Thứ Bảy 09 Tháng Mười Hai 2017 - 07:56:47 CH
NGHIÊN CỨU VỀ TIẾN TRÌNH NGỘ ĐẠO CỦA NGÀI HUỆ NĂNG
Ngài Huệ Năng (638-713) là một bậc cao Tăng của thiền lâm Đông Độ. Cuộc đời cũng như tư tưởng của ngài là nguồn chất liệu và xúc cảm thiêng liêng để hình thành nên những pháp hành tu tập, những tác phẩm đặc thù cũng như khai mở những truyền thống sơn môn đa dạng của Phật giáo Bắc truyền, mà trong số đó đã truyền thừa đến Việt Nam.
Từ những giai thoại cũng như những tư liệu khả tín về cuộc đời của ngài, đã chuyển tải nhiều nội dung tưởng chừng nghịch lý. Ở đây, dựa trên tư liệu kinh điển từ Hán tạng cho đến Nikāya, chúng tôi cố gắng thuyết minh sựhợp lý từ những điều nghịch lý, cũng như chỉ ra tính tất yếu từ cuộc đời của ngài, đó là tiến trình giác ngộ.
Việc lạm bàn năng lực chứng ngộ của một bậc cao Tăng của một kẻ chưa vượt bờ, cũng khiên cưỡng nhưphương cách cố gắng mô tả mặt trời bằng ánh sáng lúc hừng đông. Do vậy, bằng sự cẩn trọng và cân nhắc,chúng tôi sẽ tiếp cận tiến trình ngộ đạo của ngài Huệ Năng xoay quanh ba sự kiện: Giữa phố nghe kinh; Nửa đêmthọ pháp và Những dấu hiệu của bậc Thánh.
1. Giữa phố nghe kinh.
Theo kinh Pháp Bảo Đàn, khi còn tại gia, ngài Huệ Năng làm nghề đốn củi, kính phụng mẹ già. Lúc bấy giờ, có khách mua củi và yêu cầu gánh đến tận nhà, khách nhận củi trao tiền, Huệ Năng liền rời đi, khi ra khỏi cửa liền thấy một người đang tụng kinh, vừa nghe lời kinh, tâm Huệ Năng liền khai ngộ[1].
Sự kiện vừa nghe một câu kinh liền chợt khai ngộ của ngài Huệ Năng không phải là trường hợp đầu tiên trong lịch sử kinh điển Phật giáo. Theo tác phẩm Cullavagga, khi lần đầu tiên nghe tôn hiệu Đức Phật, trưởng giả Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika) đã chấn động tâm tư nên đã hỏi lại ba lần, là nhân duyên sơ khởi để trưởng giả quy kính Đức Phật và phát nguyện hộ trì Tam Bảo sau đó[2]. Tương tự, ngài Xá-lợi-phất (Sārīputta) khi vừa hội kiến tỳ-kheo Assaji và được nghe một bài kệ ngắn, đã rúng động tâm can, khai mở pháp nhãn (dhammacakkhuṃ udapādi), nên đã tìm Phật và phát nguyện xuất gia[3].
Tham chiếu kinh điển cho thấy, trường hợp khi vừa nghe kinh, tâm liền khai ngộ của ngài Huệ Năng, là dấu hiệu cho thấy ngài Huệ Năng đã thành tựu phẩm vị Chuyển tánh.
Bậc Chuyển tánh, có khi được dịch là Chuyển tộc, Chuyển biến, cũng có khi được gọi là bậc Chân nhân(Sappurisa). Theo kinh Tăng Chi Bộ[4], bậc Chuyển tánh là một trong chín hạng người (A.iv,373), hoặc mười hạng người (A.v,23)[5] ở đời đáng được cung kính, cúng dường và tôn trọng. Kinh Tăng-nhất-a-hàm ở Hán tạng cũng mang ý nghĩa tương tự nhưng với tên gọi là Chủng tánh nhân[6]. Nguyên tác ở kinh tạng Pāli ghi là Gotrabhū. Đây là giai vị chuyển từ phàm sang Thánh, chuẩn bị bước vào Thánh đạo, phẩm vị này tuy thấp nhưng sở hữu một trí tuệ thù thắng và có phước quả.
Về năng lực trí tuệ, ở phẩm vị Chuyển tánh có một trí tuệ hơn người. Tác phẩm Phân tích đạo (Paṭisambhidāmagga), đã nêu ra những phẩm tính cụ thể của tuệ chuyển tánh (Gotrabhū-ñāṇa), là tuệ thứ 13 trong 16 loại thiền tuệ minh sát. Tuệ chuyển tánh (Gotrabhū-ñāṇa) có công năng đưa một chúng sanh từ địa vịphàm phu (Putthujjana) sang bậc Thánh cao quí (Ariyāpuggala).
Căn cứ theo kinh Tương Ưng (S.iii,225), Đức Phật dạy rằng: Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành (Dhammānusārī), đã nhập Chánh tánh (Okkanto sammattaniyāmaṃ), đã nhập Chân nhân địa (Sappurisabhūmiṃ okkanto), đã vượt phàm phu địa (Vītivatto puthujjanabhūmiṃ). Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục,bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu[7]. Ở đây, quá trình thành tựuChân nhân địa (Sappurisabhūmiṃ) theo kinh Tương Ưng cũng tương đồng với Chủng tánh địa (種性地) như kinhTỳ-ni-mẫu ở Hán tạng đã chỉ ra[8].
Với ngài Huệ Năng, từ một lần chợt nghe kinh Kim Cang trong phố, tâm ngài rơi vào trạng thái ngưng thần (凝神)[9], mọi vọng tưởng khi ấy hoàn toàn dứt bặt[10], khoảnh khắc đó đã dẫn đến sự khai mở tuệ giác của một bậc Chân nhân (Sappurisa). Vì lẽ, với một người quê mùa và không biết chữ, nhưng đoạn đối thoại khi sơ ngộ giữa ngài và ngũ tổ Hoằng Nhẫn, đã cho thấy mặt trời trí tuệ đã thực sự hiện hữu trong tâm của ngài Huệ Năng:
Ngũ Tổ hỏi: Ông từ phương nào đến, và muốn cầu thỉnh điều gì? Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu ở Lãnh Nam, từ xa về lễ Tổ, chỉ cầu làm Phật chứ không mong gì khác”. Tổ nói: Ngươi dân Lãnh Nam, ở chốn quê mùa thì làm sao kham thành Phật? Huệ Năng đáp: Người tuy có Bắc-Nam, nhưng Phật tánh vốn không phân Nam-Bắc, thân quê mùa này cùng với thân hòa thượng có gì sai khác? Và Phật tánh giữa con và hòa thượng có gì sai biệtnhau?[11].
Về phương diện phước quả, theo kinh Tăng Chi Bộ đã dẫn ở trên, một khi thành tựu phẩm vị Chuyển tánh(Gotrabhū), cũng như đã vượt phàm phu địa (Vītivatto puthujjanabhūmiṃ), thì người đó luôn được cung kính, cúng dường và tôn trọng. Chính vì vậy, từ khi chợt ngộ do được nghe kinh Kim Cang, ngài Huệ Năng luôn được nhiều người quan tâm hỗ trợ, như việc có người vô danh tặng cho mười lạng bạc để chu cấp đời sống cho mẹ già, cũng như hỗ trợ các chi phí thường nhật của đời sống tại gia[12], để ngài an tâm đến Hoàng Mai cầu pháp với ngũ tổ, là những sự việc hoàn toàn có cơ sở từ kinh điển.
Như vậy, kể từ thời điểm chợt ngộ khi nghe một câu kinh, tuy chưa đạt được quả vị nào trong tứ quả Thanh văn, nhưng ngài Huệ Năng đã lìa khỏi địa vị phàm phu và bước lên Chân nhân phẩm vị (Sappurisabhūmiṃ).
2. Nửa đêm thọ pháp.
Khi được theo chúng tu học dưới sự hướng dẫn của ngài Hoằng Nhẫn tại Hoàng Mai, ngài Huệ Năng phải trải quatám tháng chấp lao phục dịch ở khu vực nhà bếp. Một lần ngũ tổ chợt ghé qua nơi ấy, bằng phong cách thiền ngữ đặc thù, ngài hỏi: Gạo đã trắng chưa?[13]. Huệ Năng đáp: Gạo trắng đã lâu, chỉ còn việc dần, sàng[14]. Từ câutrả lời này, ngài Hoằng Nhẫn biết rằng tâm cơ của ngài Huệ Năng đã đến thời khai ngộ, nên đã dặn riêng đến thất của ngài vào canh ba đêm ấy.
Giữa bốn bề tỉnh mịch đêm khuya, ngài Hoằng Nhẫn đã biệt truyền kinh Kim Cang cho ngài Huệ Năng, khi nghe đến câu: Không nên trú tâm, để tâm dính mắc, bất cứ pháp nào[15], ngài Huệ Năng liền đại ngộ (大悟). Ngay khi đó, ngài Huệ Năng liền trình với ngũ tổ sở chứng của mình qua bài kệ:
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp! (HT. Thích Thanh Từ, dịch)
Sau đó, ngũ tổ đã ấn chứng và truyền y bát cho ngài Huệ Năng làm tổ thứ sáu.
Như vậy, kể từ thời điểm này ngài Huệ Năng đã chính thức đảm nhận vai trò tổ vị của thiền lâm Đông Độ. Ở đây, điểm cần làm sáng tỏ là quả vị giác ngộ của ngài Huệ Năng trong thời điểm ấy ở phẩm vị nào?
Trước hết, người lãnh ngộ được chân lý, Hán tạng gọi là bậc kiến pháp (見法: diṭṭhadhamma) hoặc khai phápnhãn (開法眼: dhammacakkhuṃ udapādi). Theo kinh Xuất Diệu, khi được pháp nhãn, thì chứng quả Tu-đà-hoàn[16] tức quả vị Dự lưu.
Theo luận Du-già-sư-địa, có mười điều lợi ích khi được pháp nhãn[17]. Luận ghi:
Lại nữa, xa trần lìa cấu, ở trong các pháp, lúc được pháp nhãn, nên biết tức được mười thứ thắng lợi. Đó là:
(1) Nơi bốn Thánh đế đã khéo thấy rõ, nên gọi là thấy pháp.
(2) Theo đấy, đạt được một loại quả Sa-môn, nên gọi là đắc pháp.
(3) Đối với chỗ đã chứng đắc, có thể tự nhận biết rõ: Ta nay đã dứt hết nghiệp nơi ba nẻo ác. Ta đã chứng đắcquả Dự lưu cho đến nói rộng. Do như thế nên gọi là biết pháp.
(4) Được bốn chứng tịnh, đối với Phật Pháp Tăng nhận biết đúng như thật, nên gọi là kiên pháp khắp.
(5) Đối với chỗ tự chứng đắc không lầm lạc.
(6) Đối với chỗ chứng đắc của kẻ khác không nghi.
(7) Lúc tuyên thuyết giáo pháp tương ưng với Thánh đế, không dựa vào duyên khác.
(8) Không quán xét về hình tướng cùng ngôn thuyết của kẻ khác. Ở trong Chánh pháp Tỳ-nại-da này, hết thảy luận khác đều không thể chuyển.
(9) Ký biệt về tất cả chỗ chứng đắc, giải thoát đều là vô sở úy.
(10) Do hai nhân duyên nên tùy nhập Thánh giáo. Tức là thế tục chân chánh cùng đệ nhất nghĩa. (Cư sĩ Nguyên Huệ, dịch)[18].
Bên cạnh đó, kinh Tăng Chi Bộ (A.iii,441) cũng nêu ra sáu điều lợi ích khi chứng được quả vị Dự lưu. Kinh ghi:
1. - Có sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu. Thế nào là sáu?
2. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa; không có bị đau khổ; làm các việc bị sanh tử hạn chế;thành tựu trí tuệ; không cùng chia sẻ với các dị sanh; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy[19].
Như vậy, theo Luận du-già-sư-địa, kể từ khi đạt được quả vị Dự lưu thì vị ấy có năng lực thấy rõ bốn Thánh để vàthuyết pháp tương ưng với Thánh đế. Khảo sát bài kệ chứng ngộ của ngài Huệ Năng chứa đựng nhiều chất liệuphù hợp với kinh tạng.
Trong bài kệ, khái niệm cơ bản được đề cập chính là yếu tố tự tánh. Theo kinh Lăng-già-a-bạt-đa-la-bảo, quyển hai, thì tự tánh là một cách biểu đạt khác của Niết-bàn[20]. Khi đối chứng ba mươi từ đồng nghĩa về Niết-bàn trong kinh Tương Ưng Bộ (S.iv,360)[21], thì bài kệ này có nhiều điểm tương đồng.
Đơn cử, khi nói tự tánh vốn tự thanh tịnh, tức đề cập đến phương diện Thanh tịnh (Visuddhi) của Niết-bàn. Khi nói:tự tánh vốn không sanh diệt,tứ là đề cập đến phương diện Bất tử (Amatam) của Niết-bàn . Khi nói: tự tánh vốn tự đầy đủ, tức đề cập đến sự Đầy đủ thái bình (Khemam) của Niết-bàn. Khi nói: Khi nói: tự tánh vốn không dao động,tức là đè cập đến yếu tố Thường hằng (Dhuvam) của Niết-bàn. Khi nói: tự tánh hay sanh muôn pháp, tức là đề cập đến yếu tố Chân lý (Saccam) của Niết-bàn. Chân lý của Niết-bàn cũng chính là không tính. Theo Trung luận: nhờ có nghĩa không này mà các pháp được thành tựu[22].
Có thể nói, bài kệ nêu trên của ngài Huệ Năng là tuyên ngôn phát xuất từ tuệ giác của bậc Thánh đã giác ngộ. Cũng từ tuệ giác này, ngài đã thể hiện khả năng, nói như luận Du-già-sư-địa là, lúc tuyên thuyết giáo pháp tương ưng với Thánh đế. Khảo về hai cuộc đối thoại giữa ngài Huệ Năng với thượng tọa Huệ Minh và ni sư Vô Tận Tạngđược ghi lại trong kinh Pháp Bảo Đàn là bằng chứng cho trường hợp này.
Từ bằng chứng bài kệ trình bày sở ngộ khi được ngũ tổ biệt truyền kinh Kim Cang, từ khả năng biện tài vô ngại qua hai trường hợp là thượng tọa Huệ Minh và ni sư Vô Tận Tạng, đã cho thấy ngài Huệ Năng đã bước vàoThánh vị.
Căn cứ vào kinh điển, với thân cư sĩ lẽ tất nhiên ngài Huệ Năng lúc này chưa thể đạt đến quả vị A-la-hán[23]. Trong khi đó, những bằng chứng xác thực từ bài kệ khi ngài liễu ngộ đã xác tín rằng ngài Huệ Năng đã chắc chắnthành tựu quả vị Dự lưu. Vậy, phải chăng, khi còn thân cư sĩ, ngài Huệ Năng chỉ dừng lại ở quả vị này hay đã vượt lên Thánh vị cao hơn?
Có ba dấu hiệu cho thấy ngài Huệ Năng đã đạt đến Thánh vị bất lai. Đó chính là những biểu hiện của năng lựcthần thông, thứ hai, mạng sống không bị tổn hại dù bị truy sát nhiều lần và cuối cùng là mô tả trạng thái Niết-bàn từ bài kệ liễu ngộ.
Ở đây, khi bị thượng tọa Huệ Minh truy bức, ngài Huệ Năng đã bỏ y bát lên trên tảng đá và tự nói: Y này là vật biểu tín, sao có thể dùng sức mà tranh?[24] Câu nói này như một sự triển khai năng lực thần thông của một Thánh giả. Vì lẽ, dù y, bát rất nhẹ, nhưng với sức lực của một vị Tăng từng là võ tướng tứ phẩm của triều đình như ngàiHuệ Minh không thể nào nhấc lên được.
Dấu hiệu thứ hai, đó chính là mạng sống không bị tổn hại dù bị truy sát nhiều lần. Đầu tiên là nhóm cuồng Tăng do thượng tọa Huệ Minh dẫn đầu truy đuổi, kế đến là tiếp tục bị truy đuổi ở Tào Khê nên phải ẩn thân trong đám thợ săn đến mười lăm năm. Ở đây, căn cứ vào chú giải kinh Pháp cú, về trường hợp Sa-di Saṃkicca, một bậc Bất lai(Anāgāmi) do chỉ còn lại thân này trước khi chứng đệ tứ thánh quả nên không bị tổn hại dù phải trải qua nhiều sự bức hại, ngay cả khi núi Tu-di rơi xuống[25] (Pacchimabhavikassa sattassa hi sinerunā otthariyamānassapi arahattaṃ appatvā jīvitakkhayo nāma natthi)[26].
Dấu hiệu thứ ba, toàn bộ nội dung bài kệ nêu trên là sự diễn tả tâm thế thực nghiệm Niết-bàn. Theo kinh Tăng Chi Bộ, sau khi đoạn năm hạ phần kiết sử, chứng A-na-hàm, sẽ thể nghiệm một trong năm loại Niết-bàn. Kinh ghi:
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có hạng người sống tùy quán vô thường trên con mắt, tưởng vô thường, thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập. Vị ấy sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-Niết-bàn ... chứng được Vô hành Bát-Niết-bàn ... chứng được Hữu hành Bát-Niết-bàn ... chứng được thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ bảy đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
Năm loại Niết-bàn của vị Thánh đệ tam quả cũng được để cập trong các bộ luận ở Hán tạng như A-ty-đạt-ma-tập-dị-môn-túc-luận[27]; A-tỳ-đạt-ma-phát-trí-luận[28]; A-tỳ-đạt-ma-đại-tỳ-bà-sa-luận[29]…
Như vậy, kể từ đêm thọ pháp với ngũ tổ, ngài Huệ Năng đã chứng đạt thánh quả Dự lưu. Với thân cư sĩ, lẽ tất nhiên ngài chưa thể chứng đạt thánh quả A-la-hán vào lúc này. Trong quá trình ẩn tu dưới hình hài cư sĩ, căn cứ vào ba dấu hiệu, gồm năng lực thần thông, thân thể không bị tổn hại và những tuyên bố về trạng thái Niết-bàn, có thể khẳng định rằng, trước khi xuất gia, ngài Huệ Năng đã chứng đạt đệ tam Thánh quả.
3. Những dấu hiệu của bậc Thánh.
Như đã nói, với một kẻ chưa vượt bờ mà lạm bàn về vấn đề chứng ngộ của một bậc Thánh là việc rất khó. Đây cũng là tâm thế của ngài Xá-lợi-phất khi bị Đức Phật truy vấn về sự kiện tôn giả đã dùng những lời mạnh mẽ tán thán trí tuệ của Ngài. Câu trả lời của tôn giả Xá-lợi-phất, cũng liên hệ phần nào đến việc nghiên cứu của chúng tôivề trường hợp ngài Huệ Năng: Bạch Thế Tôn, con không có trí tuệ để được biết tâm tư của chư vị A-la-hán, chánh đẳng giác trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Bạch Thế Tôn, nhưng con biết truyền thống về chánh pháp[30].
Dấu hiệu đầu tiên của một bậc Thánh thành tựu tứ quả A-la-hán trong trường hợp của ngài Huệ Năng, là việc thọ trì nghiêm cẩn 250 giới. Căn cứ vào kinh Phật-bát-nê-hoàn, quyển thượng, thì giữ gìn đầy đủ 250 giới, sẽ đắc đạoquả A-la-hán[31].
Với ngài Huệ Năng, mặc dù được kế thừa tổ vị và thành tựu sở ngộ cao nhất của hàng cư sĩ là thánh quả A-na-hàm, nhưng ngài đã không dừng lại ở đó mà tuân theo truyền thống ngàn đời của chư Phật, là thực hành con đường xuất gia và thọ giới. Đó cũng là điều mà Đức Phật đã dạy trong kinh Trung Bộ: Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta[32]. Hơn đâu hết, ngài Huệ Năng ý thức được rằng, phải đúng như pháp xuất gia, thọ giới, vì tự tu là trộm phẩm mạo, tăng tướng, cách tu ấy không có mặt trong giáo pháp của Đức Tôn sư[33]
Theo Tào Khê đại sư biệt truyện, vào ngày 17 tháng Giêng niên hiệu Nghi Phượng nguyên niên (676)[34], ngài Huệ Năng được ngài Ấn Tông phương tiện thế phát. Vào ngày mùng tám tháng Hai cùng năm, ngài Ấn Tông đã tổ chức giới đàn tại chùa Pháp Tánh (法性) để truyền giới cụ túc cho ngài Huệ Năng. Giới đàn do hòa thượng Trí Quang (智光) làm làm hòa thượng đàn đầu, ngài Huệ Tĩnh (惠靜) làm yết-ma-A-xà-lê, ngài Đạo Ứng (道應) làmgiáo thọ A-xà-lê. Đặc biệt về sau, cả ba vị này đều theo ngài Huệ Năng học đạo[35].
Từ trường hợp cả ba vị hòa thượng truyền giới đều quy ngưỡng làm học trò, điều đó đủ chứng tỏ giới hạnh và trí tuệ của ngài Huệ Năng nghiêm cẩn như thế nào, và đây cũng chính là dấu hiệu thứ nhất cho thấy rằng ngài Huệ Năng đã chứng thánh quả A-la-hán
Dấu hiệu thứ hai liên quan đến những biểu hiện của một vị A-la-hán là năng lực thần thông[36]. Theo kinh Pháp Bảo Đàn, quyển thứ tám, đã cho thấy ngài Huệ Năng đã thể hiện tha tâm thông. Kinh ghi:
Khi ấy đệ tử của Bắc Tông tự lập ngài Thần Tú làm Tổ thứ sáu mà kỵ (vì) Lục Tổ được truyền y, mọi người đều nghe nên mới dạy Hành Xương đến ám sát Lục Tổ. Tổ tâm thông dự biết việc ấy nên liền để mười lượng vàng ở dưới tòa. Khi ấy ban đêm Hành Xương vào trong thất toan muốn hại Tổ, Tổ đưa cổ cho chém, Hành Xương liền vung kiếm chặt ba lần đều không thương tổn. Tổ bảo: “Kiếm chánh chẳng tà, kiếm tà chẳng chánh, chỉ nợ vàng của ông, không nợ mạng của ông.” Hành Xương hoảng hốt té xỉu, giây lâu mới tỉnh, cầu xin sám hối, liền nguyệnxuất gia. Tổ liền cho vàng bảo: “Ông hãy đi, e đồ chúng trở lại hại ông, một ngày khác ông có thể đổi hình dángmà trở lại, tôi sẽ nhận ông.” Hành Xương vâng lời dạy, giữa đêm trốn đi, sau theo Tăng xuất gia, thọ giới cụ túc,tinh cần tu hành (HT. Thích Thanh Từ, dịch).
Dấu hiện thứ ba của một chứng thanh quả A-la-hán chính là khả năng chấn động trời đất (動天地)[37]. Kinh Pháp Bảo Đàn ghi:
Một hôm, Sư muốn giặt cái y của Ngũ Tổ truyền thọ mà xung quanh không có suối tốt, nên đi đến cách sau chùa năm dặm, thấy có núi rừng xanh biếc, thoại khí vòng quanh (thoại khí là triệu chứng tốt lành hiện trên không khí, nhưng phải là người có pháp nhãn mới thấy được.) Sư dộng tích trượng xuống đất, nước suối ngay đó trào ra, chảy thành cái ao. Sư quỳ trên đá mà giặt y (HT. Thích Thanh Từ, dịch).
Dấu hiệu thứ tư của một vị thánh giả A-la-hán là biết rõ giờ chết, chủ động chấm dứt sinh mạng. Khảo về lịch sửcác vị Thánh tăng cho thấy, ngài Xá-lợi-phất, tôn giả Ma-ha-ba-xà-ba-đề…có khả năng tự chủ sinh mạng của mình. Tương tự, trước lúc viên tịch khoảng một năm, ngài Huệ Năng đã sắp sếp, cắt đặt, phó chúc các việc cần thiết cho sự ra đi của mình. Vào canh ba, ngày mùng ba tháng tám năm 713, ngài Huệ Năng viên tịch trong tư thếthiền tọa.
Dấu hiệu thứ năm, lưu lại nhục thân bất hoại. Ngài Huệ Năng viên tịch lưu lại nhục thân, trải qua gần 1400 năm, giữa vô số thăng trầm của lịch sử nhưng nhục thân của ngài vẫn còn tồn tại, và hiện được thờ tại chùa Nam Hoa, huyện Khúc Giang, thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Theo kinh điển Hán tạng, khi được thân kim cang bất hoại, tức vị đó chứng vô-sanh-pháp-nhẫn[38].
Theo kinh Hoa Nghiêm, trong mười địa của Bồ-tát thì Vô-sanh-pháp-nhẫn tương ứng với Đệ bát địa và cũng được gọi là Bất động địa[39]. Theo kinh Đại-bát-Niết-bàn, Bồ-tát khi trụ ở Bất-động địa thì sẽ không dao động, khôngđọa lạc, không lui sụt, không tan hoại[40]. Tuy tên gọi có khác, nhưng căn cứ vào nội dung thì quả vị ở Đệ bát địa cũng chính là quả vị của một bậc thánh giả A-la-hán[41].
Trong Tống Cao tăng truyện có đề cập thoáng qua về quả vị Vô-sanh-pháp-nhẫn của ngài Huệ Năng:
Tiết độ sứ ở Quảng Châu tên là Tống Cảnh (宋璟) đến lễ tháp của ngài Huệ Năng, nhân hỏi đệ tử của ngài Huệ Năng là Lệnh Thao (令韜) về nghĩa của Vô-sanh-pháp-nhẫn. Nghe xong, Tống Cảnh rất hoan hỷ bèn hướng về tháp cầu xin hiện điềm lành. Giây lát, một ngọn gió nhẹ khởi lên cùng với một mùi hương lạ thoang thoảng trong cơn mưa nhẹ trái mùa, chỉ diễn ra trên ngôi cổ tự[42].
Như vậy, từ năm dấu hiệu ở trên đã cho thấy, ngài Huệ Năng đã chứng đắc quả vị A-la-hán.
Kết luận.
Ngài Huệ Năng là một trường hợp đặc thù của Phật giáo nói chung và Phật giáo Bắc truyền nói riêng. Cuộc đờicũng như tư tưởng và kể cả nhục thân bất hoại của ngài là những bằng chứng sống động, đã mở rộng cơ may tu tập và chứng ngộ cho nhiều giới và nhiều người
Khảo về tiến trình giác ngộ của ngài Huệ Năng, đã chứng thực một điều rằng, tuy mang danh là đốn ngộ, nhưng thực sự tiến trình đi đến giác ngộ của ngài, cũng thuận thứ và từ từ, đúng như lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng[43]. Tức là cũng bắt đầu từ quá trình kiến pháp (diṭṭhadhamma) cho đến khi chứng đệ bát địa Vô-sanh-pháp-nhẫn.
Có thể nói, từ tiến trình ngộ đạo của ngài Huệ Năng đã góp phần cũng cố niềm tin vào lời dạy của Đức Phật trongkinh điển, đồng thời qua đó xác tín thêm rằng, các bậc thánh nhân vẫn có thật trong đời, dù cách Phật đã lâu xa.
[1]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 時, 有一客買柴, 使令送至客店; 客收去, 惠能得錢, 却出門外, 見一客誦經. 惠能一聞經語, 心即開悟.
[2] Cullavagga, chương Sàng tọa, đoạn 241, Câu chuyện gia chủ Anāthapiṇḍika: Nghe danh đức Phật, Tỳ-kheo Indacanda dịch.
[3] Mahāvagga, chương trọng yếu, đoạn 64, Câu chuyện về Sārīputta và Moggallāna. Câu chuyện về trưởng lãoAssaji. Tỳ-kheo Indacanda dịch.
[4] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 454.
[5] Kđd, tr. 545.
[6]大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第四十,九眾生居品,七
[7] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 65.
[8]大正藏第 24 冊 No. 1463 毘尼母經, 卷第一. Nguyên văn:云何名種性地?有人在佛邊聽法,身心不懈念念成就,因此心故豁然自悟得須陀洹.
[9] 大正藏第 50 冊 No. 2061 宋高僧傳, 卷第八, 唐韶州今南華寺慧能傳
[10]大正藏第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經,卷第二,喻華香品. Nguyên văn: 凝神斷想自致得道
[11]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經.
[12]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 乃蒙一客,取銀十兩與惠能,令充老母衣糧
[13]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 米熟也未
[14]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 米熟久矣,猶欠篩在
[15]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 應無所住而生其心
[16]大正藏第 04 冊 No. 0212 出曜經, 卷第二. Nguyên văn: 得法眼淨成須陀洹
[17]大正藏第 30 冊 No. 1579 瑜伽師地論, 卷第八十六. Nguyên văn: 於四聖諦已善見故.說名見法
[18] Luận-du-già-sư-địa, tập 4, Nguyên Huệ, dịch, NXB. Hồng Đức, 2013, tr.216-217.
[19] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.163.
[20]大正藏第 16 冊 No. 0670 楞伽阿跋多羅寶經, 卷第二. Nguyên văn: 佛告大慧:我說如來藏,不同外道所說之我. 大慧!有時說空, 無相, 無願, 如, 實際, 法性, 法身, 涅槃, 離自性, 不生不滅, 本來寂靜, 自性涅槃, 如是等句, 說如來藏已.
[21] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 406-408.
[22] 大正藏第 30 冊 No. 1564 中論, 卷第四. Nguyên văn: 以有空義故,一切法得成
[23] Kinh Mi-tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm, dịch, NXB. Tôn giáo, 2003, tr.578.
[24]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 此衣表信,可力爭耶
[25] Tích truyện Pháp cú, Viên Chiếu dịch, tập 2, NXB. Tôn giáo,2012, tr. 104-105.
[26] Tipitaka.org. Dhammapada-aṭṭhakathā
[27]大正藏第 26 冊 No. 1536 阿毘達磨集異門足論, 卷第十四
[28]大正藏第 26 冊 No. 1544 阿毘達磨發智論, 卷第十八
[29]大正藏第 27 冊 No. 1545 阿毘達磨大毘婆沙論, 卷第一百七十四
[30] Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013 tr. 560.
[31]大正藏第 01 冊 No. 0005 佛般泥洹經, 卷上. Nguyên văn: 持二百五十戒具以得阿羅漢道.
[32] Kinh Trung Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr.102. Xem thêm, Jataka, No.9; Kinh Trung A-hàm, Kinh đại thiên nại lâm, số 67.
[33] Kinh Mi-tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm, dịch, NXB. Tôn giáo, 2003, tr.578.
[34] Phật Tổ Thống Kỷ quyển 29 cũng xác định rằng, ngài Huệ Năng được Ấn Tông pháp sư xuất gia vào niên hiệu Nghi Phượng nguyên niên và được ngài Trí Quang lâm đàn truyền giới cụ túc..
[35]卍新續藏第 86 冊 No. 1598 曹溪大師別傳
[36]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 時夜暮,行昌入祖室,將欲加害. 師舒頸就之,行昌揮刃者三,悉無所損
[37]大正藏第 17 冊 No. 0784 四十二章經
[38]大正藏第 19 冊 No. 0974F 佛頂尊勝陀羅尼別法. Nguyên văn: 得金剛不懷身.此生即證無生法忍.
[39]大正藏第 10 冊 No. 0279 大方廣佛華嚴經, 卷第三十四. Nguyên văn: 一者歡喜地,二者離垢地,三者發光地,四者焰慧地,五者難勝地,六者現前地,七者遠行地,八者不動地,九者善慧地,十者法雲地
[40]大正藏第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第十一. Nguyên văn:菩薩住是不動地中,不動,不墮,不退,不散.
[41] Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, chương 3, Tăng bảo, Quả vị sa môn. Xem thêm, 大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論,卷第四十八. Nguyên văn:須陀洹道,乃至阿羅漢,辟支佛道,即是菩薩無生法忍.
[42]大正藏第 50 冊 No. 2061 宋高僧傳, 卷第八, 唐韶州今南華寺慧能傳
[43] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 327. Nguyên văn: Trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhậpchánh trí thình lình . Xem thêm: 大正藏第 01 冊 No. 0026 中阿含經, 卷第八, 阿修羅經. Nguyên văn: 若我正法,律中漸作漸學, 漸盡漸教者, 是謂我正法.
Từ những giai thoại cũng như những tư liệu khả tín về cuộc đời của ngài, đã chuyển tải nhiều nội dung tưởng chừng nghịch lý. Ở đây, dựa trên tư liệu kinh điển từ Hán tạng cho đến Nikāya, chúng tôi cố gắng thuyết minh sựhợp lý từ những điều nghịch lý, cũng như chỉ ra tính tất yếu từ cuộc đời của ngài, đó là tiến trình giác ngộ.
Việc lạm bàn năng lực chứng ngộ của một bậc cao Tăng của một kẻ chưa vượt bờ, cũng khiên cưỡng nhưphương cách cố gắng mô tả mặt trời bằng ánh sáng lúc hừng đông. Do vậy, bằng sự cẩn trọng và cân nhắc,chúng tôi sẽ tiếp cận tiến trình ngộ đạo của ngài Huệ Năng xoay quanh ba sự kiện: Giữa phố nghe kinh; Nửa đêmthọ pháp và Những dấu hiệu của bậc Thánh.
Ngài Huệ Năng (638-713)
1. Giữa phố nghe kinh.
Theo kinh Pháp Bảo Đàn, khi còn tại gia, ngài Huệ Năng làm nghề đốn củi, kính phụng mẹ già. Lúc bấy giờ, có khách mua củi và yêu cầu gánh đến tận nhà, khách nhận củi trao tiền, Huệ Năng liền rời đi, khi ra khỏi cửa liền thấy một người đang tụng kinh, vừa nghe lời kinh, tâm Huệ Năng liền khai ngộ[1].
Sự kiện vừa nghe một câu kinh liền chợt khai ngộ của ngài Huệ Năng không phải là trường hợp đầu tiên trong lịch sử kinh điển Phật giáo. Theo tác phẩm Cullavagga, khi lần đầu tiên nghe tôn hiệu Đức Phật, trưởng giả Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika) đã chấn động tâm tư nên đã hỏi lại ba lần, là nhân duyên sơ khởi để trưởng giả quy kính Đức Phật và phát nguyện hộ trì Tam Bảo sau đó[2]. Tương tự, ngài Xá-lợi-phất (Sārīputta) khi vừa hội kiến tỳ-kheo Assaji và được nghe một bài kệ ngắn, đã rúng động tâm can, khai mở pháp nhãn (dhammacakkhuṃ udapādi), nên đã tìm Phật và phát nguyện xuất gia[3].
Tham chiếu kinh điển cho thấy, trường hợp khi vừa nghe kinh, tâm liền khai ngộ của ngài Huệ Năng, là dấu hiệu cho thấy ngài Huệ Năng đã thành tựu phẩm vị Chuyển tánh.
Bậc Chuyển tánh, có khi được dịch là Chuyển tộc, Chuyển biến, cũng có khi được gọi là bậc Chân nhân(Sappurisa). Theo kinh Tăng Chi Bộ[4], bậc Chuyển tánh là một trong chín hạng người (A.iv,373), hoặc mười hạng người (A.v,23)[5] ở đời đáng được cung kính, cúng dường và tôn trọng. Kinh Tăng-nhất-a-hàm ở Hán tạng cũng mang ý nghĩa tương tự nhưng với tên gọi là Chủng tánh nhân[6]. Nguyên tác ở kinh tạng Pāli ghi là Gotrabhū. Đây là giai vị chuyển từ phàm sang Thánh, chuẩn bị bước vào Thánh đạo, phẩm vị này tuy thấp nhưng sở hữu một trí tuệ thù thắng và có phước quả.
Về năng lực trí tuệ, ở phẩm vị Chuyển tánh có một trí tuệ hơn người. Tác phẩm Phân tích đạo (Paṭisambhidāmagga), đã nêu ra những phẩm tính cụ thể của tuệ chuyển tánh (Gotrabhū-ñāṇa), là tuệ thứ 13 trong 16 loại thiền tuệ minh sát. Tuệ chuyển tánh (Gotrabhū-ñāṇa) có công năng đưa một chúng sanh từ địa vịphàm phu (Putthujjana) sang bậc Thánh cao quí (Ariyāpuggala).
Căn cứ theo kinh Tương Ưng (S.iii,225), Đức Phật dạy rằng: Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành (Dhammānusārī), đã nhập Chánh tánh (Okkanto sammattaniyāmaṃ), đã nhập Chân nhân địa (Sappurisabhūmiṃ okkanto), đã vượt phàm phu địa (Vītivatto puthujjanabhūmiṃ). Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục,bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu[7]. Ở đây, quá trình thành tựuChân nhân địa (Sappurisabhūmiṃ) theo kinh Tương Ưng cũng tương đồng với Chủng tánh địa (種性地) như kinhTỳ-ni-mẫu ở Hán tạng đã chỉ ra[8].
Với ngài Huệ Năng, từ một lần chợt nghe kinh Kim Cang trong phố, tâm ngài rơi vào trạng thái ngưng thần (凝神)[9], mọi vọng tưởng khi ấy hoàn toàn dứt bặt[10], khoảnh khắc đó đã dẫn đến sự khai mở tuệ giác của một bậc Chân nhân (Sappurisa). Vì lẽ, với một người quê mùa và không biết chữ, nhưng đoạn đối thoại khi sơ ngộ giữa ngài và ngũ tổ Hoằng Nhẫn, đã cho thấy mặt trời trí tuệ đã thực sự hiện hữu trong tâm của ngài Huệ Năng:
Ngũ Tổ hỏi: Ông từ phương nào đến, và muốn cầu thỉnh điều gì? Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu ở Lãnh Nam, từ xa về lễ Tổ, chỉ cầu làm Phật chứ không mong gì khác”. Tổ nói: Ngươi dân Lãnh Nam, ở chốn quê mùa thì làm sao kham thành Phật? Huệ Năng đáp: Người tuy có Bắc-Nam, nhưng Phật tánh vốn không phân Nam-Bắc, thân quê mùa này cùng với thân hòa thượng có gì sai khác? Và Phật tánh giữa con và hòa thượng có gì sai biệtnhau?[11].
Về phương diện phước quả, theo kinh Tăng Chi Bộ đã dẫn ở trên, một khi thành tựu phẩm vị Chuyển tánh(Gotrabhū), cũng như đã vượt phàm phu địa (Vītivatto puthujjanabhūmiṃ), thì người đó luôn được cung kính, cúng dường và tôn trọng. Chính vì vậy, từ khi chợt ngộ do được nghe kinh Kim Cang, ngài Huệ Năng luôn được nhiều người quan tâm hỗ trợ, như việc có người vô danh tặng cho mười lạng bạc để chu cấp đời sống cho mẹ già, cũng như hỗ trợ các chi phí thường nhật của đời sống tại gia[12], để ngài an tâm đến Hoàng Mai cầu pháp với ngũ tổ, là những sự việc hoàn toàn có cơ sở từ kinh điển.
Như vậy, kể từ thời điểm chợt ngộ khi nghe một câu kinh, tuy chưa đạt được quả vị nào trong tứ quả Thanh văn, nhưng ngài Huệ Năng đã lìa khỏi địa vị phàm phu và bước lên Chân nhân phẩm vị (Sappurisabhūmiṃ).
2. Nửa đêm thọ pháp.
Khi được theo chúng tu học dưới sự hướng dẫn của ngài Hoằng Nhẫn tại Hoàng Mai, ngài Huệ Năng phải trải quatám tháng chấp lao phục dịch ở khu vực nhà bếp. Một lần ngũ tổ chợt ghé qua nơi ấy, bằng phong cách thiền ngữ đặc thù, ngài hỏi: Gạo đã trắng chưa?[13]. Huệ Năng đáp: Gạo trắng đã lâu, chỉ còn việc dần, sàng[14]. Từ câutrả lời này, ngài Hoằng Nhẫn biết rằng tâm cơ của ngài Huệ Năng đã đến thời khai ngộ, nên đã dặn riêng đến thất của ngài vào canh ba đêm ấy.
Giữa bốn bề tỉnh mịch đêm khuya, ngài Hoằng Nhẫn đã biệt truyền kinh Kim Cang cho ngài Huệ Năng, khi nghe đến câu: Không nên trú tâm, để tâm dính mắc, bất cứ pháp nào[15], ngài Huệ Năng liền đại ngộ (大悟). Ngay khi đó, ngài Huệ Năng liền trình với ngũ tổ sở chứng của mình qua bài kệ:
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp! (HT. Thích Thanh Từ, dịch)
Sau đó, ngũ tổ đã ấn chứng và truyền y bát cho ngài Huệ Năng làm tổ thứ sáu.
Như vậy, kể từ thời điểm này ngài Huệ Năng đã chính thức đảm nhận vai trò tổ vị của thiền lâm Đông Độ. Ở đây, điểm cần làm sáng tỏ là quả vị giác ngộ của ngài Huệ Năng trong thời điểm ấy ở phẩm vị nào?
Trước hết, người lãnh ngộ được chân lý, Hán tạng gọi là bậc kiến pháp (見法: diṭṭhadhamma) hoặc khai phápnhãn (開法眼: dhammacakkhuṃ udapādi). Theo kinh Xuất Diệu, khi được pháp nhãn, thì chứng quả Tu-đà-hoàn[16] tức quả vị Dự lưu.
Theo luận Du-già-sư-địa, có mười điều lợi ích khi được pháp nhãn[17]. Luận ghi:
Lại nữa, xa trần lìa cấu, ở trong các pháp, lúc được pháp nhãn, nên biết tức được mười thứ thắng lợi. Đó là:
(1) Nơi bốn Thánh đế đã khéo thấy rõ, nên gọi là thấy pháp.
(2) Theo đấy, đạt được một loại quả Sa-môn, nên gọi là đắc pháp.
(3) Đối với chỗ đã chứng đắc, có thể tự nhận biết rõ: Ta nay đã dứt hết nghiệp nơi ba nẻo ác. Ta đã chứng đắcquả Dự lưu cho đến nói rộng. Do như thế nên gọi là biết pháp.
(4) Được bốn chứng tịnh, đối với Phật Pháp Tăng nhận biết đúng như thật, nên gọi là kiên pháp khắp.
(5) Đối với chỗ tự chứng đắc không lầm lạc.
(6) Đối với chỗ chứng đắc của kẻ khác không nghi.
(7) Lúc tuyên thuyết giáo pháp tương ưng với Thánh đế, không dựa vào duyên khác.
(8) Không quán xét về hình tướng cùng ngôn thuyết của kẻ khác. Ở trong Chánh pháp Tỳ-nại-da này, hết thảy luận khác đều không thể chuyển.
(9) Ký biệt về tất cả chỗ chứng đắc, giải thoát đều là vô sở úy.
(10) Do hai nhân duyên nên tùy nhập Thánh giáo. Tức là thế tục chân chánh cùng đệ nhất nghĩa. (Cư sĩ Nguyên Huệ, dịch)[18].
Bên cạnh đó, kinh Tăng Chi Bộ (A.iii,441) cũng nêu ra sáu điều lợi ích khi chứng được quả vị Dự lưu. Kinh ghi:
1. - Có sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu. Thế nào là sáu?
2. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa; không có bị đau khổ; làm các việc bị sanh tử hạn chế;thành tựu trí tuệ; không cùng chia sẻ với các dị sanh; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy[19].
Như vậy, theo Luận du-già-sư-địa, kể từ khi đạt được quả vị Dự lưu thì vị ấy có năng lực thấy rõ bốn Thánh để vàthuyết pháp tương ưng với Thánh đế. Khảo sát bài kệ chứng ngộ của ngài Huệ Năng chứa đựng nhiều chất liệuphù hợp với kinh tạng.
Trong bài kệ, khái niệm cơ bản được đề cập chính là yếu tố tự tánh. Theo kinh Lăng-già-a-bạt-đa-la-bảo, quyển hai, thì tự tánh là một cách biểu đạt khác của Niết-bàn[20]. Khi đối chứng ba mươi từ đồng nghĩa về Niết-bàn trong kinh Tương Ưng Bộ (S.iv,360)[21], thì bài kệ này có nhiều điểm tương đồng.
Đơn cử, khi nói tự tánh vốn tự thanh tịnh, tức đề cập đến phương diện Thanh tịnh (Visuddhi) của Niết-bàn. Khi nói:tự tánh vốn không sanh diệt,tứ là đề cập đến phương diện Bất tử (Amatam) của Niết-bàn . Khi nói: tự tánh vốn tự đầy đủ, tức đề cập đến sự Đầy đủ thái bình (Khemam) của Niết-bàn. Khi nói: Khi nói: tự tánh vốn không dao động,tức là đè cập đến yếu tố Thường hằng (Dhuvam) của Niết-bàn. Khi nói: tự tánh hay sanh muôn pháp, tức là đề cập đến yếu tố Chân lý (Saccam) của Niết-bàn. Chân lý của Niết-bàn cũng chính là không tính. Theo Trung luận: nhờ có nghĩa không này mà các pháp được thành tựu[22].
Có thể nói, bài kệ nêu trên của ngài Huệ Năng là tuyên ngôn phát xuất từ tuệ giác của bậc Thánh đã giác ngộ. Cũng từ tuệ giác này, ngài đã thể hiện khả năng, nói như luận Du-già-sư-địa là, lúc tuyên thuyết giáo pháp tương ưng với Thánh đế. Khảo về hai cuộc đối thoại giữa ngài Huệ Năng với thượng tọa Huệ Minh và ni sư Vô Tận Tạngđược ghi lại trong kinh Pháp Bảo Đàn là bằng chứng cho trường hợp này.
Từ bằng chứng bài kệ trình bày sở ngộ khi được ngũ tổ biệt truyền kinh Kim Cang, từ khả năng biện tài vô ngại qua hai trường hợp là thượng tọa Huệ Minh và ni sư Vô Tận Tạng, đã cho thấy ngài Huệ Năng đã bước vàoThánh vị.
Căn cứ vào kinh điển, với thân cư sĩ lẽ tất nhiên ngài Huệ Năng lúc này chưa thể đạt đến quả vị A-la-hán[23]. Trong khi đó, những bằng chứng xác thực từ bài kệ khi ngài liễu ngộ đã xác tín rằng ngài Huệ Năng đã chắc chắnthành tựu quả vị Dự lưu. Vậy, phải chăng, khi còn thân cư sĩ, ngài Huệ Năng chỉ dừng lại ở quả vị này hay đã vượt lên Thánh vị cao hơn?
Có ba dấu hiệu cho thấy ngài Huệ Năng đã đạt đến Thánh vị bất lai. Đó chính là những biểu hiện của năng lựcthần thông, thứ hai, mạng sống không bị tổn hại dù bị truy sát nhiều lần và cuối cùng là mô tả trạng thái Niết-bàn từ bài kệ liễu ngộ.
Ở đây, khi bị thượng tọa Huệ Minh truy bức, ngài Huệ Năng đã bỏ y bát lên trên tảng đá và tự nói: Y này là vật biểu tín, sao có thể dùng sức mà tranh?[24] Câu nói này như một sự triển khai năng lực thần thông của một Thánh giả. Vì lẽ, dù y, bát rất nhẹ, nhưng với sức lực của một vị Tăng từng là võ tướng tứ phẩm của triều đình như ngàiHuệ Minh không thể nào nhấc lên được.
Dấu hiệu thứ hai, đó chính là mạng sống không bị tổn hại dù bị truy sát nhiều lần. Đầu tiên là nhóm cuồng Tăng do thượng tọa Huệ Minh dẫn đầu truy đuổi, kế đến là tiếp tục bị truy đuổi ở Tào Khê nên phải ẩn thân trong đám thợ săn đến mười lăm năm. Ở đây, căn cứ vào chú giải kinh Pháp cú, về trường hợp Sa-di Saṃkicca, một bậc Bất lai(Anāgāmi) do chỉ còn lại thân này trước khi chứng đệ tứ thánh quả nên không bị tổn hại dù phải trải qua nhiều sự bức hại, ngay cả khi núi Tu-di rơi xuống[25] (Pacchimabhavikassa sattassa hi sinerunā otthariyamānassapi arahattaṃ appatvā jīvitakkhayo nāma natthi)[26].
Dấu hiệu thứ ba, toàn bộ nội dung bài kệ nêu trên là sự diễn tả tâm thế thực nghiệm Niết-bàn. Theo kinh Tăng Chi Bộ, sau khi đoạn năm hạ phần kiết sử, chứng A-na-hàm, sẽ thể nghiệm một trong năm loại Niết-bàn. Kinh ghi:
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có hạng người sống tùy quán vô thường trên con mắt, tưởng vô thường, thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập. Vị ấy sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-Niết-bàn ... chứng được Vô hành Bát-Niết-bàn ... chứng được Hữu hành Bát-Niết-bàn ... chứng được thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ bảy đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.
Năm loại Niết-bàn của vị Thánh đệ tam quả cũng được để cập trong các bộ luận ở Hán tạng như A-ty-đạt-ma-tập-dị-môn-túc-luận[27]; A-tỳ-đạt-ma-phát-trí-luận[28]; A-tỳ-đạt-ma-đại-tỳ-bà-sa-luận[29]…
Như vậy, kể từ đêm thọ pháp với ngũ tổ, ngài Huệ Năng đã chứng đạt thánh quả Dự lưu. Với thân cư sĩ, lẽ tất nhiên ngài chưa thể chứng đạt thánh quả A-la-hán vào lúc này. Trong quá trình ẩn tu dưới hình hài cư sĩ, căn cứ vào ba dấu hiệu, gồm năng lực thần thông, thân thể không bị tổn hại và những tuyên bố về trạng thái Niết-bàn, có thể khẳng định rằng, trước khi xuất gia, ngài Huệ Năng đã chứng đạt đệ tam Thánh quả.
3. Những dấu hiệu của bậc Thánh.
Như đã nói, với một kẻ chưa vượt bờ mà lạm bàn về vấn đề chứng ngộ của một bậc Thánh là việc rất khó. Đây cũng là tâm thế của ngài Xá-lợi-phất khi bị Đức Phật truy vấn về sự kiện tôn giả đã dùng những lời mạnh mẽ tán thán trí tuệ của Ngài. Câu trả lời của tôn giả Xá-lợi-phất, cũng liên hệ phần nào đến việc nghiên cứu của chúng tôivề trường hợp ngài Huệ Năng: Bạch Thế Tôn, con không có trí tuệ để được biết tâm tư của chư vị A-la-hán, chánh đẳng giác trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Bạch Thế Tôn, nhưng con biết truyền thống về chánh pháp[30].
Dấu hiệu đầu tiên của một bậc Thánh thành tựu tứ quả A-la-hán trong trường hợp của ngài Huệ Năng, là việc thọ trì nghiêm cẩn 250 giới. Căn cứ vào kinh Phật-bát-nê-hoàn, quyển thượng, thì giữ gìn đầy đủ 250 giới, sẽ đắc đạoquả A-la-hán[31].
Với ngài Huệ Năng, mặc dù được kế thừa tổ vị và thành tựu sở ngộ cao nhất của hàng cư sĩ là thánh quả A-na-hàm, nhưng ngài đã không dừng lại ở đó mà tuân theo truyền thống ngàn đời của chư Phật, là thực hành con đường xuất gia và thọ giới. Đó cũng là điều mà Đức Phật đã dạy trong kinh Trung Bộ: Truyền thống tốt đẹp này do ta thiết lập, con phải tiếp tục duy trì. Con chớ thành người tối hậu sau ta[32]. Hơn đâu hết, ngài Huệ Năng ý thức được rằng, phải đúng như pháp xuất gia, thọ giới, vì tự tu là trộm phẩm mạo, tăng tướng, cách tu ấy không có mặt trong giáo pháp của Đức Tôn sư[33]
Theo Tào Khê đại sư biệt truyện, vào ngày 17 tháng Giêng niên hiệu Nghi Phượng nguyên niên (676)[34], ngài Huệ Năng được ngài Ấn Tông phương tiện thế phát. Vào ngày mùng tám tháng Hai cùng năm, ngài Ấn Tông đã tổ chức giới đàn tại chùa Pháp Tánh (法性) để truyền giới cụ túc cho ngài Huệ Năng. Giới đàn do hòa thượng Trí Quang (智光) làm làm hòa thượng đàn đầu, ngài Huệ Tĩnh (惠靜) làm yết-ma-A-xà-lê, ngài Đạo Ứng (道應) làmgiáo thọ A-xà-lê. Đặc biệt về sau, cả ba vị này đều theo ngài Huệ Năng học đạo[35].
Từ trường hợp cả ba vị hòa thượng truyền giới đều quy ngưỡng làm học trò, điều đó đủ chứng tỏ giới hạnh và trí tuệ của ngài Huệ Năng nghiêm cẩn như thế nào, và đây cũng chính là dấu hiệu thứ nhất cho thấy rằng ngài Huệ Năng đã chứng thánh quả A-la-hán
Dấu hiệu thứ hai liên quan đến những biểu hiện của một vị A-la-hán là năng lực thần thông[36]. Theo kinh Pháp Bảo Đàn, quyển thứ tám, đã cho thấy ngài Huệ Năng đã thể hiện tha tâm thông. Kinh ghi:
Khi ấy đệ tử của Bắc Tông tự lập ngài Thần Tú làm Tổ thứ sáu mà kỵ (vì) Lục Tổ được truyền y, mọi người đều nghe nên mới dạy Hành Xương đến ám sát Lục Tổ. Tổ tâm thông dự biết việc ấy nên liền để mười lượng vàng ở dưới tòa. Khi ấy ban đêm Hành Xương vào trong thất toan muốn hại Tổ, Tổ đưa cổ cho chém, Hành Xương liền vung kiếm chặt ba lần đều không thương tổn. Tổ bảo: “Kiếm chánh chẳng tà, kiếm tà chẳng chánh, chỉ nợ vàng của ông, không nợ mạng của ông.” Hành Xương hoảng hốt té xỉu, giây lâu mới tỉnh, cầu xin sám hối, liền nguyệnxuất gia. Tổ liền cho vàng bảo: “Ông hãy đi, e đồ chúng trở lại hại ông, một ngày khác ông có thể đổi hình dángmà trở lại, tôi sẽ nhận ông.” Hành Xương vâng lời dạy, giữa đêm trốn đi, sau theo Tăng xuất gia, thọ giới cụ túc,tinh cần tu hành (HT. Thích Thanh Từ, dịch).
Dấu hiện thứ ba của một chứng thanh quả A-la-hán chính là khả năng chấn động trời đất (動天地)[37]. Kinh Pháp Bảo Đàn ghi:
Một hôm, Sư muốn giặt cái y của Ngũ Tổ truyền thọ mà xung quanh không có suối tốt, nên đi đến cách sau chùa năm dặm, thấy có núi rừng xanh biếc, thoại khí vòng quanh (thoại khí là triệu chứng tốt lành hiện trên không khí, nhưng phải là người có pháp nhãn mới thấy được.) Sư dộng tích trượng xuống đất, nước suối ngay đó trào ra, chảy thành cái ao. Sư quỳ trên đá mà giặt y (HT. Thích Thanh Từ, dịch).
Dấu hiệu thứ tư của một vị thánh giả A-la-hán là biết rõ giờ chết, chủ động chấm dứt sinh mạng. Khảo về lịch sửcác vị Thánh tăng cho thấy, ngài Xá-lợi-phất, tôn giả Ma-ha-ba-xà-ba-đề…có khả năng tự chủ sinh mạng của mình. Tương tự, trước lúc viên tịch khoảng một năm, ngài Huệ Năng đã sắp sếp, cắt đặt, phó chúc các việc cần thiết cho sự ra đi của mình. Vào canh ba, ngày mùng ba tháng tám năm 713, ngài Huệ Năng viên tịch trong tư thếthiền tọa.
Dấu hiệu thứ năm, lưu lại nhục thân bất hoại. Ngài Huệ Năng viên tịch lưu lại nhục thân, trải qua gần 1400 năm, giữa vô số thăng trầm của lịch sử nhưng nhục thân của ngài vẫn còn tồn tại, và hiện được thờ tại chùa Nam Hoa, huyện Khúc Giang, thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Theo kinh điển Hán tạng, khi được thân kim cang bất hoại, tức vị đó chứng vô-sanh-pháp-nhẫn[38].
Theo kinh Hoa Nghiêm, trong mười địa của Bồ-tát thì Vô-sanh-pháp-nhẫn tương ứng với Đệ bát địa và cũng được gọi là Bất động địa[39]. Theo kinh Đại-bát-Niết-bàn, Bồ-tát khi trụ ở Bất-động địa thì sẽ không dao động, khôngđọa lạc, không lui sụt, không tan hoại[40]. Tuy tên gọi có khác, nhưng căn cứ vào nội dung thì quả vị ở Đệ bát địa cũng chính là quả vị của một bậc thánh giả A-la-hán[41].
Trong Tống Cao tăng truyện có đề cập thoáng qua về quả vị Vô-sanh-pháp-nhẫn của ngài Huệ Năng:
Tiết độ sứ ở Quảng Châu tên là Tống Cảnh (宋璟) đến lễ tháp của ngài Huệ Năng, nhân hỏi đệ tử của ngài Huệ Năng là Lệnh Thao (令韜) về nghĩa của Vô-sanh-pháp-nhẫn. Nghe xong, Tống Cảnh rất hoan hỷ bèn hướng về tháp cầu xin hiện điềm lành. Giây lát, một ngọn gió nhẹ khởi lên cùng với một mùi hương lạ thoang thoảng trong cơn mưa nhẹ trái mùa, chỉ diễn ra trên ngôi cổ tự[42].
Như vậy, từ năm dấu hiệu ở trên đã cho thấy, ngài Huệ Năng đã chứng đắc quả vị A-la-hán.
Kết luận.
Ngài Huệ Năng là một trường hợp đặc thù của Phật giáo nói chung và Phật giáo Bắc truyền nói riêng. Cuộc đờicũng như tư tưởng và kể cả nhục thân bất hoại của ngài là những bằng chứng sống động, đã mở rộng cơ may tu tập và chứng ngộ cho nhiều giới và nhiều người
Khảo về tiến trình giác ngộ của ngài Huệ Năng, đã chứng thực một điều rằng, tuy mang danh là đốn ngộ, nhưng thực sự tiến trình đi đến giác ngộ của ngài, cũng thuận thứ và từ từ, đúng như lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng[43]. Tức là cũng bắt đầu từ quá trình kiến pháp (diṭṭhadhamma) cho đến khi chứng đệ bát địa Vô-sanh-pháp-nhẫn.
Có thể nói, từ tiến trình ngộ đạo của ngài Huệ Năng đã góp phần cũng cố niềm tin vào lời dạy của Đức Phật trongkinh điển, đồng thời qua đó xác tín thêm rằng, các bậc thánh nhân vẫn có thật trong đời, dù cách Phật đã lâu xa.
[1]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 時, 有一客買柴, 使令送至客店; 客收去, 惠能得錢, 却出門外, 見一客誦經. 惠能一聞經語, 心即開悟.
[2] Cullavagga, chương Sàng tọa, đoạn 241, Câu chuyện gia chủ Anāthapiṇḍika: Nghe danh đức Phật, Tỳ-kheo Indacanda dịch.
[3] Mahāvagga, chương trọng yếu, đoạn 64, Câu chuyện về Sārīputta và Moggallāna. Câu chuyện về trưởng lãoAssaji. Tỳ-kheo Indacanda dịch.
[4] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 454.
[5] Kđd, tr. 545.
[6]大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第四十,九眾生居品,七
[7] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 65.
[8]大正藏第 24 冊 No. 1463 毘尼母經, 卷第一. Nguyên văn:云何名種性地?有人在佛邊聽法,身心不懈念念成就,因此心故豁然自悟得須陀洹.
[9] 大正藏第 50 冊 No. 2061 宋高僧傳, 卷第八, 唐韶州今南華寺慧能傳
[10]大正藏第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經,卷第二,喻華香品. Nguyên văn: 凝神斷想自致得道
[11]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經.
[12]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 乃蒙一客,取銀十兩與惠能,令充老母衣糧
[13]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 米熟也未
[14]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 米熟久矣,猶欠篩在
[15]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 應無所住而生其心
[16]大正藏第 04 冊 No. 0212 出曜經, 卷第二. Nguyên văn: 得法眼淨成須陀洹
[17]大正藏第 30 冊 No. 1579 瑜伽師地論, 卷第八十六. Nguyên văn: 於四聖諦已善見故.說名見法
[18] Luận-du-già-sư-địa, tập 4, Nguyên Huệ, dịch, NXB. Hồng Đức, 2013, tr.216-217.
[19] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.163.
[20]大正藏第 16 冊 No. 0670 楞伽阿跋多羅寶經, 卷第二. Nguyên văn: 佛告大慧:我說如來藏,不同外道所說之我. 大慧!有時說空, 無相, 無願, 如, 實際, 法性, 法身, 涅槃, 離自性, 不生不滅, 本來寂靜, 自性涅槃, 如是等句, 說如來藏已.
[21] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 406-408.
[22] 大正藏第 30 冊 No. 1564 中論, 卷第四. Nguyên văn: 以有空義故,一切法得成
[23] Kinh Mi-tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm, dịch, NXB. Tôn giáo, 2003, tr.578.
[24]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 此衣表信,可力爭耶
[25] Tích truyện Pháp cú, Viên Chiếu dịch, tập 2, NXB. Tôn giáo,2012, tr. 104-105.
[26] Tipitaka.org. Dhammapada-aṭṭhakathā
[27]大正藏第 26 冊 No. 1536 阿毘達磨集異門足論, 卷第十四
[28]大正藏第 26 冊 No. 1544 阿毘達磨發智論, 卷第十八
[29]大正藏第 27 冊 No. 1545 阿毘達磨大毘婆沙論, 卷第一百七十四
[30] Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013 tr. 560.
[31]大正藏第 01 冊 No. 0005 佛般泥洹經, 卷上. Nguyên văn: 持二百五十戒具以得阿羅漢道.
[32] Kinh Trung Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr.102. Xem thêm, Jataka, No.9; Kinh Trung A-hàm, Kinh đại thiên nại lâm, số 67.
[33] Kinh Mi-tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm, dịch, NXB. Tôn giáo, 2003, tr.578.
[34] Phật Tổ Thống Kỷ quyển 29 cũng xác định rằng, ngài Huệ Năng được Ấn Tông pháp sư xuất gia vào niên hiệu Nghi Phượng nguyên niên và được ngài Trí Quang lâm đàn truyền giới cụ túc..
[35]卍新續藏第 86 冊 No. 1598 曹溪大師別傳
[36]大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經. Nguyên văn: 時夜暮,行昌入祖室,將欲加害. 師舒頸就之,行昌揮刃者三,悉無所損
[37]大正藏第 17 冊 No. 0784 四十二章經
[38]大正藏第 19 冊 No. 0974F 佛頂尊勝陀羅尼別法. Nguyên văn: 得金剛不懷身.此生即證無生法忍.
[39]大正藏第 10 冊 No. 0279 大方廣佛華嚴經, 卷第三十四. Nguyên văn: 一者歡喜地,二者離垢地,三者發光地,四者焰慧地,五者難勝地,六者現前地,七者遠行地,八者不動地,九者善慧地,十者法雲地
[40]大正藏第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第十一. Nguyên văn:菩薩住是不動地中,不動,不墮,不退,不散.
[41] Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, chương 3, Tăng bảo, Quả vị sa môn. Xem thêm, 大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論,卷第四十八. Nguyên văn:須陀洹道,乃至阿羅漢,辟支佛道,即是菩薩無生法忍.
[42]大正藏第 50 冊 No. 2061 宋高僧傳, 卷第八, 唐韶州今南華寺慧能傳
[43] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 327. Nguyên văn: Trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhậpchánh trí thình lình . Xem thêm: 大正藏第 01 冊 No. 0026 中阿含經, 卷第八, 阿修羅經. Nguyên văn: 若我正法,律中漸作漸學, 漸盡漸教者, 是謂我正法.
Chúc Phú
Nguồn: vncphathoc.com
Nguồn: vncphathoc.com
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu