này, mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới.
Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.
Lễ hội chèo thuyền (hay còn gọi là lễ hội nước) nhằm nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 24 đến 26-11 dương lịch) và thường tổ chức trên sông Mekong tại thủ đô Phnompenh.
Lễ Noel dành riêng cho đồng bào Công giáo ở Campuchia. Mặc dù là một nước Phật giáo nhưng lễ này ở Campuchia cũng được tổ chức khá rầm rộ.
Tín ngưỡng
Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Đến thế kỷ thứ VII đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng từ đó đến nay, đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình. Ở Campuchia có khoảng 4.392 đền thờ, tu viện trong cả nước. Ngoài ra, còn có cộng đồng Hồi giáo[1], Công giáo[2], Phật giáo Đại thừa[3].
Ẩm thực
Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ, tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Người Khmer và những tương đồng trong văn hoá dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long
Người Khmer ở Việt Nam quần tụ chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và và một số ít ở các tỉnh, thành như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh... với dân số chiếm gần 6,7% dân số toàn vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình cộng cư giữa người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm và các cộng đồng khác đã diễn ra hiện tượng đan xen nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Hồi giáo, Hoà Hảo, Cao Đài... nhưng cộng đồng nào cũng đều bao dung về mặt tín ngưỡng.
Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, nền văn hóa Khmer đã giao thoa với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái Nam Tông. Chính vì thế, ngôi chùa có vị trí vô cùng quan trọng đối với người Khmer, là sự gắn bó thiêng liêng cả đời người. Lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật pháp, xuống tóc đi tu, học giáo lý Phật và học văn hoá trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người trưởng thành. Khi qua đời, người Khmer phổ biến dùng hình thức hỏa táng.
Trong quá trình hình thành và phát triển, đã sáng tạo một nền văn hoá phong phú và độc đáo. Sự tiếp nhận văn hóa giữa cộng đồng Khmer với các cộng đồng khác như văn hóa người Hoa, người Chăm, người Kinh ở Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện ở cả mảng vật chất lẫn tinh thần và còn có tính hai chiều tức là có cho và có nhận. Chính giao lưu văn hóa giữa người Khmer và các dân tộc đã tạo cho văn hóa Khmer phong phú và là nét đẹp truyền thống của vùng đất này trong sự nghiệp chinh phục tự nhiên và phát triển bền vững hiện nay.
Lễ hội của người Khmer Nam bộ như là một nét văn hoá độc đáo góp chung vào sự đa dạng, đặc sắc của nền văn hóa Việt, tiêu biểu như:
Lễ hội Chol Chnam Thmay là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Lễ hội được tổ chức vào giữa tháng tư dương lịch, kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày.
Lễ Đôn-ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phúc cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng. Lễ được tổ chức trong suốt ba ngày trong năm, từ ngày 29 tháng Tám đến mùng 1 tháng Chín âm lịch. Trong ba ngày Đôn-ta có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau.
Lễ hội Ok om bok với ý nghĩa là lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày dịp rằm tháng 10 âm lịch. Thường được tổ chức tại mỗi phum sóc tại sân chùa.
Trong lễ hội Ok om bok này, một hoạt đông rất sôi nổi là đua ghe ngo. Cuộc đua ghe ngo được diễn ra vào trước ngày rằm tháng 10 âm lịch. Đây là một nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả. Đây cũng là nghi thức tôn giáo để tưởng nhớ thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông.
Đua ghe ngo là một trò chơi dân gian, vừa tỏ sức mạnh vừa tỏ sự đoàn kết. Mọi người dân đủ các thành phần tập trung hai bên dòng sông, nhạc ngũ âm đánh tưng bừng hai bên dòng. Các đội đua từ các tỉnh lân cận, huyện trong tỉnh đó tập trung cùng nhau thi.
Lễ hội Ok om bok là dịp để đồng bào Khmer Nam bộ thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc mình./.
Biểu diễn nghệ thuật quần chúng Khmer
nhân ngày hội Văn hóa- Thể thao dân tộc Khmer tỉnh Vĩnh Long
Đất nước Campuchia phát triển hùng mạnh nhất từ thế kỷ thứ IX cho đến thế kỷ XIII. Chính giai đoạn này đã viết nên những trang sử hào hùng nhất của dân tộc Campuchia với “nền văn minh Khmer”, với quần thể Angkor - di sản thế giới và hàng loạt những kỳ tích khác tạo nên một huyền thoại bất tử Angkor.AngKor Wat và AngKor Thom với sự đồ sộ, cổ kính, tinh xảo đạt đến đỉnh cao huy hoàng về nghệ thuật, kiến trúc và trí tuệ, sức mạnh của con người. Những khối đá khổng lồ được xếp chồng lên nhau tạo thành các tháp cao hùng vĩ, tạc vào trời xanh. Nụ cười bí ẩn của thần Bayon là những giá trị bất tử như thách thức trước thời gian về sự diệu kì của bàn tay con người. Nụ cười ấy khiến nhân dân Campuchia lạc quan yêu đời, làm nên sức sống kỳ diệu.
Đại kinh đô của đế chế Angkor với 49 ngọn tháp mà mỗi tháp đều có 4 gương mặt thần Bayon. Đến nơi đây, ta như quên hết những phiền muộn của hiện tại để trở về với sự tĩnh lặng trầm mặc của không gian quá khứ, lắng nghe những niềm vui như được tỏa ra mênh mông tràn ngập từ các nụ cười bí ẩn này. Sự tinh tế, khéo léo lại tỏa ra từ những bức tranh điêu khắc trên đá. Khi đó trong ta sẽ lâng lâng một cảm giác về người xưa vẫn còn hiện hữu ở đâu đây, mỉm cười với hậu thế về những gì đã vượt thời gian.
Là người nhiều năm gắn bó và vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia, tôi có điều kiện tiếp xúc và hiểu biết ít nhiều về người dân và đất nước Chùa Tháp, đặc biệt là cảm nhận về những nét đặc sắc của nền văn hoá Khmer.
Văn hoá vật thể
Quần thể Angkor
Quần thề Angkor thuộc tỉnh Xiêm Riệp bao gồm 2 công trình chính là Angkor Wat và Angkor Thom. Đây là những thắng cảnh kỳ vĩ không chỉ của đất nước Campuchia mà còn là của nhân loại. Angkor Wat còn có tên trong tiếng Việt cổ là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích.
Theo tiếng Khmer, Angkor là kinh đô; Wat là đền thờ hay chùa; còn Thom là lớn, là vĩ đại. Nơi đây là đền thờ vị thần Vishnu của Ấn Độ Giáo. Angkor là thủ đô của Đế chế Khmer xưa. Đây là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
Angkor Wat
Angkor Wat được xây dựng vào đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150). Angkor Wat mới đầu để thờ thần Vishnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ XV, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860.
Angkor Wat gồm 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Vishnu.
Tầng 1 được gọi là Địa ngục: Angkor Wat được xem là công trình xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Nét độc đáo nhất là những bức tranh điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay. Tại các góc của Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được điêu khắc trên một khuôn mẫu có sẵn.
Tầng 2 được gọi là Trần gian: Là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành, bên trong là các gian điện thờ các vị thần. Tại tầng 2, có vô số những bức tranh vũ nữ Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Cặp nhũ hoa của bức tượng do duc khách nghịch ngợm, sờ mó lâu ngày. Có hướng dẫn viên đã biết cách phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.
Tầng 3 được gọi là Thiên đàng: Là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat.
Angkor Thom
Angkor Thom đã được xây dựng vào cuối thế kỷ XII để làm Thủ đô vương quốc của Jayavarman VII. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc Khmer trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609.
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp. Mô típ trang trí trên bề mặt các ngôi đền là Naga, đức Phật, vũ nữ Apsara, sư tử và nhiều lọai hoa văn... Đường nét khắc tạc trên các công trình kiến trúc rất tỉ mỉ, tinh xảo, điêu luyện đến mức người ta lầm tưởng chúng được dập trên một khuôn mẫu có sẵn.
Đã ngót một nghìn năm trôi qua, các công trình kiến trúc của Angkor đã bị chiến tranh và thiên nhiên tàn phá. Hầu hết các bức tượng tròn nơi đây đều bị chặt mất đầu, nhiều vị trí trong ngôi đền bị đổ sập, để lại những phiến đá rêu phong bám phủ còn hiện rõ hình các vũ nữ, các vị Phật, các mô típ trang trí...
Wat Phnom
Wat Phnom là một ngôi chùa lịch sử và là một trong những chùa quan trọng nhất ở Phnom Penh. Chùa được xây năm 1373. Nằm ở độ cao 27 mét so với xung quanh, nó là điểm cao nhất trong thành phố này và cũng là công trình tôn giáo cao nhất. Chùa được một quả phụ giàu có là Daun Chi Penh xây trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi một trận lụt lớn đã cuốn trôi các bức tượng Phật tới đây.
Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnom Penh. Người ta kể rằng năm 1372 bà Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (bà Penh), vì thế mà có Phnom Penh.
Ngôi chùa hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp chứa hài cốt lớn nhất chứa tro của vua Ponhea Yat, người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong năm mới Campuchia và Pchum Benh.
Wat Phnom nằm yên ả trên đỉnh đồi đầy cỏ xanh mát, nơi khởi nguồn của huyền thoại Phnom Penh và gợi nhớ đến quốc vương Ponhea Yat (1405-1467).
Cung điện Hoàng gia
Cung điện Hoàng gia Campuchia ở Thủ đô Phnôm Pênh là một tổ hợp các tòa nhà nơi Hoàng gia Vương quốc Campuchia được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài. Nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi Hoàng gia.
Các vua Campuchia đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866. Cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Penh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã tư các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk.
Hoàng cung và Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc, là biểu tượng cho đất nước Campuchia.
Văn hoá phi vật thể
Thần rắn (rồng) Naga - Một nét đặc trưng
Theo tiếng Phạn, Naga là rắn hổ mang, có cái đầu bạnh lớn, là chúa tể của loài rắn. Chúng là loài rắn lớn nhất, nọc độc khủng khiếp nhất, có khả năng giết 20 người hoặc một con voi lớn.
Trong truyền thuyết của người Khmer, trắn Naga tượng trưng cho vị thần Siva tối cao. Đây là vị thần nắm trong tay sự hủy diệt và tái sinh. Vị vua đầu tiên lãnh đạo Vương quốc Chân Lạp là Kampu, một người tài giỏi, có đức độ, được nhân dân yêu mến, sùng kính như vị thần.
Rắn Naga là biểu trưng cho sự thịnh vượng, là vị thần bảo vệ mùa màng, mang nước tưới tắm cho ruộng vườn, mang nước đầy ắp các dòng sông. Rắn Naga là biểu tượng cho sự kết nối giữa cõi nhân gian và Niết bàn. Trong các công trình cổ, có các hình tượng rắn 3 đầu, 5 đầu, 6 đầu, 7 đầu và 9 đầu. Rắn 3 đầu tượng trưng cho thiên-địa-nhân; 5 đầu là kim-mộc-thủy-hỏa-thổ; 6 đầu biểu trưng cho nữ giới, trái đất, thể xác và sự chết chóc, 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng...
Trong những ngôi chùa ở xứ sở Chùa Tháp, rắn thần Naga xuất hiện khắp nơi, từ cổng chùa, đến nóc chùa, đầu đao, thậm chí trên những cánh cửa tủ đựng kinh sách... với ý nghĩa bảo vệ Phật khỏi tà ma ngoại đạo.
Nghệ thuật kiến trúc
Tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác.
Nổi tiếng với công trình kiến trúc quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây... thể hiện rõ tư tưởng về thuyết vật chất của Hindu giáo và hình các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh lại giống trong Phật giáo. Chính sự pha trộn hòa quyện 2 tôn giáo Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một thứ văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng “rất Campuchia”.
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này. Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại.
Âm nhạc
Âm nhạc Campuchia chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hình thể âm nhạc cổ xưa như của người Hindu. Vũ điệu tôn giáo rất phổ biến và chúng thường mô tả những cốt truyện, huyền thoại cổ xưa. Một vài điệu múa được đệm bởi dàn nhạc pinpeat gồm có một ching (giống như chũm chọe), roneat (như đàn xylophone bằng tre), pia au (giống sáo), sralai (tương tự kèn oboe), chapey (giống đàn banjo trầm), cồng chiêng, tro (tương tự đàn fiddle) và nhiều loại trống khác. Mỗi cử điệu của vũ công đều mang một ý nghĩa đặc biệt, bao gồm những quan niệm trừu tượng. Nhạc cụ truyền thống Campuchia bao gồm nhiều loại nhạc cụ hơi, dây và gõ, được cả dân tộc đa số là Khmer lẫn các dân tộc thiểu số sử dụng.
Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách dân gian. Ở đây có nét tương đồng với âm nhạc của Thái Lan và Lào.
Múa Khmer
Nghệ thuật múa cổ xưa ca ngợi đấng tạo hóa của Hindu giáo. Nghệ thuật múa cung đình có nguồn gốc từ truyền thuyết của đạo Hindu… Đặc biệt hình tượng vũ nữ dân gian với thân hình mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển. Nghệ thuật múa Ápsara đã đạt tới đỉnh cao và niềm tự hào của người Campuchia.
Văn học
Văn học Campuchia hoặc văn học Khmer có cội nguồn từ rất xa xưa. Kho tàng văn học Campuchia gồm hai bộ phận tách rời: 1 - Văn học viết, hầu như chỉ phổ biến ở cung đình và các chùa Phật giáo. 2 - Văn học truyền miệng được dựa trên văn học dân gian bản địa. Loại văn học này bị ảnh hưởng sâu nặng bởi đạo Phật, tôn giáo chiếm ưu thế ở Campuchia, cũng như là bởi sử thi Ramayana và Mahabharata. Những bản khắc cổ trên đá.
Lễ hội
Ở Campuchia hiện nay có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống nên các lễ hội và lễ nghi cũng phong phú và đa dạng, mang nhiều nét đặc sắc khác nhau. Tuy rằng, một số phong tục tập quán và lễ hội đã mất đi và có nhiều thay đổi nhưng hiện nay rất nhiều lễ hội, phong tục tập quán độc đáo vẫn còn tồn tại.
Lễ hội Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến 15-4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này, mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới.
Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.
Lễ hội chèo thuyền (hay còn gọi là lễ hội nước) nhằm nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 24 đến 26-11 dương lịch) và thường tổ chức trên sông Mekong tại thủ đô Phnompenh.
Lễ Noel dành riêng cho đồng bào Công giáo ở Campuchia. Mặc dù là một nước Phật giáo nhưng lễ này ở Campuchia cũng được tổ chức khá rầm rộ.
Tín ngưỡng
Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Đến thế kỷ thứ VII đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng từ đó đến nay, đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình. Ở Campuchia có khoảng 4.392 đền thờ, tu viện trong cả nước. Ngoài ra, còn có cộng đồng Hồi giáo[1], Công giáo[2], Phật giáo Đại thừa[3].
Ẩm thực
Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ, tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Người Khmer và những tương đồng trong văn hoá dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long
Người Khmer ở Việt Nam quần tụ chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và và một số ít ở các tỉnh, thành như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh... với dân số chiếm gần 6,7% dân số toàn vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình cộng cư giữa người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm và các cộng đồng khác đã diễn ra hiện tượng đan xen nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Hồi giáo, Hoà Hảo, Cao Đài... nhưng cộng đồng nào cũng đều bao dung về mặt tín ngưỡng.
Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, nền văn hóa Khmer đã giao thoa với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái Nam Tông. Chính vì thế, ngôi chùa có vị trí vô cùng quan trọng đối với người Khmer, là sự gắn bó thiêng liêng cả đời người. Lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật pháp, xuống tóc đi tu, học giáo lý Phật và học văn hoá trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người trưởng thành. Khi qua đời, người Khmer phổ biến dùng hình thức hỏa táng.
Trong quá trình hình thành và phát triển, đã sáng tạo một nền văn hoá phong phú và độc đáo. Sự tiếp nhận văn hóa giữa cộng đồng Khmer với các cộng đồng khác như văn hóa người Hoa, người Chăm, người Kinh ở Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện ở cả mảng vật chất lẫn tinh thần và còn có tính hai chiều tức là có cho và có nhận. Chính giao lưu văn hóa giữa người Khmer và các dân tộc đã tạo cho văn hóa Khmer phong phú và là nét đẹp truyền thống của vùng đất này trong sự nghiệp chinh phục tự nhiên và phát triển bền vững hiện nay.
Lễ hội của người Khmer Nam bộ như là một nét văn hoá độc đáo góp chung vào sự đa dạng, đặc sắc của nền văn hóa Việt, tiêu biểu như:
Lễ hội Chol Chnam Thmay là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Lễ hội được tổ chức vào giữa tháng tư dương lịch, kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày.
Lễ Đôn-ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phúc cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng. Lễ được tổ chức trong suốt ba ngày trong năm, từ ngày 29 tháng Tám đến mùng 1 tháng Chín âm lịch. Trong ba ngày Đôn-ta có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau.
Lễ hội Ok om bok với ý nghĩa là lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày dịp rằm tháng 10 âm lịch. Thường được tổ chức tại mỗi phum sóc tại sân chùa.
Trong lễ hội Ok om bok này, một hoạt đông rất sôi nổi là đua ghe ngo. Cuộc đua ghe ngo được diễn ra vào trước ngày rằm tháng 10 âm lịch. Đây là một nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả. Đây cũng là nghi thức tôn giáo để tưởng nhớ thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông.
Đua ghe ngo là một trò chơi dân gian, vừa tỏ sức mạnh vừa tỏ sự đoàn kết. Mọi người dân đủ các thành phần tập trung hai bên dòng sông, nhạc ngũ âm đánh tưng bừng hai bên dòng. Các đội đua từ các tỉnh lân cận, huyện trong tỉnh đó tập trung cùng nhau thi.
Lễ hội Ok om bok là dịp để đồng bào Khmer Nam bộ thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc mình./.
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu