Thứ Hai 23 Tháng Tư 2018 - 12:56:55 CH
Bảo tồn nghệ thuật Rô-băm Khmer
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1852/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục 12 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghệ thuật Rô-băm của người Khmer (Trà Vinh). Đến nay, tỉnh Trà Vinh có ba loại hình văn hóa phi vật thể được công nhận cấp quốc gia.
Theo kết quả điều tra của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh cho thấy, vào những năm 60 của thế kỷ 20, nghệ thuật Rô-băm có một giai đoạn phát triển khá rực rỡ ở Trà Vinh, bởi những nghệ nhân, nghệ sĩ là nông dân tại các phum sóc. Rô-băm được trình diễn vào các dịp lễ hội, nhất là lễ "làm phước", vào thời điểm giao mùa giữa mưa và nắng, trước những ngày xuống đồng để tạo không khí nhộn nhịp, vui tươi. Theo thời gian, những người nắm giữ các di sản văn hóa của đồng bào Khmer ngày một ít đi và có nguy cơ mai một. Vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể này hiện đang là việc làm cấp bách.
Dù hiện tại chưa tìm được tài liệu chính thức nào xác định chính xác nghệ thuật Rô-băm ra đời từ khi nào, tác giả là ai, nhưng các nhà nghiên cứu nghệ thuật đều công nhận nghệ thuật Rô-băm là loại hình kịch múa cung đình độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, căn cứ vào nguyên tắc thẩm mỹ, nguyên tắc cấu trúc kịch bản có thể xác định Rô-băm bắt nguồn từ sân khấu kịch hát cổ điển cung đình từ thời trước thế kỷ 20. Nghệ sĩ Ưu tú Kim Thịnh, nguyên Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh cho biết: Rô-băm là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ của người Khmer, lấy múa làm ngôn ngữ chính, gần tương đồng với nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam Bộ. Tuồng tích Rô-băm cũng thường lấy từ câu chuyện Riêm Kê, trích từ anh hùng ca Ấn Ðộ Ramayana. Phương thức biểu đạt chính của nghệ thuật Rô-băm là múa, do đó để trình diễn một tích tuồng có quy mô đồ sộ là Riêm Kê đòi hỏi rất nhiều động tác múa cũng như phục trang. Các nhân vật trong Rô-băm hầu hết đều mang mặt nạ. Khi còn thịnh thời, Rô-băm biểu diễn ngay trên nền đất được trải rơm. Ánh sáng được lấy từ những ngọn đuốc đốt bằng dầu mù u, nhưng đi lưu diễn ở đâu cũng đều được đồng bào Khmer tiếp đón nồng nhiệt. Ngày nay, ánh sáng và trang thiết bị sân khấu tốt hơn cũng tạo điều kiện cho các loại hình nghệ thuật dễ truyền bá đến công chúng. Các nghệ nhân Rô-băm chuyển hóa những tuồng tích dài thành những trích đoạn ngắn để dễ trình diễn, dễ tiếp cận khán giả. Tuy nhiên, có một thực tế là dàn dựng một tuồng tích Rô-băm cần rất nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ múa thành thục; trang phục cầu kỳ, đa dạng và mất nhiều thời gian. Có lẽ vì điều đó, nghệ thuật Rô-băm của đồng bào Khmer Trà Vinh đang có nguy cơ ngày càng bị mai một...
Hiện nay, Trà Vinh chỉ còn Ðoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh mới có đủ khả năng dàn dựng tuồng tích mới. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật Rô-băm Khmer, từ năm 2012, Trường đại học Trà Vinh đã thành lập Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ. Ðây cũng là nơi duy nhất trong cả nước có các chương trình đào tạo nhiều cấp bậc nhằm gây dựng và truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống cho các thế hệ đồng bào Khmer.
Dù hiện tại chưa tìm được tài liệu chính thức nào xác định chính xác nghệ thuật Rô-băm ra đời từ khi nào, tác giả là ai, nhưng các nhà nghiên cứu nghệ thuật đều công nhận nghệ thuật Rô-băm là loại hình kịch múa cung đình độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, căn cứ vào nguyên tắc thẩm mỹ, nguyên tắc cấu trúc kịch bản có thể xác định Rô-băm bắt nguồn từ sân khấu kịch hát cổ điển cung đình từ thời trước thế kỷ 20. Nghệ sĩ Ưu tú Kim Thịnh, nguyên Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh cho biết: Rô-băm là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ của người Khmer, lấy múa làm ngôn ngữ chính, gần tương đồng với nghệ thuật Dù kê của người Khmer Nam Bộ. Tuồng tích Rô-băm cũng thường lấy từ câu chuyện Riêm Kê, trích từ anh hùng ca Ấn Ðộ Ramayana. Phương thức biểu đạt chính của nghệ thuật Rô-băm là múa, do đó để trình diễn một tích tuồng có quy mô đồ sộ là Riêm Kê đòi hỏi rất nhiều động tác múa cũng như phục trang. Các nhân vật trong Rô-băm hầu hết đều mang mặt nạ. Khi còn thịnh thời, Rô-băm biểu diễn ngay trên nền đất được trải rơm. Ánh sáng được lấy từ những ngọn đuốc đốt bằng dầu mù u, nhưng đi lưu diễn ở đâu cũng đều được đồng bào Khmer tiếp đón nồng nhiệt. Ngày nay, ánh sáng và trang thiết bị sân khấu tốt hơn cũng tạo điều kiện cho các loại hình nghệ thuật dễ truyền bá đến công chúng. Các nghệ nhân Rô-băm chuyển hóa những tuồng tích dài thành những trích đoạn ngắn để dễ trình diễn, dễ tiếp cận khán giả. Tuy nhiên, có một thực tế là dàn dựng một tuồng tích Rô-băm cần rất nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ múa thành thục; trang phục cầu kỳ, đa dạng và mất nhiều thời gian. Có lẽ vì điều đó, nghệ thuật Rô-băm của đồng bào Khmer Trà Vinh đang có nguy cơ ngày càng bị mai một...
Hiện nay, Trà Vinh chỉ còn Ðoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh mới có đủ khả năng dàn dựng tuồng tích mới. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật Rô-băm Khmer, từ năm 2012, Trường đại học Trà Vinh đã thành lập Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ. Ðây cũng là nơi duy nhất trong cả nước có các chương trình đào tạo nhiều cấp bậc nhằm gây dựng và truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống cho các thế hệ đồng bào Khmer.
Bài và ảnh: Ðặng Văn Bường
Nguồn: Báo Nhân dân nhandan.com.vn
Nguồn: Báo Nhân dân nhandan.com.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu