Thứ Năm 27 Tháng Bảy 2017 - 08:07:12 SA

Rực rỡ Monivongsa Bopharam

Chùa Monivongsa Bopharam là ngôi chùa Kh’mer duy nhất tại thành phố Cà Mau. Với lối kiến trúc độc đáo, chùa Monivongsa Bopharam là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của không chỉ người Kh’mer mà còn là trung tâm đoàn kết dân tộc với các tín đồ Phật tử người Kinh, Hoa anh em.
Chùa Monivongsa Bopharam là một quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hóa của người Kh’mer Nam Bộ được xây dựng năm 1964, do cố Hòa thượng Thạch Kên đặt viên đá đầu tiên. Từ đó đến nay đã qua 6 đời của 6 vị Tăng trưởng, trong đó có Thượng tọa Thạch Hà, Trưởng ban đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau - người đã dày công tu học, một lòng vì đạo pháp, vì dân tộc, mới đây đã quyết tâm xây dựng cơ sở thờ tự mới để duy trì nền văn hóa chung trong cộng đồng người Việt, cũng là nơi hành lễ cho tín đồ phật tử.

Chùa gồm có chánh điện, nhà hội của các sư sãi, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am... Chánh điện là nơi thờ tự chính trong chùa cao 32 mét, lối ra vào theo hướng đông và tây, được bao bọc bởi bốn bức vòng thành, nhiều vị tứ đại thiên vương quay mặt bốn hướng để hộ trì bốn phương thiên hạ. Mái chánh điện được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hoà với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Trên vách, trên trần và các cột chùa được trang trí bằng nhiều phù điêu bích hoạ màu sắc kể lại cuộc đời của đức Phật và chuyện Riêm-kê, tức trường ca Ra-ma-za-ma.

Chánh điện chùa vững chắc, cao lớn, được đặt ở vị trí chính diện của khu đất theo lối cổ. Toàn bộ hoa văn chính điện và trên những cột đà bê-tông cốt sắt kiên cố đều được chạm trổ những nét hoa văn sự tích Phật giáo. Phía trên là những miếng ngói đỏ làm sáng ngời khu trùng tự và ba đỉnh chuông trên đỉnh tháp, tượng trưng cho việc bảo vệ, duy trì Kinh - Luật - Luận. Bên trong chánh điện, trên bốn vách tường là những hình họa như: cảnh động tâm, đảng sanh, xuất gia, thành đạo và nhập niết bàn cùng tiền sử của Đức Phật… Những hình ảnh đó làm cho chánh điện thêm phần cổ kính.

Khuôn viên chùa rộng lớn với những hàng cây bao quanh, bên trong có bốn bức vòng thành được gắn liền những tượng chằng Yàsa gồng mình gánh nặng (có ý nghĩa quay đầu phục thiện, hối cải lỗi lầm). Bốn góc chùa là bốn bàn tọa thiên ngự để nghe kinh kệ thuyết pháp và hộ trì chư tăng tu học. Theo Thượng tọa Thạch Hà, trụ trì chùa Monivongsa Bopharam, để có được một ngôi chánh điện (xây dựng trên diện tích 230m2), các tín đồ phật tử đã bỏ ra nhiều công sức nhằm duy trì nền văn hóa chung trong cộng đồng người Việt, cũng là nơi hành lễ để duy trì các giá trị Chân – Thiện – Mỹ mà Đức Phật đã giáo truyền. Với dân tộc Kh’mer vốn được xem là có tính cộng đồng rất cao thì ngôi chùa là nơi thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi.

 
Một góc kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa


 
Mái chánh điện với kiến trúc nhiều  tầng lớp chồng lên nhau


 
Lễ an vị Phật tượng trong ngày lễ  khánh thành - kết giới sima.

 

Thượng tọa Thạch Hà (bên trái) cùng các vị khách trong ngày lễ khánh thành chánh điện.

 

Lễ cúng dường


Chùa Monivongsa Bopharam là ngôi chùa Kh’mer duy nhất tại thành phố Cà Mau
với kiến trúc và cảnh quan độc đáo.
 

Bài: Vương Mơ -nbsp;Ảnh:Huỳnh Lâm, Trọng Chính
Nguồn: http://vietnam.vnanet.vn
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).