Thứ Năm 25 Tháng Sáu 2015 - 10:24:05 SA
Bảo vệ môi trường tự nhiên của người Khmer Nam bộ nhìn từ quan điểm sinh thái học Phật giáo Theravada (phần 1)
Mối quan hệ giữa con người và môi trường đã được các học giả phương Tây quan tâm từ thời kỳ cổ đại.
Sử gia Hy Lạp, Herodotus đã ghi lại những biến đổi của môi trường dưới tác động của con người với quan niệm sự can thiệp ở phạm vi rộng lớn mà con người gây ra đối với tự nhiên sẽ chịu sự trừng phạt của Thượng đế (Phạm Huỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013: 138). Trong nghiên cứu văn hóa, môi trường tự nhiên phải luôn được chú trọng vì nó có ảnh hưởng chi phối đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa của các tộc người, góp phần khu biệt văn hóa giữa vùng này với vùng khác. Nhận thấy tầm quan trọng của môi trường trong việc cân bằng sinh thái đối với đời sống con người, những vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Theravada đã sớm chủ trương phát triển dung hòa tôn giáo với môi trường tự nhiên. Sự dung hòa này đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa đặc sắc mang đậm nét tôn giáo truyền thống của cư dân Khmer Nam Bộ.
Quan điểm sinh thái học Phật giáo của người Khmer Nam Bộ
Sinh thái học tâm linh (Spiritual Ecology) là một chuyên ngành khoa học quan tâm đến mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và môi trường, xuất hiện cách đây chỉ một vài thập kỷ. Đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh thái học tâm linh thường là những cộng đồng nhỏ, có sự biệt lập tương đối với thế giới bên ngoài. Những cộng đồng này vẫn thực hành những tín ngưỡng truyền thống của họ. Từ những năm 1990, sinh thái học tâm linh trở thành một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu về biến đổi môi trường. Nó được coi là giải pháp đặc biệt hiệu quả trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì hệ sinh thái bền vững (Phạm Huỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013: 145).
Thực tế ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã chứng minh vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong việc bảo tồn môi trường tự nhiên tránh sự tàn phá của con người. Reed L. Wedley và Carol J. Pierce Colfer (2004) đã khảo cứu và lột tả vai trò của tín ngưỡng bản địa trong việc bảo tồn các khu rừng thiêng ở vùng Tây bán đảo Kalimantan, Indonesia (Phạm Huỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013: 145). Theo hai tác giả này sự thiêng hóa một số khu rừng ở đây có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các loài động vật, đa dạng sinh học thông qua việc tạo dựng các quy ước cộng đồng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên từ rừng, cụ thể thông qua săn bắn, hái lượm và canh tác (Phạm Huỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013: 145).
Đối với cộng đồng người Khmer Nam Bộ, sinh thái học Phật giáo Theravada đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh chùa chiền và địa bàn cư trú của người Khmer. Sinh thái học Phật giáo Theravada dựa trên nền tảng triết lý của nhà Phật cùng kết hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng dân gian thông qua vai trò giáo dục cộng đồng của tầng lớp sư sãi. Phật giáo Theravada đã sử dụng hình thức thiêng hóa các yếu tố môi trường liên quan trực đến đời sống của con người và hoạt động sản xuất nông nghiệp bằng những nghi thức, truyền thuyết và Phật thoại. Quan niệm của Phật giáo Theravada xem môi trường là ngôi nhà chung cho sự sống của vạn vật và muôn loài, các yếu tố môi trường như cây cối, đất đai, nguồn nước và không trung đều do chư thiên cai quản. Việc nghiêm cấm lạm sát các loài sinh vật và tránh làm bẩn nguồn nước là hai trong số những quy ước của Phật giáo Theravada trong khuyến khích người tín đồ bảo vệ môi trường thiên nhiên. Luật nhân quả (Karma) đã được Phật giáo Theravada áp dụng trong công tác truyền bá tư tưởng về lối sống cân bằng giữa con người với các loài vật và môi trường tự nhiên đã tạo nên sự phát triển bền vững cho nhiều vùng sinh thái xung quanh nhà chùa tại các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Theo quan điểm sinh thái văn hóa (cultural ecology) của nhà nhân học Mỹ Julian Steward sinh thái văn hóa là cách con người sử dụng văn hóa để thích nghi với môi trường thiên nhiên cụ thể trong bối cảnh nền văn hóa của họ (Phan Thị Yến Tuyết 2010: 30). Các xã hội có công nghệ kỹ thuật càng thô sơ thì xã hội càng phụ thuộc vào tự nhiên. Từ quan điểm của Julian Steward, chúng ta có thể thấy xã hội của người Khmer Nam Bộ không thuộc xã hội công nghệ hiện đại nên rất thích hợp với phương thức bảo vệ môi trường theo phương thức sinh thái học Phật giáo Theravada. Cụ thể như những yếu thiên nhiên quan trọng đối với đời sống cộng đồng thường được họ thiêng hóa.
Quan điểm sinh thái học Phật giáo của người Khmer Nam Bộ
Sinh thái học tâm linh (Spiritual Ecology) là một chuyên ngành khoa học quan tâm đến mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và môi trường, xuất hiện cách đây chỉ một vài thập kỷ. Đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh thái học tâm linh thường là những cộng đồng nhỏ, có sự biệt lập tương đối với thế giới bên ngoài. Những cộng đồng này vẫn thực hành những tín ngưỡng truyền thống của họ. Từ những năm 1990, sinh thái học tâm linh trở thành một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu về biến đổi môi trường. Nó được coi là giải pháp đặc biệt hiệu quả trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì hệ sinh thái bền vững (Phạm Huỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013: 145).
Thực tế ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã chứng minh vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong việc bảo tồn môi trường tự nhiên tránh sự tàn phá của con người. Reed L. Wedley và Carol J. Pierce Colfer (2004) đã khảo cứu và lột tả vai trò của tín ngưỡng bản địa trong việc bảo tồn các khu rừng thiêng ở vùng Tây bán đảo Kalimantan, Indonesia (Phạm Huỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013: 145). Theo hai tác giả này sự thiêng hóa một số khu rừng ở đây có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các loài động vật, đa dạng sinh học thông qua việc tạo dựng các quy ước cộng đồng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên từ rừng, cụ thể thông qua săn bắn, hái lượm và canh tác (Phạm Huỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013: 145).
Đối với cộng đồng người Khmer Nam Bộ, sinh thái học Phật giáo Theravada đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh chùa chiền và địa bàn cư trú của người Khmer. Sinh thái học Phật giáo Theravada dựa trên nền tảng triết lý của nhà Phật cùng kết hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng dân gian thông qua vai trò giáo dục cộng đồng của tầng lớp sư sãi. Phật giáo Theravada đã sử dụng hình thức thiêng hóa các yếu tố môi trường liên quan trực đến đời sống của con người và hoạt động sản xuất nông nghiệp bằng những nghi thức, truyền thuyết và Phật thoại. Quan niệm của Phật giáo Theravada xem môi trường là ngôi nhà chung cho sự sống của vạn vật và muôn loài, các yếu tố môi trường như cây cối, đất đai, nguồn nước và không trung đều do chư thiên cai quản. Việc nghiêm cấm lạm sát các loài sinh vật và tránh làm bẩn nguồn nước là hai trong số những quy ước của Phật giáo Theravada trong khuyến khích người tín đồ bảo vệ môi trường thiên nhiên. Luật nhân quả (Karma) đã được Phật giáo Theravada áp dụng trong công tác truyền bá tư tưởng về lối sống cân bằng giữa con người với các loài vật và môi trường tự nhiên đã tạo nên sự phát triển bền vững cho nhiều vùng sinh thái xung quanh nhà chùa tại các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Theo quan điểm sinh thái văn hóa (cultural ecology) của nhà nhân học Mỹ Julian Steward sinh thái văn hóa là cách con người sử dụng văn hóa để thích nghi với môi trường thiên nhiên cụ thể trong bối cảnh nền văn hóa của họ (Phan Thị Yến Tuyết 2010: 30). Các xã hội có công nghệ kỹ thuật càng thô sơ thì xã hội càng phụ thuộc vào tự nhiên. Từ quan điểm của Julian Steward, chúng ta có thể thấy xã hội của người Khmer Nam Bộ không thuộc xã hội công nghệ hiện đại nên rất thích hợp với phương thức bảo vệ môi trường theo phương thức sinh thái học Phật giáo Theravada. Cụ thể như những yếu thiên nhiên quan trọng đối với đời sống cộng đồng thường được họ thiêng hóa.
Tiến sĩ PHAN ANH TÚ
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. HCM
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu