Chủ Nhật 09 Tháng Mười Hai 2018 - 01:15:16 CH

Phật hoàng Trần Nhân Tông - người đặt nền móng thống nhất Phật giáo Việt Nam*

Chúng ta có thể khẳng định, công cuộc thống nhất Phật giáo thời nhà Trần được thiết lập, thực hiện thành công chính là nhờ vào tư tưởng đoàn kết hòa hợp Tăng già và tư tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái thời bấy giờ, do đấng Điều Ngự Giác Hoàng khởi xướng và ảnh hưởng đến công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam sau này.
 

Phật giáo có mặt trên đất nước ta vào những thế kỷ đầu trước công nguyên, sự hiện diện của trung tâm Phật giáo Luy Lâu đã nói lên chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm sau đó, Phật giáo tại nước ta không ngừng phát triển, nhất là khi thiền phái Trúc Lâm và Giáo hội Trúc Lâm ra đời dưới sự lãnh đạo của Phật Hoàng Trần Nhân Tông thì Phật giáo Trúc Lâm mới thực sự khẳng định vị thế vững vàng trong lòng dân tộc, và cũng từ cột mốc thời gian này lịch sử dân tộc và Phật giáo Việt Nam đã tôn vinh đức vua Trần Nhân Tông là Phật hoàng Trần Nhân Tông hay Điều ngự Giác Hoàng.  
 
Ngài đã khai sáng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, sau 10 năm nhiệt thành hoằng pháp lợi sanh, ngài đã viên tịch vào năm 1308, lúc bấy giờ ngài hưởng thọ 51 tuổi đến nay tròn 710 năm, nhờ đức hy sinh tận tụy hết lòng phụng sự đạo pháp và dân tộc, nhất là sức ảnh hưởng từ những tư tưởng Phật học đặc sắc ưu việt của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cùng với sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm đã góp phần to lớn cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo thời Trần và sự hưng thịnh của đất nước Đại Việt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Việt Nam mãi đến thời đại ngày nay.
 
Sự ra đời và phát triển rực rỡ của Phật giáo Trúc Lâm, một tổ chức giáo hội đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà, cùng với sự hiện diện của ba vị Tổ sư người Việt, đó là Sơ Tổ Trần Nhân Tông, Nhị Tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang, đã tạo cho Phật giáo Trúc Lâm trở thành một biểu tượng giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc Việt. Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, thiền phái Yên Tử ra đời từ sự hợp nhất ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường trên tinh thần “chưa rõ thì chia làm ba giáo, hiểu rồi thì cùng một ngộ tâm” và sự hình thành của Phật giáo Trúc Lâm dù bắt nguồn từ nền móng của thiền phái Yên Tử, nhưng đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông tổ chức lại nhằm thống nhất các hệ phái lúc bấy giờ còn sinh hoạt rời rạc, tuy nhiên vấn đề không chỉ là hợp nhất các tổ chức hệ phái còn sinh hoạt riêng lẻ, mà ở đó nổi bật lên hệ tư tưởng Phật học đặc sắc đã được Phật hoàng Trần Nhân Tông kết tinh, sáng tạo và khởi xướng nhằm khuyến hóa người học Phật, chính tư tưởng Phật học của Phật hoàng Trần Nhân Tông mới là yếu tố quyết định cho sự phát triển Phật giáo Trúc Lâm nói riêng và sự hưng thịnh của đất nước Đại Việt nói chung.


Quang cảnh Hội thảo Khoa học Quốc tế:
“Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hoá” 
 
Nhìn lại lịch sử, kể từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập dòng thiền Trúc Lâm - Yên Tử, thống nhất các tổ chức thiền phái và xây dựng nên Phật giáo Trúc Lâm, một tổ chức Giáo hội đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà, tạo nên dòng Phật giáo thuần Việt đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển Phật giáo nói riêng và dân tộc nói chung, do vậy chúng ta có thể khẳng định, công cuộc thống nhất Phật giáo thời nhà Trần được thiết lập, thực hiện thành công chính là nhờ vào tư tưởng đoàn kết hòa hợp Tăng già và tư tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái thời bấy giờ, do đấng Điều Ngự Giác Hoàng khởi xướng và ảnh hưởng đến công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam sau này. Đó là sự ra đời Phật giáo Việt Nam, đỉnh cao của thời đại kế thừa truyền thống Phật giáo Trúc Lâm, phát huy tư tưởng Phật hoàng Trần Nhân Tông đồng hành cùng dân tộc phát triển, hội nhập quốc tế ở thế kỷ XXI và những thế kỷ tiếp theo.
 
 
Hoà thượng Thích Thiện Nhơn
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
 

*Tiêu đề do Ban Biên tập đặt;
- Trích phát biểu của Hoà thượng Chủ tịch tại Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hoá” sáng 06/12 nhân kỷ niệm 760 năm ngày sinh và 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Cung Trúc Lâm – Trung tâm Lễ hội Yên tử (xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).

Nguồn: http://chutichghpgvn.vn
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).