Thứ Bảy 16 Tháng Chín 2017 - 11:00:02 CH
Lễ hội Sen Đôlta - Một nét văn hóa Phật giáo của người Khmer
Hằng năm, cứ sau lễ nhâp hạ hai tháng, hầu hết người Khmer ở Nam bộ tổ chức lễ báo hiếu ông bà tổ tiên và gọi là lễ Đôlta (lễ cúng ông bà). Lễ Sen Đôlta được tiến hành trong vòng 16 ngày kể từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Bhaddapada (Phăt tăk bot, tương tương với tháng 8 ÂL).
Nguồn gốc của lễ hội Sen Đôlta của người Khmer Nam bộ có mối quan hệ mật thiết với chu kì của nghề nông nghiệp lúa nước một vụ trong năm. Bắt đầu khoảng tháng 4 âm lịch là gieo hạt, đến tháng 8 âm lịch mới cấy mạ, tháng 10 âm lịch thì gặt lúa về nhà. Cho nên, đến tháng 8 âm lịch, mùa cấy đã sắp xong, đồng thời mùa này cũng là mùa mưa. Thời điểm này còn là thời gian rãnh rỗi, nên người Khmer thường chống xuồng, chèo ghe giữa miền sông nước Nam bộ đến thăm hỏi ông bà cha mẹ của họ đã già yếu. Thậm chí, có người phải đi xa mới tới được những nơi ở xa xôi của ông bà cha mẹ. Họ mang theo khô, gạo, trái cây, vật thực,… để vừa biếu cho ông bà cha mẹ vừa là thực phẩm mang ăn theo đường xa. Có người may mắn thì tìm gặp được ông bà cha mẹ của mình, còn người không may thì vĩnh viễn không gặp được các cụ vì do tuổi già sức yếu đã qua đời… Dần dần, những người cùng đi hẹn hò gặp nhau ở một chỗ nào đó để làm lễ nhớ ơn, hoặc cùng chia buồn với bạn bè đối với những ai không gặp được ông bà cha mẹ. Sau này, khi có chùa thì họ hẹn nhau tụ hội về đây để tưởng nhớ ông bà tổ tiên của minh. Như vậy, đây trở thành một quy định tự nhiên trong cộng đồng rằng cùng tổ chức làm lễ Sen Đôlta từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Bhaddapada. Mặt khác, tại sao họ lại kéo dài thời gian tổ chức lễ đến nửa tháng như vậy? Nguyên nhân là vì có người ở rất xa tận trong rừng sâu, vùng nông thôn hẻo lánh cùng với phương tiện đi lại khó khăn nên họ phải kéo dài thời gian tổ chức lễ để cho mọi người tề tựu về chùa thật đông đủ. Ngày nay, tùy theo điều kiện, có chùa tổ chức 15 ngày, có chùa tổ chức lễ hội Sen Đôlta 3 ngày hoặc 7 ngày, thậm chí có chùa chỉ tổ chức một ngày một đêm. Bên cạnh đó, lễ Đôlta truyền thống của người Khmer còn gắn với một truyền thuyết có nguồn gốc từ kinh Phật: Thuở xưa, ở một vương quốc nọ, tại hoàng cung đêm đêm người ta nghe tiếng gào khóc thê thảm, hòa lẫn tiếng kêu oan của ma quỷ. Nhà vua không chợp mắt được, cả triều đình lo lắng, tất cả vua quan đều buồn rầu vì không rõ nguyên nhân của tiếng kêu oan đó. Thuở ấy, đức Phật Thích Ca còn tại thế. Cũng nhân lúc đức Phật Thích Ca đến thuyết giảng, nhà vua hỏi: Vì sao trong hoàng cung mỗi đêm lại có tiếng kêu oan và than khóc như vậy? Đức Phật giải thích rằng: Đó là ma quỷ thuộc dòng tộc, thuộc những người liên hệ đến nhà vua khi còn ở trần gian nhiều đời nhiều kiếp trước, nay ở dưới âm phủ cực khổ thiếu ăn, thiếu mặc đến cầu khẩn xin ăn uống nơi nhà vua. Họ cũng có thể là vong hồn của kẻ cô đơn không người thân tộc họ hàng, không có con cái cúng cơm, các vong hồn ấy luôn bị đói rét. Muốn dứt được tiếng kêu oan đó, nhà vua phải cho người nấu cơm, vo thành nhiều nắm để xung quanh hoàng cung và mời các vong hồn đó đến ăn. Phải làm như vậy liên tục trong vòng 15 ngày. Tuy nhiên, ta không thể cho vật thực, đồ ăn trực tiếp được, mà phải dâng cúng vật thực đồ ăn đến các vị có giới đức rồi nhờ các vị có giới đức ấy tụng kinh hồi hướng thì các ma quỷ mới thọ hưởng được do phép hồi hướng đó. Nhà vua làm đúng như vậy, ma quỷ được hưởng đầy đủ vật thực nên đêm thứ nhất không có nghe tiếng rên khóc. Qua đêm thứ hai, nhà vua lại nghe tiếng rên khóc tiếp. Sáng sớm hôm sau, nhà vua đến chùa chỗ đức Phật ngự và bạch với đức Phật. Đức Phật dạy tiếp rằng: Đêm trước, ma quỷ được ăn no đầy đủ nên không rên la, đêm sau lại rên la tiếp là vì chỉ ăn uống đầy đủ mà chưa có đồ mặc nên bị rét lạnh. Nhà vua nghe xong thì cho người chuẩn bị y áo cùng vật thực làm lễ dâng cúng đến chư Tăng và nhờ chư Tăng hồi hướng tiếp. Nhà vua không còn nghe tiếng rên than của ma quỷ nữa. Từ đó, mỗi năm cứ đến thời điểm này là nhà vua lại cho thỉnh chư Tăng đến để làm lễ hồi hướng cho ma quỷ và những người đã quá cố [1].
Ngày nay, khi tổ chức lễ Đôlta, người Khmer chủ yếu làm theo truyền thống của đạo Phật, nhưng phần nào đã trở thành lễ Đôlta Khmer hóa, chứ không còn thuần túy như trong kinh nữa. Ban ngày, Phật tử đến chùa tổ chức dâng lễ vật cúng Phật và dâng cơm cho Sư trong vòng 15 ngày. Chiều tối, mọi người thường đến chùa nghe chư Tăng tụng kinh, thuyết pháp. Sau đó, ngày 30 ÂL của tháng, người ta đến chùa tổ chức cầu siêu cho vong hồn những người đã quá cố sớm được siêu thoát. Thông thường, lễ này gồm ba giai đoạn: Canh benh, Sen Đôlta và Chun Đôlta. Ba giai đoạn được tổ chức liên tiếp nhau cả trong chùa và riêng đối với từng gia đình:
Canh benh: Theo phong tục ngày xưa, các vị trong ban quản trị chùa (đứng đầu là Achar Vat [2]), trước ngày lễ thường đi vận động đồng bào Phật tử Khmer ở từng phum, sóc rồi phân công nhau theo từng nhóm góp gạo, thức ăn, rau quả… để đem lên chùa. Các ông già, bà lão cùng đi tới chùa tổ chức dâng cơm cho các vị sư và sau đó, vo cơm thành từng nắm để trên một bàn riêng và cúng cho vong hồn những người quá cố. Có nơi tổ chức dâng cơm đặt vào bình bát của các vị Sư. Việc vo cơm đó phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian lễ nên gọi là canh benh. Canh benh chỉ tổ chức chủ yếu trong chùa, nó mang ý nghĩa là nhằm cúng vong hồn chung cho tất cả mọi người đã quá cố thể hiện ý nghĩa từ bi, lối sống nhân ái cộng đồng, chứ không chỉ riêng của từng gia đình và từng tộc người.
Sen Đôlta (cúng ông bà, những người trong thân tộc): là nghi thức được tổ chức riêng ở mỗi gia đình. Tùy theo mỗi gia đình mà quy mô của việc tổ chức không giống nhau. Thường trước ngày cúng, nhà nào cũng gói bánh, trái cây để làm lễ vật đi dâng cúng chùa và tiếp khách. Khi cúng, người ta khấn mời hết ông bà, cha mẹ nội ngoại hai bên đã quá vãng nhiều đời, nhiều kiếp và kể cả những người khuất mặt không quen biết cũng được nhắc mời đến ăn chung mâm cơm. Bởi lẽ, theo quan niệm của đồng bào Khmer, nếu không mời thì sợ rằng những vong hồn đơn độc, không có người thân dâng cúng, chắc chắn không dám đến dự chung. Bởi vậy, mới gọi lễ này là lễ Sen Đôlta.
Giai đoạn Chun [3] Đôlta: Vào những ngày cuối của lễ, bên cạnh việc đi chùa làm lễ, ở từng gia đình, người Khmer cũng tổ chức tiễn đưa ông bà, gọi là lễ Chun Đôlta. Ở những nơi có sông nước, sau khi tổ chức cúng trong nhà xong, họ làm một bẹ chuối nhỏ, trong đó có hình nộm bằng giấy hoặc bằng bẹ chuối tượng trưng cho hai người, một nam và một nữ ngồi trên đó (được xem là người hộ tống ông bà), rồi để thức ăn mọi thứ một ít, kể cả gạo, muối, tiền, bạc và cắm cây cờ bằng giấy trên mũi xuồng rồi thả xuống nước hoặc cũng có thể để ở một góc đường nào đó, gọi là tiễn đưa ông bà để kết thúc lễ.
Đặc biệt, ở Thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm, lễ Đôlta được tổ chức trọng thể tại chùa Candaransi (Quận 3) và chùa Pôthivong (quận Tân Bình). Vừa mới 4 giờ sáng, hàng trăm Phật tử người Khmer, kể cả người Kinh, người Hoa mang nhang, đèn, trái cây, bánh ngọt… hội tụ về chùa làm lễ cúng ông bà. Khoảng 5 giờ sáng, tính từ ngày bắt đầu làm lễ Canh benh, các vị Sư tập trung lên chánh điện tụng kinh cầu siêu cho những người quá cố đang gửi hài cốt trong chùa. Sau lễ tụng kinh, bà con Phật tử thắp nhang, đốt nến. Ngoài cơm vắt ra, còn có bánh ngọt, mía, chuối, nhãn, … và một ít tiền để trong mâm. Trên mâm có cắm các lá cờ đỏ, tất cả các mâm được đặt xung quanh chánh điện và trước tháp cốt. Kèm theo đó là tiếng trống kết hợp với tiếng chiêng để gọi vong hồn đến ăn. Tất cả diễn ra trong không khí linh thiêng, người sống tưởng về người đã chết, họ đọc kinh cầu nguyện cho vong hồn thoát khỏi cảnh đòi khát và sớm được đầu thai vào một kiếp mới. Buổi tối, phần đông người Khmer, có cả người Việt, cũng đến chùa lễ Phật, nghe chư Tăng tụng kinh và cúng dường cầu phước. Ngày thứ bảy và chủ nhật, tranh thủ thời điểm nghỉ cuối tuần, nhiều Phật tử đến chùa tổ chức trai Tăng, tức làm đám phước, để cầu nguyện tổ tiên họ được siêu thoát và bản thân nhận được nhiều phước báu hiện tiền. Những năm gần đây, ngày kết thúc lễ, chùa Candaransi tổ chức lễ bát hội với sự tham dự của hàng trăm chư Tăng từ nhiều ngôi chùa theo truyền thống Nam tông. Trên 1.000 Phật tử tụ họp để dâng lễ vật cúng dường cho chư Tăng tạo nên một khung cảnh trang nghiêm và mang ý nghĩa đạo đức, đó là tôn vinh lòng hiếu kính tổ tiên của con người Việt Nam. Lễ hội Sen Đôlta ở chùa Candaransi và chùa Pôthivong là một nét văn hóa độc đáo của tộc người Khmer ở thành phố này, góp phần tạo nên tính đa dạng văn hóa lễ hội, văn hóa Phật giáo của người dân nơi đây.
Lễ hội Sen Đôlta có rất nhiều ý nghĩa là góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của người Khmer Nam bộ qua nhiều thế hệ, tiêu biểu nhất là lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, gắn con người với gia đình và nguồn cội. Ngoài ra, điều này còn cho thấy đạo đức Phật giáo và đạo đức xã hội vốn có sự tương đồng và tương quan sâu sắc, đồng thời tạo ra nền tảng đạo đức xã hội, duy trì lối sống tốt đẹp của người Khmer ở các phum, sóc. Mặt khác, qua lễ hội này cho thấy nét văn hóa của người Khmer Nam bộ gắn liền với ngôi chùa, là cách để tôn vinh văn hóa Phật giáo trong tổng thể văn hóa của họ. Điều này còn giúp cho Phật giáo thấm sâu vào đời sống vật chất, tinh thần của người Khmer Nam bộ trong cuộc sống hiện tại, giúp họ vượt qua nhiều khó khăn, tạo niềm tin tưởng để vươn lên. Kết nối cộng đồng còn là một giá trị quan trọng của lễ hội Sel Đônta ngày nay. Hiện có nhiều thanh niên người Khmer đi làm ăn xa, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành Đông Nam bộ. Vì thế, dịp lễ này, họ tranh thủ về quê để đến chùa cúng ông bà, tổ tiên và họp mặt gia đình. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người Khmer đến chùa Candaransi và Pôthivông lễ Phật, nghe thuyết pháp và tổ chức trai tăng. Chính nhờ vào những lễ hội truyền thống, trong đó có lễ Sel Đôlta, là cơ hội kết dính họ với văn hóa truyền thống của tộc người, tránh đi sự xao lãng, phai nhạt bản sắc văn hóa tộc người Khmer.
Lễ hội Sel Đôlta của người Khmer Nam bộ là một nét văn hóa Phật giáo mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên cần được bảo tồn và phát huy giá trị một cách hợp lý để góp phần tô đẹp và tạo nên tính đa dạng của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với cộng đồng Phật giáo quốc tế.
------------------------------
1. Chuyện này, được ghi trong Kinh Chú Giải Ngạ Quỷ Sự hay Petakatha (Pết-tăc-ka-tha) và trong Tam Tạng Kinh ( Quyển IV, trang 360).
2. AcharVat người hướng dẫn, dẫn kinh, trong ban nghi lễ chùa.
3. Chun là đưa, tiễn. Chun Đôlta đưa tiễn ông, bà.
Từ ngày vào lễ, người Khmer ở các phum, sóc thường đem nếp, gạo, vật thực, trái cây,… đến dâng cúng chùa. Theo quan sát của chúng tôi, ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang,... không chỉ riêng người Khmer thực hiện các nghi lễ này mà còn có người người Kinh, người Hoa cùng nhau tổ chức đến chùa để cúng Phật và cầu siêu cho tổ tiên, phản ánh mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết giữa ba cộng đồng này ở vùng đất Nam bộ. Buổi tối, Phật tử đến chùa thỉnh chư Tăng tụng kinh phúc chúc, cầu an và tập trung nghe thuyết pháp… để hồi hướng phước báu cho những người đã quá cố. Ngoài ra, theo phong tục truyền thống, Phật tử còn đi vòng quanh chánh điện ba vòng và để cơm, vật thực ấy vào trên mâm đã sắp sẵn. Công việc này chỉ thực hiện vào lúc trời còn tờ mờ sáng vì họ cho rằng nếu để tới sáng thì tất cả thân và miệng ma quỷ là thân bằng quyến thuộc của họ sẽ biến nhỏ đi bởi ánh sáng hoặc sự sợ hãi bởi sự thấy biết của con người. Đến ngày 30 tháng Bhaddapada là ngày cuối của mùa báo hiếu, hầu như tất cả người Khmer đều tập trung tại chùa, người bưng mâm cơm, người mang khay bánh kẹo, người đem hoa quả… để dâng đến chư Tăng và cung thỉnh chư Tăng tụng kinh hồi hướng. Sau đó, chương trình lễ hồi hướng Phchum Benh mới thật sự hoàn mãn.
Được biết, Phchum Benh là tên gọi của lễ Đôlta. Phchum Benh nghĩa là lễ tụ hội phước đức. Người Khmer xem lễ Đôlta là lễ lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của cộng đồng. Về mặt tính chất, hầu như bất cứ lễ gì của người Khmer hướng đến mục tiêu tạo phước đức và để hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc đã quá vãng, đồng thời cầu an cho thân bằng quyến thuộc còn hiện tiền. Truyền thống lễ Sen Đôlta của người Khmer đã có từ xa xưa và tiếp tục lưu truyền cho đến ngày nay. Tất nhiên, nó có trước khi đạo Phật truyền vào xã hội người Khmer. Nhưng đến khi đạo Phật ảnh hưởng đến văn hóa của họ thì truyền thống lễ hội Sen Đôlta vẫn được duy trì, phát triển theo con đường văn hóa dân gian và tích hợp với tục lệ thờ cúng tổ tiên ông bà, đồng thời bị chi phối bởi giáo lý đạo Phật đã nâng giá trị văn hóa - xã hội của lễ hội này với nhiều ý nghĩa tốt đẹp hơn.
Được biết, Phchum Benh là tên gọi của lễ Đôlta. Phchum Benh nghĩa là lễ tụ hội phước đức. Người Khmer xem lễ Đôlta là lễ lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của cộng đồng. Về mặt tính chất, hầu như bất cứ lễ gì của người Khmer hướng đến mục tiêu tạo phước đức và để hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc đã quá vãng, đồng thời cầu an cho thân bằng quyến thuộc còn hiện tiền. Truyền thống lễ Sen Đôlta của người Khmer đã có từ xa xưa và tiếp tục lưu truyền cho đến ngày nay. Tất nhiên, nó có trước khi đạo Phật truyền vào xã hội người Khmer. Nhưng đến khi đạo Phật ảnh hưởng đến văn hóa của họ thì truyền thống lễ hội Sen Đôlta vẫn được duy trì, phát triển theo con đường văn hóa dân gian và tích hợp với tục lệ thờ cúng tổ tiên ông bà, đồng thời bị chi phối bởi giáo lý đạo Phật đã nâng giá trị văn hóa - xã hội của lễ hội này với nhiều ý nghĩa tốt đẹp hơn.
Nguồn gốc của lễ hội Sen Đôlta của người Khmer Nam bộ có mối quan hệ mật thiết với chu kì của nghề nông nghiệp lúa nước một vụ trong năm. Bắt đầu khoảng tháng 4 âm lịch là gieo hạt, đến tháng 8 âm lịch mới cấy mạ, tháng 10 âm lịch thì gặt lúa về nhà. Cho nên, đến tháng 8 âm lịch, mùa cấy đã sắp xong, đồng thời mùa này cũng là mùa mưa. Thời điểm này còn là thời gian rãnh rỗi, nên người Khmer thường chống xuồng, chèo ghe giữa miền sông nước Nam bộ đến thăm hỏi ông bà cha mẹ của họ đã già yếu. Thậm chí, có người phải đi xa mới tới được những nơi ở xa xôi của ông bà cha mẹ. Họ mang theo khô, gạo, trái cây, vật thực,… để vừa biếu cho ông bà cha mẹ vừa là thực phẩm mang ăn theo đường xa. Có người may mắn thì tìm gặp được ông bà cha mẹ của mình, còn người không may thì vĩnh viễn không gặp được các cụ vì do tuổi già sức yếu đã qua đời… Dần dần, những người cùng đi hẹn hò gặp nhau ở một chỗ nào đó để làm lễ nhớ ơn, hoặc cùng chia buồn với bạn bè đối với những ai không gặp được ông bà cha mẹ. Sau này, khi có chùa thì họ hẹn nhau tụ hội về đây để tưởng nhớ ông bà tổ tiên của minh. Như vậy, đây trở thành một quy định tự nhiên trong cộng đồng rằng cùng tổ chức làm lễ Sen Đôlta từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Bhaddapada. Mặt khác, tại sao họ lại kéo dài thời gian tổ chức lễ đến nửa tháng như vậy? Nguyên nhân là vì có người ở rất xa tận trong rừng sâu, vùng nông thôn hẻo lánh cùng với phương tiện đi lại khó khăn nên họ phải kéo dài thời gian tổ chức lễ để cho mọi người tề tựu về chùa thật đông đủ. Ngày nay, tùy theo điều kiện, có chùa tổ chức 15 ngày, có chùa tổ chức lễ hội Sen Đôlta 3 ngày hoặc 7 ngày, thậm chí có chùa chỉ tổ chức một ngày một đêm. Bên cạnh đó, lễ Đôlta truyền thống của người Khmer còn gắn với một truyền thuyết có nguồn gốc từ kinh Phật: Thuở xưa, ở một vương quốc nọ, tại hoàng cung đêm đêm người ta nghe tiếng gào khóc thê thảm, hòa lẫn tiếng kêu oan của ma quỷ. Nhà vua không chợp mắt được, cả triều đình lo lắng, tất cả vua quan đều buồn rầu vì không rõ nguyên nhân của tiếng kêu oan đó. Thuở ấy, đức Phật Thích Ca còn tại thế. Cũng nhân lúc đức Phật Thích Ca đến thuyết giảng, nhà vua hỏi: Vì sao trong hoàng cung mỗi đêm lại có tiếng kêu oan và than khóc như vậy? Đức Phật giải thích rằng: Đó là ma quỷ thuộc dòng tộc, thuộc những người liên hệ đến nhà vua khi còn ở trần gian nhiều đời nhiều kiếp trước, nay ở dưới âm phủ cực khổ thiếu ăn, thiếu mặc đến cầu khẩn xin ăn uống nơi nhà vua. Họ cũng có thể là vong hồn của kẻ cô đơn không người thân tộc họ hàng, không có con cái cúng cơm, các vong hồn ấy luôn bị đói rét. Muốn dứt được tiếng kêu oan đó, nhà vua phải cho người nấu cơm, vo thành nhiều nắm để xung quanh hoàng cung và mời các vong hồn đó đến ăn. Phải làm như vậy liên tục trong vòng 15 ngày. Tuy nhiên, ta không thể cho vật thực, đồ ăn trực tiếp được, mà phải dâng cúng vật thực đồ ăn đến các vị có giới đức rồi nhờ các vị có giới đức ấy tụng kinh hồi hướng thì các ma quỷ mới thọ hưởng được do phép hồi hướng đó. Nhà vua làm đúng như vậy, ma quỷ được hưởng đầy đủ vật thực nên đêm thứ nhất không có nghe tiếng rên khóc. Qua đêm thứ hai, nhà vua lại nghe tiếng rên khóc tiếp. Sáng sớm hôm sau, nhà vua đến chùa chỗ đức Phật ngự và bạch với đức Phật. Đức Phật dạy tiếp rằng: Đêm trước, ma quỷ được ăn no đầy đủ nên không rên la, đêm sau lại rên la tiếp là vì chỉ ăn uống đầy đủ mà chưa có đồ mặc nên bị rét lạnh. Nhà vua nghe xong thì cho người chuẩn bị y áo cùng vật thực làm lễ dâng cúng đến chư Tăng và nhờ chư Tăng hồi hướng tiếp. Nhà vua không còn nghe tiếng rên than của ma quỷ nữa. Từ đó, mỗi năm cứ đến thời điểm này là nhà vua lại cho thỉnh chư Tăng đến để làm lễ hồi hướng cho ma quỷ và những người đã quá cố [1].
Ngày nay, khi tổ chức lễ Đôlta, người Khmer chủ yếu làm theo truyền thống của đạo Phật, nhưng phần nào đã trở thành lễ Đôlta Khmer hóa, chứ không còn thuần túy như trong kinh nữa. Ban ngày, Phật tử đến chùa tổ chức dâng lễ vật cúng Phật và dâng cơm cho Sư trong vòng 15 ngày. Chiều tối, mọi người thường đến chùa nghe chư Tăng tụng kinh, thuyết pháp. Sau đó, ngày 30 ÂL của tháng, người ta đến chùa tổ chức cầu siêu cho vong hồn những người đã quá cố sớm được siêu thoát. Thông thường, lễ này gồm ba giai đoạn: Canh benh, Sen Đôlta và Chun Đôlta. Ba giai đoạn được tổ chức liên tiếp nhau cả trong chùa và riêng đối với từng gia đình:
Canh benh: Theo phong tục ngày xưa, các vị trong ban quản trị chùa (đứng đầu là Achar Vat [2]), trước ngày lễ thường đi vận động đồng bào Phật tử Khmer ở từng phum, sóc rồi phân công nhau theo từng nhóm góp gạo, thức ăn, rau quả… để đem lên chùa. Các ông già, bà lão cùng đi tới chùa tổ chức dâng cơm cho các vị sư và sau đó, vo cơm thành từng nắm để trên một bàn riêng và cúng cho vong hồn những người quá cố. Có nơi tổ chức dâng cơm đặt vào bình bát của các vị Sư. Việc vo cơm đó phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian lễ nên gọi là canh benh. Canh benh chỉ tổ chức chủ yếu trong chùa, nó mang ý nghĩa là nhằm cúng vong hồn chung cho tất cả mọi người đã quá cố thể hiện ý nghĩa từ bi, lối sống nhân ái cộng đồng, chứ không chỉ riêng của từng gia đình và từng tộc người.
Sen Đôlta (cúng ông bà, những người trong thân tộc): là nghi thức được tổ chức riêng ở mỗi gia đình. Tùy theo mỗi gia đình mà quy mô của việc tổ chức không giống nhau. Thường trước ngày cúng, nhà nào cũng gói bánh, trái cây để làm lễ vật đi dâng cúng chùa và tiếp khách. Khi cúng, người ta khấn mời hết ông bà, cha mẹ nội ngoại hai bên đã quá vãng nhiều đời, nhiều kiếp và kể cả những người khuất mặt không quen biết cũng được nhắc mời đến ăn chung mâm cơm. Bởi lẽ, theo quan niệm của đồng bào Khmer, nếu không mời thì sợ rằng những vong hồn đơn độc, không có người thân dâng cúng, chắc chắn không dám đến dự chung. Bởi vậy, mới gọi lễ này là lễ Sen Đôlta.
Giai đoạn Chun [3] Đôlta: Vào những ngày cuối của lễ, bên cạnh việc đi chùa làm lễ, ở từng gia đình, người Khmer cũng tổ chức tiễn đưa ông bà, gọi là lễ Chun Đôlta. Ở những nơi có sông nước, sau khi tổ chức cúng trong nhà xong, họ làm một bẹ chuối nhỏ, trong đó có hình nộm bằng giấy hoặc bằng bẹ chuối tượng trưng cho hai người, một nam và một nữ ngồi trên đó (được xem là người hộ tống ông bà), rồi để thức ăn mọi thứ một ít, kể cả gạo, muối, tiền, bạc và cắm cây cờ bằng giấy trên mũi xuồng rồi thả xuống nước hoặc cũng có thể để ở một góc đường nào đó, gọi là tiễn đưa ông bà để kết thúc lễ.
Đặc biệt, ở Thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm, lễ Đôlta được tổ chức trọng thể tại chùa Candaransi (Quận 3) và chùa Pôthivong (quận Tân Bình). Vừa mới 4 giờ sáng, hàng trăm Phật tử người Khmer, kể cả người Kinh, người Hoa mang nhang, đèn, trái cây, bánh ngọt… hội tụ về chùa làm lễ cúng ông bà. Khoảng 5 giờ sáng, tính từ ngày bắt đầu làm lễ Canh benh, các vị Sư tập trung lên chánh điện tụng kinh cầu siêu cho những người quá cố đang gửi hài cốt trong chùa. Sau lễ tụng kinh, bà con Phật tử thắp nhang, đốt nến. Ngoài cơm vắt ra, còn có bánh ngọt, mía, chuối, nhãn, … và một ít tiền để trong mâm. Trên mâm có cắm các lá cờ đỏ, tất cả các mâm được đặt xung quanh chánh điện và trước tháp cốt. Kèm theo đó là tiếng trống kết hợp với tiếng chiêng để gọi vong hồn đến ăn. Tất cả diễn ra trong không khí linh thiêng, người sống tưởng về người đã chết, họ đọc kinh cầu nguyện cho vong hồn thoát khỏi cảnh đòi khát và sớm được đầu thai vào một kiếp mới. Buổi tối, phần đông người Khmer, có cả người Việt, cũng đến chùa lễ Phật, nghe chư Tăng tụng kinh và cúng dường cầu phước. Ngày thứ bảy và chủ nhật, tranh thủ thời điểm nghỉ cuối tuần, nhiều Phật tử đến chùa tổ chức trai Tăng, tức làm đám phước, để cầu nguyện tổ tiên họ được siêu thoát và bản thân nhận được nhiều phước báu hiện tiền. Những năm gần đây, ngày kết thúc lễ, chùa Candaransi tổ chức lễ bát hội với sự tham dự của hàng trăm chư Tăng từ nhiều ngôi chùa theo truyền thống Nam tông. Trên 1.000 Phật tử tụ họp để dâng lễ vật cúng dường cho chư Tăng tạo nên một khung cảnh trang nghiêm và mang ý nghĩa đạo đức, đó là tôn vinh lòng hiếu kính tổ tiên của con người Việt Nam. Lễ hội Sen Đôlta ở chùa Candaransi và chùa Pôthivong là một nét văn hóa độc đáo của tộc người Khmer ở thành phố này, góp phần tạo nên tính đa dạng văn hóa lễ hội, văn hóa Phật giáo của người dân nơi đây.
o0o
Lễ hội Sen Đôlta có rất nhiều ý nghĩa là góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của người Khmer Nam bộ qua nhiều thế hệ, tiêu biểu nhất là lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, gắn con người với gia đình và nguồn cội. Ngoài ra, điều này còn cho thấy đạo đức Phật giáo và đạo đức xã hội vốn có sự tương đồng và tương quan sâu sắc, đồng thời tạo ra nền tảng đạo đức xã hội, duy trì lối sống tốt đẹp của người Khmer ở các phum, sóc. Mặt khác, qua lễ hội này cho thấy nét văn hóa của người Khmer Nam bộ gắn liền với ngôi chùa, là cách để tôn vinh văn hóa Phật giáo trong tổng thể văn hóa của họ. Điều này còn giúp cho Phật giáo thấm sâu vào đời sống vật chất, tinh thần của người Khmer Nam bộ trong cuộc sống hiện tại, giúp họ vượt qua nhiều khó khăn, tạo niềm tin tưởng để vươn lên. Kết nối cộng đồng còn là một giá trị quan trọng của lễ hội Sel Đônta ngày nay. Hiện có nhiều thanh niên người Khmer đi làm ăn xa, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành Đông Nam bộ. Vì thế, dịp lễ này, họ tranh thủ về quê để đến chùa cúng ông bà, tổ tiên và họp mặt gia đình. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người Khmer đến chùa Candaransi và Pôthivông lễ Phật, nghe thuyết pháp và tổ chức trai tăng. Chính nhờ vào những lễ hội truyền thống, trong đó có lễ Sel Đôlta, là cơ hội kết dính họ với văn hóa truyền thống của tộc người, tránh đi sự xao lãng, phai nhạt bản sắc văn hóa tộc người Khmer.
Lễ hội Sel Đôlta của người Khmer Nam bộ là một nét văn hóa Phật giáo mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên cần được bảo tồn và phát huy giá trị một cách hợp lý để góp phần tô đẹp và tạo nên tính đa dạng của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với cộng đồng Phật giáo quốc tế.
------------------------------
1. Chuyện này, được ghi trong Kinh Chú Giải Ngạ Quỷ Sự hay Petakatha (Pết-tăc-ka-tha) và trong Tam Tạng Kinh ( Quyển IV, trang 360).
2. AcharVat người hướng dẫn, dẫn kinh, trong ban nghi lễ chùa.
3. Chun là đưa, tiễn. Chun Đôlta đưa tiễn ông, bà.
Danh Hữu Lợi
Nguồn: chuaxaloi.vn
Nguồn: chuaxaloi.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu