Thứ Ba 12 Tháng Mười Một 2019 - 09:26:47 SA

Kiên Giang: Tưng Bừng Ngày Hội Cúng Trăng Của Đồng bào Dân Tộc Khmer

Lễ hội Ook Om Bok năm nay diễn ra vào ngày 11 và 12/11/2019. Trong những ngày này, các tỉnh có đông đảo bà con Khmer sinh sống như Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và Kiên Giang… đều tổ chức lễ hội hết sức tưng bừng, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham dự.



Ook Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng có nguồn gốc từ rất lâu đời của người Khmer, luôn được tiến hành hàng năm vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch. Đây là ngày cuối cùng của một chu kỳ Mặt trăng xoay quanh Trái đất và cũng là thời điểm hết thời vụ của năm. Theo quan niệm của người Khmer, cúng trăng là để tạ ơn thần Mặt trăng suốt một năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu, đồng thời giúp cho nông dân trúng mùa tới.
Thực hiện Kế hoạch số 179/KH-BCĐ, ngày 01/10/2019 của Ban Chỉ đạo các sự kiện Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang năm 2016-2020 về việc Tổ Chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XIII năm 2019. Huyện Gò Quao đã đăng cai tổ chức long trọng tại khán đài bờ sông Cái Lớn thị trấn Gò Quao, trong những ngày diễn ra lễ hội có nhiều hoạt động nổi bật đặc biệt là hội thi đua ghe ngo. Sau ngày khai mạc ngày hội văn hóa vào chiều tối cùng ngày cũng đã diễn ra lễ hội Cúng Trăng cũng không kém phần quan trọng đối với đồng bào Khmer Nam Bộ.
Tại buổi lễ cúng trăng có sự tham dự và chứng minh của Hòa thượng Danh Đổng Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Tw Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang; Thượng tọa Lý Long Công Danh – trưởng Ban trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Gò Quao.
Phía chính quyền có sự tham dự của Ông. Danh Phúc – trưởng Ban Dân Tộc tỉnh Kiên Giang; Ông. Danh Vuông – Phó Ban Dân Tộc Tỉnh; Ông. Lê Kim Khoa – Phó chủ tịch UBND huyện Gò Quao; Bà Phạm Thị Hòa – Chủ tịch UBMTTQVN huyện Gò Quao cùng với sự tham dự đông đảo của bà con Phật tử trong và ngoài tỉnh.
 


Trước khi nghi thức Cúng Trăng được tiến hành, Hòa thượng Mê Kon đã ôn lại truyền thống Ooc Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer cũng tại buổi lễ Hòa thượng đã nêu lên ý nghĩa của lễ Hội Cúng Trăng nhằm giúp cho bà con hiểu được về nét văn hóa đặc sắc này.
Trong lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ không thể thiếu Lễ Cúng Trăng. Đây là một trong những lễ có ý nghĩa rất quan trọng của đồng bào dân tộc, theo như truyền thống của Phật giáo Nam truyền, cứ vào ngày Rằm là bà con Phật tử dâng mâm cơm cúng đến chư Tăng để tưởng nhớ đến công ơn, hồi hướng phước báu đến ông bà, tổ tiên và đó cũng là một trong 4 đại trọng ơn của người con Phật, ngoài ra còn tưởng nhớ tới công ơn Mặt Trăng cũng như các vị thần đã bảo hộ mùa màn tươi tốt, giúp cho cuộc sống của người dân luôn bình an, mưa thuận gió hòa trong năm.
Lễ Cúng Trăng mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ, thể hiện khát vọng, tâm hồn và tình cảm của con người với con người, của con người với thiên nhiên.
Ngoài ý nghĩa trên, Lễ còn có ý nghĩa tâm linh được thể hiện qua các vật trang trí và vật cúng như: 2 cây trụ làm cổng ngay bàn cúng tượng trưng cho “Vành đai vũ trụ”; cái bàn cúng tượng trưng cho “Trái đất”; 2 cây mía tượng trưng cho “Sự sinh sôi, nảy nở”; 3 cây nến cắm trên cổng tượng trưng cho 3 mùa trong năm; 12 lá trầu được treo hai bên cổng tượng trưng cho “12 tháng trong năm và 12 con giáp”; 7 trái cau có hình con ong bầu tượng trưng cho “7 ngày trong tuần”; 30 lá trầu đặt bên phải bàn cúng tượng trưng cho “Tháng đủ”; 29 lá trầu đặt bên trái bàn cúng tượng trưng cho “Tháng thiếu”. Đặc biệt, trong Lễ Cúng Trăng phải có vật cúng chính là cốm dẹp. Bên cạnh đó, còn có những vật cúng phụ là nông sản mà người dân sản xuất ra như lúa, khoai, dừa, chuối, trầu cau và một số loại bánh, kẹo khác.



Đặc biệt, hàng năm các chùa tổ chức thi giàn bè thủy lục, trong đêm Rằm Hòa thượng Mê-Kon cùng các vị cao Tăng tụng kinh cầu chúc cho bà con Phật tử bình an trong năm. Trong vài năm gần đây được sự cho phép của các cấp chính quyền Lễ Cúng Trăng của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đã được tổ chức trang nghiêm tại Sông Cái Lớn huyện Gò Quao cùng với sự tham dự đông đảo của quý Phật tử và không chỉ Bà con đồng bào Dân tộc Khmer mà còn có cả dân tộc Kinh, Hoa trong và ngoài tỉnh cùng tham dự.
Cuối cùng là phần thực hiện nghi thức Cúng Trăng, đúc cốm dẹp và thả đèn Hoa Đăng cầu mong sự bình an, mưa thuận gió hòa trong năm tới.
 
Lâm Đồng Ngô - Thuyền Giang
 
 
 
 
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).