Thứ Sáu 28 Tháng Bảy 2017 - 08:48:55 SA
Phật giáo và não bộ
Trong vòng vài thập niên gần đây, nhiều Phật tử và một số các nhà nghiên cứu khoa thần kinh học đã khảo sát về Phật giáo và thần kinh học, với những báo cáo chồng lên nhau xuất phát từ cả hai nhóm. Tôi rất tiếc để nói rằng cá nhân tôi đã thiếu sự tin tưởng. Mọi khi, mỗi lúc nghe nói về loại sự kiện như vậy, từ bất kỳ tôn giáo nào, tôi đều cho rằng chỉ có thể tin khi sự việc được chia chẻ phân tích đến tận từng chi tiết. Khi một phát kiến khoa học có vẻ ủng hộ bất kỳ một giáo lý của tôn giáo nào, quý vị đều có thể thấy các tín đồ tôn giáo ấy trở nên các nhà thực nghiệm nghiêm túc, nói với nhau và với cả thế giới rằng niềm tin của họ có nền tảng thực tại. Họ luôn luôn không hài lòng chấp nhận những sự kiện khoa học mà họ cho là mâu thuẫn với những niềm tin có sẵn của họ. Ở đây chẳng có gì đáng ngạc nhiên: không ai thích sự sai lầm của mình bị vạch ra.
Nhưng khoa học không có nhiệm vụ phải quan tâm đến những quan điểm có sẵn. Khoa học, ít nhất là nền khoa học đứng đắn, cho chúng ta biết về thế giới như thật, chứ không phải là theo một số người mong muốn nó như vậy. Đôi khi những điều mà khoa học khám phá phù hợp với những ước muốn đặc biệt nào đó của tôn giáo. Nhưng điều đó không phải luôn luôn xảy ra.
Mặc cho những điều tôi nghi ngờ, các nhà thần kinh học và khoa thần kinh có vẻ không có gì mâu thuẫn với những tư tưởng Phật học. Khoa thần kinh học cho chúng ta biết rằng cái điều mà chúng ta coi như là tâm trí thống nhất của ta chỉ là một ảo tưởng, rằng tâm trí của chúng ta không hề thống nhất và khó mà nói rằng là nó thực sự “tồn tại”. Cái cảm tưởng của chúng ta về sự thống nhất và sự kiểm soát chỉ là điều nói phét đến sau và rất dễ dàng bị đứt gẫy thành những bộ phận tách rời. Như đã được phát hiện bởi sự truy cứu mang tính khoa học, điều mà ta gọi là tâm thức (hay tự ngã, hay linh hồn), thực sự chỉ là một điều gì đó thay đổi quá nhiều và quá không chắc chắn khiến cho các ngôn ngữ tiền-khoa-học của chúng ta vất vả mà vẫn không tìm kiếm được ý nghĩa.
Các Phật tử hầu như cũng nói về cùng một điều như vậy. Họ tin là một cái ngã ảo tưởng và vô thường được tạo nên bởi những thành phần luôn biến đổi. Họ đã quen với loại ngôn ngữ để thể hiện những vấn đề giữa nhận thức và niềm tin. Thuật ngữ về ngã của họ là “vô ngã”. Người ta có thể cố đề cập về ngã, nhưng từ ngữ đó rõ ràng nhắc nhở cho cái ngã của một người rằng thực ra không có một sự vật như vậy. Khi để ý một người Phật tử suy ngẫm về linh hồn của người ấy, người ta ngay lập tức có ấn tượng bởi một sự phân cách giữa giáo lý tôn giáo và nhận thức. Trong khi thiền định tại một ngôi chùa, cái ngã là ảo tưởng. Nhưng khi người Phật tử đi mua sắm, họ cũng cảm nhận như tất cả chúng ta đều cảm nhận: cũng thống nhất, cũng kiểm soát, và không hề thay đổi từ khoảnh khắc này qua khoảnh khắc khác. Cái cách mà sự vật cảm nhận trở nên đáng nghi ngờ. Và điều đó khá gần với điều mà nhà thần kinh học giải quyết với những công việc hàng ngày, như trường hợp của ông Logosh.
Logosh được ba mươi bảy tuổi khi ông ta bị đột quỵ. Bấy giờ là một tháng sau cuộc giải phẫu đầu gối và chúng tôi không hề tìm thấy một lý do thực sự nào khác ngoài chứng cholesterol cao và tật hút thuốc lá. Đôi khi y học như thế đấy: môt điều tồi tệ xảy ra, dường như không có đủ lý do để giải thích. Trong phòng cấp cứu, tôi nhận ra anh ta không nói được, có khả năng hiểu một cách trọn vẹn nhưng không có khả năng thốt ra dù chỉ một tiếng, và không có phản ứng ở phần mặt phải, chân phải và tay phải. Chúng tôi chỉ dành cho anh ta những điều trị có sẵn cho trường hợp đột quỵ, chích một thứ thuốc làm tan cục máu đông, nhưng không hề có sự cải thiện. Trải qua phòng săn sóc đặc biệt, bệnh trạng của anh ta cũng không thay đổi. Việc chụp cắt lớp tiếp theo cho thấy mô não chết đã bị máu lấp đầy. Vì cơ thể tiêu hóa phần mô não chết, những hình chụp cắt lớp sau đó cho thấy một lỗ hổng lớn ở bán cầu não trái. Mặc dù thất vọng, tôi tự an ủi mình bằng cách nhìn vào phần vỏ não bị đè. Ở đó, sự tổn thương ít nhất và nhiều tế bào não còn hoạt động. Tuy nhiên, tôi vẫn thất vọng. Đó là một thảm kịch cho một người già tám mươi tuổi sống cả cuộc đời còn lại với chứng liệt nửa người và không nói được. Nhưng ta không bao giờ có thể nói như thế với những tổn thương não ban đầu ở những người trẻ tuổi. Tôi bị ràng buộc bởi tính lạc quan. Sau nữa, tôi đã điều trị cho anh ta.
Ngày hôm sau, ông Logosh thức dậy và bắt đầu nói. Ban đầu chẳng có gì nhiều, chỉ là “được” với “không”. Rồi “nước”, “cảm ơn, “được mà”, và “tôi”. Lần lần, chúng tôi chuyển ông ta bộ phận phục hồi chức năng, trong lúc chỉ vừa bập bẹ mà vẫn hiểu rõ.
Một năm sau, ông ta trở lại văn phòng với môt đòi hỏi ngộ nghĩnh. Ông ta đang xin việc làm tài xế và cần một giấy phép của tôi, vốn chỉ là thủ tục. Ông ta bước đi chỉ hơi khập khiễng, bàn chân phải của ông ta hơi không vững. Giọng ông ta cũng hơi cao, mặc dù ông đã cẩn thận chọn chữ chọn câu.
Khi chúng ta cân nhắc về ngôn ngữ của mình, có vẻ như nó thống nhất và không thể phân chia. Chúng ta nghe một từ, gán nghĩa cho nó, và dùng những từ khác để trả lời. Điều đó không cần cố gắng. Dường như đó là một bộ phận của cùng một lãnh vực ngôn ngữ thống nhất. Dễ dàng biết bao khi chúng ta cứ dần dần nói ra! Ông Logosh thể hiện cho chúng ta thấy rằng sự thống nhất của ngôn ngữ chỉ là ảo tưởng. Cái vẻ dường như thống nhất của ngôn ngữ thực sự là nhiệm vụ của nhiều phần khác nhau trong bộ não, vẫn chuyển dịch và thay đổi liên tục theo thời gian và vẫn chia chẻ thành các bộ phận tiếp nhận và bộ phận biểu thị.
Hãy suy nghĩ xem người Phật tử chấp nhận những điều xảy ra với ông Logosh dễ dàng như thế nào. Vô ngã không phải là một cái ngã thống nhất và không thay đổi. Nó giống như một sự phối hợp hơn, sự phối hợp giữa những tư tưởng, nhận thức và tình cảm không ngừng biến đổi. Tâm của chúng ta chỉ là những mảnh rời rạc và không có mặt thường trực. Một sự thay đổi xảy ra trong ban nhạc, thế là tiếp theo người ta trông chờ một sự thay đổi trong âm nhạc.
Cả Phật giáo và các nhà thần kinh học đồng quy về một quan điểm chung: Cảm giác không phải là thực tại. Không hề có một linh hồn trường tồn thường xuyên ở hậu cảnh. Ngay cả ngôn ngữ của chúng ta nói về chính chúng ta cũng phải bị nghi ngờ (đòi hỏi một sự phủ nhận có tính cách xuyên tạc tính vô ngã). Vậy là, trong những nét tổng quát nhất, khoa thần kinh học và Phật giáo đã đồng ý với nhau.
Làm cách nào Phật giáo đã đạt tới sự đúng đắn đến như vậy? Tôi phát biểu ở đây với tư cách người bên ngoài, nhưng dường như đối với tôi Phật giáo đã bắt đầu với một chút tư duy thực nghiệm. Có lẽ những nhà sáng lập Phật giáo là tiền-khoa-học, nhưng các ngài đã sử dụng những dữ liệu thực nghiệm. Họ ghi nhận về thế giới tự nhiên: mặt trời lặn, gió thổi qua cánh đồng, con côn trùng này ăn thịt con côn trùng khác. Đó là sự thay đổi thường xuyên, những bộ phận chuyển dịch, và vô thường. Sự vô thường này đã là tâm điểm học thuyết của Phật giáo.
Điều đó có vẻ thích hợp bao lâu mà thế giới tự nhiên được xem xét. Các Phật tử không áp dụng khái niệm này vào những sự thật toán học hay những xác quyết về đạo đức, nhưng đôi khi, một cách sắc sảo, họ áp dụng điều đó cho học thuyết của họ. Phật giáo đã có nhiều thiên niên kỷ để vạch ra những điều có vẻ mâu thuẫn, và chỉ một vài người không bị nhồi sọ mới có thể tìm thấy bất kỳ điều gì bất thường. (Hoặc ít nhất, bất kỳ điều gì kỳ lạ hơn, ví dụ, tin rằng Thượng đế thực sự thổi ra một linh hồn vào con người đầu tiên).
Từ rất sớm, Phật giáo đã nắm bắt bản chất sự thay đổi của thế giới bên ngoài và những bộ phận đối lập, và rồi áp dụng nó vào tâm trí của con người. Bước then chốt là vượt qua tinh thần vị kỷ và nhận thức được sự liên quan giữa thế giới và con người. Chúng ta là bộ phận của thế giới tự nhiên; những quy trình của thế giới được áp dụng đồng đều cho đất đá, cây cỏ, côn trùng và con người. Có lẽ xây dựng trên di sản ấy, nền Phật giáo đầu tiên đã không dành chỗ cho quan niệm con người là siêu việt.
Cần ghi nhận rằng rằng tôi từ chối chấp nhận việc họ đạt tới sự đúng đắn đến như vậy là bởi tình cờ, điều mà tôi đã thấy là không thể có được. Tại sao sự tình cờ lại đưa họ tới một niềm tin ngược với trực giác đến như vậy? Sự thật từ trạng thái xuất thần mang tính tôn giáo chủ quan cũng rất đáng bị nghi ngờ. Trước hết, những người đạt tới trạng thái xuất thần tôn giáo có khuynh hướng thấy những gì họ đã biết. Thứ hai, nếu bản ngã là ảo tưởng, thế thì trí tuệ chủ quan đạt được từ thiền định cũng là ảo tưởng à?
Tôi không có ý gạt bỏ hay che đậy những lãnh vực mà Phật giáo và khoa thần kinh học còn khác nhau. Một số học thuyết Phật giáo đi lạc khỏi những gì chúng ta biết về não bộ. Phật giáo cho là đúng một sự vật không phải vật chất tồn tại từ cái chết của não và được tái sinh. Sau cái chết của một người, tâm thức tái sinh. Nếu ta đã chấp nhận quan điểm về một linh hồn phi vật chất thường xuyên thay đổi, điều đó không đến nỗi quỷ quyệt và điên khùng như nó có vẻ như vậy đối với kẻ không bị nhồi sọ. Trong suốt cuộc đời, ý thức thay đổi như những trạng thái tâm thần thay thế cho nhau, cho nên, mỗi khoảnh khắc có thể được coi như là một sự tái sinh từ khoảnh khắc trước đó. Những ngọn sóng chồm lên nhau. Những lớp cát phủ lên nhau. Nếu ta tốt, một ngày nào đó chúng có thể trôi giạt vào một bãi biển hấp dẫn, một mức độ cao hơn của sự tiếp tục cuộc sống. Nếu không, được thôi, những con sóng của ai đó cần cung cấp cái ranh giới nhận thức cho côn trùng, cho sâu bọ và cho những giống sinh vật kỳ dị.
Vấn đề là không có chứng cớ về một sự vật phi vật chất từng tái sinh sau khi chết. Thật vậy, lại có cả những chứng cớ chống lại điều đó. Sự tái sinh đòi hỏi một thực thể (kể cả là mơ hồ, một điều vô thường được gọi là vô ngã) tồn tại độc lập với chức năng của não bộ. Nhưng chức năng của não bộ đã bị thắt chặt cho từng chức năng tâm thần (từng chút ý thức, nhận thức, tình cảm, tất cả những điều là ngã và vô ngã về chúng ta) đến nỗi dường như không còn chỗ cho điều gì khác. Sự tái sinh không phải là một phần không đáng kể của hầu hết những hình thái Phật giáo. Chẳng hạn, các tín đồ của Đức Đạt-lai Lạt-ma chọn ngài vì họ tin ngài là hình thức tái sinh của một chuỗi dài những vị đại sư đáng kính. Tại sao những truyền thống tôn giáo ngự trị ở phương Tây chấp nhận linh hồn độc lập vĩnh cửu của họ là sai? Việc ghi nhận sự thay đổi không chỉ là riêng của Phật giáo. Cùng lối suy nghĩ như thế cũng đã xuất hiện trong nền tư tưởng phương Tây. Triết gia Heraclitus thời trước Socrates đã nói, “Không có gì tồn tại trừ ra sự thay đổi”. Nhưng nhận xét đó thực sự đã chẳng đi tới đâu. Nó không được chấp nhận bởi những tôn giáo độc thần hoặc được đưa lên như một sự thật tự nhiên chính yếu. Thay vào đó, những lý tưởng thuần túy kiểu Plato thắng thế, có lẽ bởi chúng thần bí hơn.
Tư tưởng phương Tây hoàn toàn không đơn khối và giản dị, nhưng những tôn giáo độc thần đã bước một bước sai khi họ không chấp nhận chủ nghĩa tự nhiên cho chính họ và những khái niệm của họ về linh hồn. Lâu dần, những học giả và triết gia nổi bật của họ mô tả linh hồn con người là siêu việt và xuất thế, nâng cao một cách giả tạo giống loài chúng ta lên trên và ra ngoài thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được những hậu quả hiện nay. Khi niềm tin của Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo mâu thuẫn với khoa học, hầu như nó luôn luôn lo lắng việc khoa học đẩy loài người ra khỏi cái bệ giả định, một vị trí trung tâm của sự sáng thế. Nhưng khoa học đã chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta sống bên rìa của thái dương hệ, chẳng hề có một vị trí quý giá nào trong vũ trụ. Giống loài chúng ta dẫn xuất từ các tổ tiên thuộc giống khỉ, phần lớn những giống loài ấy rất có khả năng có những bộ não đủ khả năng trải nghiệm và biểu thị một số trong những tính cách và tình cảm quý giá nhất của loài người. Bộ não của chúng ta tạo ra điều mà chúng ta gọi là tâm, vốn không phải là linh hồn. Quan điểm con người là siêu việt dường như ngày càng tỏ ra là một sự tưởng tượng hão huyền. Trong việc phủ nhận một cách khiêm tốn điều phù phiếm ấy, Phật giáo thể hiện ít nhầm lẫn hơn, ít tội lỗi nguyên thủy hơn, một điều của sự tự hào.
Nếu như mọi tôn giáo đều áp dụng những bài học của khoa thần kinh học cho linh hồn thì sẽ tốt đẹp như thế nào? Ông Logosh, giống như mọi con người mà sự thương tổn não bộ làm thay đổi tâm trí, là một thách thức đối với các tôn giáo phương Tây. Một linh hồn phi vật chất không thể dễ dàng giải thích ngay cả chỉ một sự đột quỵ liên kết với tình trạng không nói được. Các tôn giáo độc thần sẽ có thay đổi quan điểm của họ để phù hợp với những dữ liệu? Họ có thử cố gắng như vậy không? Điều đó đáng ngờ. Quan điểm con người siêu việt cứng nhắc đã là chất xi-măng gắn chặt vào học thuyết.
Liệu Phật giáo sẽ cho phép khoa thần kinh học mô tả quan điểm về sự tái sinh của họ là lỗi thời? Điều này cũng na ná như việc hỏi nếu Đức Đạt-lai Lạt-ma và các tín đồ của ngài sẽ quyết định rằng ngài chỉ là sự tái sinh mang tính biểu tượng của các vị đại sư đời trước. Điều này cũng đáng ngờ., nhưng những bước đầu của Phật giáo ít nhất cũng cho thấy đó là điều có thể đạt được.
Không liên quan tới khoa thần kinh học và các nhà khoa học thần kinh, vào năm 1969, Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói rằng “Văn phòng của ngài là một định chế mang lại lợi ích cho người khác. Có thể là nó sẽ sống lâu hơn tính hữu dụng của nó”. Tính vô thường và những bộ phận chuyển dịch kéo theo sự biến đổi thường trực, cho nên có lẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi cuối cùng ngài nói rằng ngài có thể chọn một người chủ văn phòng kế tiếp khác trước khi ngài mất.
Sự thành công của Phật giáo là việc áp dụng sự vô thường của thế giới cho con người và linh hồn của họ. Những kết quả của việc đó đã mang tôn giáo này từ ngàn xưa đi vào hiện đại, một khoảng cách đầy ấn tượng. ■
David Weisman
Trần Khiết Bách dịch
Nhưng khoa học không có nhiệm vụ phải quan tâm đến những quan điểm có sẵn. Khoa học, ít nhất là nền khoa học đứng đắn, cho chúng ta biết về thế giới như thật, chứ không phải là theo một số người mong muốn nó như vậy. Đôi khi những điều mà khoa học khám phá phù hợp với những ước muốn đặc biệt nào đó của tôn giáo. Nhưng điều đó không phải luôn luôn xảy ra.
Mặc cho những điều tôi nghi ngờ, các nhà thần kinh học và khoa thần kinh có vẻ không có gì mâu thuẫn với những tư tưởng Phật học. Khoa thần kinh học cho chúng ta biết rằng cái điều mà chúng ta coi như là tâm trí thống nhất của ta chỉ là một ảo tưởng, rằng tâm trí của chúng ta không hề thống nhất và khó mà nói rằng là nó thực sự “tồn tại”. Cái cảm tưởng của chúng ta về sự thống nhất và sự kiểm soát chỉ là điều nói phét đến sau và rất dễ dàng bị đứt gẫy thành những bộ phận tách rời. Như đã được phát hiện bởi sự truy cứu mang tính khoa học, điều mà ta gọi là tâm thức (hay tự ngã, hay linh hồn), thực sự chỉ là một điều gì đó thay đổi quá nhiều và quá không chắc chắn khiến cho các ngôn ngữ tiền-khoa-học của chúng ta vất vả mà vẫn không tìm kiếm được ý nghĩa.
Các Phật tử hầu như cũng nói về cùng một điều như vậy. Họ tin là một cái ngã ảo tưởng và vô thường được tạo nên bởi những thành phần luôn biến đổi. Họ đã quen với loại ngôn ngữ để thể hiện những vấn đề giữa nhận thức và niềm tin. Thuật ngữ về ngã của họ là “vô ngã”. Người ta có thể cố đề cập về ngã, nhưng từ ngữ đó rõ ràng nhắc nhở cho cái ngã của một người rằng thực ra không có một sự vật như vậy. Khi để ý một người Phật tử suy ngẫm về linh hồn của người ấy, người ta ngay lập tức có ấn tượng bởi một sự phân cách giữa giáo lý tôn giáo và nhận thức. Trong khi thiền định tại một ngôi chùa, cái ngã là ảo tưởng. Nhưng khi người Phật tử đi mua sắm, họ cũng cảm nhận như tất cả chúng ta đều cảm nhận: cũng thống nhất, cũng kiểm soát, và không hề thay đổi từ khoảnh khắc này qua khoảnh khắc khác. Cái cách mà sự vật cảm nhận trở nên đáng nghi ngờ. Và điều đó khá gần với điều mà nhà thần kinh học giải quyết với những công việc hàng ngày, như trường hợp của ông Logosh.
Logosh được ba mươi bảy tuổi khi ông ta bị đột quỵ. Bấy giờ là một tháng sau cuộc giải phẫu đầu gối và chúng tôi không hề tìm thấy một lý do thực sự nào khác ngoài chứng cholesterol cao và tật hút thuốc lá. Đôi khi y học như thế đấy: môt điều tồi tệ xảy ra, dường như không có đủ lý do để giải thích. Trong phòng cấp cứu, tôi nhận ra anh ta không nói được, có khả năng hiểu một cách trọn vẹn nhưng không có khả năng thốt ra dù chỉ một tiếng, và không có phản ứng ở phần mặt phải, chân phải và tay phải. Chúng tôi chỉ dành cho anh ta những điều trị có sẵn cho trường hợp đột quỵ, chích một thứ thuốc làm tan cục máu đông, nhưng không hề có sự cải thiện. Trải qua phòng săn sóc đặc biệt, bệnh trạng của anh ta cũng không thay đổi. Việc chụp cắt lớp tiếp theo cho thấy mô não chết đã bị máu lấp đầy. Vì cơ thể tiêu hóa phần mô não chết, những hình chụp cắt lớp sau đó cho thấy một lỗ hổng lớn ở bán cầu não trái. Mặc dù thất vọng, tôi tự an ủi mình bằng cách nhìn vào phần vỏ não bị đè. Ở đó, sự tổn thương ít nhất và nhiều tế bào não còn hoạt động. Tuy nhiên, tôi vẫn thất vọng. Đó là một thảm kịch cho một người già tám mươi tuổi sống cả cuộc đời còn lại với chứng liệt nửa người và không nói được. Nhưng ta không bao giờ có thể nói như thế với những tổn thương não ban đầu ở những người trẻ tuổi. Tôi bị ràng buộc bởi tính lạc quan. Sau nữa, tôi đã điều trị cho anh ta.
Ngày hôm sau, ông Logosh thức dậy và bắt đầu nói. Ban đầu chẳng có gì nhiều, chỉ là “được” với “không”. Rồi “nước”, “cảm ơn, “được mà”, và “tôi”. Lần lần, chúng tôi chuyển ông ta bộ phận phục hồi chức năng, trong lúc chỉ vừa bập bẹ mà vẫn hiểu rõ.
Một năm sau, ông ta trở lại văn phòng với môt đòi hỏi ngộ nghĩnh. Ông ta đang xin việc làm tài xế và cần một giấy phép của tôi, vốn chỉ là thủ tục. Ông ta bước đi chỉ hơi khập khiễng, bàn chân phải của ông ta hơi không vững. Giọng ông ta cũng hơi cao, mặc dù ông đã cẩn thận chọn chữ chọn câu.
Khi chúng ta cân nhắc về ngôn ngữ của mình, có vẻ như nó thống nhất và không thể phân chia. Chúng ta nghe một từ, gán nghĩa cho nó, và dùng những từ khác để trả lời. Điều đó không cần cố gắng. Dường như đó là một bộ phận của cùng một lãnh vực ngôn ngữ thống nhất. Dễ dàng biết bao khi chúng ta cứ dần dần nói ra! Ông Logosh thể hiện cho chúng ta thấy rằng sự thống nhất của ngôn ngữ chỉ là ảo tưởng. Cái vẻ dường như thống nhất của ngôn ngữ thực sự là nhiệm vụ của nhiều phần khác nhau trong bộ não, vẫn chuyển dịch và thay đổi liên tục theo thời gian và vẫn chia chẻ thành các bộ phận tiếp nhận và bộ phận biểu thị.
Hãy suy nghĩ xem người Phật tử chấp nhận những điều xảy ra với ông Logosh dễ dàng như thế nào. Vô ngã không phải là một cái ngã thống nhất và không thay đổi. Nó giống như một sự phối hợp hơn, sự phối hợp giữa những tư tưởng, nhận thức và tình cảm không ngừng biến đổi. Tâm của chúng ta chỉ là những mảnh rời rạc và không có mặt thường trực. Một sự thay đổi xảy ra trong ban nhạc, thế là tiếp theo người ta trông chờ một sự thay đổi trong âm nhạc.
Cả Phật giáo và các nhà thần kinh học đồng quy về một quan điểm chung: Cảm giác không phải là thực tại. Không hề có một linh hồn trường tồn thường xuyên ở hậu cảnh. Ngay cả ngôn ngữ của chúng ta nói về chính chúng ta cũng phải bị nghi ngờ (đòi hỏi một sự phủ nhận có tính cách xuyên tạc tính vô ngã). Vậy là, trong những nét tổng quát nhất, khoa thần kinh học và Phật giáo đã đồng ý với nhau.
Làm cách nào Phật giáo đã đạt tới sự đúng đắn đến như vậy? Tôi phát biểu ở đây với tư cách người bên ngoài, nhưng dường như đối với tôi Phật giáo đã bắt đầu với một chút tư duy thực nghiệm. Có lẽ những nhà sáng lập Phật giáo là tiền-khoa-học, nhưng các ngài đã sử dụng những dữ liệu thực nghiệm. Họ ghi nhận về thế giới tự nhiên: mặt trời lặn, gió thổi qua cánh đồng, con côn trùng này ăn thịt con côn trùng khác. Đó là sự thay đổi thường xuyên, những bộ phận chuyển dịch, và vô thường. Sự vô thường này đã là tâm điểm học thuyết của Phật giáo.
Điều đó có vẻ thích hợp bao lâu mà thế giới tự nhiên được xem xét. Các Phật tử không áp dụng khái niệm này vào những sự thật toán học hay những xác quyết về đạo đức, nhưng đôi khi, một cách sắc sảo, họ áp dụng điều đó cho học thuyết của họ. Phật giáo đã có nhiều thiên niên kỷ để vạch ra những điều có vẻ mâu thuẫn, và chỉ một vài người không bị nhồi sọ mới có thể tìm thấy bất kỳ điều gì bất thường. (Hoặc ít nhất, bất kỳ điều gì kỳ lạ hơn, ví dụ, tin rằng Thượng đế thực sự thổi ra một linh hồn vào con người đầu tiên).
Từ rất sớm, Phật giáo đã nắm bắt bản chất sự thay đổi của thế giới bên ngoài và những bộ phận đối lập, và rồi áp dụng nó vào tâm trí của con người. Bước then chốt là vượt qua tinh thần vị kỷ và nhận thức được sự liên quan giữa thế giới và con người. Chúng ta là bộ phận của thế giới tự nhiên; những quy trình của thế giới được áp dụng đồng đều cho đất đá, cây cỏ, côn trùng và con người. Có lẽ xây dựng trên di sản ấy, nền Phật giáo đầu tiên đã không dành chỗ cho quan niệm con người là siêu việt.
Cần ghi nhận rằng rằng tôi từ chối chấp nhận việc họ đạt tới sự đúng đắn đến như vậy là bởi tình cờ, điều mà tôi đã thấy là không thể có được. Tại sao sự tình cờ lại đưa họ tới một niềm tin ngược với trực giác đến như vậy? Sự thật từ trạng thái xuất thần mang tính tôn giáo chủ quan cũng rất đáng bị nghi ngờ. Trước hết, những người đạt tới trạng thái xuất thần tôn giáo có khuynh hướng thấy những gì họ đã biết. Thứ hai, nếu bản ngã là ảo tưởng, thế thì trí tuệ chủ quan đạt được từ thiền định cũng là ảo tưởng à?
Tôi không có ý gạt bỏ hay che đậy những lãnh vực mà Phật giáo và khoa thần kinh học còn khác nhau. Một số học thuyết Phật giáo đi lạc khỏi những gì chúng ta biết về não bộ. Phật giáo cho là đúng một sự vật không phải vật chất tồn tại từ cái chết của não và được tái sinh. Sau cái chết của một người, tâm thức tái sinh. Nếu ta đã chấp nhận quan điểm về một linh hồn phi vật chất thường xuyên thay đổi, điều đó không đến nỗi quỷ quyệt và điên khùng như nó có vẻ như vậy đối với kẻ không bị nhồi sọ. Trong suốt cuộc đời, ý thức thay đổi như những trạng thái tâm thần thay thế cho nhau, cho nên, mỗi khoảnh khắc có thể được coi như là một sự tái sinh từ khoảnh khắc trước đó. Những ngọn sóng chồm lên nhau. Những lớp cát phủ lên nhau. Nếu ta tốt, một ngày nào đó chúng có thể trôi giạt vào một bãi biển hấp dẫn, một mức độ cao hơn của sự tiếp tục cuộc sống. Nếu không, được thôi, những con sóng của ai đó cần cung cấp cái ranh giới nhận thức cho côn trùng, cho sâu bọ và cho những giống sinh vật kỳ dị.
Vấn đề là không có chứng cớ về một sự vật phi vật chất từng tái sinh sau khi chết. Thật vậy, lại có cả những chứng cớ chống lại điều đó. Sự tái sinh đòi hỏi một thực thể (kể cả là mơ hồ, một điều vô thường được gọi là vô ngã) tồn tại độc lập với chức năng của não bộ. Nhưng chức năng của não bộ đã bị thắt chặt cho từng chức năng tâm thần (từng chút ý thức, nhận thức, tình cảm, tất cả những điều là ngã và vô ngã về chúng ta) đến nỗi dường như không còn chỗ cho điều gì khác. Sự tái sinh không phải là một phần không đáng kể của hầu hết những hình thái Phật giáo. Chẳng hạn, các tín đồ của Đức Đạt-lai Lạt-ma chọn ngài vì họ tin ngài là hình thức tái sinh của một chuỗi dài những vị đại sư đáng kính. Tại sao những truyền thống tôn giáo ngự trị ở phương Tây chấp nhận linh hồn độc lập vĩnh cửu của họ là sai? Việc ghi nhận sự thay đổi không chỉ là riêng của Phật giáo. Cùng lối suy nghĩ như thế cũng đã xuất hiện trong nền tư tưởng phương Tây. Triết gia Heraclitus thời trước Socrates đã nói, “Không có gì tồn tại trừ ra sự thay đổi”. Nhưng nhận xét đó thực sự đã chẳng đi tới đâu. Nó không được chấp nhận bởi những tôn giáo độc thần hoặc được đưa lên như một sự thật tự nhiên chính yếu. Thay vào đó, những lý tưởng thuần túy kiểu Plato thắng thế, có lẽ bởi chúng thần bí hơn.
Tư tưởng phương Tây hoàn toàn không đơn khối và giản dị, nhưng những tôn giáo độc thần đã bước một bước sai khi họ không chấp nhận chủ nghĩa tự nhiên cho chính họ và những khái niệm của họ về linh hồn. Lâu dần, những học giả và triết gia nổi bật của họ mô tả linh hồn con người là siêu việt và xuất thế, nâng cao một cách giả tạo giống loài chúng ta lên trên và ra ngoài thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được những hậu quả hiện nay. Khi niềm tin của Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo mâu thuẫn với khoa học, hầu như nó luôn luôn lo lắng việc khoa học đẩy loài người ra khỏi cái bệ giả định, một vị trí trung tâm của sự sáng thế. Nhưng khoa học đã chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta sống bên rìa của thái dương hệ, chẳng hề có một vị trí quý giá nào trong vũ trụ. Giống loài chúng ta dẫn xuất từ các tổ tiên thuộc giống khỉ, phần lớn những giống loài ấy rất có khả năng có những bộ não đủ khả năng trải nghiệm và biểu thị một số trong những tính cách và tình cảm quý giá nhất của loài người. Bộ não của chúng ta tạo ra điều mà chúng ta gọi là tâm, vốn không phải là linh hồn. Quan điểm con người là siêu việt dường như ngày càng tỏ ra là một sự tưởng tượng hão huyền. Trong việc phủ nhận một cách khiêm tốn điều phù phiếm ấy, Phật giáo thể hiện ít nhầm lẫn hơn, ít tội lỗi nguyên thủy hơn, một điều của sự tự hào.
Nếu như mọi tôn giáo đều áp dụng những bài học của khoa thần kinh học cho linh hồn thì sẽ tốt đẹp như thế nào? Ông Logosh, giống như mọi con người mà sự thương tổn não bộ làm thay đổi tâm trí, là một thách thức đối với các tôn giáo phương Tây. Một linh hồn phi vật chất không thể dễ dàng giải thích ngay cả chỉ một sự đột quỵ liên kết với tình trạng không nói được. Các tôn giáo độc thần sẽ có thay đổi quan điểm của họ để phù hợp với những dữ liệu? Họ có thử cố gắng như vậy không? Điều đó đáng ngờ. Quan điểm con người siêu việt cứng nhắc đã là chất xi-măng gắn chặt vào học thuyết.
Liệu Phật giáo sẽ cho phép khoa thần kinh học mô tả quan điểm về sự tái sinh của họ là lỗi thời? Điều này cũng na ná như việc hỏi nếu Đức Đạt-lai Lạt-ma và các tín đồ của ngài sẽ quyết định rằng ngài chỉ là sự tái sinh mang tính biểu tượng của các vị đại sư đời trước. Điều này cũng đáng ngờ., nhưng những bước đầu của Phật giáo ít nhất cũng cho thấy đó là điều có thể đạt được.
Không liên quan tới khoa thần kinh học và các nhà khoa học thần kinh, vào năm 1969, Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói rằng “Văn phòng của ngài là một định chế mang lại lợi ích cho người khác. Có thể là nó sẽ sống lâu hơn tính hữu dụng của nó”. Tính vô thường và những bộ phận chuyển dịch kéo theo sự biến đổi thường trực, cho nên có lẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi cuối cùng ngài nói rằng ngài có thể chọn một người chủ văn phòng kế tiếp khác trước khi ngài mất.
Sự thành công của Phật giáo là việc áp dụng sự vô thường của thế giới cho con người và linh hồn của họ. Những kết quả của việc đó đã mang tôn giáo này từ ngàn xưa đi vào hiện đại, một khoảng cách đầy ấn tượng. ■
David Weisman
Trần Khiết Bách dịch
Nguồn: Văn Hoá Phật Giáo số 210
http://tapchivanhoaphatgiao.com
http://tapchivanhoaphatgiao.com
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu