Thứ Tư 26 Tháng Bảy 2017 - 11:49:19 SA
Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Khmer ở Trà Vinh
Người Khmer sinh tụ ở Nam bộ nói chung, Trà Vinh nói riêng từ rất lâu, họ có tiếng nói và chữ viết riêng cùng với các lễ hội truyền thống đặc sắc tạo nên nền văn hóa rực rỡ. Tôn giáo chính của người Khmer là đạo Phật phái Nam Tông (Therevada). Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 141 ngôi chùa Khmer với kiến trúc nghệ thuật rất độc đáo.
Lễ dâng y
Dấu ấn văn hóa Phật giáo còn thể hiện qua các công trình xây dựng, văn học, hội họa… góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tính thẩm mỹ, nét sáng tạo, thúc đẩy con người hướng đến chân, thiện, mỹ. Những ngôi chùa Khmer, phần lớn được xây dựng ở vị trí trung tâm của sróc, và đó là những công trình kiến trúc mĩ thuật tiêu biểu cho văn hóa dân tộc Khmer. Các nghệ nhân Khmer tập trung nhiều công sức, tâm huyết và sáng tạo cho việc xây dựng các ngôi chùa với nhiều hoa văn, họa tiết đặc trưng của dân tộc trong khuôn viên rộng lớn có nhiều cây cổ thụ. Quần thể kiến trúc gồm có: cổng chùa, chính điện, tăng xá, sala, trường học, tháp để cốt… mà tâm điểm là ngôi chính điện. Đó là một công trình kiến trúc có quy mô lớn, khang trang và cổ kính. Chính điện được xây dựng cao hơn hẳn so với các công trình kiến trúc khác, cửa chính quay về hướng đông, vì người Khmer quan niệm đức Phật ở hướng tây quay mặt về hướng đông để cứu độ chúng sinh.
Mái chùa thường lợp ngói vẩy cá (Ska-niek). Mái được cấu tạo độc đáo gồm ba cấp, mỗi cấp lại chia thành ba nếp. Nếp ở giữa lớn nhất và được nâng cao hơn hai nếp phụ ở hai bên. Hai nếp mái ở cấp trên hợp với nhau thành góc 60 độ. Trên trần chính điện và xung quanh các bức tường bên trong thường được trang trí nhiều tranh vẽ với các đề tài về sự tích của đức Phật từ lúc mới sinh cho đến khi trở thành hoàng tử rồi xuất cung vào rừng tu cho đến đắc đạo thành Phật và nhập niết bàn. Trên mỗi đầu cột xung quanh chính điện thường được gắn tượng Ai-ra, Key-no (Tiên nữ) và chim thần Krud với hai cánh tay khoẻ khoắn chống đỡ mái một cách nhẹ nhàng. Bên trong chính điện có bệ thờ Phật. Đặc biệt, đối với Phật giáo Nam Tông Khmer thì chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca, trên bệ thờ có một tượng Phật Thích Ca lớn ngồi trên tòa sen và nhiều tượng Phật Thích Ca nhỏ xung quanh với nhiều tư thế khác nhau.
Hàng năm, khi vào các lễ hội truyền thống của dân tộc như: Chol Chnam Thmây, Sen Dolta, Ok Om Bok, Dâng y Kathina… người dân Khmer tập trung tại chùa để tham dự lễ hội, cúng dường sư sãi, gặp gỡ giao lưu. Ngoài ra, thường nhật hàng tháng cũng có nhiều người Khmer đến chùa để dâng thực và nghe các vị sư giảng kinh hoặc làm công quả góp phần tôn tạo ngôi chùa.
Hiện nay, đa số các chùa Khmer ở Trà Vinh vẫn còn lưu giữ được Satra (chữ viết trên lá buông). Đây là những bộ sách quý dùng để tra cứu, học hỏi và truyền dạy con cháu qua các thế hệ. Nội dung Satra rất phong phú, đa dạng, thể hiện đầy đủ các mặt trong cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt giải trí của dân tộc Khmer. Tùy theo nội dung và trình độ người đọc Khmer ngữ, người ta phân chia Satra thành 4 nhóm chính: Satra Chơbắp (Satra luật giáo huấn); Satra Labeng hay Labơk (Satra giải trí, thường ghi lại các câu truyện dân gian, truyện ngụ ngôn có đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống và xã hội để mọi người đọc và suy ngẫm. Nội dung Satra này thường mang tính chất châm biếm, hài hước); Satra Tâm nông (Ghi nội dung các tác phẩm văn học có giá trị, còn gọi là Chol-La-na ắt-so-sưl, tức là vận động và phát triển nền văn học Khmer. Loại này thường phát triển dựa theo hai mảng văn học chính, đó là luận thuyết Ba-la môn giáo (truyện kể Riêm- kê) và luận thuyết Phật giáo (truyền thuyết Prás-Vêsonđo). Satra Tâm nông hầu hết đều được diễn đạt bằng các thể thơ, có nội dung phản ánh hai mặt đối lập: xấu - tốt, trắng - đen, công lý và bất công, phát triển và hủy hoại); Satra Tes (Nội dung chính là ghi chép các sự tích Phật thoại và kinh Phật, giảng dạy luận thuyết và giáo huấn, cách thức hành lễ của Phật giáo).
Hàng ngày, một số vị sư sãi, thường là những người mới vào chùa tu học, sẽ đảm nhiệm việc khất thực ở phum, sróc trong phạm vi ảnh hưởng của từng chùa về cho các sư sãi trong chùa cùng thọ thực. Việc khất thực ở các chùa Khmer chỉ diễn ra trong buổi sáng trước 12 giờ. Vì theo quy định của Phật giáo Khmer các sư sãi chỉ được phép thọ thực và dùng các thức ăn cúng từ sáng sớm đến 12 giờ, còn sau đó đến sáng ngày hôm sau chỉ được phép uống nước hoặc sữa. Các gia đình đến lượt sẽ nấu cơm và chuẩn bị thức ăn sẵn để dâng lên chùa. Khi các vị sư đi khất thực, phía sau có một vài trẻ em mang bình bát đựng thức ăn, đến cổng từng gia đình, gia chủ sẽ dâng cơm và thức ăn đến các vị sư. Vào các ngày lễ hội lớn, nhiều gia đình phật tử chuẩn bị thực phẩm mang đến chùa chế biến dâng lên các vị sư. Sau khi các vị sư thọ thực xong, mọi người cùng ăn với nhau thật vui vẻ.
Phật tử dâng Bath (đặt bát) cho các vị sư
Người Khmer rất tôn kính các vị sư, hầu hết các lễ tục dân gian như: cưới hỏi, xây nhà mới… đều có sự tham dự của các vị sư để tụng kinh cầu an, chúc phúc. Trong lễ tang thì tang gia đến chùa thỉnh các vị sư về cầu kinh cho sự giải thoát của người quá cố. Trong các nghi lễ nông nghiệp hay tín ngưỡng dân gian thì các vị sư tụng kinh cầu mùa hay tiến hành một số nghi thức Tống ôn để xua đuổi những điều không may mắn.
Theo phong tục tập quán, người Khmer có phong tục cho con cháu vào chùa tu để học đạo lý làm người, rèn luyện đạo hạnh gọi là “Buas” và cũng để trả hiếu cha mẹ. Lễ xuất gia này gọi là Pithi BamBuas Neak. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, việc tổ chức đám tu thường trước hoặc sau tết Chol Chnam Thmây một tháng. Xuất có nghĩa là từ giả ra đi, xuất gia nghĩa là từ giả gia đình, họ hàng, bạn bè, tạo cho mình một thế giới riêng, không vướng bận, ràng buộc bởi vật chất, vợ con, cha mẹ.
Có thể nói, Phật giáo Nam Tông Khmer (đặc trưng là ngôi chùa) là một trong những nhân tố quan trọng để gắn kết cộng đồng lại với nhau góp phần vào việc bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc.
Chùa Phật giáo Nam Tông Khmer
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh không chỉ đơn thuần là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, giáo dục của cộng đồng dân tộc Khmer tại phum sróc, mà còn là cơ sở hoạt động bí mật, địa điểm nuôi chứa, bảo vệ an toàn nhiều cán bộ cách mạng. Nơi đây còn là trung tâm đoàn kết giữa ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa trong vùng và là nơi xuất phát nhiều phong trào đấu tranh chính trị của sư sãi, quần chúng nhân dân. Nhà chùa và bà con phật tử đã đóng góp nhiều của cải vật chất cho cách mạng.
Với những thành tích và giá trị đó, một số ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh đã được xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng hay kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia hoặc cấp tỉnh.
Hiện nay, với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đời sống của bà con Khmer và Phật giáo Khmer tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Nhiều chùa Khmer được đầu tư, trang bị dàn nhạc Ngũ âm hay tủ sách báo, phương tiện nghe nhìn phục vụ cho nhu cầu văn hóa, giải trí của dân tộc.
Do tôn giáo chính là đạo Phật nên ngôi chùa có vị trí rất quan trọng. Họ xem ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt của cả cộng đồng, tùy vào phạm vi ảnh hưởng mà từng ngôi chùa được xem như là mái nhà chung của con dân trong phum, sróc. Ở chùa Khmer không chỉ hoạt động tín ngưỡng tôn giáo mà còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của dân tộc, nơi giáo dục, bảo lưu chữ viết dân tộc và đào tạo nghề cho thế hệ trẻ thanh niên Khmer. Ngôi chùa với những lễ nghi cầu cúng, đã góp phần hữu hiệu vào việc đẩy mạnh ảnh hưởng của Phật giáo vào đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh, vào cách ăn mặc, nếp nghĩ, lối sống của người dân Khmer. Mọi hoạt động trong đời sống của người dân Khmer từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi đều gắn liền với tôn giáo, với ngôi chùa.
Mỗi chùa thường có từ 10 đến 40 vị sư theo tu học, có chùa số sư sãi lên đến vài chục vị. Người có vai trò quan trọng trong chùa là Luk Krou (Sư cả), đây là vị sư có nhiều năm tu hành, hiểu biết kinh Phật, có đức độ. Bên cạnh đó, mỗi chùa thường có thêm từ một đến ba vị sư cả phó. Việc quản lý nhà chùa do một tổ chức gọi là “nhom Wat” tức là Ban quản trị chùa. Ban quản trị thường là các vị Acha, là những người cao tuổi, am hiểu phong tục, truyền thống văn hóa dân tộc và có uy tín cao trong cộng đồng đảm nhiệm.
Mỗi chùa thường có từ 10 đến 40 vị sư theo tu học, có chùa số sư sãi lên đến vài chục vị. Người có vai trò quan trọng trong chùa là Luk Krou (Sư cả), đây là vị sư có nhiều năm tu hành, hiểu biết kinh Phật, có đức độ. Bên cạnh đó, mỗi chùa thường có thêm từ một đến ba vị sư cả phó. Việc quản lý nhà chùa do một tổ chức gọi là “nhom Wat” tức là Ban quản trị chùa. Ban quản trị thường là các vị Acha, là những người cao tuổi, am hiểu phong tục, truyền thống văn hóa dân tộc và có uy tín cao trong cộng đồng đảm nhiệm.
Lễ dâng y
Dấu ấn văn hóa Phật giáo còn thể hiện qua các công trình xây dựng, văn học, hội họa… góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tính thẩm mỹ, nét sáng tạo, thúc đẩy con người hướng đến chân, thiện, mỹ. Những ngôi chùa Khmer, phần lớn được xây dựng ở vị trí trung tâm của sróc, và đó là những công trình kiến trúc mĩ thuật tiêu biểu cho văn hóa dân tộc Khmer. Các nghệ nhân Khmer tập trung nhiều công sức, tâm huyết và sáng tạo cho việc xây dựng các ngôi chùa với nhiều hoa văn, họa tiết đặc trưng của dân tộc trong khuôn viên rộng lớn có nhiều cây cổ thụ. Quần thể kiến trúc gồm có: cổng chùa, chính điện, tăng xá, sala, trường học, tháp để cốt… mà tâm điểm là ngôi chính điện. Đó là một công trình kiến trúc có quy mô lớn, khang trang và cổ kính. Chính điện được xây dựng cao hơn hẳn so với các công trình kiến trúc khác, cửa chính quay về hướng đông, vì người Khmer quan niệm đức Phật ở hướng tây quay mặt về hướng đông để cứu độ chúng sinh.
Mái chùa thường lợp ngói vẩy cá (Ska-niek). Mái được cấu tạo độc đáo gồm ba cấp, mỗi cấp lại chia thành ba nếp. Nếp ở giữa lớn nhất và được nâng cao hơn hai nếp phụ ở hai bên. Hai nếp mái ở cấp trên hợp với nhau thành góc 60 độ. Trên trần chính điện và xung quanh các bức tường bên trong thường được trang trí nhiều tranh vẽ với các đề tài về sự tích của đức Phật từ lúc mới sinh cho đến khi trở thành hoàng tử rồi xuất cung vào rừng tu cho đến đắc đạo thành Phật và nhập niết bàn. Trên mỗi đầu cột xung quanh chính điện thường được gắn tượng Ai-ra, Key-no (Tiên nữ) và chim thần Krud với hai cánh tay khoẻ khoắn chống đỡ mái một cách nhẹ nhàng. Bên trong chính điện có bệ thờ Phật. Đặc biệt, đối với Phật giáo Nam Tông Khmer thì chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca, trên bệ thờ có một tượng Phật Thích Ca lớn ngồi trên tòa sen và nhiều tượng Phật Thích Ca nhỏ xung quanh với nhiều tư thế khác nhau.
Hàng năm, khi vào các lễ hội truyền thống của dân tộc như: Chol Chnam Thmây, Sen Dolta, Ok Om Bok, Dâng y Kathina… người dân Khmer tập trung tại chùa để tham dự lễ hội, cúng dường sư sãi, gặp gỡ giao lưu. Ngoài ra, thường nhật hàng tháng cũng có nhiều người Khmer đến chùa để dâng thực và nghe các vị sư giảng kinh hoặc làm công quả góp phần tôn tạo ngôi chùa.
Hiện nay, đa số các chùa Khmer ở Trà Vinh vẫn còn lưu giữ được Satra (chữ viết trên lá buông). Đây là những bộ sách quý dùng để tra cứu, học hỏi và truyền dạy con cháu qua các thế hệ. Nội dung Satra rất phong phú, đa dạng, thể hiện đầy đủ các mặt trong cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt giải trí của dân tộc Khmer. Tùy theo nội dung và trình độ người đọc Khmer ngữ, người ta phân chia Satra thành 4 nhóm chính: Satra Chơbắp (Satra luật giáo huấn); Satra Labeng hay Labơk (Satra giải trí, thường ghi lại các câu truyện dân gian, truyện ngụ ngôn có đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống và xã hội để mọi người đọc và suy ngẫm. Nội dung Satra này thường mang tính chất châm biếm, hài hước); Satra Tâm nông (Ghi nội dung các tác phẩm văn học có giá trị, còn gọi là Chol-La-na ắt-so-sưl, tức là vận động và phát triển nền văn học Khmer. Loại này thường phát triển dựa theo hai mảng văn học chính, đó là luận thuyết Ba-la môn giáo (truyện kể Riêm- kê) và luận thuyết Phật giáo (truyền thuyết Prás-Vêsonđo). Satra Tâm nông hầu hết đều được diễn đạt bằng các thể thơ, có nội dung phản ánh hai mặt đối lập: xấu - tốt, trắng - đen, công lý và bất công, phát triển và hủy hoại); Satra Tes (Nội dung chính là ghi chép các sự tích Phật thoại và kinh Phật, giảng dạy luận thuyết và giáo huấn, cách thức hành lễ của Phật giáo).
Hàng ngày, một số vị sư sãi, thường là những người mới vào chùa tu học, sẽ đảm nhiệm việc khất thực ở phum, sróc trong phạm vi ảnh hưởng của từng chùa về cho các sư sãi trong chùa cùng thọ thực. Việc khất thực ở các chùa Khmer chỉ diễn ra trong buổi sáng trước 12 giờ. Vì theo quy định của Phật giáo Khmer các sư sãi chỉ được phép thọ thực và dùng các thức ăn cúng từ sáng sớm đến 12 giờ, còn sau đó đến sáng ngày hôm sau chỉ được phép uống nước hoặc sữa. Các gia đình đến lượt sẽ nấu cơm và chuẩn bị thức ăn sẵn để dâng lên chùa. Khi các vị sư đi khất thực, phía sau có một vài trẻ em mang bình bát đựng thức ăn, đến cổng từng gia đình, gia chủ sẽ dâng cơm và thức ăn đến các vị sư. Vào các ngày lễ hội lớn, nhiều gia đình phật tử chuẩn bị thực phẩm mang đến chùa chế biến dâng lên các vị sư. Sau khi các vị sư thọ thực xong, mọi người cùng ăn với nhau thật vui vẻ.
Phật tử dâng Bath (đặt bát) cho các vị sư
Người Khmer rất tôn kính các vị sư, hầu hết các lễ tục dân gian như: cưới hỏi, xây nhà mới… đều có sự tham dự của các vị sư để tụng kinh cầu an, chúc phúc. Trong lễ tang thì tang gia đến chùa thỉnh các vị sư về cầu kinh cho sự giải thoát của người quá cố. Trong các nghi lễ nông nghiệp hay tín ngưỡng dân gian thì các vị sư tụng kinh cầu mùa hay tiến hành một số nghi thức Tống ôn để xua đuổi những điều không may mắn.
Theo phong tục tập quán, người Khmer có phong tục cho con cháu vào chùa tu để học đạo lý làm người, rèn luyện đạo hạnh gọi là “Buas” và cũng để trả hiếu cha mẹ. Lễ xuất gia này gọi là Pithi BamBuas Neak. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, việc tổ chức đám tu thường trước hoặc sau tết Chol Chnam Thmây một tháng. Xuất có nghĩa là từ giả ra đi, xuất gia nghĩa là từ giả gia đình, họ hàng, bạn bè, tạo cho mình một thế giới riêng, không vướng bận, ràng buộc bởi vật chất, vợ con, cha mẹ.
Có thể nói, Phật giáo Nam Tông Khmer (đặc trưng là ngôi chùa) là một trong những nhân tố quan trọng để gắn kết cộng đồng lại với nhau góp phần vào việc bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc.
Chùa Phật giáo Nam Tông Khmer
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh không chỉ đơn thuần là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, giáo dục của cộng đồng dân tộc Khmer tại phum sróc, mà còn là cơ sở hoạt động bí mật, địa điểm nuôi chứa, bảo vệ an toàn nhiều cán bộ cách mạng. Nơi đây còn là trung tâm đoàn kết giữa ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa trong vùng và là nơi xuất phát nhiều phong trào đấu tranh chính trị của sư sãi, quần chúng nhân dân. Nhà chùa và bà con phật tử đã đóng góp nhiều của cải vật chất cho cách mạng.
Với những thành tích và giá trị đó, một số ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh đã được xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng hay kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia hoặc cấp tỉnh.
Hiện nay, với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đời sống của bà con Khmer và Phật giáo Khmer tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Nhiều chùa Khmer được đầu tư, trang bị dàn nhạc Ngũ âm hay tủ sách báo, phương tiện nghe nhìn phục vụ cho nhu cầu văn hóa, giải trí của dân tộc.
Nguyễn Hoàng Tuấn
Nguồn: https://www.vhttdlkv3.gov.vn
Nguồn: https://www.vhttdlkv3.gov.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu