Thứ Bảy 18 Tháng Hai 2023 - 09:44:31 CH
Sóc Trăng Có một ngôi trường rất đặc thù ở miền Tây Nam Bộ
Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, sau gần 30 năm thành lập, Trường Bổ túc văn hóa (BTVH) Pali Trung cấp Nam Bộ đã đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam Bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS.
Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng, được thành lập năm 1994, với mục tiêu đào tạo đội ngũ sư sãi người Khmer các tỉnh khu vực Nam Bộ. Tập trung vào việc trang bị kiến thức ở cấp học phổ thông, theo chương trình giáo dục thường xuyên cho tăng sinh học lên bậc học cao hơn, tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong hệ thống Phật giáo Nam tông Khmer hoặc khi xuất tu sẽ tham gia hoạt động xã hội.
Thầy Thạch Rích, Phó Hiệu trưởng Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ cho biết, Trường thực hiện giảng dạy theo 3 chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và cấp THPT, tiếng Pali trong các bộ kinh Phật giáo, gồm dịch ngôn ngữ Pali sang ngôn ngữ Khmer, ngữ pháp Pali, chương trình Ngữ văn Khmer trung học và chương trình tiếng Khmer.
Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 1.200 tăng sinh và đã ra trường. Riêng năm học 2022 – 2023, Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ đã chiêu sinh học viên từ các tỉnh khu vực Nam Bộ với 146 học viên theo học. Trong giai đoạn 2017 – 2022, có 186 học viên đủ điều kiện dự thi Trung học Phổ thông quốc gia, kết quả thi đạt 185/186 học viên.
Các tăng sinh sau khi tốt nghiệp, số thì tiếp tục tu học tại các chùa Nam tông Khmer, một số thì sau khi học chuyên môn về công tác tại địa phương; chủ yếu là theo học ngành Sư phạm, Y tế, Báo chí, Phát thanh – Truyền hình, Công an, Du lịch.
“Có khoảng 20 học viên được Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam cử đi du học ở nước ngoài; 30 học viên đang theo học ở Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ và các trường cao đẳng, đại học trong nước. Hầu hết tăng sinh dù ở xa, hay học ngành nào cũng luôn nhớ và liên lạc về trường”, Thầy Thạch Rích, Phó Hiệu trưởng phấn khởi thông tin thêm.
Điều đặc biệt khác ở ngôi trường đặc thù này là, song song với giảng dạy văn hóa, các thầy rất chú trọng nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao trình độ nhận thức, quán triệt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và địa phương. Theo đó, Trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt, triển khai vào buổi sinh hoạt đầu tuần, tuyên truyền kịp thời những chủ trương lớn, những thành tựu của nền kinh tế – xã hội trong công cuộc đổi mới của Đảng; thông tin cho học viên những chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước… Qua đó nhằm giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội, lòng yêu quê hương đất nước.
Hòa thượng Danh Đổng, Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang là học viên khóa I của trường. Hòa Thượng bày tỏ niềm tự hào: Ngôi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các vị tăng sinh theo học. Bên cạnh đó, được sự quan tâm trực tiếp từ phía chính quyền sở tại, đặc biệt Hòa thượng Tăng Nô, Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, với vai trò là Phó hiệu trưởng luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho các vị tăng sinh trẻ có nơi lưu trú, cơ sở vật chất cũng được xây dựng khang trang hơn.
Hòa thượng Danh Đổng cho biết: Những khóa học đầu tiên, điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa được khang trang, thiếu thốn về mọi mặt, nhưng không vì thế mà các vị sư nản chí bỏ học. Các vị luôn tích cực phấn đấu vì mục đích mưu cầu tri thức, luôn tích cực phấn đấu trong học tập. Hiện nay, từ việc triển khai thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, nhà trường đã được đầu tư khang trang, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất và điều kiện cho các vị tăng sinh.
“Mong rằng các vị tăng sinh trẻ sau này nghiêm túc chấp hành đúng nội quy, quy chế nhà trường, luôn tích cực phấn đấu trên con đường học vấn trở về phụng sự cho đạo và đời phát triển bền vững”, Hòa Thượng Danh Đổng nói.
Ông Lý RoTha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, nhiều năm nay, Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ còn là điển hình trong thực hiện các chương trình thi đua gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. “Ngay từ những năm tôi còn công tác bên Ban Tuyên giáo, Nhà trường luôn có kế hoạch chủ động phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức các hoạt động gắn với thời sự, chính trị, giáo dục truyền thống ý nghĩa lịch sử các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn trong năm của đất nước”, ông Lý RoTha chia sẻ.
Đánh giá về ngôi trường, bà Hồ Thị Cẩm Đào – Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận: Từ những hoạt động và kết quả đào tạo của trường có ý nghĩa quan trọng, khẳng định được sự quan tâm đặc biệt, thiết thực, cụ thể của Đảng, Nhà nước ta đối với sư sãi Khmer; khẳng định hướng đi đúng trong đào tạo, bồi dưỡng cho các vị sư sãi Khmer, cũng như nâng cao trình độ văn hóa và đào tạo cán bộ trí thức người Khmer cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể được kịp thời.
“Đây cũng chính là nguồn nhân lực chất lượng phục vụ công tác dân tộc ở các địa phương; cũng như tạo nguồn nhân lực tham gia xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực Nam Bộ nói chung và cho tỉnh sóc Trăng nói riêng”, bà Hồ Thị Cẩm Đào khẳng định.
Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng, được thành lập năm 1994, với mục tiêu đào tạo đội ngũ sư sãi người Khmer các tỉnh khu vực Nam Bộ. Tập trung vào việc trang bị kiến thức ở cấp học phổ thông, theo chương trình giáo dục thường xuyên cho tăng sinh học lên bậc học cao hơn, tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong hệ thống Phật giáo Nam tông Khmer hoặc khi xuất tu sẽ tham gia hoạt động xã hội.
Thầy Thạch Rích, Phó Hiệu trưởng Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ cho biết, Trường thực hiện giảng dạy theo 3 chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và cấp THPT, tiếng Pali trong các bộ kinh Phật giáo, gồm dịch ngôn ngữ Pali sang ngôn ngữ Khmer, ngữ pháp Pali, chương trình Ngữ văn Khmer trung học và chương trình tiếng Khmer.
Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 1.200 tăng sinh và đã ra trường. Riêng năm học 2022 – 2023, Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ đã chiêu sinh học viên từ các tỉnh khu vực Nam Bộ với 146 học viên theo học. Trong giai đoạn 2017 – 2022, có 186 học viên đủ điều kiện dự thi Trung học Phổ thông quốc gia, kết quả thi đạt 185/186 học viên.
Các tăng sinh sau khi tốt nghiệp, số thì tiếp tục tu học tại các chùa Nam tông Khmer, một số thì sau khi học chuyên môn về công tác tại địa phương; chủ yếu là theo học ngành Sư phạm, Y tế, Báo chí, Phát thanh – Truyền hình, Công an, Du lịch.
“Có khoảng 20 học viên được Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam cử đi du học ở nước ngoài; 30 học viên đang theo học ở Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ và các trường cao đẳng, đại học trong nước. Hầu hết tăng sinh dù ở xa, hay học ngành nào cũng luôn nhớ và liên lạc về trường”, Thầy Thạch Rích, Phó Hiệu trưởng phấn khởi thông tin thêm.
Điều đặc biệt khác ở ngôi trường đặc thù này là, song song với giảng dạy văn hóa, các thầy rất chú trọng nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao trình độ nhận thức, quán triệt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và địa phương. Theo đó, Trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt, triển khai vào buổi sinh hoạt đầu tuần, tuyên truyền kịp thời những chủ trương lớn, những thành tựu của nền kinh tế – xã hội trong công cuộc đổi mới của Đảng; thông tin cho học viên những chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước… Qua đó nhằm giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội, lòng yêu quê hương đất nước.
Hòa thượng Danh Đổng, Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang là học viên khóa I của trường. Hòa Thượng bày tỏ niềm tự hào: Ngôi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các vị tăng sinh theo học. Bên cạnh đó, được sự quan tâm trực tiếp từ phía chính quyền sở tại, đặc biệt Hòa thượng Tăng Nô, Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, với vai trò là Phó hiệu trưởng luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho các vị tăng sinh trẻ có nơi lưu trú, cơ sở vật chất cũng được xây dựng khang trang hơn.
Hòa thượng Danh Đổng cho biết: Những khóa học đầu tiên, điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa được khang trang, thiếu thốn về mọi mặt, nhưng không vì thế mà các vị sư nản chí bỏ học. Các vị luôn tích cực phấn đấu vì mục đích mưu cầu tri thức, luôn tích cực phấn đấu trong học tập. Hiện nay, từ việc triển khai thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, nhà trường đã được đầu tư khang trang, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất và điều kiện cho các vị tăng sinh.
“Mong rằng các vị tăng sinh trẻ sau này nghiêm túc chấp hành đúng nội quy, quy chế nhà trường, luôn tích cực phấn đấu trên con đường học vấn trở về phụng sự cho đạo và đời phát triển bền vững”, Hòa Thượng Danh Đổng nói.
Ông Lý RoTha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, nhiều năm nay, Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ còn là điển hình trong thực hiện các chương trình thi đua gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. “Ngay từ những năm tôi còn công tác bên Ban Tuyên giáo, Nhà trường luôn có kế hoạch chủ động phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức các hoạt động gắn với thời sự, chính trị, giáo dục truyền thống ý nghĩa lịch sử các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn trong năm của đất nước”, ông Lý RoTha chia sẻ.
Đánh giá về ngôi trường, bà Hồ Thị Cẩm Đào – Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận: Từ những hoạt động và kết quả đào tạo của trường có ý nghĩa quan trọng, khẳng định được sự quan tâm đặc biệt, thiết thực, cụ thể của Đảng, Nhà nước ta đối với sư sãi Khmer; khẳng định hướng đi đúng trong đào tạo, bồi dưỡng cho các vị sư sãi Khmer, cũng như nâng cao trình độ văn hóa và đào tạo cán bộ trí thức người Khmer cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể được kịp thời.
“Đây cũng chính là nguồn nhân lực chất lượng phục vụ công tác dân tộc ở các địa phương; cũng như tạo nguồn nhân lực tham gia xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực Nam Bộ nói chung và cho tỉnh sóc Trăng nói riêng”, bà Hồ Thị Cẩm Đào khẳng định.
Song Vy – Hồng Diễm
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu