Thứ Ba 05 Tháng Chín 2017 - 08:36:50 SA
NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA CÁC NGÔI CHÙA KHMER TẠI SÓC TRĂNG
Những ngôi chùa Khmer chính là sự kết tinh từ nghệ thuật truyền thống và tính sáng tạo của dân tộc với những nét văn hóa đặc sắc đầy ấn tượng, là một chỉnh thể nghệ thuật được kết hợp một cách hài hòa các yếu tố kiến trúc, hội họa, hoa văn trang trí,.... Đây chính là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa sâu sắc của dân tộc Khmer.
Chùa Dơi
Nếu có thể, bạn hãy một lần đến với những ngôi chùa Khmer Sóc Trăng để có thể chiêm ngưỡng vàthấy được sức hấp dẫn của một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Chùa Kh’leang theo tương truyền được xây dựng vào khoảng năm 1533, được trùng tu nhiều lần và được xem là một trong những ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng có lối kiến trúc độc đáo, hoa mỹ và đậm nét theo thời gian.
Cổng chùa được xây dựng khang trang, với màu vàng óng kết hợp với nhiều hoa văn, họa tiết đặc trưng cho tín ngưỡng, nghệ thuật của dân tộc Khmer như hoa cari, bánh xe luân hồi, vũ điệu apsara,.... Trãi dài trên hành lang của cổng chùa là hình ảnh rắn thần Naga, trong truyền thuyết thì rắn thần Naga là tổ tiên của người Khmer - tượng trưng cho niềm tin và nguồn may mắn. Tất cả như cùng tôn thêm vẻ đẹp của những công trình kiến trúc bên trong của ngôi chùa.
Khuôn viên chùa rộng, thoángvà rợp bóng mát của các loại cổ thụ như cây thốt nốt, cây sao hay cây dầu,... và gồm các công trình kiến trúc độc đáo, trong đó ngôi chánh điện được xem là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất, được xây dựng ở vị trí trung tâm, tập trung toàn bộ giá trị nghệ thuật kiến trúc của ngôi chùa, có nền cao hơn so với các công trình khác, làm tăng vẻ trang trọng, tôn nghiêm nơi thờ phụng Đức Phật.
Chánh điện chùa Kh'leang
Xung quanh chánh điện là hệ thống các hình tượng được các nghệ nhân Khmer chạm trổ rất công phu, sự kết hợp hài hòa về tạo hình giữa điêu khắc, kiến trúc và hội họa với các họa tiết trang trí và bố trí theo phép đối xứng như chằn Yeak (tượng trưng cho cái ác) mang dáng vẽ người có bộ mặt dữ tợn, miệng to, răng nanh dài, mặc áo giáp, đầu đội mũ nhọn và tay cầm cái chày dài,... đã được đức Phật cãm hóa, đứng hai bên bậc thềm ở phía trước chánh điện để bảo vệ ngôi chùa. Chim thần Krud có mình người; đầu, chân và hai cánh của chim, mỏ ngậm một viên hồng ngọc, được đặt nơi tiếp giáp của mái chùa và các hàng trụ cột). Cảnh giao tranh quyết liệt giữa Tiên nữ và chằn Yeak được chạm trổ và tái hiện tinh tế trên hai cánh cửa chính ra vào ngôi chánh điện.
Trong chánh điện, ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất là pho tượng Phật cao 6.8m, phần thân tượng cao 2.7m, xung quanh pho tượng gồm nhiều pho tượng Phật do Phật tử cúng chùa. Khung bàn thờ là tấm bao lam cao đến mái, được sơn son thếp vàng trang trọng và tôn nghiêm. Chùa còn là nơilưu giữ một bản sao từ thư tịch cổ về vùng đất Sóc Trăng cùng một số vật dụng xưa của người Khmer góp phần bảo tồn nét sinh hoạt văn hoá cổ xưa của dân tộc.
Bức tường được ốp chén dĩa kiểu tại Chùa Chén Kiểu
Trong nghệ thuật trang trí ngôi chính điện của chùa Kh’leang thì 02 hàng trụ cột bên trong chính điện được trang trí hài hòa giữa kiến trúc và hội họa của các hoa văn theo môtip biểu trưng thể hiện sự chang hòa, gắn kết của 03 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa cùng cộng cư trên vùng đất Sóc Trăng.
Bên cạnh đó, nét tiêubiểu khi du khách đến thăm ngôi chùa này là ngôi “Trường Bổ túc Văn hóa Trung cấp Pali Nam bộ” - địa chỉ đầu tiên ở Nam Bộ đào tạo sư sãi, thanh niên người Khmer có trình độ trung cấp tiếng Pali, được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1994. Năm 2009, trường được xây dựng mới và khánh thành và đưa vào hoạt động.
Chùa Mahatup (hay còn được gọi là chùa Dơi) mà theo phiên dịch tiếng Khmer thì “Mahatup” có nghĩa trận kháng cự lớn. Vì nơi đây đã diễn ra cuộc đấu tranh rất ác liệt của phong trào nông chống bọn phong kiến, trong khi các nơi khác bị thất bại thì tại vùng đất chùa Dơi đã giành được thắng lợi. Người dân tin rằng đấy và vùng đất lành và linh thiên nên tập trung về nơi đây sinh sống và xây dựng chùa như có bật tối cao che trở cho con người và không gian mát lành trong khuôn viên cũng là nơi sinh sống của 02 loài dơi mà nơi khác khó tìm thấy là ngựa Thái Lan và dơi ngựa lớn đã sinh sống lâu đời tại chùa và cũng là một biểu tượng độc đáo của chùa cũng như của tỉnh Sóc Trăng.
Cũng như những công trình kiến trúc của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ, chùa Dơi Sóc Trăng gồm nhiều công trình nghệ thuật được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, cùng nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế được trang trí công phu trên các vách tường, bệ cửa, phù điêu, cột,... thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer. Các bức bích họa, các hình thái hoa văn như: hoa sen, hoa văn lửa,.... trong ngôi chính điện được bố trí một cách hợp lý theo vị trí của mỗi bộ phận kiến trúc đã góp phần tạo nên đường nét nhẹ nhàng, thanh thoát và uyển chuyển thể hiện sự giàu đẹp của thiên nhiên với bốn mùa hoa lá xanh tươi. Chùa Dơi cũng là nơi hiện lưu giữ nguyên vẹn các bộ kinh ghi trên lá cây buông. Đây là loại kinh cổ mà người Khmer Nam bộ xem như báu vật. Theo trụ trì Kim Rêne cho biết, do điều kiện vật chất thời xa xưa còn thiếu thốn, không có giấy mực để ghi chép kinh Phật nên họ sáng tạo bằng cách sử dụng những thứ có sẵn từ thiên nhiên. Và lá cây buôngcó bề mặt rộng lớn, dài, có thể bảo quản lâu dài mà không bị hư hại nên được các nhà sư dùng ghi chép kinh Phật lưu giữ tại chùa.
Cổng chùa Khmer
Theo tuyến quốc lộ 1A, về hướng Bạc Liêu khoảng 13km, đến với chùa Chén Kiểu, một ngôi chùa với lối kiến trúc khác lạ, đó là sự kết hợp từ những mảnh chén dĩa kiểu có giá trị được ốp lên những vách tường, tạo thành những hoa văn mang tính mỹ thuật cao, tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Cổng chính là hình ảnh ba ngọn tháp, được chạm khắc nhiều hoa văn, họa tiết, màu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khmer. Đặc biệt, chính giữa lòng ngọn tháp chính, trong một khung kính, một tượng Phật trong tư thế ngồi thuyền hiện hữu ở chốn an lành-cảnh chùa. Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, mái chùa Chén Kiểu có ba nếp, nhỏ dần ở đỉnh mái vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng an lành, siêu thoát.
Vào trong chùa, du khách sẽ càng ngạc nhiên với các bức tranh kể về cuộc đời của đức Phật. Chùa cũng là nơi thể hiện sự gắn kết văn hóa của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa qua các họa tiết chạm khắc trên bệ thờ trong ngôi chánh điện như hình ảnh phụ nữ Kinh đội nón lá, tượng rắn và chim thần uy nghiêm của người Khmer họa tiết rồng của người Hoa được kết hợp hài hòa, làm nổi bật lên vẻ tôn nghiêm, lấp lánh của ngôi chùa.
Tính đến nay, chùa Chén Kiểu đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đến nay chùa vẫn lưu giữ được lối kiến trúc sắc xảo và độc đáo này, nhất là vách tường phía sau chính điện và phần mái của ngôi chính điện. Đến với chùa chén kiểu để hướng niệm, cầu nguyện an lành thì du khách còn có thể chiêm ngưỡng bộ cổ vật của của công tử Bạc Liêu như bộ trường kỷ, 02 chiếc giường ngủ mùa hè, và mùa đông,... được chạm trổ và khảm xà cừ rất sắc xảo và đẹp mắt.
Với lối kiến trúc độc đáo và mang những nét đặc trưng riêng cửa từng ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có, những ngôi chùa Khmer Sóc Trang đã và đang ngày càng thu hút đông đảo Phật tử, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan chiêm ngưỡng./.
Chùa Dơi
Nếu có thể, bạn hãy một lần đến với những ngôi chùa Khmer Sóc Trăng để có thể chiêm ngưỡng vàthấy được sức hấp dẫn của một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Chùa Kh’leang theo tương truyền được xây dựng vào khoảng năm 1533, được trùng tu nhiều lần và được xem là một trong những ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng có lối kiến trúc độc đáo, hoa mỹ và đậm nét theo thời gian.
Cổng chùa được xây dựng khang trang, với màu vàng óng kết hợp với nhiều hoa văn, họa tiết đặc trưng cho tín ngưỡng, nghệ thuật của dân tộc Khmer như hoa cari, bánh xe luân hồi, vũ điệu apsara,.... Trãi dài trên hành lang của cổng chùa là hình ảnh rắn thần Naga, trong truyền thuyết thì rắn thần Naga là tổ tiên của người Khmer - tượng trưng cho niềm tin và nguồn may mắn. Tất cả như cùng tôn thêm vẻ đẹp của những công trình kiến trúc bên trong của ngôi chùa.
Khuôn viên chùa rộng, thoángvà rợp bóng mát của các loại cổ thụ như cây thốt nốt, cây sao hay cây dầu,... và gồm các công trình kiến trúc độc đáo, trong đó ngôi chánh điện được xem là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất, được xây dựng ở vị trí trung tâm, tập trung toàn bộ giá trị nghệ thuật kiến trúc của ngôi chùa, có nền cao hơn so với các công trình khác, làm tăng vẻ trang trọng, tôn nghiêm nơi thờ phụng Đức Phật.
Chánh điện chùa Kh'leang
Xung quanh chánh điện là hệ thống các hình tượng được các nghệ nhân Khmer chạm trổ rất công phu, sự kết hợp hài hòa về tạo hình giữa điêu khắc, kiến trúc và hội họa với các họa tiết trang trí và bố trí theo phép đối xứng như chằn Yeak (tượng trưng cho cái ác) mang dáng vẽ người có bộ mặt dữ tợn, miệng to, răng nanh dài, mặc áo giáp, đầu đội mũ nhọn và tay cầm cái chày dài,... đã được đức Phật cãm hóa, đứng hai bên bậc thềm ở phía trước chánh điện để bảo vệ ngôi chùa. Chim thần Krud có mình người; đầu, chân và hai cánh của chim, mỏ ngậm một viên hồng ngọc, được đặt nơi tiếp giáp của mái chùa và các hàng trụ cột). Cảnh giao tranh quyết liệt giữa Tiên nữ và chằn Yeak được chạm trổ và tái hiện tinh tế trên hai cánh cửa chính ra vào ngôi chánh điện.
Trong chánh điện, ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất là pho tượng Phật cao 6.8m, phần thân tượng cao 2.7m, xung quanh pho tượng gồm nhiều pho tượng Phật do Phật tử cúng chùa. Khung bàn thờ là tấm bao lam cao đến mái, được sơn son thếp vàng trang trọng và tôn nghiêm. Chùa còn là nơilưu giữ một bản sao từ thư tịch cổ về vùng đất Sóc Trăng cùng một số vật dụng xưa của người Khmer góp phần bảo tồn nét sinh hoạt văn hoá cổ xưa của dân tộc.
Bức tường được ốp chén dĩa kiểu tại Chùa Chén Kiểu
Trong nghệ thuật trang trí ngôi chính điện của chùa Kh’leang thì 02 hàng trụ cột bên trong chính điện được trang trí hài hòa giữa kiến trúc và hội họa của các hoa văn theo môtip biểu trưng thể hiện sự chang hòa, gắn kết của 03 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa cùng cộng cư trên vùng đất Sóc Trăng.
Bên cạnh đó, nét tiêubiểu khi du khách đến thăm ngôi chùa này là ngôi “Trường Bổ túc Văn hóa Trung cấp Pali Nam bộ” - địa chỉ đầu tiên ở Nam Bộ đào tạo sư sãi, thanh niên người Khmer có trình độ trung cấp tiếng Pali, được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1994. Năm 2009, trường được xây dựng mới và khánh thành và đưa vào hoạt động.
Chùa Mahatup (hay còn được gọi là chùa Dơi) mà theo phiên dịch tiếng Khmer thì “Mahatup” có nghĩa trận kháng cự lớn. Vì nơi đây đã diễn ra cuộc đấu tranh rất ác liệt của phong trào nông chống bọn phong kiến, trong khi các nơi khác bị thất bại thì tại vùng đất chùa Dơi đã giành được thắng lợi. Người dân tin rằng đấy và vùng đất lành và linh thiên nên tập trung về nơi đây sinh sống và xây dựng chùa như có bật tối cao che trở cho con người và không gian mát lành trong khuôn viên cũng là nơi sinh sống của 02 loài dơi mà nơi khác khó tìm thấy là ngựa Thái Lan và dơi ngựa lớn đã sinh sống lâu đời tại chùa và cũng là một biểu tượng độc đáo của chùa cũng như của tỉnh Sóc Trăng.
Cũng như những công trình kiến trúc của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ, chùa Dơi Sóc Trăng gồm nhiều công trình nghệ thuật được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, cùng nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế được trang trí công phu trên các vách tường, bệ cửa, phù điêu, cột,... thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer. Các bức bích họa, các hình thái hoa văn như: hoa sen, hoa văn lửa,.... trong ngôi chính điện được bố trí một cách hợp lý theo vị trí của mỗi bộ phận kiến trúc đã góp phần tạo nên đường nét nhẹ nhàng, thanh thoát và uyển chuyển thể hiện sự giàu đẹp của thiên nhiên với bốn mùa hoa lá xanh tươi. Chùa Dơi cũng là nơi hiện lưu giữ nguyên vẹn các bộ kinh ghi trên lá cây buông. Đây là loại kinh cổ mà người Khmer Nam bộ xem như báu vật. Theo trụ trì Kim Rêne cho biết, do điều kiện vật chất thời xa xưa còn thiếu thốn, không có giấy mực để ghi chép kinh Phật nên họ sáng tạo bằng cách sử dụng những thứ có sẵn từ thiên nhiên. Và lá cây buôngcó bề mặt rộng lớn, dài, có thể bảo quản lâu dài mà không bị hư hại nên được các nhà sư dùng ghi chép kinh Phật lưu giữ tại chùa.
Cổng chùa Khmer
Theo tuyến quốc lộ 1A, về hướng Bạc Liêu khoảng 13km, đến với chùa Chén Kiểu, một ngôi chùa với lối kiến trúc khác lạ, đó là sự kết hợp từ những mảnh chén dĩa kiểu có giá trị được ốp lên những vách tường, tạo thành những hoa văn mang tính mỹ thuật cao, tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Cổng chính là hình ảnh ba ngọn tháp, được chạm khắc nhiều hoa văn, họa tiết, màu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khmer. Đặc biệt, chính giữa lòng ngọn tháp chính, trong một khung kính, một tượng Phật trong tư thế ngồi thuyền hiện hữu ở chốn an lành-cảnh chùa. Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, mái chùa Chén Kiểu có ba nếp, nhỏ dần ở đỉnh mái vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng an lành, siêu thoát.
Vào trong chùa, du khách sẽ càng ngạc nhiên với các bức tranh kể về cuộc đời của đức Phật. Chùa cũng là nơi thể hiện sự gắn kết văn hóa của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa qua các họa tiết chạm khắc trên bệ thờ trong ngôi chánh điện như hình ảnh phụ nữ Kinh đội nón lá, tượng rắn và chim thần uy nghiêm của người Khmer họa tiết rồng của người Hoa được kết hợp hài hòa, làm nổi bật lên vẻ tôn nghiêm, lấp lánh của ngôi chùa.
Tính đến nay, chùa Chén Kiểu đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đến nay chùa vẫn lưu giữ được lối kiến trúc sắc xảo và độc đáo này, nhất là vách tường phía sau chính điện và phần mái của ngôi chính điện. Đến với chùa chén kiểu để hướng niệm, cầu nguyện an lành thì du khách còn có thể chiêm ngưỡng bộ cổ vật của của công tử Bạc Liêu như bộ trường kỷ, 02 chiếc giường ngủ mùa hè, và mùa đông,... được chạm trổ và khảm xà cừ rất sắc xảo và đẹp mắt.
Với lối kiến trúc độc đáo và mang những nét đặc trưng riêng cửa từng ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có, những ngôi chùa Khmer Sóc Trang đã và đang ngày càng thu hút đông đảo Phật tử, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan chiêm ngưỡng./.
Kim Phương
Nguồn: http://www.dulichsoctrang.org
Nguồn: http://www.dulichsoctrang.org
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu