Thứ Năm 15 Tháng Mười Một 2018 - 08:49:09 SA

Hoà thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn chia sẻ 7 sáng kiến hợp tác Phật giáo Đông Dương

Sáng 12/11, trong phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Lào – Việt Nam – Campuchia diễn ra tại Lào, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát biểu nhấn mạnh: “Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia có lịch sử mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ lâu đời.”
 


Hoà thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn cùng lãnh đạo Phật giáo Campuchia - Lào và 
Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước

Hòa thượng nhắc lại việc ba nước vừa kỷ niệm hơn nửa thế kỷ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2017 để nói việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo Lào - Việt Nam - Campuchia không ngoài mục đích thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác, phát triển Phật giáo, xiển dương chánh pháp của Đức Phật, xây dựng hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại. Hoà thượng Chủ tịch khẳng định, đây cũng là cơ hội để Giáo hội Tăng già Phật giáo ba nước học hỏi, chia sẻ, hiểu biết giúp đỡ lẫn nhau với ý niệm tinh tấn nỗ lực không ngừng vì tiền đồ của Phật giáo trong vị thế, vai trò và sự nghiệp chăm lo lợi ích của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế.
 

Đặc biệt, trong bài phát biểu của mình, Hoà thượng Chủ tịch đã chia sẻ bảy sáng kiến của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hợp tác, giao lưu giữa Phật giáo ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia trong thời gian tới, gồm:
 
1. Tăng cường trao đổi đoàn lãnh đạo Phật giáo của ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia, thăm viếng lẫn nhau nhằm củng cố và phát triển tình đoàn kết, hòa hợp trong Tăng đoàn chư Tăng; đồng thời giáo dục truyền thống đoàn kết, hữu nghị tình anh em đặc biệt giữa cộng đồng Phật tử và nhân dân ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia.
 
2. Phật giáo ở các tỉnh biên giới của ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia ký kết hợp tác, giao lưu với từng địa phương của mỗi nước trong công tác Phật sự.
 
3. Triển khai hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo và giao lưu học thuật, phiên dịch kinh điển Phật giáo. GHPGVN mong muốn được đón chư Tăng từ Lào và Campuchia sang học tập, nghiên cứu Phật giáo tại các Học viện Phật giáo Việt Nam ở các cấp đào tạo từ Cử nhân, Thạc sỹ đến Tiến sỹ Phật học.
 
4. Tăng cường giao lưu văn hóa Phật giáo giữa ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia; triển khai các dự án bảo tồn, gìn giữ các giá trị di sản văn hóa Phật giáo tại mỗi nước.
 
5. Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức tu tập các pháp môn tu như thiền Vipasana, phương pháp hành trì… cho chư Tăng và đồng bào Phật tử tu tập.
 
6. Tăng cường tổ chức, triển khai các hoạt động từ thiện nhân đạo nhằm đưa ánh sáng giáo lý từ bi của Đạo Phật vào đời sống xã hội, giúp đỡ cộng đồng Phật tử có hoàn cảnh khó khăn, tích cực xóa đói giảm nghèo, xây dựng một cộng đồng hạnh phúc, an lạc.
 
7. Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại 4.0 vào trong công tác hoằng dương chánh pháp, xây dựng và phát triển Giáo hội vững mạnh cùng đất nước trong hội nhập quốc tế. Phật giáo mỗi nước làm tròn sứ mệnh cùng dân tộc, đồng thời đủ năng lực tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, cùng nhau góp phần ổn định và phát triển trong cộng đồng ASEAN và trên thế giới.


Hoà thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
 
Trong chiều hôm đó (chiều ngày 12/11), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã tiếp Đoàn Đại biểu cấp cao GHPGVN. Ngài đã đánh giá cao bảy sáng kiến và đóng góp của Đoàn đại biểu cấp cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hoà thượng Chủ tịch HĐTS tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Campuchia – Lào – Việt Nam lần này. Ngài khẳng định, những sáng kiến và đóng góp của Đoàn đại biểu cấp cao GHPGVN lần này đã đóng góp tích cực vào việc duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và nâng cao vai trò, vị thế của ba nước và Giáo hội Phật giáo Lào – Việt Nam – Campuchia.
 
Trước đó, phát biểu khai mạc hội nghị tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Lào, Hoà thượng Maha Ngon Damlongboun, Chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào khẳng định sự hiện diện của chư Tôn đức lãnh đạo các Giáo hội thể hiện tinh thần đoàn kết vững chắc của ba nước và Phật giáo ba nước, đoàn kết gắn bó đặc biệt về kinh tế, chính trị, văn hoá.
 
Theo hoà thượng, Phật giáo tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào không chỉ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước mà còn có vai trò trong văn hoá, giáo dục, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước hoà bình, cường thịnh, phát triển trong an lạc. Khi Hòa thượng nhấn mạnh: “Trong lịch sử Phật giáo Lào, hơn 700 năm qua, vua Phà Ngừm mang Phật giáo Nam truyền từ Campuchia vào đất nước Triệu voi đến với các cấp lãnh đạo và nhân dân. Tại đây, tôi xin tái khẳng định sự đoàn kết của ba nước trong đấu tranh chống đế quốc xâm lược, tinh thần đoàn kết ấy, sẽ mãi được củng cố và trường tồn. Một trong những trụ cột đoàn kết của ba nước đó là Phật giáo”.

Hoà thượng cho biết, Nghị quyết Đại hội lần thứ VII Trung ương Liên minh Phật giáo Lào đã đưa ra nhiều chương trình và giải pháp để hiện thức hoá vai trò của Phật giáo trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá Phật giáo.
 

Quang cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Lào - Việt Nam - Campuchia
 
Hoài Thái – Minh Ân
Nguồn: http://chutichghpgvn.vn
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).