Thứ Tư 18 Tháng Tư 2018 - 03:57:34 CH

Trang phục của người Khmer Nam bộ

Do có sự cộng cư lâu đời với người Việt, người Chăm, người Hoa... nên văn hóa của người Khmer nói chung và trang phục của họ nói riêng có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, trang phục truyền thống của người Khmer Nam bộ vẫn thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa riêng của mình.

Về trang phục, ăn mặc của người Khmer Nam bộ thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa riêng của mình. Chiếc váy xampot của phụ nữ Khmer mặc theo cách quấn ngang hông và giắt về một phía, gấu váy cao trên cổ chân. Váy xampot thường được làm bằng vải tơ tằm, dệt tay, có nhiều họa tiết và nhiều màu sắc. Áo wên, áo srây hoặc áo tằm wong (tầm vong) là loại áo dài của người Khmer, làm bằng vải màu đen. Áo được may bít tà, rộng và dài qua đầu gối, cổ xẻ trước ngực nên khi mặc phải chui đầu. Tay áo thường bó chặt, sườn áo có ghép thêm bốn miếng vải dọc từ nách đến gấu. Các loại áo này thường được mặc chung với quần đen như người Việt hoặc mặc với váy xampot. Còn Kama là loại khăn rằn của người Khmer nhưng nay cũng thường thấy được sử dụng trong cư dân người Chăm và người Việt ở Nam bộ. Do kỷ thuật nhuộm vải bằng quả mạc nưa (maklưa) nên Kama có màu đen tuyền, bóng và lâu phai nhạt. Loại Kama do người Khmer dệt có hoa văn hình karô, màu đỏ hoặc màu xanh nổi lên trên nền hình chữ nhật hoặc hình vuông màu trắng nên thường đẹp và bền. Kama còn dùng làm khăn lau mặt, làm khăn choàng, khăn tắm, quấn đầu, thắt lưng, làm bao đựng vật dụng đi đường và làm võng cho em bé nằm.


Trang phục ngày cưới của cô dâu Khmer Nam bộ
 
Ngày nay, do quá trình cộng cư với người Việt, người Chăm, người Hoa… lâu dài nên văn hóa của người Khmer nói chung, trang phục của họ nói riêng có nhiều biến đổi. Đặc biệt, vào thời Ngô Đình Diệm cai trị, với chủ trương đồng hóa các tộc người, người Khmer vì sợ bị phân biệt đối xử nên nhiều người ngại ăn mặc trang phục truyền thống của mình mà phải mặc theo người Việt. Sau đó quen dần và tới  nay đã trở thành chuyện bình thường nên thấy ít khác biệt so với người Việt. Y phục truyền thống của họ nay chỉ thấy "khiêm tốn" trong các ngày có lễ hội truyền thống hoặc khi trình diễn văn nghệ hay giới thiệu về văn hóa của mình. Thanh niên Khmer hiện nay thích ăn mặc như nhiều thanh niên người Việt, người Hoa, người Chăm trong vùng nên khi ra đường khó phân biệt đâu là thanh niên Khmer, đâu là thanh niên Việt, Chăm, Hoa. Chỉ trong ngày cưới, ngày hội, ngày lễ truyền thống của người Khmer như lễ hội Chol Chhnăm Thmây, Đôn ta, Ok om bok… thì mới là dịp người Khmer lại tiếp tục ăn mặc trang phục truyền thống của mình để đi đến chùa và cả đi thăm viếng nhau. Hiện nay khi ra đường, thiếu nữ Khmer thường mặc quần tây, phụ nữ thường mặc quần đen với áo sơmi, áo kiểu hoặc áo bà ba. Chân thì mang guốc, dép hoặc giày. Đàn ông Khmer thường mặc bộ trang phục pirama hoặc bộ đồ bà ba với quần dài hoặc quần đùi. Khi đi làm, người Khmer thường chọn các loại quần áo, dày dép bền và tốt như các loại quần áo được may bằng vải kaki. Khi đi đám cưới, đi viếng chùa, tham dự sinh hoạt lễ hội…, người Khmer thường chọn các trang phục đẹp không thua kém các tộc người khác. Đàn bà con gái vẫn còn chuộng mặc váy truyền thống, riêng đàn ông con trai thường thích mặc bộ đồ tây, mang giày mang dép, đi lại cho thuận tiện. Phụ nữ thích đeo nhẫn bằng vàng hoặc bằng kim loại khác, tóc thích cài bằng các loại kẹp có bông hoa nhiều màu sắc sặc sỡ để tăng thêm duyên dáng. Cả nam và nữ thanh niên người Khmer Nam bộ đều thích đeo đồng hồ.


Trang phục lễ hội của người Khmer Nam bộ
 
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhất là những năm gần đây do đời sống được cải thiện, nhiều người Khmer có điều kiện, họ lại muốn tìm về với vốn truyền thống văn hóa nên trang phục truyền thống của họ cũng dần dần được "sống lại". Các cô gái Khmer có điều kiện thì tự may lấy hoặc mua sắm nên các trang phục truyền thống đắt tiền cũng thấy ngày một nhiều trong các ngày hội văn hóa cộng đồng, tại các Chùa Khmer hay trong các sự kiện "biểu diễn thời trang" trong các ngày sinh hoạt văn hóa văn nghệ cùng với nhiều tộc người khác.
Tuy vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, theo điều tra của chúng tôi thì hiện nay có 19,66% người Khmer mặc trang phục truyền thống thường xuyên, 38,06% thỉnh thoảng mới mặc và 42,28% là rất ít mặc. Trong số đó, đối với nam giới mặc trang phục truyền thống ở độ tuổi thiếu niên là 11,49%, thanh niên là 21,26% và người lớn tuổi là 67,24%. Đối với nữ giới mặc trang phục truyền thống ở tuổi thiếu niên là 10,38%, thanh niên là 26,42% và người lớn tuổi là 63,21%.
                                                                                               Hùng Khu
Nguồn: www.vhttdlkv3.gov.vn
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).