Chủ Nhật 21 Tháng Giêng 2018 - 10:46:23 SA

TP.HCM: Lễ húy nhật HT.Thích Duy Lực

GNO - Lễ tưởng niệm HT.Thích Duy Lực, nguyên UV Ban Hoằng pháp T.Ư vừa được môn nhơn, tứ chúng tổ chức sáng nay, 18-1-2018 (2-12 ÂL), tại chùa Phật Đà (Q.3, TP.HCM).

Dâng hương tưởng niệm HT.Thích Duy Lực

Lễ tưởng niệm có sự chứng minh của HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thanh Hùng, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư cùng chư tôn đức đại diện các ban ngành T.Ư, chư tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN Q.3 và các quận huyện TP.HCM.

Sau nghi thức niêm hương tưởng niệm của chư tôn đức và môn đồ đệ tử là lễ cúng dường trai tăng hồi hướng công đức đến chư tổ.

Được biết, HT.Thích Duy Lực họ La, húy Dũ, hiệu Duy Lực, tự Giác Khai, sanh ngày 5-5-1923 tại làng Long Tuyền, huyện Bình Thủy, Cần Thơ. Năm lên 7 tuổi, theo cha La Xương về quê sống tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Khi tốt nghiệp phổ thông cấp 1, ngài nghỉ học theo cha trở lại Việt Nam.

Đến năm 26 tuổi (1948), thi đậu bằng giáo viên Hoa văn, từng cộng tác biên soạn cho tờ báo Viễn Đông tiếng Hoa tại Chợ Lớn và được mời dạy ở các trường tiểu học tỉnh Tà-Keo ở Cao Miên, trường Khải Trí ở Cần Thơ, trường Cái Vồn ở Vĩnh Long.

Năm 1958, sau khi lấy bằng Đông y sĩ cấp 1, ngài được mời làm đông y sĩ cho tiệm thuốc Tế Ngươn Đường Cà Mau, Minh Nguyệt cư sĩ Lâm tỉnh Cần Thơ để khám bệnh miễn phí cho dân.

Trong tủ sách của cư sĩ Lâm có bộ Kinh Tục Tạng gồm 150 quyển, lúc đầu ngài định đọc hết nhưng trải qua một năm chỉ xem được 7 quyển, sau quyết định chỉ xem phần Thiền tông. Lúc đó, ngài theo Pháp sư Diệu Duyên tham học Tổ Sư Thiền.

Ngày 8-2-1973, ngài được Hòa thượng Hoằng Tu cho xuất gia tu học tại chùa Từ Ân (Q.11, Chợ Lớn). Tháng 5-1974, ngài thọ giới Cụ túc tại chùa Cực Lạc, Malaysia. 


Di ảnh HT.Thích Duy Lực
 
Ngày 2-4-1977, thừa lệnh Hòa thượng Bổn sư, hoằng pháp Tổ Sư Thiền tại chùa Từ Ân. Đến năm 1983, tứ chúng quy tụ ngày càng đông lên đến hơn 4.000 người, mỗi lần tham dự Thiền thất đều vượt trên 300 người.

Từ những năm 1990, ngài thường đi giảng thiền ở nhiều nơi trên thế giới, đến thiền đường học đạo có người Tây, Âu và Á Châu.

Những năm cuối đời, ngài thường được thỉnh đến giảng tại các nước trên thế giới như ở Canada, Australia, Đài Loan và một số chùa ở Hồng Kông.

Ngoài ra, ngài còn trước tác và dịch thuật từ tiếng Hán sang tiếng Việt hơn 20 loại kinh điển và ngữ lục. Các kinh sách được phát hành như Đường lối thực hành tham Tổ sư Thiền, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Lăng già, Kinh Pháp Bảo Đàn, Phật pháp với thiền tông, Tham thiền phổ thuyết, Triệu luận, Danh từ thiền học, Cội nguồn truyền thừa - Thiền thất khai thị lục, Phật pháp và khoa học… Dù ở cương vị nào và bất cứ nơi đâu, ngài đều tùy duyên giảng dạy.


Trang nghiêm lễ tưởng niệm HT.Thích Duy Lực

Đến năm 1998, ngài đã được Ban Hoằng pháp T.Ư thỉnh vào cương vị Ủy viên, được Giáo hội phân thỉnh giảng tại các khóa bồi dưỡng hoằng pháp ngắn hạn cho các tỉnh miền Trung tổ chức tại Bình Định, các tỉnh miền Đông, TP.HCM và miền Nam tại Văn phòng 2 T.Ư.

Hóa duyên ký tất, ngài thâu thần thị tịch lúc 1 giờ 30 ngày 2-12-Kỷ Mão (8-1-2000), trụ thế 77 năm. 

Như Danh
Nguồn: http://giacngo.vn
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).