Thứ Hai 04 Tháng Mười Một 2019 - 06:39:39 CH

Kiên Giang: Đại Hội Đại Biểu Hội ĐKSSYN huyện Vĩnh Thuận lần 5 (2019-2024)

Sáng ngày 4/11/2019 (nhằm ngày 8 tháng 10 năm Kỷ hợi) phiên chính thức Đại hội đại biểu Hội Đoàn Kết Sư Sãi yêu Nước (ĐKSSYN) huyện Vĩnh Thuận lần thứ V nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã trang nghiêm diễn ra tại hội trường Ủy Ban Nhân Dân huyện Vĩnh Thuận thuộc ấp Vĩnh Đông 2, Thị trấn Vĩnh Thuận, Huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang.



     Tại đại hội đã cung đón sự chứng minh và tham dự của: Hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên thường trực Hội Đồng trị sự GHPGVN, trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh, phó chủ tịch thường trực Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang; thượng tọa Danh Nâng - Ủy viên Hội Đồng trị sự GHPGVN, Chánh thư ký Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang; thượng tọa Danh Cảnh - UVTT Ban Trị Sự, Hội ĐKSSYN tỉnh, trưởng Ban trị sự Phật giáo huyện Vĩnh Thuận, Chủ tịch Hội ĐKSSYN huyện Vĩnh Thuận; Đại đức Danh Dung – Phó chủ tịch Hội ĐKSSYN huyện Vĩnh Thuận.

     Về phía chính quyền có sự tham dự của: Ông Danh Lắm – trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang; Ông. Danh Tha – Phó trưởng Ban Dân Tộc tỉnh Kiên Giang; Ông. Nguyễn Văn Thòn – Phó bí thư thường trực huyện Ủy, chủ tịch HĐND huyện Vĩnh Thuận; Ông. Phạm Văn Hậu – Huyện Ủy viên, Phó chủ tịch UBND huyện; Ông. Nguyễn Bạch Đằng – chủ tịch UBMTTQVN huyện Vĩnh Thuận cùng các cơ quan ban ngành cấp xã, quý đại cùng đồng tham dự tại đại hội.

 

Phát biểu diễn văn khai mạc tại đại hội Thượng tọa Danh Cảnh nhấn mạnh: “Để phát huy những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ mới, nhiệm vụ của đại hội là phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, thẳng thắn chỉ ra những Ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, hạn chế và bài học kinh nghiệm công tác hội nhiệm kỳ qua, xây dựng chương trình hành động cho nhiệm kỳ mới với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đổi mới nội dụng, phương thức hoạt động”. Với phương châm hoạt động: “Đạo Pháp – Dân Tộc – Chủ Nghĩa Xã hội”.

 

     Tại đại hội, Ban Chấp hành Hội ĐKSSYN huyện đã báo cáo nhanh tình hình hoạt động của hội trong nhiệm kỳ IV (2014-2019) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ V (2019-2024). Theo đó trong nhiệm kỳ qua với vai trò, chức năng, nhiệm vụ cấp Hội đã phối hợp với chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và Ban trị sự huyện hội Phật giáo Kiên Giang đưa mọi hoạt động của Phật giáo Nam tông đi vào nề nếp, tích cực vận động, hướng dẫn sư sãi và đồng bào Khmer thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Vì người nghèo”…Sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer huyện Vĩnh Thuận giữ vai trò hết sức quan trọng, đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thống nhất đất nước, mãnh đất quê hương, chùa chiền là cái nôi nuôi chứa cán bộ cách mạng, một số chùa đã tạo điều kiện tốt nhất cho công tác hoạt động cách mạng như: chùa Chắc Băng Cũ, chùa Đồng Tranh, chùa Kinh II,...
Hiện nay các công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nối tiếp truyền thống yêu nước của các bậc tiền nhân đi trước, Sư sãi và đồng bào Khmer huyện Vĩnh Thuận đã và đang phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhà nước và Mặt trận tổ quốc các cấp, đoàn kết gắn bó cùng các dân tộc trong cộng đồng. Tiếp tục đóng góp công sức vào công cuộc kiến thiết đất nước trên mọi lĩnh vực.
Trong nhiệm kỳ qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Hội ĐKSSYN tỉnh đồng thời được sự giúp đỡ UBMTTQ, phòng Nội vụ và các cơ quan chức năng của huyện vì thế các hoạt động của hội được triển khai đúng theo nghị quyết, điều lệ của hội và phát luật của nhà nước.
Công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước luôn được quan tâm chỉ đạo kiệp thời và triển khai đến sư sãi và đồng bào Phật tử, qua đó có ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Phát luật của nhà nước ngày càng tốt hơn. Sư sãi và đồng bào Phật tử luôn nghiêm trì giới luật, giữ giới tốt theo lời Phật dạy, công tác giáo dục thực hiện khá tốt, các hoạt động truyền thống và hoạt động văn hóa được đông đảo Phật tử tham gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy, các hoạt động tổ chức hội luôn trên tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và thể hiện được trách nhiệm của mình qua đó uy tính của hội ngày càng được nâng lên.
 
Bên cạnh đó, đại hội đã có phiên họp hiệp thương bầu cử nhân sự trong Ban chấp hành khóa mới là 10 vị, trong đó bầu ra 1 vị Chủ tịch, 1 vị Phó chủ tịch, 1 vị là Ủy viên thư ký.

 

Ban đạo từ chỉ đạo tại đại hội, Hòa thượng Danh Đổng phát biểu một số ý kiến đóng góp trong đại hội:
 
1- Hội ĐKSSYN huyện Vĩnh Thuận tích cực phối hợp với các cơ quan ban ngành đặc biệt là UBMTTQVN huyện cần quan tâm đào tạo quy hoạch cán bộ là dân tộc Khmer, mở nhiều lớp giáo lý tại các chùa trên địa bàn huyện, đồng thời khuyến khích các vị Sư sãi tiếp tục tham gia học tập nhằm góp phần đào tạo thế hệ tăng tài phụng sự cho giáo hội trong tương lai.
2- Tuyên truyền vận động các vị Sư sãi giữ gìn giới luật Sadi, Tỳ khưu và Phật tử tinh tấn tu học chấp hành phép Lục hòa, nghiêm trì giới luật của Đức Phật, tuân thủ và chấp hành theo hiến chương GHPGVN, Nội quy Ban tăng sự Trung ương, theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Thực hiện đúng theo điều lệ Hội đã đề ra trên tinh thần Hộ quốc An dân, Từ bi trí tuệ trong nhà Phật.
3- Tăng cường đoàn kết tốt giữa các dân tộc và các tôn giáo trên địa bàn, luôn giữ gìn an ninh trật tự trong chùa chiền phum sróc, thi đua học tập nắm vững khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực cuộc sống, kể cả lĩnh vực tu hành phải hòa cùng nhịp bước với các dân tộc anh em, cùng vượt qua khó khăn trên bước đường hội nhập khu vực và quốc tế.
4- Khảo sát lưu giữ lại một số dụng cụ cổ xưa của các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trụ trì đã hóa cố như Y áo, Bàn ghế đặc biệt là kinh lá Buôn (là nét văn hóa phi vật thể của Dân tộc Khmer). Phối hợp với các cơ quan địa phương, huyện, tỉnh xem xét một số chùa đã có công với cách mạng kết hợp với Ban Quản trị, Achar ở các chùa viết tiểu sử lưu trữ nội bộ bằng hai thứ tiếng Khmer – Việt. Đề nghị UBND huyện, Sở văn hóa khảo sát xem xét chùa nào đủ điều kiện thì đề nghị Nhà nước công nhận di tích v.v...
5- Các chùa nên mở khóa thiền cho chư Tăng, Cụ ông, cụ bà ngồi thiền theo khả năng. Cũng cố tư tưởng suy nghĩ đúng chánh Pháp, tình hình hội nhập và phát triển đúng theo tình hình hiện nay của đất nước và tại địa phương.
6- Ban chấp hành hội khóa mới tiếp tục triển khai điều lệ hội cho sư sãi và đồng bào Phật tử biết và chấp hành tốt. Triển khai một số kế hoạch và phối hợp với Mặt trận tỉnh và một số cơ quan ban ngành huyện về trồng cây lâu năm bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hình ảnh:

Tin/Ảnh: Ngô Lâm Đồng - Thuyền Giang
 
 
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).