Thứ Bảy 13 Tháng Giêng 2018 - 01:07:19 CH
Phát huy đạo pháp, để chấn hưng Phật giáo nước nhà*
Đó là nội dung Lời tưởng niệm Liệt vị Tổ sư - Hòa thượng Tuệ Tạng, Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt Nam và HT. Thích Tâm Thông, Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh của Trung ương Giáo hội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định nhân Đại lễ An nhập Bảo tháp, Truy tiến Tổ khai sáng, Chư Hòa thượng, Ni trưởng, Ni sư giác linh chùa Vọng Cung, tỉnh Nam Định vào sáng 12/01 (nhằm 26/11/Đinh Dậu). Lời Tưởng niệm do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kính dâng.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Lạc Bang Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Kính bạch ....
Kính thưa ....
Hôm nay, trong khung cảnh trang nghiêm thanh tịnh, thể hiện tinh thần tri ân, báo ân của người con Phật, nhân ngày Lễ Tưởng niệm Liệt vị Tổ sư – Hòa thượng và lưu nhập Xá lợi vào Bảo tháp, trước linh đài khói hương quyện tỏa, chúng con xin thay mặt Hội đồng Chứng Minh, Hội đồng Trị sự, Phật giáo tỉnh Nam Định, Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam xin có đôi lời tưởng niệm.
Kính bạch Giác linh Tổ sư – Hòa thượng,
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, Non Côi sông Vị hữu tình, thành Nam một thuở hành cung, xứ Nam Định hiện thân Đại sĩ, thể hiện lòng Bi, Trí thâm sâu, rực rỡ rừng Thiền, quang vinh họ Thích ngàn đời.
Hòa thượng phát túc siêu phương từ thuở nhỏ, chùa Phúc Lâm thế phát bẩm sư, được ban pháp húy Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng. Với chí nguyện thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, Hòa thượng một lòng ngày đêm nghiên tầm giáo nghĩa, tinh cần tu học, đạo hạnh tinh chuyên, tinh sưu nghĩa lý Đại thừa. Năm 20 tuổi, theo luật Phật định kỳ, Hòa thượng được Bổn sư truyền thụ Đại giới, chính thức dự vào hàng cập đệ, ngôi Tam bảo tam tôn kế vị, giới thân huệ mạng chu viên, sáng soi dòng diệu thể, thuận lý chơn thường.
Để thực hiện bổn hoài “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi sự nghiệp”, Hòa thượng đã lần lượt tham học tại các chốn Tổ Vĩnh Nghiêm, Tế Xuyên Thiền viện, 6 thời nghiên tầm giáo điển không phút nghỉ ngơi, làu thông Luật tạng, thấu lẽ huyền vi, trí tuệ sáng ngời, hương giới bay xa, chan hòa vũ trụ. Quả thật, “Nào ai biết được Trời không ấy. Một dãy non xanh hiện đã lâu”.
Bằng hạnh nguyện tác Như Lai sứ, thừa Như Lai sự, giáo nhơn bất quyện, sáng ngời gương giới đức, Hòa thượng đã cùng Cụ Tổ chùa Dương Lai, chùa Duyên Bình, chùa Quế Phương tỉnh Nam Định lập Hội Tiến Đức Cảnh Sách, Trường Phật học Quán Sứ, Phúc Khánh, Vọng Cung, Quy Hồn để sách tấn Tăng Ni tu học, làm cho trăm hoa thạnh phát, Tăng Ni tài đức lần lượt thành danh, trở thành Pháp khí Đại thừa, làm cho Tổ ấn trùng quang, huệ đăng bất tuyệt, các nhà lãnh đạo Phật giáo thời cận và hiện đại cũng bắt nguồn từ đấy. Quả thực: Công Ngài đổ xuống đất nầy, cho hoa Đạo pháp ngày ngày xinh tươi.
Trên tinh thần phát huy đạo pháp, để chấn hưng Phật giáo nước nhà, Hòa thượng đã cùng các bậc Tổ sư, trí thức bấy giờ lèo lái con thuyền Phật giáo Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn, gian khổ để Phật giáo Việt Nam mãi trường tồn, sáng soi dòng diệu sử. Với ân đức trang nghiêm, đạo tâm trác thế, Hòa thượng đã trực tiếp lãnh đạo các tổ chức Phật giáo như Hội Phật giáo Bắc Kỳ, Giáo hội Tăng Già Bắc Việt, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt Nam và đỉnh cao là ngôi vị Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt Nam.
Trên ngôi vị Thượng thủ tối cao, mỗi lời nói của Hòa thượng là mở lối khai tâm, mỗi bước đi của Hòa thượng truyền trì đạo mạch, tiếp dẫn hậu lai, tỏa sáng gương lành, ân đức bao trùm bốn chúng, làm hải đăng định hướng cho Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử cả nước. Qua đó, Tổ sư - Hòa thượng đã viết nên trang sử rạng ngời của Phật giáo Việt Nam thời cận đại.
Đối với công đức và đạo hạnh của Tổ sư, thật cao như núi, sâu tợ biển đông, dài như trường sơn dịu vợi, thì công đức của Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Thông – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định, Viện chủ Tổ đình Vọng Cung, quả là to lớn, đã góp phần trang nghiêm Giáo hội, đồng hành cùng dân tộc, làm cho vườn hoa Đạo pháp thêm nhiều màu sắc. Hòa thượng là đệ tử Tổ Thanh Lịch – Từ Quang – Bảo Giám, xuất gia năm 14 tuổi tại chùa Lý Nhân – Hà Nam cùng một sơn môn pháp phái chốn Tổ Qui Hồn (chùa Cồn) và Vọng Cung – Nam Định. Hòa thượng đã đóng góp nhiều công sức trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của Phật giáo, từ Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo tỉnh Nam Định trong hơn 60 năm hiện hữu cõi sa bà. Nhất là công tác trùng tu chốn Tổ Vọng Cung trang nghiêm tố hảo, xứng đáng là Tổ đình tiêu biểu của sơn môn pháp phái và cơ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Hòa thượng cũng đã tế độ cho hàng trăm Tăng Ni và quy y hàng nghìn Phật tử tinh tiến tu hành, lợi lạc quần sanh, làm tốt đời đẹp đạo. Để từ đó: “Hoa đời hoa đạo đua nhau nở. Mãi mãi ngàn sau vẫn ngát hương”.
Trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo Việt Nam, công đức của Tổ sư và Hòa thượng đã cống hiến cho Đạo pháp, Dân tộc và chúng sinh thật vô cùng to lớn, để hôm nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Nam Định thừa hưởng, tiếp tục sứ mạng truyền trì đạo mạch cùng truyền thống tốt Đạo đẹp Đời mà Tổ sư - Hòa thượng và các tiền nhân đã dày công tạo dựng qua những thời kỳ khác nhau của lịch sử.
Các thế hệ hiện tại và mai sau là những người thừa hưởng sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam ngày nay, là thừa hưởng công đức và đạo nghiệp của Tổ sư - Hòa thượng đã đóng góp trong sự nghiệp củng cố hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và thống nhất Phật giáo Việt Nam theo phương châm hoạt động: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Quả thật: “Hạnh nguyện sáng soi gương kim cổ, chí cả rạng ngời với sử xanh”.
Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển bền vững, trang nghiêm trong lòng dân tộc, tuy Tổ sư - Hòa thượng không còn trụ thế để chứng kiến sự hưng thịnh, phát triển và trang nghiêm của Giáo hội, nhưng những công đức mà Tổ sư - Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo pháp sẽ mãi mãi còn lưu dấu trong tâm trí Tăng Ni và Phật tử Việt Nam và trong trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
Hôm nay nhân ngày Lễ Tưởng niệm Liệt vị Tổ sư – Hòa thượng và lưu nhập Xá lợi vào Bảo tháp, chúng con thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định, Tăng Ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước, xin dâng nước bát đức trắng trong, hương ngũ phần đượm mùi giải thoát, kính cẩn dâng lên cúng dường Pháp thân Tổ sư - Hòa thượng. Ngưỡng mong Tổ sư - Hòa thượng từ bi gia hộ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Nam Định ngày càng phát triển trang nghiêm, hưng thịnh, Phật pháp xương minh, tông phong vĩnh chấn, rừng thiền tâm hoa khai phát, pháp âm vĩnh xướng nhân gian và hộ trì cho thế giới Ta bà, vườn hoa xã hội nở hoa bốn mùa. Chúng tôi xin kính nguyện kề vai thích cánh bên nhau, hòa hợp đoàn kết một lòng để trang nghiêm ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Nam Định ngày càng trang nghiêm, vững mạnh trong lòng dân tộc.
Ngưỡng mong Liệt vị Tổ sư - Hòa thượng thùy từ chứng giám.
Nam Mô Chứng minh Sư Bồ tát Ma ha tát, tác đại chứng minh.
-----------------------------
* Tiêu đề do Ban biên tập kính đặt.
LỜI TƯỞNG NIỆM LIỆT VỊ TỔ SƯ – HÒA THƯỢNG
Của Giáo hội Phật giáo Việt nam và Phật giáo tỉnh Nam Định
Của Giáo hội Phật giáo Việt nam và Phật giáo tỉnh Nam Định
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Lạc Bang Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Kính bạch ....
Kính thưa ....
Hôm nay, trong khung cảnh trang nghiêm thanh tịnh, thể hiện tinh thần tri ân, báo ân của người con Phật, nhân ngày Lễ Tưởng niệm Liệt vị Tổ sư – Hòa thượng và lưu nhập Xá lợi vào Bảo tháp, trước linh đài khói hương quyện tỏa, chúng con xin thay mặt Hội đồng Chứng Minh, Hội đồng Trị sự, Phật giáo tỉnh Nam Định, Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam xin có đôi lời tưởng niệm.
Kính bạch Giác linh Tổ sư – Hòa thượng,
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, Non Côi sông Vị hữu tình, thành Nam một thuở hành cung, xứ Nam Định hiện thân Đại sĩ, thể hiện lòng Bi, Trí thâm sâu, rực rỡ rừng Thiền, quang vinh họ Thích ngàn đời.
Hòa thượng phát túc siêu phương từ thuở nhỏ, chùa Phúc Lâm thế phát bẩm sư, được ban pháp húy Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng. Với chí nguyện thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, Hòa thượng một lòng ngày đêm nghiên tầm giáo nghĩa, tinh cần tu học, đạo hạnh tinh chuyên, tinh sưu nghĩa lý Đại thừa. Năm 20 tuổi, theo luật Phật định kỳ, Hòa thượng được Bổn sư truyền thụ Đại giới, chính thức dự vào hàng cập đệ, ngôi Tam bảo tam tôn kế vị, giới thân huệ mạng chu viên, sáng soi dòng diệu thể, thuận lý chơn thường.
Để thực hiện bổn hoài “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi sự nghiệp”, Hòa thượng đã lần lượt tham học tại các chốn Tổ Vĩnh Nghiêm, Tế Xuyên Thiền viện, 6 thời nghiên tầm giáo điển không phút nghỉ ngơi, làu thông Luật tạng, thấu lẽ huyền vi, trí tuệ sáng ngời, hương giới bay xa, chan hòa vũ trụ. Quả thật, “Nào ai biết được Trời không ấy. Một dãy non xanh hiện đã lâu”.
Bằng hạnh nguyện tác Như Lai sứ, thừa Như Lai sự, giáo nhơn bất quyện, sáng ngời gương giới đức, Hòa thượng đã cùng Cụ Tổ chùa Dương Lai, chùa Duyên Bình, chùa Quế Phương tỉnh Nam Định lập Hội Tiến Đức Cảnh Sách, Trường Phật học Quán Sứ, Phúc Khánh, Vọng Cung, Quy Hồn để sách tấn Tăng Ni tu học, làm cho trăm hoa thạnh phát, Tăng Ni tài đức lần lượt thành danh, trở thành Pháp khí Đại thừa, làm cho Tổ ấn trùng quang, huệ đăng bất tuyệt, các nhà lãnh đạo Phật giáo thời cận và hiện đại cũng bắt nguồn từ đấy. Quả thực: Công Ngài đổ xuống đất nầy, cho hoa Đạo pháp ngày ngày xinh tươi.
Trên tinh thần phát huy đạo pháp, để chấn hưng Phật giáo nước nhà, Hòa thượng đã cùng các bậc Tổ sư, trí thức bấy giờ lèo lái con thuyền Phật giáo Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn, gian khổ để Phật giáo Việt Nam mãi trường tồn, sáng soi dòng diệu sử. Với ân đức trang nghiêm, đạo tâm trác thế, Hòa thượng đã trực tiếp lãnh đạo các tổ chức Phật giáo như Hội Phật giáo Bắc Kỳ, Giáo hội Tăng Già Bắc Việt, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt Nam và đỉnh cao là ngôi vị Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt Nam.
Trên ngôi vị Thượng thủ tối cao, mỗi lời nói của Hòa thượng là mở lối khai tâm, mỗi bước đi của Hòa thượng truyền trì đạo mạch, tiếp dẫn hậu lai, tỏa sáng gương lành, ân đức bao trùm bốn chúng, làm hải đăng định hướng cho Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử cả nước. Qua đó, Tổ sư - Hòa thượng đã viết nên trang sử rạng ngời của Phật giáo Việt Nam thời cận đại.
Đối với công đức và đạo hạnh của Tổ sư, thật cao như núi, sâu tợ biển đông, dài như trường sơn dịu vợi, thì công đức của Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Thông – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định, Viện chủ Tổ đình Vọng Cung, quả là to lớn, đã góp phần trang nghiêm Giáo hội, đồng hành cùng dân tộc, làm cho vườn hoa Đạo pháp thêm nhiều màu sắc. Hòa thượng là đệ tử Tổ Thanh Lịch – Từ Quang – Bảo Giám, xuất gia năm 14 tuổi tại chùa Lý Nhân – Hà Nam cùng một sơn môn pháp phái chốn Tổ Qui Hồn (chùa Cồn) và Vọng Cung – Nam Định. Hòa thượng đã đóng góp nhiều công sức trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của Phật giáo, từ Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo tỉnh Nam Định trong hơn 60 năm hiện hữu cõi sa bà. Nhất là công tác trùng tu chốn Tổ Vọng Cung trang nghiêm tố hảo, xứng đáng là Tổ đình tiêu biểu của sơn môn pháp phái và cơ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Hòa thượng cũng đã tế độ cho hàng trăm Tăng Ni và quy y hàng nghìn Phật tử tinh tiến tu hành, lợi lạc quần sanh, làm tốt đời đẹp đạo. Để từ đó: “Hoa đời hoa đạo đua nhau nở. Mãi mãi ngàn sau vẫn ngát hương”.
Trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo Việt Nam, công đức của Tổ sư và Hòa thượng đã cống hiến cho Đạo pháp, Dân tộc và chúng sinh thật vô cùng to lớn, để hôm nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Nam Định thừa hưởng, tiếp tục sứ mạng truyền trì đạo mạch cùng truyền thống tốt Đạo đẹp Đời mà Tổ sư - Hòa thượng và các tiền nhân đã dày công tạo dựng qua những thời kỳ khác nhau của lịch sử.
Các thế hệ hiện tại và mai sau là những người thừa hưởng sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam ngày nay, là thừa hưởng công đức và đạo nghiệp của Tổ sư - Hòa thượng đã đóng góp trong sự nghiệp củng cố hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và thống nhất Phật giáo Việt Nam theo phương châm hoạt động: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Quả thật: “Hạnh nguyện sáng soi gương kim cổ, chí cả rạng ngời với sử xanh”.
Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển bền vững, trang nghiêm trong lòng dân tộc, tuy Tổ sư - Hòa thượng không còn trụ thế để chứng kiến sự hưng thịnh, phát triển và trang nghiêm của Giáo hội, nhưng những công đức mà Tổ sư - Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo pháp sẽ mãi mãi còn lưu dấu trong tâm trí Tăng Ni và Phật tử Việt Nam và trong trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
Hôm nay nhân ngày Lễ Tưởng niệm Liệt vị Tổ sư – Hòa thượng và lưu nhập Xá lợi vào Bảo tháp, chúng con thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định, Tăng Ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước, xin dâng nước bát đức trắng trong, hương ngũ phần đượm mùi giải thoát, kính cẩn dâng lên cúng dường Pháp thân Tổ sư - Hòa thượng. Ngưỡng mong Tổ sư - Hòa thượng từ bi gia hộ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Nam Định ngày càng phát triển trang nghiêm, hưng thịnh, Phật pháp xương minh, tông phong vĩnh chấn, rừng thiền tâm hoa khai phát, pháp âm vĩnh xướng nhân gian và hộ trì cho thế giới Ta bà, vườn hoa xã hội nở hoa bốn mùa. Chúng tôi xin kính nguyện kề vai thích cánh bên nhau, hòa hợp đoàn kết một lòng để trang nghiêm ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Nam Định ngày càng trang nghiêm, vững mạnh trong lòng dân tộc.
Ngưỡng mong Liệt vị Tổ sư - Hòa thượng thùy từ chứng giám.
Nam Mô Chứng minh Sư Bồ tát Ma ha tát, tác đại chứng minh.
-----------------------------
* Tiêu đề do Ban biên tập kính đặt.
Nguồn: http://chutichghpgvn.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu