Thứ Hai 16 Tháng Mười 2017 - 08:15:51 CH
Truyền thống giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer với môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc, những kiến nghị cần thiết
Với truyền thống sống cao đẹp theo hệ phái giáo dục Phật giáo Nam Tông, chùa của người Khmer có thể nói là tâm điểm kết tinh chân lý, chất nhân văn, thể hiện bản săc văn hóa dân tộc rõ nét nhất.
NÊU VẤN ĐỀ
Đồng bào dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long ( đbsCL) có chừng 2 triệu người, từ lâu đời thờ đạo Phật theo hệ phái Nam Tông ( Tiểu Thừa) chiếm tỉ lệ đến 95% dân số. Sự ngưỡng mộ ấy chứng minh cho chúng ta hiểu vì sao các tỉnh đbsCL có đông người Khmer sinh sống với 453 chùa lớn nhỏ được xây cất từ lâu đời. Chùa không những là nơi tôn nghiêm, ngưỡng vọng đạo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni truyền dạy cho phật tử, dạy chữ Sanskrit, chữ Pa ly, dạy kinh Phật cho các Tăng sinh, dạy chữ Khmer cho học trò; mà khung viên chùa còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa theo phong tục tập quán cổ truyền, nơi tổ chức các ngày lễ hội lớn. Như lễ hội Tết mừng năm mới - Chôl snăm Th‟mây vào những ngày 13,14,15,16 tháng 4 dương lịch hàng năm, lễ hội Đôl Ta – cúng tổ tiên ông bà, xá tội vong nhân, lễ hội Ok Om Bốk – Đua ghe Ngo, Cúng trăng mừng lúa mới…Dân bổn đạo người Khmer ở đbsCL sống nơi miền đất thấp trũng, ngập nước, lũ lụt quanh năm, nên họ thường chọn những nơi cao ráo hoặc đất giồng, gò nổi để xây chùa và cất nhà, hình thành các cụm dân cư phum, sróc với lũy cây xanh cao to bóng mát, hội tụ cộng đồng đông vui, gắn bó bền chặt bên nhau, canh tác lúa nước từ đời này sang đời khác.
Là người sinh ra và lớn lên từ bé đã tắm mình dưới ánh ban mai giữa làng quê phum sróc, từng nô đùa trong sân chùa dưới vầng trăng thanh gió mát trong những ngày lễ hội ấy và quay quần bên những làn điệu “ nhạc Pin pét - ngũ âm” réo rắc và các điệu múa dân gian: Rom vong,Lâm lêu, Sa Ri Ca Keo, Ôm tuốk với tiếng bập bùng trống Say dam, Dì Kê -Thạch Sanh chém chằng hay lắm eng ơi!.v.v. Những cảnh sinh hoạt thi vị vui tươi náo nức ấy nó còn in đậm mãi trong tâm trí, ký ức tuổi thơ không sao quên được. Dù năm tháng trôi đi, dù tuổi đời dần dần về bến thiên thu, người dân Khmer và tôi không thể nào quên đạo lý, lời giáo huấn của Phật Thich Ca Mâu Ni dạy làm người: Lễ nghĩa với ông bà cha mẹ,sống ân tình nhân ái với mọi người, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn đói nghèo, vui sướng có nhau, sống chết cùng nhau. Đó là nội dung cơ bản nhất của giáo dục Phật giáo Nam Tông với 10 điều dạy bảo đầu đời nhất cho con người: Không ăn cắp ăn trộm, không chửi thề nói tục nói dối, không cờ bạc rượu chè, phái mạnh không được ăn hiếp phái yếu, không tà dăm, không xác sinh.v.v. Đây cũng chính là những điều dạy chí lý chí tình, nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, của những người cộng sản và của tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại-Nhà văn hóa danh nhân thế giới.
I.TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER ĐBSCL ĐẠI DIỆN CHO SỰ HÌNH THÀNH BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC RÕ NÉT NHẤT.
Với truyền thống sống cao đẹp theo hệ phái giáo dục Phật giáo Nam Tông, chùa của người Khmer có thể nói là tâm điểm kết tinh chân lý, chất nhân văn, thể hiện bản săc văn hóa dân tộc rõ nét nhất. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu về dân tộc học, nhân chủng học, lịch sử học, tôn giáo Phật học, văn hóa giáo dục dân tộc Khmer v.v. đều đến tìm hiểu các đền chùa đẹp nổi tiếng của người Khmer vùng đbsCL. Như tỉnh Trà Vinh có các chùa: chùa Phướng, chùa Ông Mẹt, Vam Rây, chùa Tháp, chùa Konpong, chùa Ân –Ao Bà Om…Sóc Trăng có: Mã Tộc-chùa Dơi, Cham Pa, Bãi Xào, Kh‟Leng, Sam Rông, Sreythimeang Kol…Bac Liêu:Xiêm Cáng, Bit S‟Bâu, Hòa Bình cũ, Hòa Bình mới, Kos Thom…Kiên Giang: Rathanh Reang Sey, K‟Lang Mương, Ôt đôm Meanchey, Xoài Siêm…An Giang: Kan Bo Pruk, Kô Tô,Tứk Dụp..
Những ngôi chùa này đều có chung những đặc điểm hình thành, phát triển và lưu tồn các nội dung giáo dục Phật giáo Khmer sau đây:
1.Nơi nào có cụm dân cư cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống thì nơi ấy tự nhiên hình thành khum, phum, sróc và dân bổn đạo – Phật tử nơi đó cùng nhau hiến đất để xây chùa. Những khu đất ấy phải là nơi cao ráo, đất giồng, gò nổi với diện tích từ 5 đến 10 công đất, hoặc từ 2 -3 đến 5-10 hta. Điểm đẹp nhất để xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng kiến trúc quan trọng của chùa gồm: Ngôi trung tâm là Chánh Điện cao từ 1 đến 1,5m và có 2 hoặc 3 ngôi chùa với hội trường lớn hay còn gọi la Sala Têl, có từ 1-2-3-4 dãy lớp học, có nhà ở cho các Tăng sinh, có nhà bếp .v.v. Ngoài sân rộng lớn của chùa, còn có khung viên – thường gọi là vườn chùa để trồng các loại cây ăn trái và các loại cây lâu năm lấy gỗ, có cả mương rạch, ao hồ nuôi cá .v.v. Đặc biệt phần lớn chùa nào cũng có đất ruộng để cấy lúa, chính các vị tăng sinh tu trong chùa ngoài việc học kinh kệ còn phải ra đồng làm ruộng cấy lúa, trồng rau, trồng các loại cây ăn trái và nhất là trồng các loại cây lâu năm để lấy gỗ, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chùa.v.v.
2. Nội dung giáo dục Phật giáo trong chùa trước hết theo phong tục tập quán lâu đời, người con trai Khmer từ 5 đến 9 tuổi, cha mẹ cho phép thường xuyên lui tới trong chùa để làm quen cung cách sinh hoạt lễ nghĩa của chùa. Trẻ từ 10 -12 đến 15-16 tuổi trở lên được xin vào chùa tu. Một nhận thức theo thói quen bất thành văn từ lâu đời c ủa đồng bào dân tộc Khmer là người con trai Khmer phải có một thời gian vào chùa tu để đền đáp báo hiếu công ơn cha mẹ, để học lễ nghĩa, học chữ, học kinh của Phật Thích Ca giáo huấn. Thời gian vào chùa tu có thể vài ba tuần, vài ba tháng, hoặc 3-4 năm hay tu suốt đời. Ngoài việc hàng ngày học chữ Sanskrit, chữ Pali để đọc Kinh Tạng, Kinh cầu siêu, các vị sư Sa Di còn phải học thuộc lòng những bài khóa ghi trong sách lá Thốt nốt. Các loại sách đó là:
- Sách Satra Ch‟bắp Crom - Giáo huấn ca, dạy về lễ nghĩa, phép tắc, lễ độ, kính trên nhường dưới, lòng đúc độ của con người đối nhân sử thế tốt đẹp trong đời sống xã hội. Sách ghi lại những lời răn dạy của tổ tiên ông bà biết bổn phận làm con, biết lễ nghĩa, biết công ơn dưỡng nuôi con cái của cha mẹ.v.v.
-Sách Ch‟bắp Mê đa – Luật tổ tiên hoặc sách Ch‟bắp Tê va đa – Luật định, học về những huyền thoại, Phật thoại… gồm 6 phạm trù của giới tu Tăng sinh – phải thuộc lòng các sách: Ch‟bắp Prốts – Quy định đức hạnh của nam giới, Ch‟bắp Srey – Quy định đức hạnh của nữ giới, Ch‟bắp Kê kal – Kinh nghiệm sản xuất nghề nông làm ruộng, Ch‟bắp Balắts Senna Vông – Lấy gương đức độ của Phật mà phê phán những hành vi sai trái của người xưa để dưỡng tâm tính của mình, Satra Ch‟bắp Prôvót Prák Puýt – Tiểu sử Phật Thích Ca Mâu Ni gồm 14 quyển.v.v.
- Sách dành riêng cho các vị sư Tỳ Khưu phải hội đủ 6 điều Phật dạy, tuân thủ 227 điều luật, hiểu biết chữ Paly và đọc thông Trai Bay Đók – Tạng kinh gồm 3 bộ kinh cao cấp: Bô rát sốt – Kinh tạng là làm điều thiện, Bô rát Vinây – Luật tạng là sống thanh khiết, Bô rát Opithem – Luận tạng là ngồi tham thiền, suy luận tìm chân lý.v.v.
II. CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER ĐBSCL TỪ LÂU THỰC SỰ LÀ TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC VÀ LÀ TRƯỜNG DẠY NGHỀ MANG TÍNH DÂN GIAN CAO.
1. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ về truyền thống giáo dục, dạy chữ, dạy dỗ con em của đồng bào người Khmer từ thời xa xưa thì chúng ta sẽ thấy một điều rất rõ là vùng đồng bào Khmer không có cái gọi là trường học theo đúng nghĩa thông thường. Tất cả việc dạy dỗ dạy chữ, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức và hình thành nhân cách đạo đức kể cả học làm người, học một số nghề cần thiết cho cuộc sống gia đinh.v.v. đều phải vô chùa tu, hay còn gọi là học tu. Như vậy chùa của đồng bào dân tộc Khmer là trường học đầu đời cho con em của họ. Tuy vậy cũng có tình huống là trong chùa Khmer có nhiều lớp dạy, học chữ Sanskrít – chữ Khmer hiện nay do thầy giáo hoặc các sư trong chùa dạy cũng khá lâu đời. Nhưng đứng về thuật ngữ giáo dục có lớp cho việc dạy và học, học và dạy trong chùa từ thời xa xưa vẫn quan niệm là vào chùa đi tu. Hiện tượng học theo kiểu này trong cộng đồng người Khmer không gọi là trường học, nhưng việc đi tu này vẫn làm tròn ý nghĩa của chức năng trường học thông thường. Qua đây chúng ta thấy rằng đồ ng bào dân tộc Khmer dùng đặc tính linh cảm linh thiên màu nhiệm của triết lý đức Phật – chùa làm phương tiện, phương pháp truyền dạy học trò. Còn học trò vào chùa học, tự nhận thức được đây là cửa linh thiên của đức Phật phải hết sức nghiêm túc…Như vậy việc giáo dục đạo đưc, giáo dục nhân cách, rèn luyện về mọi mặt, người dạy nhờ vào “ sức mạnh vô hình của luân lý Phật giáo” làm trợ thủ đắc lực nhất cho sự thành bại của người dạy và người học. Phải nói đây là một lĩnh vực thuộc về Tâm lý học dân tộc và giáo dục học dân tộc nói chung cũng như trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo học nói riêng. Nó rất tinh tế và tế nhị của phương pháp dạy học cổ truyền trong chùa, trong vùng đồng bào dân tộc Khmer đạt hiệu quả rất cao từ lâu đời mà chúng ta chưa biết cách khai thác.
2. Ngoài ra những ngôi chùa Phật giáo Nam Tông Khmer không đơn thuần dành riêng cho lứa tuổi trưởng thành thanh niên vào tu chỉ học chữ Sanskrit, chữ Paly để đọc các loại sách kinh Phật như vừa kể trên mà còn có một ý nghĩa cực kỳ to lớn cho đời sống con người. Đó là nhà chùa tạo điều kiện cho các vị sư Tăng sinh đang tu trong chùa được học nghề một cách tự nhiên. Hàng ngày các vị sư cả, sư trụ trì chùa truyền dạy một số nghề cơ bản nhất, cần thiết nhất như: Học cưa, đục bào,đóng tủ bàn ghế, học xây cất nhà cửa, trồng các loại rau, trồng các loại cây ăn trái, trồng các loại cây lâu năm lấy gỗ, học cày cấy làm ruộng, học vẽ các hoa văn theo đường nét của dân gian dân tộc, học nặn tượng, nặn các phù điêu truyện kể cổ tích … Hiện nay các vị sư Tăng sinh trong chùa còn học thêm nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại trong các ngành, các trường Trung cấp, Cao đẵng, Đại học .v.v.Đặc biệt nhất là các vị sư Tăng sinh trong chùa còn tranh thủ học nhiều chuyên môn khác nhau, nhưng hiện đăng ký học nhiều nhất vẫn là vi tính và các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật. Trung Quốc, Hàn Quốc .v.v. Khi các vị sư hoàn tục, trở về đời thường, muốn xây dựng gia đình thì đã biết một số nghề cơ bản, có công ăn việc làm nuôi vợ nuôi con ngay.
III. CHÙA KHMER TRONG MỐI QUAN HỆ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ SỰ NÂNG CAO, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI PHUM SROC.
1. Bản chất giáo dục Phật học trong chùa Khmer từ thời xa xưa luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giáo dục phổ thông ( dạy và học chữ Khmer và chữ Việt) rất ngẫu nhiên. Nếu chỉ đơn thuần xét về đặc điểm giáo dục Phật học cho các vị sư Tăng sinh hoặc cho lứa tuổi thanh thiếu niên, thanh niên trưởng thành học trong chùa Khmer từ xưa cho đến giờ t hì nó là chu trình “ khá cứng” theo nguyên tắc khép kính của “ học đạo” như đã trình bày thì không có điều gì để thảo luận. Nhưng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng giáo dục Phật học trong chùa Khmer với thực trạng giáo dục phổ thông các cấp cho con em Khmer mặc dù có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau thì thấy rằng hiệu quả của nó còn nhiều hạn chế. Như việc giáo dục đạo đức, lễ nghĩa, tôn ti trật tự .v.v. theo luân lý triết lý Phật học – học đạo thì khá tốt. Ngược lại vấn đề này thực hiện trong hệ thống giáo dục phổ thông các cấp cho con em dân tộc Khmer chưa thật ưng ý lắm. Đặc biệt vấn đề dạy và học chữ Khmer cho các vị sư Tăng sinh trong chùa rất tốt, còn việc tổ chức dạy và học chữ Khmer - chữ Việt cho các em học sinh Khmer hiện nay chưa thật tốt. Như có trường tổ chức dạy chữ Khmer có trường không tổ chức dạy, có trường tổ chức dạy chữ Khmer cho lấy có, dạy cầm chừng, dạy bữa đực bữa cái và cuối cùng khi các em ra trường không đọc không viết được chữ Khmer -chữ của dân tộc mình. Hơn thế nữa, phần lớn các em học sinh dân tộc Khmer đều yếu kém chữ Việt và kể cả yếu kém toàn diện trình độ học lực.Vì vậy chúng tôi thấy rất rõ là vấn đề giáo dục Phật học: đạo đức, lễ nghĩa và học chữ Khmer trong chùa luôn luôn đạt hiệu quả như mong muốn, còn giáo dục phổ thông các cấp về đạo đức, lễ nghĩa và học chữ dân tộc chưa được như mong muốn. Mặt dù bản chất giáo dục Phật học của chùa Khmer và bản chất giáo dục phổ thông các cấp trong vùng đồng bào dân tộc Khmer luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau nhưng hiệu quả không như nhau. Qua đây chúng ta cần có định hướng giải quyết vấn đề giáo dục cho con em đồng bào dân tộc Khmer trong thời gian tới:
- Phát huy truyền thống giáo dục Phật học về cách thức tổ chúc dạy, phương pháp dạy đạo đức, lễ nghĩa và dạy chữ dân tộc trong chùa Khmer.
- Khắc phục sự yếu kém của hệ thống giáo dục phổ thông các cấp về những vấn đề trên và tìm ra cách thức tổ chức dạy, phương pháp dạy tối ưu, nhất là phương pháp dạy song ngữ Khmer -Việt, Việt-Khmer cho con em dân tộc Khmer học tốt hơn trong thời gian tới.
Giải quyết được hai vấn đề nêu trên, chúng ta mới thây hết được bản chất thực sự của giáo dục Phật học với giáo dục phổ thông các cấp cho con em đồng bào Khmer trong cùng một chức năng dạy người hoàn hảo của mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau một cách biện chứng nhất, họp lý nhất.
2. Sự hình thành cụm dân cư cộng đồng dân tộc Khmer, sự định vị cơ sỡ hạ tầng của phum sróc, xây cất nhà cửa, đền chùa Khmer có tính chất ước lệ truyền thống từ lâu đời và có tính bền vững tự thân trong cuộc sống. Những điều đó nó cho ta thấy thực tế bản năng sinh tồn,công sức lao động hữu ích như:
- Giáo dục Phật học cho các vị sư Tăng sinh trong chùa Khmer học được một số nghề cơ bản để sau khi hoàn tục, ra đời sống bình thường và xây dựng gia đình có đủ khả năng nuôi vợ nuôi con.
- Hình thành vị trí chùa theo hệ Phật giáo Nam Tông Khmer có từ lâu đời ở đbsCL, hầu hết các chùa đều có trồng các loại cây ăn trái, nhất là trồng các loại cây lâu năm lấy gỗ. Nên hiện nay trong khung viên của các chùa có rất nhiều loại cây quý, hiếm,cao, to lớn đến 5 -6 người ôm như: cây sao,cây dầu, cây sến, cây trắc, cây giá tị, cây căm xe và nhiều loại cây có giá trị khác .v.v.Chinh các loại cây ăn trái, các loại cây gỗ quý kể trên nó tạo điều kiện cho các loài chim về ở quanh năm, tạo không khí khung viên chùa có nhiều cây cao bóng mát.
Đồng bào dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long ( đbsCL) có chừng 2 triệu người, từ lâu đời thờ đạo Phật theo hệ phái Nam Tông ( Tiểu Thừa) chiếm tỉ lệ đến 95% dân số. Sự ngưỡng mộ ấy chứng minh cho chúng ta hiểu vì sao các tỉnh đbsCL có đông người Khmer sinh sống với 453 chùa lớn nhỏ được xây cất từ lâu đời. Chùa không những là nơi tôn nghiêm, ngưỡng vọng đạo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni truyền dạy cho phật tử, dạy chữ Sanskrit, chữ Pa ly, dạy kinh Phật cho các Tăng sinh, dạy chữ Khmer cho học trò; mà khung viên chùa còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa theo phong tục tập quán cổ truyền, nơi tổ chức các ngày lễ hội lớn. Như lễ hội Tết mừng năm mới - Chôl snăm Th‟mây vào những ngày 13,14,15,16 tháng 4 dương lịch hàng năm, lễ hội Đôl Ta – cúng tổ tiên ông bà, xá tội vong nhân, lễ hội Ok Om Bốk – Đua ghe Ngo, Cúng trăng mừng lúa mới…Dân bổn đạo người Khmer ở đbsCL sống nơi miền đất thấp trũng, ngập nước, lũ lụt quanh năm, nên họ thường chọn những nơi cao ráo hoặc đất giồng, gò nổi để xây chùa và cất nhà, hình thành các cụm dân cư phum, sróc với lũy cây xanh cao to bóng mát, hội tụ cộng đồng đông vui, gắn bó bền chặt bên nhau, canh tác lúa nước từ đời này sang đời khác.
Là người sinh ra và lớn lên từ bé đã tắm mình dưới ánh ban mai giữa làng quê phum sróc, từng nô đùa trong sân chùa dưới vầng trăng thanh gió mát trong những ngày lễ hội ấy và quay quần bên những làn điệu “ nhạc Pin pét - ngũ âm” réo rắc và các điệu múa dân gian: Rom vong,Lâm lêu, Sa Ri Ca Keo, Ôm tuốk với tiếng bập bùng trống Say dam, Dì Kê -Thạch Sanh chém chằng hay lắm eng ơi!.v.v. Những cảnh sinh hoạt thi vị vui tươi náo nức ấy nó còn in đậm mãi trong tâm trí, ký ức tuổi thơ không sao quên được. Dù năm tháng trôi đi, dù tuổi đời dần dần về bến thiên thu, người dân Khmer và tôi không thể nào quên đạo lý, lời giáo huấn của Phật Thich Ca Mâu Ni dạy làm người: Lễ nghĩa với ông bà cha mẹ,sống ân tình nhân ái với mọi người, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn đói nghèo, vui sướng có nhau, sống chết cùng nhau. Đó là nội dung cơ bản nhất của giáo dục Phật giáo Nam Tông với 10 điều dạy bảo đầu đời nhất cho con người: Không ăn cắp ăn trộm, không chửi thề nói tục nói dối, không cờ bạc rượu chè, phái mạnh không được ăn hiếp phái yếu, không tà dăm, không xác sinh.v.v. Đây cũng chính là những điều dạy chí lý chí tình, nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, của những người cộng sản và của tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại-Nhà văn hóa danh nhân thế giới.
I.TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER ĐBSCL ĐẠI DIỆN CHO SỰ HÌNH THÀNH BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC RÕ NÉT NHẤT.
Với truyền thống sống cao đẹp theo hệ phái giáo dục Phật giáo Nam Tông, chùa của người Khmer có thể nói là tâm điểm kết tinh chân lý, chất nhân văn, thể hiện bản săc văn hóa dân tộc rõ nét nhất. Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu về dân tộc học, nhân chủng học, lịch sử học, tôn giáo Phật học, văn hóa giáo dục dân tộc Khmer v.v. đều đến tìm hiểu các đền chùa đẹp nổi tiếng của người Khmer vùng đbsCL. Như tỉnh Trà Vinh có các chùa: chùa Phướng, chùa Ông Mẹt, Vam Rây, chùa Tháp, chùa Konpong, chùa Ân –Ao Bà Om…Sóc Trăng có: Mã Tộc-chùa Dơi, Cham Pa, Bãi Xào, Kh‟Leng, Sam Rông, Sreythimeang Kol…Bac Liêu:Xiêm Cáng, Bit S‟Bâu, Hòa Bình cũ, Hòa Bình mới, Kos Thom…Kiên Giang: Rathanh Reang Sey, K‟Lang Mương, Ôt đôm Meanchey, Xoài Siêm…An Giang: Kan Bo Pruk, Kô Tô,Tứk Dụp..
Những ngôi chùa này đều có chung những đặc điểm hình thành, phát triển và lưu tồn các nội dung giáo dục Phật giáo Khmer sau đây:
1.Nơi nào có cụm dân cư cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống thì nơi ấy tự nhiên hình thành khum, phum, sróc và dân bổn đạo – Phật tử nơi đó cùng nhau hiến đất để xây chùa. Những khu đất ấy phải là nơi cao ráo, đất giồng, gò nổi với diện tích từ 5 đến 10 công đất, hoặc từ 2 -3 đến 5-10 hta. Điểm đẹp nhất để xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng kiến trúc quan trọng của chùa gồm: Ngôi trung tâm là Chánh Điện cao từ 1 đến 1,5m và có 2 hoặc 3 ngôi chùa với hội trường lớn hay còn gọi la Sala Têl, có từ 1-2-3-4 dãy lớp học, có nhà ở cho các Tăng sinh, có nhà bếp .v.v. Ngoài sân rộng lớn của chùa, còn có khung viên – thường gọi là vườn chùa để trồng các loại cây ăn trái và các loại cây lâu năm lấy gỗ, có cả mương rạch, ao hồ nuôi cá .v.v. Đặc biệt phần lớn chùa nào cũng có đất ruộng để cấy lúa, chính các vị tăng sinh tu trong chùa ngoài việc học kinh kệ còn phải ra đồng làm ruộng cấy lúa, trồng rau, trồng các loại cây ăn trái và nhất là trồng các loại cây lâu năm để lấy gỗ, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chùa.v.v.
2. Nội dung giáo dục Phật giáo trong chùa trước hết theo phong tục tập quán lâu đời, người con trai Khmer từ 5 đến 9 tuổi, cha mẹ cho phép thường xuyên lui tới trong chùa để làm quen cung cách sinh hoạt lễ nghĩa của chùa. Trẻ từ 10 -12 đến 15-16 tuổi trở lên được xin vào chùa tu. Một nhận thức theo thói quen bất thành văn từ lâu đời c ủa đồng bào dân tộc Khmer là người con trai Khmer phải có một thời gian vào chùa tu để đền đáp báo hiếu công ơn cha mẹ, để học lễ nghĩa, học chữ, học kinh của Phật Thích Ca giáo huấn. Thời gian vào chùa tu có thể vài ba tuần, vài ba tháng, hoặc 3-4 năm hay tu suốt đời. Ngoài việc hàng ngày học chữ Sanskrit, chữ Pali để đọc Kinh Tạng, Kinh cầu siêu, các vị sư Sa Di còn phải học thuộc lòng những bài khóa ghi trong sách lá Thốt nốt. Các loại sách đó là:
- Sách Satra Ch‟bắp Crom - Giáo huấn ca, dạy về lễ nghĩa, phép tắc, lễ độ, kính trên nhường dưới, lòng đúc độ của con người đối nhân sử thế tốt đẹp trong đời sống xã hội. Sách ghi lại những lời răn dạy của tổ tiên ông bà biết bổn phận làm con, biết lễ nghĩa, biết công ơn dưỡng nuôi con cái của cha mẹ.v.v.
-Sách Ch‟bắp Mê đa – Luật tổ tiên hoặc sách Ch‟bắp Tê va đa – Luật định, học về những huyền thoại, Phật thoại… gồm 6 phạm trù của giới tu Tăng sinh – phải thuộc lòng các sách: Ch‟bắp Prốts – Quy định đức hạnh của nam giới, Ch‟bắp Srey – Quy định đức hạnh của nữ giới, Ch‟bắp Kê kal – Kinh nghiệm sản xuất nghề nông làm ruộng, Ch‟bắp Balắts Senna Vông – Lấy gương đức độ của Phật mà phê phán những hành vi sai trái của người xưa để dưỡng tâm tính của mình, Satra Ch‟bắp Prôvót Prák Puýt – Tiểu sử Phật Thích Ca Mâu Ni gồm 14 quyển.v.v.
- Sách dành riêng cho các vị sư Tỳ Khưu phải hội đủ 6 điều Phật dạy, tuân thủ 227 điều luật, hiểu biết chữ Paly và đọc thông Trai Bay Đók – Tạng kinh gồm 3 bộ kinh cao cấp: Bô rát sốt – Kinh tạng là làm điều thiện, Bô rát Vinây – Luật tạng là sống thanh khiết, Bô rát Opithem – Luận tạng là ngồi tham thiền, suy luận tìm chân lý.v.v.
II. CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER ĐBSCL TỪ LÂU THỰC SỰ LÀ TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC VÀ LÀ TRƯỜNG DẠY NGHỀ MANG TÍNH DÂN GIAN CAO.
1. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ về truyền thống giáo dục, dạy chữ, dạy dỗ con em của đồng bào người Khmer từ thời xa xưa thì chúng ta sẽ thấy một điều rất rõ là vùng đồng bào Khmer không có cái gọi là trường học theo đúng nghĩa thông thường. Tất cả việc dạy dỗ dạy chữ, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức và hình thành nhân cách đạo đức kể cả học làm người, học một số nghề cần thiết cho cuộc sống gia đinh.v.v. đều phải vô chùa tu, hay còn gọi là học tu. Như vậy chùa của đồng bào dân tộc Khmer là trường học đầu đời cho con em của họ. Tuy vậy cũng có tình huống là trong chùa Khmer có nhiều lớp dạy, học chữ Sanskrít – chữ Khmer hiện nay do thầy giáo hoặc các sư trong chùa dạy cũng khá lâu đời. Nhưng đứng về thuật ngữ giáo dục có lớp cho việc dạy và học, học và dạy trong chùa từ thời xa xưa vẫn quan niệm là vào chùa đi tu. Hiện tượng học theo kiểu này trong cộng đồng người Khmer không gọi là trường học, nhưng việc đi tu này vẫn làm tròn ý nghĩa của chức năng trường học thông thường. Qua đây chúng ta thấy rằng đồ ng bào dân tộc Khmer dùng đặc tính linh cảm linh thiên màu nhiệm của triết lý đức Phật – chùa làm phương tiện, phương pháp truyền dạy học trò. Còn học trò vào chùa học, tự nhận thức được đây là cửa linh thiên của đức Phật phải hết sức nghiêm túc…Như vậy việc giáo dục đạo đưc, giáo dục nhân cách, rèn luyện về mọi mặt, người dạy nhờ vào “ sức mạnh vô hình của luân lý Phật giáo” làm trợ thủ đắc lực nhất cho sự thành bại của người dạy và người học. Phải nói đây là một lĩnh vực thuộc về Tâm lý học dân tộc và giáo dục học dân tộc nói chung cũng như trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo học nói riêng. Nó rất tinh tế và tế nhị của phương pháp dạy học cổ truyền trong chùa, trong vùng đồng bào dân tộc Khmer đạt hiệu quả rất cao từ lâu đời mà chúng ta chưa biết cách khai thác.
2. Ngoài ra những ngôi chùa Phật giáo Nam Tông Khmer không đơn thuần dành riêng cho lứa tuổi trưởng thành thanh niên vào tu chỉ học chữ Sanskrit, chữ Paly để đọc các loại sách kinh Phật như vừa kể trên mà còn có một ý nghĩa cực kỳ to lớn cho đời sống con người. Đó là nhà chùa tạo điều kiện cho các vị sư Tăng sinh đang tu trong chùa được học nghề một cách tự nhiên. Hàng ngày các vị sư cả, sư trụ trì chùa truyền dạy một số nghề cơ bản nhất, cần thiết nhất như: Học cưa, đục bào,đóng tủ bàn ghế, học xây cất nhà cửa, trồng các loại rau, trồng các loại cây ăn trái, trồng các loại cây lâu năm lấy gỗ, học cày cấy làm ruộng, học vẽ các hoa văn theo đường nét của dân gian dân tộc, học nặn tượng, nặn các phù điêu truyện kể cổ tích … Hiện nay các vị sư Tăng sinh trong chùa còn học thêm nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại trong các ngành, các trường Trung cấp, Cao đẵng, Đại học .v.v.Đặc biệt nhất là các vị sư Tăng sinh trong chùa còn tranh thủ học nhiều chuyên môn khác nhau, nhưng hiện đăng ký học nhiều nhất vẫn là vi tính và các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật. Trung Quốc, Hàn Quốc .v.v. Khi các vị sư hoàn tục, trở về đời thường, muốn xây dựng gia đình thì đã biết một số nghề cơ bản, có công ăn việc làm nuôi vợ nuôi con ngay.
III. CHÙA KHMER TRONG MỐI QUAN HỆ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ SỰ NÂNG CAO, PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI PHUM SROC.
1. Bản chất giáo dục Phật học trong chùa Khmer từ thời xa xưa luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giáo dục phổ thông ( dạy và học chữ Khmer và chữ Việt) rất ngẫu nhiên. Nếu chỉ đơn thuần xét về đặc điểm giáo dục Phật học cho các vị sư Tăng sinh hoặc cho lứa tuổi thanh thiếu niên, thanh niên trưởng thành học trong chùa Khmer từ xưa cho đến giờ t hì nó là chu trình “ khá cứng” theo nguyên tắc khép kính của “ học đạo” như đã trình bày thì không có điều gì để thảo luận. Nhưng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng giáo dục Phật học trong chùa Khmer với thực trạng giáo dục phổ thông các cấp cho con em Khmer mặc dù có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau thì thấy rằng hiệu quả của nó còn nhiều hạn chế. Như việc giáo dục đạo đức, lễ nghĩa, tôn ti trật tự .v.v. theo luân lý triết lý Phật học – học đạo thì khá tốt. Ngược lại vấn đề này thực hiện trong hệ thống giáo dục phổ thông các cấp cho con em dân tộc Khmer chưa thật ưng ý lắm. Đặc biệt vấn đề dạy và học chữ Khmer cho các vị sư Tăng sinh trong chùa rất tốt, còn việc tổ chức dạy và học chữ Khmer - chữ Việt cho các em học sinh Khmer hiện nay chưa thật tốt. Như có trường tổ chức dạy chữ Khmer có trường không tổ chức dạy, có trường tổ chức dạy chữ Khmer cho lấy có, dạy cầm chừng, dạy bữa đực bữa cái và cuối cùng khi các em ra trường không đọc không viết được chữ Khmer -chữ của dân tộc mình. Hơn thế nữa, phần lớn các em học sinh dân tộc Khmer đều yếu kém chữ Việt và kể cả yếu kém toàn diện trình độ học lực.Vì vậy chúng tôi thấy rất rõ là vấn đề giáo dục Phật học: đạo đức, lễ nghĩa và học chữ Khmer trong chùa luôn luôn đạt hiệu quả như mong muốn, còn giáo dục phổ thông các cấp về đạo đức, lễ nghĩa và học chữ dân tộc chưa được như mong muốn. Mặt dù bản chất giáo dục Phật học của chùa Khmer và bản chất giáo dục phổ thông các cấp trong vùng đồng bào dân tộc Khmer luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau nhưng hiệu quả không như nhau. Qua đây chúng ta cần có định hướng giải quyết vấn đề giáo dục cho con em đồng bào dân tộc Khmer trong thời gian tới:
- Phát huy truyền thống giáo dục Phật học về cách thức tổ chúc dạy, phương pháp dạy đạo đức, lễ nghĩa và dạy chữ dân tộc trong chùa Khmer.
- Khắc phục sự yếu kém của hệ thống giáo dục phổ thông các cấp về những vấn đề trên và tìm ra cách thức tổ chức dạy, phương pháp dạy tối ưu, nhất là phương pháp dạy song ngữ Khmer -Việt, Việt-Khmer cho con em dân tộc Khmer học tốt hơn trong thời gian tới.
Giải quyết được hai vấn đề nêu trên, chúng ta mới thây hết được bản chất thực sự của giáo dục Phật học với giáo dục phổ thông các cấp cho con em đồng bào Khmer trong cùng một chức năng dạy người hoàn hảo của mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau một cách biện chứng nhất, họp lý nhất.
2. Sự hình thành cụm dân cư cộng đồng dân tộc Khmer, sự định vị cơ sỡ hạ tầng của phum sróc, xây cất nhà cửa, đền chùa Khmer có tính chất ước lệ truyền thống từ lâu đời và có tính bền vững tự thân trong cuộc sống. Những điều đó nó cho ta thấy thực tế bản năng sinh tồn,công sức lao động hữu ích như:
- Giáo dục Phật học cho các vị sư Tăng sinh trong chùa Khmer học được một số nghề cơ bản để sau khi hoàn tục, ra đời sống bình thường và xây dựng gia đình có đủ khả năng nuôi vợ nuôi con.
- Hình thành vị trí chùa theo hệ Phật giáo Nam Tông Khmer có từ lâu đời ở đbsCL, hầu hết các chùa đều có trồng các loại cây ăn trái, nhất là trồng các loại cây lâu năm lấy gỗ. Nên hiện nay trong khung viên của các chùa có rất nhiều loại cây quý, hiếm,cao, to lớn đến 5 -6 người ôm như: cây sao,cây dầu, cây sến, cây trắc, cây giá tị, cây căm xe và nhiều loại cây có giá trị khác .v.v.Chinh các loại cây ăn trái, các loại cây gỗ quý kể trên nó tạo điều kiện cho các loài chim về ở quanh năm, tạo không khí khung viên chùa có nhiều cây cao bóng mát.
TS. TRẦN THANH PÔN
Nguồn: http://www.daophatngaynay.com
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu