Thứ Sáu 06 Tháng Bảy 2018 - 04:19:32 SA
Tác dụng xã hội của Phật giáo Khmer nhìn từ góc độ tôn giáo học
Là tôn giáo truyền thống, có ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với cộng đồng người Khmer; Phật giáo Nam tông Khmer là một nhân tố góp phần tích cực trong ổn định xã hội; cụ thể là điều tiết và hạn chế xung đột, mâu thuẫn về quan hệ lợi ích giữa các nhóm người với nhau để những mâu thuẫn về lợi ích ấy không trở thành mâu thuẫn đối kháng công khai, dẫn đến phá vỡ sự ổn định trật tự trong cộng đồng.
Phật giáo có thể phát huy tác dụng hạn chế và điều chỉnh khiến các mâu thuẫn chồng chéo trong xã hội có thể hợp thành một chỉnh thể mà không đối lập nhau. Đứng từ góc độ tôn giáo học, có thể nhận biết được những ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với một chỉnh thể xã hội (bao gồm văn hóa, đạo đức, kinh tế, giáo dục…) của người Khmer. Điều đó thể hiện ở những điểm như sau:
1. Gắn kết cộng đồng
Một xã hội muốn phát triển có trật tự và ổn định, cần phải có giá trị chuẩn mực làm cơ sở căn bản, tập trung tư tưởng của các thành viên trong đó lại với nhau. Trong lịch sử nhân loại, thứ giá trị làm được điều này luôn là tôn giáo vì nó mang yếu tố tâm linh, tính siêu việt, không chịu ảnh hưởng bởi các giá trị trần tục. Đối với người Khmer ở Nam Bộ, Phật giáo không chỉ có vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo mà còn ảnh hưởng đến nhiều phương diện khác trong đời sống. Người Khmer đi đâu xa cũng luôn hướng về ngôi chùa của mình ở phum sóc. Cuộc đời mỗi người dân Khmer gần như gắn liền với một ngôi chùa nào đó.
Ngôi chùa chính là nơi tập trung các hoạt động văn hóa cộng đồng. Người Khmer có nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có rất nhiều lễ hội quan trọng liên quan đến Phật giáo, không gian tổ chức lễ hội liên quan đến ngôi chùa. Ví dụ như lễ mừng năm mới, lễ Phật Đản, lễ Đôn ta, lễ nhập hạ, lễ ra hạ, lễ dâng y… Những lễ hội này được tổ chức vì cả cộng đồng, không vì riêng một cá nhân nào; người tham gia lễ hội cũng không chỉ vì bản thân mình mà còn vì những người khác nữa. Và khi đã là hoạt động văn hóa của dân tộc thì việc mỗi người Khmer tham gia vào lễ hội đó sẽ như là điều tất yếu, như một thói quen từ … Ngoài ra, có một đặc điểm rất dễ nhận thấy khi bước vào địa bàn cư trú của người Khmer, đó là những ngôi chùa rất khang trang. Khác với những ngôi nhà nghèo nàn tạm bợ của người dân. Người Khmer phần lớn là nông dân nghèo nhưng luôn mong muốn ngôi chùa của Phum sóc mình khang trang đẹp đẽ, không thua kém gì chùa của những Phum sóc khác. Vì vậy, nhiều gia đình Khmer dù nghèo cũng cố gắng đóng góp tiền của, công sức cho việc dựng chùa. Điều này bắt nguồn từ quan niệm của người Khmer là cuộc sống trên trần thế chỉ tạm bợ, về với Phật mới là vĩnh hằng; chính vì vậy họ ít chú trọng phát triển điều kiện sống của mình. Như vậy, Phật giáo chính là sợi dây liên kết, là cơ sở để người Khmer đoàn kết lại, thắt chặt quan hệ xã hội của mình.
2. Tác dụng tới hành vi
Tôn giáo là một loại hình văn hóa đặc thù có cơ sở là tín ngưỡng đối với thần linh, cần phải xây dựng một hệ thống giáo lý, quy định và giới luật; mới có thể duy trì sự tồn tại của mình và sự ổn định trong hoạt động. Hệ thống quy phạm của hành vi tôn giáo vốn bắt đầu từ nhu cầu của bản thân chúng, để đảm bảo cho tôn giáo đó tồn tại, phát triển và mở rộng. Nhưng tôn giáo lại không thể tách rời khỏi môi trường xã hội để tồn tại, cho nên những quy phạm hành vi mà tôn giáo xây dựng đương nhiên phải bao gồm rất nhiều quy phạm hành vi của xã hội. Phật giáo Khmer là một ví dụ điển hình.
Trong giới luật của Phật giáo Khmer có quy định không được sát sinh, trộm cắp, lộng ngôn… Những quy định này sẽ quy phạm hóa hành vi của các tín đồ, khiến cho các tín đồ xác định rõ ràng ranh giới của những việc có thể làm và những việc không được phép làm, dần dần hình thành nền tảng đạo đức cần có. Người Khmer theo Phật giáo từ lúc mới sinh ra, nên ngay khi bắt đầu hình thành nhận thức đã tiếp nhận giáo lý của nhà Phật. Vì vậy người Khmer khi lớn lên đã hành động theo một khuôn khổ hành vi được định trước, đó chính là lý do khiến dân tộc có tính cách hiền hòa, dễ gần.
Trong phương pháp tu tập, các nhà sư Khmer không chỉ dạy cho người dân giáo lý của nhà Phật mà còn dạy cả văn hóa và những kiến thức khác; vì vậy người Khmer luôn coi nhà sư là người thầy thật sự của mình. Các nhà sư cũng lĩnh hội rất rõ tầm ảnh hưởng của mình đến dân chúng nên luôn phải rèn giũa tính kỷ luật và đạo đức, để làm gương cho người khác. Tu tập lúc này không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là một cách định hướng cho người khác noi theo. Người Khmer học theo thầy, rồi từ đó tạo dựng thói quen sống vị tha, luôn biết suy nghĩ về lợi ích của cộng đồng và hạn chế lợi ích cá nhân của mình.
3. Tác dụng giải tỏa tâm lý
Trong cuộc sống, tồn tại rất nhiều những vấn đề xã hội không công bằng, những vấn đề này là nguồn gốc cho sự bất ổn trong tinh thần mỗi người hoặc mỗi cộng đồng. Trong những trường hợp như vậy, con người thường tìm về với tôn giáo để mong nhờ tìm được hỗ dựa tinh thần. Tôn giáo lúc này luôn phát huy tác dụng giải tỏa tâm lý. Đặc biệt là với những người dân văn hóa hạn chế giáo lý của các tôn giáo đều quá cao siêu, khó hiểu và họ cũng không có thời gian tu dưỡng để thể nghiệm được cảnh giới tinh thần mà các tôn giáo đó đã vẽ ra. Chỉ những sự tuyên truyền sinh động trực quan của các tôn giáo mới dễ có tác dụng làm hóa giải lòng người… Phật giáo Khmer đã phát huy rất rõ nét tác dụng này, chủ yếu biểu hiện ở mấy mặt sau đây:
Trước hết, Phật giáo luôn thông qua việc phủ nhận thế giới hiện thực khiến cho những người phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống có sự bình ổn trong tâm lý. Nghiên cứu tâm lý học hiện đại đã chỉ ra rằng: nội tâm của con người luôn tồn tại một cơ chế tự phòng thủ, tức là khi không thể thực hiện được mục tiêu mà mình đặt ra thì người ta thường phủ định giá trị của mục tiêu đó, để giảm bớt chua xót hay những thương tổn về mặt tâm lý do thất bại tạo nên. Tư tưởng xuất thế của các loại tôn giáo thường lợi dụng cơ chế phòng thủ tâm lý này của con người để phủ nhận những giá trị mà nhân sinh thế tục khẳng định, để làm cho những người thất bại có được sự an ủi về mặt tinh thần. Ví dụ, giáo lý cơ bản của Phật giáo là “Tứ đế”; đế thứ nhất là Khổ đế, chỉ sinh – lão - bệnh - tử của đời người, coi bản chất của nhân sinh là khổ, từ đó làm con người coi nhẹ đi công danh lợi lộc của trần thế.
Thứ hai, Phật giáo cho rằng, khó khăn của đời người là “nghiệp báo” từ kiếp trước, đã tồn tại từ trước khi con người ra đời. Con người không thể thay đổi được “nghiệp báo luân hồi” của kiếp này, cách duy nhất chỉ là “tích đức hành thiện”, để kiếp sau được hưởng phúc. Nếu người nào không yên phận với vận mệnh của mình tại kiếp này, phản kháng với chế độ hiện hành thì chính là đang gây tội ác, làm cho kiếp sau khốn cùng không có đường quay đầu.
Thứ ba, Phật giáo nào cũng đề cao giá trị của niết bàn hay Thiên đường, khiến cho con người khi chịu đau khổ khốn khó tại kiếp này, khi nghĩ đến niết bàn tịch diệt thì đều cảm thấy được bù đắp an ủi. Lên niết bàn tức là đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh diệt, sẽ không còn khổ đau bất hạnh. Vậy thì để có thể tồn tại vĩnh hằng ở một nơi như thế, cuộc đời ngắn ngủi ở kiếp này có phải chịu chút đau khổ thì đáng gì.
Như vậy có thể nói rằng, Phật giáo có thể cân bằng sự khác biệt giữa kết quả mong đợi và kết quả thực tế.
4. Điều tiết quan hệ giữa người với người
Quan hệ giữa người với người luôn có những điểm không tương xứng nhau, vì mỗi con người đều có hoàn cảnh, điều kiện, trình độ và năng lực không đồng nhất, chính vì vậy mỗi người sẽ có một vị thế xã hội khác nhau. Sự khác biệt đó nếu quá lớn sẽ dẫn tới sự phân chia thành các tầng lớp người khác nhau. Trong một cộng đồng, nếu không có sự liên kết nào đó thì các tầng lớp người khác nhau đó rất dễ hoạt động độc lập, không quan hệ với nhau trong đời sống tinh thần; đồng thời họ lại dễ mâu thuẫn với nhau về lợi ích. Tuy nhiên, trong một xã hội, những yếu tố về tinh thần sẽ gắn kết con người lại, điều tiết quan hệ giữa người với người để họ tìm được mối quan hệ hợp lý với nhau.
Phật giáo Khmer điều tiết quan hệ giữa người với người trong cộng đồng rất tốt, điều đó được thể hiện trên nhiều phương diện, ví dụ như qua việc người Khmer cho con vào chùa tu từ rất sớm, khoảng 12, 13 tuổi. Có nghĩa là bất luận con cái của gia đình giàu có cũng như nghèo nàn, đều cần phải vào chùa để tu tập, và sẽ đều như nhau khi khoác áo người tu hành. Mỗi người Khmer đều tự coi mình phải có trách nhiệm đi tu để tỏ lòng biết ơn Đức Phật, rèn luyện đạo đức, báo hiếu cho cha mẹ… Như vậy, trong tâm khảm mỗi người dân Khmer, Phật giáo chính là nơi liên kết họ lại về mặt tinh thần, và ở đó, ai cũng như ai, bình đẳng, chan hòa, không phân biệt thân thế…
Ngoài ra, các hoạt động của Phật giáo cũng xóa bỏ khoảng cách vị thế xã hội giữa mọi người. Phật giáo lấy từ bi làm gốc, coi việc phổ độ chúng sinh là việc phải làm; cho nên luôn có các pháp hội, khóa lễ cầu siêu vong linh, sám hối tội ác… để người sống cũng như người chết đều thanh thản. Tự sám hối là một nghi thức mà tín đồ Phật giáo tự tu tập, thông qua việc tụng kinh bái Phật để sám hối những lỗi lầm mà mình đã mắc phải, giảm nghiệp chướng và để tích đức cho việc tu tập của mình. Những ngày lễ Phật giáo như Phật Đản, lễ Đôn ta (gần giống lễ Vu Lan) thì ngoài ý nghĩa cầu siêu, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người đã khuất, phát triển tín ngưỡng, trừ ác dưỡng thiện ra; đồng thời cũng là ngày lễ tết của quần chúng nhân dân. Mỗi đợt chùa chiền tổ chức các hoạt động này, người từ khắp nơi đổ về tham gia, ai cũng tham gia lễ hội với tâm thái và mục đích như nhau, không có sự khác biệt trong tâm thức khi cùng hướng về đạo Phật. Chính vì điều này, quan hệ giữa người với người sẽ giảm bớt những khoảng cách do vị thế xã hội tạo nên.
5. Truyền bá và thúc đẩy sinh hoạt văn hóa
Vì Phật giáo là tôn giáo truyền thống của người Khmer, các nhà sư là người tri thức của cộng đồng nên việc giáo dục nâng cao dân trí cũng là một phần trách nhiệm của những người tu hành này; chính điều này đã góp phần giữ vững đạo Phật Nam tông của người Khmer. Vì hầu hết những người đàn ông Khmer đều đã từng đi tu nên những giáo lý nhà Phật mặc nhiên được tồn tại và lưu truyền trong cộng đồng người Khmer. Nhiều Phật tử có thể đọc rất nhiều hồi kinh mang tính chất cầu siêu, cầu an… như những nhà sư ở chùa. Và còn nữa, những câu chuyện cổ của người Khmer thông qua ngôi chùa, các Phật tử đều kể lại và nhớ rất lâu vì trong những chuyện kể đó đa phần đều mang nội dung triết lý và vai trò của Phật Thích Ca trong đời sống tín ngưỡng của người Khmer. Những lễ hội truyền thống như Chol Chnăm Thmây, Sen Đol Ta, Ók Om Bok đều có vai trò rất lớn của Phật giáo Nam tông và đặc biệt là các nhà sư – những người làm công tác lãnh đạo tôn giáo nhưng cũng đồng thời là tín đồ của Phật giáo. Khi giáo dục vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính thì có thể thông qua các hoạt động tế lễ tôn giáo, dạy lễ nghi tôn giáo và lý luận tôn giáo cho đệ tử, rồi dần dần giáo dục cả những kiến thức xã hội. Chính vì chức năng giáo dục này mà Phật giáo trong cộng đồng người Khmer tại Nam Bộ luôn cần phải kết hợp với chính quyền địa phương để cùng nhau có biện pháp tốt nhất đối với việc truyền bá văn hóa.
Trên thực tế, cần phải luôn coi trọng sinh hoạt văn hóa của dân chúng, coi đó là công cụ để giáo hóa, để tuyên truyền và để gìn giữ phong tục tập quán. Trong quá trình sinh hoạt văn hóa; lễ nghĩa, phép tắc của xã hội sẽ thể hiện rất rõ qua các loại hình văn hóa nghệ thuật. Con người khi tiếp xúc với những hoạt động đó, sẽ dần nâng cao ý thức của mình về cộng đồng, về những chuẩn mực trong giao tiếp. Văn hóa tôn giáo cũng là một bộ phận không nhỏ nằm trong nền văn hóa nói chung, cũng được nhân dân chú ý và coi trọng. Văn hóa tôn giáo có tính tâm linh, tính siêu việt và tính thần bí nên phát huy những hoạt động văn hóa rất phong phú trong xã hội. Các hoạt động của Phật giáo Khmer, có tác dụng giúp người Khmer làm sạch thế giới tinh thần của mình, làm đẹp môi trường tự nhiên, hiểu về giá trị tinh thần trong cuộc sống. Phật giáo vốn là một tôn giáo truyền thống của người Khmer, phân bố rộng rãi trên địa bàn người Khmer sinh sống, trở thành một nhân tố văn hóa có ảnh hưởng lớn đối với các hình thức giáo hóa truyền thống. Điều này có lợi cho những nhân tố làm ổn định xã hội.
Kết luận
Những tác dụng xã hội tích cực của Phật giáo đối với cộng đồng người Khmer đã được thực tế chứng minh, nhưng thực chất ảnh hưởng giữa Phật giáo và xã hội là một quá trình tác động qua lại. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực là góp phần làm ổn định xã hội nhưng mặt tiêu cực cũng dễ dàng bắt nguồn từ mặt tích cực; hiện nay nhiều thế lực xấu trong và ngoài nước luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo, thông qua tôn giáo để dụ dỗ người Khmer, chống phá chính quyền Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng nông thôn Khmer cần có sự liên kết với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể nói chung và người làm công tác tuyên truyền nói riêng cần có thái độ bình đẳng, không phân biệt Phật giáo Nam tông của người Khmer hay Phật giáo Bắc tông của người Việt, Hoa trong khu vực. Ngoài ra còn cần phải chú trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho người dân Khmer, từng bước xóa đói giảm nghèo để cuộc sống của người dân tộc được cải thiện. Có như vậy, văn hóa truyền thống và Phật giáo Nam tông mới có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài./.
Tác giả: Kiều Thị Vân Anh
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Chí Cương, 2002, Tôn giáo học là gì, Nxb Đại học Bắc Kinh, tháng 6 năm 2002.
2. Củng Học Tăng, 2003, Chủ nghĩa Xã hội và tôn giáo, Nxb Văn hóa Tôn giáo.
3. Kim Nghị Cửu chủ biên, 2008, Tôn giáo đương đại và chủ nghĩa cực đoan, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc.
4. Tôn Thượng Dương, 2003, Tôn giáo xã hội học, Nxb Đại học Bắc Kinh.
5. Vương Hoàng Trù, Phú Văn Hẳn (đồng chủ biên) 2012, Một số vấn đề về dân tộc và tôn giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, trang 454
1. Gắn kết cộng đồng
Một xã hội muốn phát triển có trật tự và ổn định, cần phải có giá trị chuẩn mực làm cơ sở căn bản, tập trung tư tưởng của các thành viên trong đó lại với nhau. Trong lịch sử nhân loại, thứ giá trị làm được điều này luôn là tôn giáo vì nó mang yếu tố tâm linh, tính siêu việt, không chịu ảnh hưởng bởi các giá trị trần tục. Đối với người Khmer ở Nam Bộ, Phật giáo không chỉ có vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo mà còn ảnh hưởng đến nhiều phương diện khác trong đời sống. Người Khmer đi đâu xa cũng luôn hướng về ngôi chùa của mình ở phum sóc. Cuộc đời mỗi người dân Khmer gần như gắn liền với một ngôi chùa nào đó.
Ngôi chùa chính là nơi tập trung các hoạt động văn hóa cộng đồng. Người Khmer có nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có rất nhiều lễ hội quan trọng liên quan đến Phật giáo, không gian tổ chức lễ hội liên quan đến ngôi chùa. Ví dụ như lễ mừng năm mới, lễ Phật Đản, lễ Đôn ta, lễ nhập hạ, lễ ra hạ, lễ dâng y… Những lễ hội này được tổ chức vì cả cộng đồng, không vì riêng một cá nhân nào; người tham gia lễ hội cũng không chỉ vì bản thân mình mà còn vì những người khác nữa. Và khi đã là hoạt động văn hóa của dân tộc thì việc mỗi người Khmer tham gia vào lễ hội đó sẽ như là điều tất yếu, như một thói quen từ … Ngoài ra, có một đặc điểm rất dễ nhận thấy khi bước vào địa bàn cư trú của người Khmer, đó là những ngôi chùa rất khang trang. Khác với những ngôi nhà nghèo nàn tạm bợ của người dân. Người Khmer phần lớn là nông dân nghèo nhưng luôn mong muốn ngôi chùa của Phum sóc mình khang trang đẹp đẽ, không thua kém gì chùa của những Phum sóc khác. Vì vậy, nhiều gia đình Khmer dù nghèo cũng cố gắng đóng góp tiền của, công sức cho việc dựng chùa. Điều này bắt nguồn từ quan niệm của người Khmer là cuộc sống trên trần thế chỉ tạm bợ, về với Phật mới là vĩnh hằng; chính vì vậy họ ít chú trọng phát triển điều kiện sống của mình. Như vậy, Phật giáo chính là sợi dây liên kết, là cơ sở để người Khmer đoàn kết lại, thắt chặt quan hệ xã hội của mình.
2. Tác dụng tới hành vi
Tôn giáo là một loại hình văn hóa đặc thù có cơ sở là tín ngưỡng đối với thần linh, cần phải xây dựng một hệ thống giáo lý, quy định và giới luật; mới có thể duy trì sự tồn tại của mình và sự ổn định trong hoạt động. Hệ thống quy phạm của hành vi tôn giáo vốn bắt đầu từ nhu cầu của bản thân chúng, để đảm bảo cho tôn giáo đó tồn tại, phát triển và mở rộng. Nhưng tôn giáo lại không thể tách rời khỏi môi trường xã hội để tồn tại, cho nên những quy phạm hành vi mà tôn giáo xây dựng đương nhiên phải bao gồm rất nhiều quy phạm hành vi của xã hội. Phật giáo Khmer là một ví dụ điển hình.
Trong giới luật của Phật giáo Khmer có quy định không được sát sinh, trộm cắp, lộng ngôn… Những quy định này sẽ quy phạm hóa hành vi của các tín đồ, khiến cho các tín đồ xác định rõ ràng ranh giới của những việc có thể làm và những việc không được phép làm, dần dần hình thành nền tảng đạo đức cần có. Người Khmer theo Phật giáo từ lúc mới sinh ra, nên ngay khi bắt đầu hình thành nhận thức đã tiếp nhận giáo lý của nhà Phật. Vì vậy người Khmer khi lớn lên đã hành động theo một khuôn khổ hành vi được định trước, đó chính là lý do khiến dân tộc có tính cách hiền hòa, dễ gần.
Trong phương pháp tu tập, các nhà sư Khmer không chỉ dạy cho người dân giáo lý của nhà Phật mà còn dạy cả văn hóa và những kiến thức khác; vì vậy người Khmer luôn coi nhà sư là người thầy thật sự của mình. Các nhà sư cũng lĩnh hội rất rõ tầm ảnh hưởng của mình đến dân chúng nên luôn phải rèn giũa tính kỷ luật và đạo đức, để làm gương cho người khác. Tu tập lúc này không phải chỉ để cho riêng mình, mà còn là một cách định hướng cho người khác noi theo. Người Khmer học theo thầy, rồi từ đó tạo dựng thói quen sống vị tha, luôn biết suy nghĩ về lợi ích của cộng đồng và hạn chế lợi ích cá nhân của mình.
3. Tác dụng giải tỏa tâm lý
Trong cuộc sống, tồn tại rất nhiều những vấn đề xã hội không công bằng, những vấn đề này là nguồn gốc cho sự bất ổn trong tinh thần mỗi người hoặc mỗi cộng đồng. Trong những trường hợp như vậy, con người thường tìm về với tôn giáo để mong nhờ tìm được hỗ dựa tinh thần. Tôn giáo lúc này luôn phát huy tác dụng giải tỏa tâm lý. Đặc biệt là với những người dân văn hóa hạn chế giáo lý của các tôn giáo đều quá cao siêu, khó hiểu và họ cũng không có thời gian tu dưỡng để thể nghiệm được cảnh giới tinh thần mà các tôn giáo đó đã vẽ ra. Chỉ những sự tuyên truyền sinh động trực quan của các tôn giáo mới dễ có tác dụng làm hóa giải lòng người… Phật giáo Khmer đã phát huy rất rõ nét tác dụng này, chủ yếu biểu hiện ở mấy mặt sau đây:
Trước hết, Phật giáo luôn thông qua việc phủ nhận thế giới hiện thực khiến cho những người phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống có sự bình ổn trong tâm lý. Nghiên cứu tâm lý học hiện đại đã chỉ ra rằng: nội tâm của con người luôn tồn tại một cơ chế tự phòng thủ, tức là khi không thể thực hiện được mục tiêu mà mình đặt ra thì người ta thường phủ định giá trị của mục tiêu đó, để giảm bớt chua xót hay những thương tổn về mặt tâm lý do thất bại tạo nên. Tư tưởng xuất thế của các loại tôn giáo thường lợi dụng cơ chế phòng thủ tâm lý này của con người để phủ nhận những giá trị mà nhân sinh thế tục khẳng định, để làm cho những người thất bại có được sự an ủi về mặt tinh thần. Ví dụ, giáo lý cơ bản của Phật giáo là “Tứ đế”; đế thứ nhất là Khổ đế, chỉ sinh – lão - bệnh - tử của đời người, coi bản chất của nhân sinh là khổ, từ đó làm con người coi nhẹ đi công danh lợi lộc của trần thế.
Thứ hai, Phật giáo cho rằng, khó khăn của đời người là “nghiệp báo” từ kiếp trước, đã tồn tại từ trước khi con người ra đời. Con người không thể thay đổi được “nghiệp báo luân hồi” của kiếp này, cách duy nhất chỉ là “tích đức hành thiện”, để kiếp sau được hưởng phúc. Nếu người nào không yên phận với vận mệnh của mình tại kiếp này, phản kháng với chế độ hiện hành thì chính là đang gây tội ác, làm cho kiếp sau khốn cùng không có đường quay đầu.
Thứ ba, Phật giáo nào cũng đề cao giá trị của niết bàn hay Thiên đường, khiến cho con người khi chịu đau khổ khốn khó tại kiếp này, khi nghĩ đến niết bàn tịch diệt thì đều cảm thấy được bù đắp an ủi. Lên niết bàn tức là đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh diệt, sẽ không còn khổ đau bất hạnh. Vậy thì để có thể tồn tại vĩnh hằng ở một nơi như thế, cuộc đời ngắn ngủi ở kiếp này có phải chịu chút đau khổ thì đáng gì.
Như vậy có thể nói rằng, Phật giáo có thể cân bằng sự khác biệt giữa kết quả mong đợi và kết quả thực tế.
4. Điều tiết quan hệ giữa người với người
Quan hệ giữa người với người luôn có những điểm không tương xứng nhau, vì mỗi con người đều có hoàn cảnh, điều kiện, trình độ và năng lực không đồng nhất, chính vì vậy mỗi người sẽ có một vị thế xã hội khác nhau. Sự khác biệt đó nếu quá lớn sẽ dẫn tới sự phân chia thành các tầng lớp người khác nhau. Trong một cộng đồng, nếu không có sự liên kết nào đó thì các tầng lớp người khác nhau đó rất dễ hoạt động độc lập, không quan hệ với nhau trong đời sống tinh thần; đồng thời họ lại dễ mâu thuẫn với nhau về lợi ích. Tuy nhiên, trong một xã hội, những yếu tố về tinh thần sẽ gắn kết con người lại, điều tiết quan hệ giữa người với người để họ tìm được mối quan hệ hợp lý với nhau.
Phật giáo Khmer điều tiết quan hệ giữa người với người trong cộng đồng rất tốt, điều đó được thể hiện trên nhiều phương diện, ví dụ như qua việc người Khmer cho con vào chùa tu từ rất sớm, khoảng 12, 13 tuổi. Có nghĩa là bất luận con cái của gia đình giàu có cũng như nghèo nàn, đều cần phải vào chùa để tu tập, và sẽ đều như nhau khi khoác áo người tu hành. Mỗi người Khmer đều tự coi mình phải có trách nhiệm đi tu để tỏ lòng biết ơn Đức Phật, rèn luyện đạo đức, báo hiếu cho cha mẹ… Như vậy, trong tâm khảm mỗi người dân Khmer, Phật giáo chính là nơi liên kết họ lại về mặt tinh thần, và ở đó, ai cũng như ai, bình đẳng, chan hòa, không phân biệt thân thế…
Ngoài ra, các hoạt động của Phật giáo cũng xóa bỏ khoảng cách vị thế xã hội giữa mọi người. Phật giáo lấy từ bi làm gốc, coi việc phổ độ chúng sinh là việc phải làm; cho nên luôn có các pháp hội, khóa lễ cầu siêu vong linh, sám hối tội ác… để người sống cũng như người chết đều thanh thản. Tự sám hối là một nghi thức mà tín đồ Phật giáo tự tu tập, thông qua việc tụng kinh bái Phật để sám hối những lỗi lầm mà mình đã mắc phải, giảm nghiệp chướng và để tích đức cho việc tu tập của mình. Những ngày lễ Phật giáo như Phật Đản, lễ Đôn ta (gần giống lễ Vu Lan) thì ngoài ý nghĩa cầu siêu, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người đã khuất, phát triển tín ngưỡng, trừ ác dưỡng thiện ra; đồng thời cũng là ngày lễ tết của quần chúng nhân dân. Mỗi đợt chùa chiền tổ chức các hoạt động này, người từ khắp nơi đổ về tham gia, ai cũng tham gia lễ hội với tâm thái và mục đích như nhau, không có sự khác biệt trong tâm thức khi cùng hướng về đạo Phật. Chính vì điều này, quan hệ giữa người với người sẽ giảm bớt những khoảng cách do vị thế xã hội tạo nên.
5. Truyền bá và thúc đẩy sinh hoạt văn hóa
Vì Phật giáo là tôn giáo truyền thống của người Khmer, các nhà sư là người tri thức của cộng đồng nên việc giáo dục nâng cao dân trí cũng là một phần trách nhiệm của những người tu hành này; chính điều này đã góp phần giữ vững đạo Phật Nam tông của người Khmer. Vì hầu hết những người đàn ông Khmer đều đã từng đi tu nên những giáo lý nhà Phật mặc nhiên được tồn tại và lưu truyền trong cộng đồng người Khmer. Nhiều Phật tử có thể đọc rất nhiều hồi kinh mang tính chất cầu siêu, cầu an… như những nhà sư ở chùa. Và còn nữa, những câu chuyện cổ của người Khmer thông qua ngôi chùa, các Phật tử đều kể lại và nhớ rất lâu vì trong những chuyện kể đó đa phần đều mang nội dung triết lý và vai trò của Phật Thích Ca trong đời sống tín ngưỡng của người Khmer. Những lễ hội truyền thống như Chol Chnăm Thmây, Sen Đol Ta, Ók Om Bok đều có vai trò rất lớn của Phật giáo Nam tông và đặc biệt là các nhà sư – những người làm công tác lãnh đạo tôn giáo nhưng cũng đồng thời là tín đồ của Phật giáo. Khi giáo dục vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính thì có thể thông qua các hoạt động tế lễ tôn giáo, dạy lễ nghi tôn giáo và lý luận tôn giáo cho đệ tử, rồi dần dần giáo dục cả những kiến thức xã hội. Chính vì chức năng giáo dục này mà Phật giáo trong cộng đồng người Khmer tại Nam Bộ luôn cần phải kết hợp với chính quyền địa phương để cùng nhau có biện pháp tốt nhất đối với việc truyền bá văn hóa.
Trên thực tế, cần phải luôn coi trọng sinh hoạt văn hóa của dân chúng, coi đó là công cụ để giáo hóa, để tuyên truyền và để gìn giữ phong tục tập quán. Trong quá trình sinh hoạt văn hóa; lễ nghĩa, phép tắc của xã hội sẽ thể hiện rất rõ qua các loại hình văn hóa nghệ thuật. Con người khi tiếp xúc với những hoạt động đó, sẽ dần nâng cao ý thức của mình về cộng đồng, về những chuẩn mực trong giao tiếp. Văn hóa tôn giáo cũng là một bộ phận không nhỏ nằm trong nền văn hóa nói chung, cũng được nhân dân chú ý và coi trọng. Văn hóa tôn giáo có tính tâm linh, tính siêu việt và tính thần bí nên phát huy những hoạt động văn hóa rất phong phú trong xã hội. Các hoạt động của Phật giáo Khmer, có tác dụng giúp người Khmer làm sạch thế giới tinh thần của mình, làm đẹp môi trường tự nhiên, hiểu về giá trị tinh thần trong cuộc sống. Phật giáo vốn là một tôn giáo truyền thống của người Khmer, phân bố rộng rãi trên địa bàn người Khmer sinh sống, trở thành một nhân tố văn hóa có ảnh hưởng lớn đối với các hình thức giáo hóa truyền thống. Điều này có lợi cho những nhân tố làm ổn định xã hội.
Kết luận
Những tác dụng xã hội tích cực của Phật giáo đối với cộng đồng người Khmer đã được thực tế chứng minh, nhưng thực chất ảnh hưởng giữa Phật giáo và xã hội là một quá trình tác động qua lại. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực là góp phần làm ổn định xã hội nhưng mặt tiêu cực cũng dễ dàng bắt nguồn từ mặt tích cực; hiện nay nhiều thế lực xấu trong và ngoài nước luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo, thông qua tôn giáo để dụ dỗ người Khmer, chống phá chính quyền Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng nông thôn Khmer cần có sự liên kết với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể nói chung và người làm công tác tuyên truyền nói riêng cần có thái độ bình đẳng, không phân biệt Phật giáo Nam tông của người Khmer hay Phật giáo Bắc tông của người Việt, Hoa trong khu vực. Ngoài ra còn cần phải chú trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho người dân Khmer, từng bước xóa đói giảm nghèo để cuộc sống của người dân tộc được cải thiện. Có như vậy, văn hóa truyền thống và Phật giáo Nam tông mới có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài./.
Tác giả: Kiều Thị Vân Anh
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Chí Cương, 2002, Tôn giáo học là gì, Nxb Đại học Bắc Kinh, tháng 6 năm 2002.
2. Củng Học Tăng, 2003, Chủ nghĩa Xã hội và tôn giáo, Nxb Văn hóa Tôn giáo.
3. Kim Nghị Cửu chủ biên, 2008, Tôn giáo đương đại và chủ nghĩa cực đoan, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc.
4. Tôn Thượng Dương, 2003, Tôn giáo xã hội học, Nxb Đại học Bắc Kinh.
5. Vương Hoàng Trù, Phú Văn Hẳn (đồng chủ biên) 2012, Một số vấn đề về dân tộc và tôn giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, trang 454
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu