Thứ Tư 10 Tháng Sáu 2020 - 11:36:48 CH

Kiên Giang: Tưởng Niệm 46 Năm Ngày 4 Sư Liệt Sỹ Hy Sinh 10/6/1974-10/6/2020

Chiều ngày 10/6, tại tháp 4 sư liệt sỹ khu phố Minh Phú, thị trấn Minh Lương huyện Châu Thành, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang, Ban dận tộc tỉnh phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 46 năm ngày 4 sư hy sinh ngày 10/6/1974 – 10/6/2020.


 
Quang cảnh buổi lễ tưởng niệm


      Đến dự và chứng minh tại buổi lễ có: Hòa thượng Danh Đổng- Uỷ viên thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang;  Hoà thượng Danh Lân- Uỷ viên HĐTS GHPGVN, Phó Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang cùng chư tôn đức đại diện Ban trị sự huyện, chư tôn đức đại diện các huyện hội đồng tham dự.
      Phía chính quyền có: ông Danh Phúc, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang; Ông Trần Hải Đảo Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ, chủ tịch HĐND huyện Châu Thành cùng đại diện các vị chư tăng 76 chùa và.    bà con phật tử trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.


Hoà thượng Danh Lân phát biểu cảm tưởng

     Thay mặt Ban tổ chức buổi lễ, Hoà thượng Danh Lân phát biểu cảm tưởng cùng ôn lại những hình ảnh hào hùng của sư sãi, đồng bào Khmer trong ngày 10-6-1974. Bốn vị Hoà thượng Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp, Danh Hom đã hy sinh trong cuộc biểu tình của hơn 2.000 sư sãi, đồng bào Khmer cùng các giới đồng bào trong quận Kiên Thành, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc phường Rạch Sỏi, TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) để đấu tranh chống bắt sư sãi đi lính và bắn phá chùa chiền bừa bãi của chế độ Mỹ-ngụy.
      Được biết, tháp 4 sư liệt sỹ tại khu phố Minh Phú, TT Minh Lương là nơi thờ tự hài cốt 4 vị sư liệt sỹ là Hòa thượng Lâm Hùng, Hòa thượng Danh Tấp, Hòa thượng Danh Hom và Hòa thượng Danh Hoi, để ghi nhớ công ơn của 4 vị sư liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Tháp 4 sư liệt sỹ là di tích lịch sử cấp quốc gia được Bộ Văn hóa thông tin công nhận ngày 20/9/1990.
         Cách đây 46 năm, vào ngày 10/6/1974 dưới sự chỉ đạo của tỉnh ủy, Ban Khmer vận và Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang 4 vị sư cùng lực lượng sư sãi và trên 3000 người dân ở Kiên Giang đã tổ chức biểu tình đấu tranh đòi chính quyền Mỹ-Ngụy không được bắt sư sãi đi lính và bắn phá chùa chiền.


Thấp hương tưởng niệm

     Cuộc đấu tranh ngày 10/6/1974 đồng bào Khmer và các vị sư sãi chùa Cù Là Cũ là cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn được đông đảo đồng bào Khmer và các dân tộc khu vực Tây Nam Bộ ủng hộ, sự hy sinh anh dũng của 4 vị sư là chiến công oanh liệt, là tinh thần đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, các chùa Khmer trong toàn tỉnh Kiên Giang thường xuyên có những hoạt động có ý nghĩa, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho đồng bào các dân tộc. bên cạnh đó xây dựng lại nơi thờ tự, khuôn viên ngôi tháp và công trình phụ, tạo đều kiện cho nhân dân đến viếng, tưởng niệm các vị sư liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đây là nơi tưởng niệm, tri ân các vị sư liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do dân tộc./.
 
Hình ảnh ghi nhận:

Tin/Ảnh: Mai Phương - Danh Đồng - Danh Thuyền
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).