Thứ Ba 08 Tháng Tám 2017 - 09:49:32 SA
ẢNH HƯỞNG SÂU ĐẬM CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG VĂN HÓA NAM BỘ
Phật giáo Nam tông đến với cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ sau đạo Bà La Môn. Trong khi đạo Bà La Môn như là một công cụ thống trị của tầng lớp cai trị thì Phật giáo Nam tông lại ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
PHẬT GIÁO BỘ PHÁI: BẮC TÔNG - NAM TÔNG
Lịch sử tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ diễn biến rất đa dạng, trải qua các thời kỳ biến động mà trong đó cuộc biến động lớn nhất là sự hình thành các bộ phái Phật giáo.
Hơn một thế kỷ sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, bắt đầu xuất hiện thời kỳ trăm hoa đua nở của hệ tư tưởng Phật học, dẫn đến sự phân liệt trong nội bộ lực lượng Phật giáo đồ, gọi là thời kỳ Phật giáo Bộ phái. Những vấn đề triết học mang tính siêu hình mà trước đây Đức Phật Thích Ca giữ thái độ im lặng thì đến bấy giờ đã được một số tăng sĩ đem ra mổ xẻ phân tích.
Trong cuộc đại kết tập lần thứ nhì, có người đề xuất sửa đổi một số điều trong giới luật. Các tỳ kheo trưởng lão tỏ thái độ phản đối việc thẩm định lại giới luật, nhưng đại đa số tỳ kheo trẻ thì tán thành, họ tách ra họp riêng. Hai lực lượng tỳ kheo tham dự cuộc đại kết tập lần thứ nhì đã phân liệt thành hai phái Phật giáo, mà sau này là “Trưởng lão Bộ” và “Đại chúng Bộ”.
Phái Trưởng lão bộ có ảnh hưởng mạnh về phía Nam Ấn Độ nên gọi là Phật giáo Nam tông hay Nam truyền, phái Đại chúng bộ phát triển ưu thế lên phía Bắc Ấn Độ nên gọi là Phật giáo Bắc tông hay Bắc truyền,
PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TÂY NAM BỘ
Phật giáo Nam tông tập trung tuyệt đối vào con đường đạt đến giải thoát và cho rằng lý luận triết học không đóng vai trò quan trọng, thậm chí còn gây trở ngại cho con đường tu tập để được giải thoát thực sự. Phật giáo Nam tông chuyên tâm đi sâu vào việc phân tích chi li các trạng thái của đời sống con người, bản chất của sự vật, cơ cấu của chấp ngã và chỉ ra con đường giải thoát khỏi khổ...
Giới tăng lữ Phật giáo Nam tông không ngần ngại dấn thân vào những chuyến viễn du đầy hiểm nguy để truyền bá Phật pháp đến những vùng đất xa xôi. Từ miền Nam và miền Đông Nam Ấn Độ, bằng đường bộ họ đã đưa Phật giáo Nam tông đến với các tộc người Môn ở thung lũng của các con sông như Irrawaddy, Saluen, Ménam, Mékong. Mặt khác, vào thế kỷ thứ II, III CN, một trung tâm Phật giáo đã phát triển ở Nagarjunakonda nằm trong thung lũng Krisna (Nam Ấn) đã tạo điều kiện cho việc quảng bá Phật giáo Nam tông về phía Đông bằng đường biển, ban đầu là đến Sri Lanka. Rồi vào thế kỷ thứ V CN, một đợt truyền giáo mới lại xuất phát từ trung tâm Phật giáo Kanchipuram, gần Madras, Nam Ấn và đã thành lập được cơ sở truyền bá Phật giáo ở các khu vực như bán đảo Mã Lai, lưu vực sông Mékong. Một nhánh khác lan tỏa qua Sumatra và Java. Từ Nam Ấn, bằng đường thủy, theo chân các thương gia, đạo Phật phổ biến các quần đảo trên Ấn Độ Dương và Đông Nam Thái Bình Dương, để rồi hai đường thủy bộ lại hội tụ tại Tây Nam Bộ Việt Nam.
Những nhà truyền giáo thường theo lộ trình của các thương nhân cả đường thủy lẫn đường bộ. Sự phát triển tôn giáo đã tác động trở lại đối với thương nghiệp và đặc biệt nền thương nghiệp viễn dương kết nối Nam Ấn Độ và Nam Trung Hoa đã trở nên phồn thịnh ở Đông Nam Á.
Phật giáo Nam tông đến với cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ sau đạo Bà La Môn. Trong khi đạo Bà La Môn như là một công cụ thống trị của tầng lớp cai trị thì Phật giáo Nam tông lại ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đến cuối thế kỳ XII CN, xã hội nước Khmer loạn lạc do chiến tranh liên miên, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than, càng đẩy nhân dân tìm chỗ dựa vào đạo Phật với đạo pháp nhân văn hòa bình.
Tuy nhiên, những mầm mống ban đầu của Phật giáo Nam tông đã bén rễ ở Tây Nam Bộ lâu đời từ trước đó rất lâu, nhưng từ thế kỷ XIII CN trở đi, Phật giáo Nam tông với giáo luật chặt chẽ, những bộ kinh chứa đựng giáo lý thực hành phù hợp nên đã trở thành tôn giáo chính thức của cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Cường thì vào cuối thế kỷ IV CN đã có chùa Tro-pang-veng ở Trà Vinh, pho tượng Phật được tìm thấy ở Cạnh Đền 3 (ấp Trổi Mộc, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) có niên đại thế kỷ VI, VII CN và vào thời kỳ này đã có một số chùa ở trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Rồi đến các thế kỷ XI, XVI, XVII thì tại các srok Khmer ở Tây Nam Bộ đều đã có chùa thờ Phật theo hệ phái Nam tông. Khu di tích Cạnh Đền ở bán đảo Cà Mau, miền Tây Nam Bộ, là một trong những nơi xuất phát và tiếp nhận những dòng giao lưu kinh tế và văn hóa này.
Cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ sống toàn tâm toàn ý theo tinh thần Phật giáo Nam tông.
“Người Khmer Tây Nam Bộ sống tập trung tại các tỉnh Cửu Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang với hơn 600 ngôi chùa, chùa nào cũng cũng chú trọng mặt kiến trúc, trang trí để tăng vẻ uy nghi của lòng sùng kính. Ngôi chùa là trung tâm văn hóa, nơi học hành, học chữ, học đạo lý làm người, nơi lưu giữ các pho kinh điển... cũng là noi sinh hoạt nghệ thuật, vui chơi giải trí của nhân dân địa phương” . (1)
Trong sách dạy làm người của người Khmer cho rằng người nào không được vào tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong đời sống. Người con trai Khmer phải trải qua một thời gian tu học ở chùa thì mới được cho là người có phẩm cách trong xã hội.
Người con trai Khmer Tây Nam Bộ đi tu không có ý để tu thành Phật mà tu để làm người có nhân cách, có phẩm chất và đạo đức. Có thể nói Đức Phật là lý tưởng sống truyền thống, cho nên trong cuộc sống thường ngày, dù là sư sãi ở chùa hay người tại gia đều rèn luyện theo đạo pháp: Thọ giới, tụng niệm, bố thí. Sư sãi trong chùa tụng kinh mỗi ngày 3 cử: Sớm, trưa, chiều tối. Dân thường thì lên chùa tụng kinh niệm Phật mỗi tháng 6 lần vào các này 5, 8, 15, 20, 23, 30 âm lịch.
Người theo Phật giáo Nam tông đều tự nguyện dâng thức ăn ngon cho tu sĩ trong chùa. Những miếng ăn ngon, vật lạ, đồ quý được họ đem dâng hiến cho chùa là điều khiến họ sung sướng nhất vì họ tin rằng cái gì của họ được các tu sĩ chiếu cố thì là họ được phước lớn, sẽ được trả gấp 10 lần.
Người Khmer mơ ước sau khi chết được hỏa táng lấy cốt đem vào chùa được ở gần đức Phật. Họ sống với niềm tin “chết được che chở dưới bóng bồ đề”. Họ ít lo cho bản thân mình, mà lo tích lũy để góp vào xây dựng mở rộng chùa làng mình ngày một khang trang và chết được về với Phật là vinh dự nhất. Có thể nói ngôi chùa là tất cả tâm tư tình cảm của mỗi người trong cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ.
Một số liệu minh chứng cụ thể cho tinh thần này là ngày nay, tỷ lệ dân số người Khmer trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam chỉ chiếm 1,07%, nhưng số ngôi chùa phái Nam tông người Khmer lại chiếm 3%. (2)
Chùa Phật giáo Nam tông từ xa xưa đến tận ngày nay hoàn toàn cách ly sản xuất. Sư sãi trong một chùa của cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ được công đồng xã hội địa phương cung cấp toàn bộ, kể cả việc xây dựng, tu bổ, trang trí chùa và tổ chức lễ hội.
ẢNH HƯỞNG SÂU ĐẬM CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ
Những sắc thái đặc trưng của văn hóa Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng trong nền văn hóa Việt Nam đa tộc người được hình thành từ những làn sóng tiếp biến văn hóa giữa các tộc người có đặc trưng văn hóa khác nhau cùng chung sống trên một vùng đất. Trong đó đóng góp của cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ là rất quan trọng. Đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer Nam Bộ lại chịu sự tác động chủ yếu của Phật giáo Nam tông, mang đậm ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông.
Cộng đồng Khmer Nam Bộ tiếp nhận Phật giáo Nam tông tính từ thời kỳ trở nên phổ biến, đã trải qua thời kỳ hơn tám thế kỷ sàng lọc. Phật giáo Bắc tông đã có nhiều thời kỳ truyền đến Tây Nam Bộ nhưng đều không bám rễ được trong cộng đồng Khmer tại đây. Trong vùng cư trú của cộng đồng Khmer, đôi nơi cũng có chùa Phật phái Bắc tông do người Việt, người Hoa lập nên, nhưng người Khmer không đi lễ bao giờ. Điều đó cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông ở người Khmer Tây Nam Bộ sâu đậm hơn bất cứ ảnh hưởng của một tôn giáo nào khác. Là một bộ phận dân tộc tuy không đông về số lượng, nhưng sinh sống trên một địa bàn rộng lớn với di sản văn hóa đặc sắc và cực kỳ bền vững đã tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ. Một bộ phận cộng đồng Việt, Hoa... sinh sống trong cùng địa bàn thường hồ hởi tham gia các sinh hoạt lễ hội văn hóa Khmer Tây Nam bộ.
Các hoạt động văn hóa Tây Nam Bộ chịu ảnh hưởng sâu đậm của tinh thần Phật giáo Nam tông khái quát qua các mặt sau đây:
1. Trong lễ tục:
Người con trai Khmer Nam Bộ ngày nay từ khi mở mắt chào đời đã nghiễm nhiên là một tín đồ đạo Phật Nam tông, mọi lễ nghi trong đời sống người Khmer Nam Bộ đều gắn liền với Phật giáo.
- Lễ đón năm mới Chốt Chnăm Thmây: “Ngày đầu tiên, người ta lên chùa rước lịch Sangkran (lịch do các đại đức soạn dùng cho cả năm). Ngày thứ hai dâng cơm lên sư sãi. Ngày thứ ba, người ta lên chùa tắm Phật, tắm tượng Phật ở nhà, làm lễ cầu siêu Bangskoi cho linh hồn người quá cố” (3).
- Lễ cúng trăng “Oóc Ombok”: Lễ này có đua ghe ngo “Ghe ngo là một chiếc răng của Phật, được rắn thần naga lưu giữ trên sông nước. Ghe ngo được bảo quản thờ trong chùa. Đặc biệt là trong ngày lễ này có tục các gia đình đặt bánh trái, cốm dẹt, đèn cầy trên bè thả trên sông rạch cúng trăng. Các chùa cũng đều mở cửa, tổ chức dạ hội cho nhân dân lễ Phật, vui chơi. (4)
- Lễ cúng ông bà tổ tiên “Xen Đônta” kéo dài 3 ngày. “Sáng ngày thứ nhất, các gia đình đồ xôi đóng oản rắc muối vừng, cùng các thứ trái cây dâng lên chùa cúng Phật, dâng cơm sư sãi, mời tổ tiên về chùa hưởng lễ, đồng thời bố thí Khmach bay sach (ma quỷ đói khát)...(5).
- Trong các lễ Cầu mưa “Somtuc Phliêng”, lễ cưới, lễ tang đều phải có nhà sư tham dự lo phần nghi thức.
2. Trong phong tục tập quán:
Trong gia đình người Khmer, quan hệ giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con cái đều bình đẳng trước Phật.
“Xã hội người Khmer bao gồm thành viên là những tiểu gia đình gồm cha mẹ và các con. Cha mẹ là chủ gia đình không có trưởng tộc, trưởng chi, gia trưởng như xã hội người Việt. Trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu hay khi chết... và quyền lợi thừa hưởng tài sản, mọi con cái đều bình đẳng ngang nhau”. (6)
Đạo Phật Nam tông Khmer Tây Nam Bộ còn hiện diện trong kiến trúc chùa:
“Cái đẹp cho sự thiêng liêng trong chánh điện ngôi chùa Khmer, là những kho tàng nghệ thuật về tượng tròn, phù điêu hội họa. Các biểu tượng rồng đắp trên bờ dải, hoặc thành bậc lên xuống. Tượng các chim thần krut (garuda) hoặc kayno như những con son gắn vào đầu cột nơi hàng hiên dô ra đỡ tầu mái. Tượng realu (rồng hổ phù) đắp nổi hoặc chạm khắc trên đầu đốc trên các mảng tường. Tượng nữ thần đất Niêng liêng Pattoni, phía sau là bệ tượng Phật ngồi, hoặc trên các đá tảng chân cột hiên, hoặc phía ngoài bức tường cổng chùa... ” (7)
Những dấu ấn sâu đậm của Phật giáo Nam tông ở một địa bàn sông nước đặc trưng Tây Nam Bộ trong một thời kỳ dài gần một thiên niên kỷ đã hình thành tính cách văn hóa riêng của cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ. Là một bộ phận dân tộc tuy không đông nhưng sinh sống trên một địa bàn rộng lớn với di sản văn hóa đặc sắc và cực kỳ bền vững đã chứng tỏ bản lĩnh không hề bị biến dạng do tác động của các yếu tố văn hóa khác xâm nhập vào. Và cũng chính vì thế văn hóa cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ còn có sức lan tỏa mạnh.
Người Nam Bộ bất kể thuộc là Việt, Hoa, Khmer... đều hồ hởi tham gia những cuộc đua ghe ngo, đi lễ chùa Nam tông, thường xuyên cúng bố thí cho những người đã khuất nói chung, không quá coi trọng người con trai đầu, tài sản chia đều cho các con, cha mẹ thường ở chung với người con út... Rõ ràng, những dấu ấn của Phật giáo Nam tông Khmer Tây Nam Bộ bàng bạc trong đời sống người dân Nam Bộ.
Tài liệu tham khảo:
1. Phật giáo cố sự. (bản chữ Hán).
2. Phật giáo Khờ-me Nam Bộ, Nguyễn Mạnh Cường.
3. Tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Mạnh Cường- Nguyễn Minh Ngọc.
4. Văn hóa dân gian Nam Bộ, Nguyễn Đăng Duy.
5. Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Lưu.
6. Dân tộc Khmer Nam Bộ, Phan An.
7. Địa chí Cà Mau (bản thảo),
Chú thích:
1. Trường Lưu, Văn hóa người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Khái quát về người Khmer, tr, 10.
2. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Tôn giáo, tín ngưỡng của các cư dân đồng bằng sông Cửu Long, tr.112
3. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, tr. 229
4, 5. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, tr. 230
6. Thạch Voi, Văn hóa người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long , Phong tục tập quán của người Khmer ĐBSCL, tr. 116
7. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, tr. 335,336
PHẬT GIÁO BỘ PHÁI: BẮC TÔNG - NAM TÔNG
Lịch sử tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ diễn biến rất đa dạng, trải qua các thời kỳ biến động mà trong đó cuộc biến động lớn nhất là sự hình thành các bộ phái Phật giáo.
Hơn một thế kỷ sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, bắt đầu xuất hiện thời kỳ trăm hoa đua nở của hệ tư tưởng Phật học, dẫn đến sự phân liệt trong nội bộ lực lượng Phật giáo đồ, gọi là thời kỳ Phật giáo Bộ phái. Những vấn đề triết học mang tính siêu hình mà trước đây Đức Phật Thích Ca giữ thái độ im lặng thì đến bấy giờ đã được một số tăng sĩ đem ra mổ xẻ phân tích.
Trong cuộc đại kết tập lần thứ nhì, có người đề xuất sửa đổi một số điều trong giới luật. Các tỳ kheo trưởng lão tỏ thái độ phản đối việc thẩm định lại giới luật, nhưng đại đa số tỳ kheo trẻ thì tán thành, họ tách ra họp riêng. Hai lực lượng tỳ kheo tham dự cuộc đại kết tập lần thứ nhì đã phân liệt thành hai phái Phật giáo, mà sau này là “Trưởng lão Bộ” và “Đại chúng Bộ”.
Phái Trưởng lão bộ có ảnh hưởng mạnh về phía Nam Ấn Độ nên gọi là Phật giáo Nam tông hay Nam truyền, phái Đại chúng bộ phát triển ưu thế lên phía Bắc Ấn Độ nên gọi là Phật giáo Bắc tông hay Bắc truyền,
PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TÂY NAM BỘ
Phật giáo Nam tông tập trung tuyệt đối vào con đường đạt đến giải thoát và cho rằng lý luận triết học không đóng vai trò quan trọng, thậm chí còn gây trở ngại cho con đường tu tập để được giải thoát thực sự. Phật giáo Nam tông chuyên tâm đi sâu vào việc phân tích chi li các trạng thái của đời sống con người, bản chất của sự vật, cơ cấu của chấp ngã và chỉ ra con đường giải thoát khỏi khổ...
Giới tăng lữ Phật giáo Nam tông không ngần ngại dấn thân vào những chuyến viễn du đầy hiểm nguy để truyền bá Phật pháp đến những vùng đất xa xôi. Từ miền Nam và miền Đông Nam Ấn Độ, bằng đường bộ họ đã đưa Phật giáo Nam tông đến với các tộc người Môn ở thung lũng của các con sông như Irrawaddy, Saluen, Ménam, Mékong. Mặt khác, vào thế kỷ thứ II, III CN, một trung tâm Phật giáo đã phát triển ở Nagarjunakonda nằm trong thung lũng Krisna (Nam Ấn) đã tạo điều kiện cho việc quảng bá Phật giáo Nam tông về phía Đông bằng đường biển, ban đầu là đến Sri Lanka. Rồi vào thế kỷ thứ V CN, một đợt truyền giáo mới lại xuất phát từ trung tâm Phật giáo Kanchipuram, gần Madras, Nam Ấn và đã thành lập được cơ sở truyền bá Phật giáo ở các khu vực như bán đảo Mã Lai, lưu vực sông Mékong. Một nhánh khác lan tỏa qua Sumatra và Java. Từ Nam Ấn, bằng đường thủy, theo chân các thương gia, đạo Phật phổ biến các quần đảo trên Ấn Độ Dương và Đông Nam Thái Bình Dương, để rồi hai đường thủy bộ lại hội tụ tại Tây Nam Bộ Việt Nam.
Những nhà truyền giáo thường theo lộ trình của các thương nhân cả đường thủy lẫn đường bộ. Sự phát triển tôn giáo đã tác động trở lại đối với thương nghiệp và đặc biệt nền thương nghiệp viễn dương kết nối Nam Ấn Độ và Nam Trung Hoa đã trở nên phồn thịnh ở Đông Nam Á.
Phật giáo Nam tông đến với cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ sau đạo Bà La Môn. Trong khi đạo Bà La Môn như là một công cụ thống trị của tầng lớp cai trị thì Phật giáo Nam tông lại ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đến cuối thế kỳ XII CN, xã hội nước Khmer loạn lạc do chiến tranh liên miên, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than, càng đẩy nhân dân tìm chỗ dựa vào đạo Phật với đạo pháp nhân văn hòa bình.
Tuy nhiên, những mầm mống ban đầu của Phật giáo Nam tông đã bén rễ ở Tây Nam Bộ lâu đời từ trước đó rất lâu, nhưng từ thế kỷ XIII CN trở đi, Phật giáo Nam tông với giáo luật chặt chẽ, những bộ kinh chứa đựng giáo lý thực hành phù hợp nên đã trở thành tôn giáo chính thức của cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Cường thì vào cuối thế kỷ IV CN đã có chùa Tro-pang-veng ở Trà Vinh, pho tượng Phật được tìm thấy ở Cạnh Đền 3 (ấp Trổi Mộc, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) có niên đại thế kỷ VI, VII CN và vào thời kỳ này đã có một số chùa ở trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Rồi đến các thế kỷ XI, XVI, XVII thì tại các srok Khmer ở Tây Nam Bộ đều đã có chùa thờ Phật theo hệ phái Nam tông. Khu di tích Cạnh Đền ở bán đảo Cà Mau, miền Tây Nam Bộ, là một trong những nơi xuất phát và tiếp nhận những dòng giao lưu kinh tế và văn hóa này.
Cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ sống toàn tâm toàn ý theo tinh thần Phật giáo Nam tông.
“Người Khmer Tây Nam Bộ sống tập trung tại các tỉnh Cửu Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang với hơn 600 ngôi chùa, chùa nào cũng cũng chú trọng mặt kiến trúc, trang trí để tăng vẻ uy nghi của lòng sùng kính. Ngôi chùa là trung tâm văn hóa, nơi học hành, học chữ, học đạo lý làm người, nơi lưu giữ các pho kinh điển... cũng là noi sinh hoạt nghệ thuật, vui chơi giải trí của nhân dân địa phương” . (1)
Trong sách dạy làm người của người Khmer cho rằng người nào không được vào tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong đời sống. Người con trai Khmer phải trải qua một thời gian tu học ở chùa thì mới được cho là người có phẩm cách trong xã hội.
Người con trai Khmer Tây Nam Bộ đi tu không có ý để tu thành Phật mà tu để làm người có nhân cách, có phẩm chất và đạo đức. Có thể nói Đức Phật là lý tưởng sống truyền thống, cho nên trong cuộc sống thường ngày, dù là sư sãi ở chùa hay người tại gia đều rèn luyện theo đạo pháp: Thọ giới, tụng niệm, bố thí. Sư sãi trong chùa tụng kinh mỗi ngày 3 cử: Sớm, trưa, chiều tối. Dân thường thì lên chùa tụng kinh niệm Phật mỗi tháng 6 lần vào các này 5, 8, 15, 20, 23, 30 âm lịch.
Người theo Phật giáo Nam tông đều tự nguyện dâng thức ăn ngon cho tu sĩ trong chùa. Những miếng ăn ngon, vật lạ, đồ quý được họ đem dâng hiến cho chùa là điều khiến họ sung sướng nhất vì họ tin rằng cái gì của họ được các tu sĩ chiếu cố thì là họ được phước lớn, sẽ được trả gấp 10 lần.
Người Khmer mơ ước sau khi chết được hỏa táng lấy cốt đem vào chùa được ở gần đức Phật. Họ sống với niềm tin “chết được che chở dưới bóng bồ đề”. Họ ít lo cho bản thân mình, mà lo tích lũy để góp vào xây dựng mở rộng chùa làng mình ngày một khang trang và chết được về với Phật là vinh dự nhất. Có thể nói ngôi chùa là tất cả tâm tư tình cảm của mỗi người trong cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ.
Một số liệu minh chứng cụ thể cho tinh thần này là ngày nay, tỷ lệ dân số người Khmer trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam chỉ chiếm 1,07%, nhưng số ngôi chùa phái Nam tông người Khmer lại chiếm 3%. (2)
Chùa Phật giáo Nam tông từ xa xưa đến tận ngày nay hoàn toàn cách ly sản xuất. Sư sãi trong một chùa của cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ được công đồng xã hội địa phương cung cấp toàn bộ, kể cả việc xây dựng, tu bổ, trang trí chùa và tổ chức lễ hội.
ẢNH HƯỞNG SÂU ĐẬM CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ
Những sắc thái đặc trưng của văn hóa Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng trong nền văn hóa Việt Nam đa tộc người được hình thành từ những làn sóng tiếp biến văn hóa giữa các tộc người có đặc trưng văn hóa khác nhau cùng chung sống trên một vùng đất. Trong đó đóng góp của cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ là rất quan trọng. Đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer Nam Bộ lại chịu sự tác động chủ yếu của Phật giáo Nam tông, mang đậm ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông.
Cộng đồng Khmer Nam Bộ tiếp nhận Phật giáo Nam tông tính từ thời kỳ trở nên phổ biến, đã trải qua thời kỳ hơn tám thế kỷ sàng lọc. Phật giáo Bắc tông đã có nhiều thời kỳ truyền đến Tây Nam Bộ nhưng đều không bám rễ được trong cộng đồng Khmer tại đây. Trong vùng cư trú của cộng đồng Khmer, đôi nơi cũng có chùa Phật phái Bắc tông do người Việt, người Hoa lập nên, nhưng người Khmer không đi lễ bao giờ. Điều đó cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông ở người Khmer Tây Nam Bộ sâu đậm hơn bất cứ ảnh hưởng của một tôn giáo nào khác. Là một bộ phận dân tộc tuy không đông về số lượng, nhưng sinh sống trên một địa bàn rộng lớn với di sản văn hóa đặc sắc và cực kỳ bền vững đã tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ. Một bộ phận cộng đồng Việt, Hoa... sinh sống trong cùng địa bàn thường hồ hởi tham gia các sinh hoạt lễ hội văn hóa Khmer Tây Nam bộ.
Các hoạt động văn hóa Tây Nam Bộ chịu ảnh hưởng sâu đậm của tinh thần Phật giáo Nam tông khái quát qua các mặt sau đây:
1. Trong lễ tục:
Người con trai Khmer Nam Bộ ngày nay từ khi mở mắt chào đời đã nghiễm nhiên là một tín đồ đạo Phật Nam tông, mọi lễ nghi trong đời sống người Khmer Nam Bộ đều gắn liền với Phật giáo.
- Lễ đón năm mới Chốt Chnăm Thmây: “Ngày đầu tiên, người ta lên chùa rước lịch Sangkran (lịch do các đại đức soạn dùng cho cả năm). Ngày thứ hai dâng cơm lên sư sãi. Ngày thứ ba, người ta lên chùa tắm Phật, tắm tượng Phật ở nhà, làm lễ cầu siêu Bangskoi cho linh hồn người quá cố” (3).
- Lễ cúng trăng “Oóc Ombok”: Lễ này có đua ghe ngo “Ghe ngo là một chiếc răng của Phật, được rắn thần naga lưu giữ trên sông nước. Ghe ngo được bảo quản thờ trong chùa. Đặc biệt là trong ngày lễ này có tục các gia đình đặt bánh trái, cốm dẹt, đèn cầy trên bè thả trên sông rạch cúng trăng. Các chùa cũng đều mở cửa, tổ chức dạ hội cho nhân dân lễ Phật, vui chơi. (4)
- Lễ cúng ông bà tổ tiên “Xen Đônta” kéo dài 3 ngày. “Sáng ngày thứ nhất, các gia đình đồ xôi đóng oản rắc muối vừng, cùng các thứ trái cây dâng lên chùa cúng Phật, dâng cơm sư sãi, mời tổ tiên về chùa hưởng lễ, đồng thời bố thí Khmach bay sach (ma quỷ đói khát)...(5).
- Trong các lễ Cầu mưa “Somtuc Phliêng”, lễ cưới, lễ tang đều phải có nhà sư tham dự lo phần nghi thức.
2. Trong phong tục tập quán:
Trong gia đình người Khmer, quan hệ giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con cái đều bình đẳng trước Phật.
“Xã hội người Khmer bao gồm thành viên là những tiểu gia đình gồm cha mẹ và các con. Cha mẹ là chủ gia đình không có trưởng tộc, trưởng chi, gia trưởng như xã hội người Việt. Trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu hay khi chết... và quyền lợi thừa hưởng tài sản, mọi con cái đều bình đẳng ngang nhau”. (6)
Đạo Phật Nam tông Khmer Tây Nam Bộ còn hiện diện trong kiến trúc chùa:
“Cái đẹp cho sự thiêng liêng trong chánh điện ngôi chùa Khmer, là những kho tàng nghệ thuật về tượng tròn, phù điêu hội họa. Các biểu tượng rồng đắp trên bờ dải, hoặc thành bậc lên xuống. Tượng các chim thần krut (garuda) hoặc kayno như những con son gắn vào đầu cột nơi hàng hiên dô ra đỡ tầu mái. Tượng realu (rồng hổ phù) đắp nổi hoặc chạm khắc trên đầu đốc trên các mảng tường. Tượng nữ thần đất Niêng liêng Pattoni, phía sau là bệ tượng Phật ngồi, hoặc trên các đá tảng chân cột hiên, hoặc phía ngoài bức tường cổng chùa... ” (7)
Những dấu ấn sâu đậm của Phật giáo Nam tông ở một địa bàn sông nước đặc trưng Tây Nam Bộ trong một thời kỳ dài gần một thiên niên kỷ đã hình thành tính cách văn hóa riêng của cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ. Là một bộ phận dân tộc tuy không đông nhưng sinh sống trên một địa bàn rộng lớn với di sản văn hóa đặc sắc và cực kỳ bền vững đã chứng tỏ bản lĩnh không hề bị biến dạng do tác động của các yếu tố văn hóa khác xâm nhập vào. Và cũng chính vì thế văn hóa cộng đồng Khmer Tây Nam Bộ còn có sức lan tỏa mạnh.
Người Nam Bộ bất kể thuộc là Việt, Hoa, Khmer... đều hồ hởi tham gia những cuộc đua ghe ngo, đi lễ chùa Nam tông, thường xuyên cúng bố thí cho những người đã khuất nói chung, không quá coi trọng người con trai đầu, tài sản chia đều cho các con, cha mẹ thường ở chung với người con út... Rõ ràng, những dấu ấn của Phật giáo Nam tông Khmer Tây Nam Bộ bàng bạc trong đời sống người dân Nam Bộ.
LÊ SƠN PHƯƠNG NGỌC
Tài liệu tham khảo:
1. Phật giáo cố sự. (bản chữ Hán).
2. Phật giáo Khờ-me Nam Bộ, Nguyễn Mạnh Cường.
3. Tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Mạnh Cường- Nguyễn Minh Ngọc.
4. Văn hóa dân gian Nam Bộ, Nguyễn Đăng Duy.
5. Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Lưu.
6. Dân tộc Khmer Nam Bộ, Phan An.
7. Địa chí Cà Mau (bản thảo),
Chú thích:
1. Trường Lưu, Văn hóa người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Khái quát về người Khmer, tr, 10.
2. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Tôn giáo, tín ngưỡng của các cư dân đồng bằng sông Cửu Long, tr.112
3. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, tr. 229
4, 5. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, tr. 230
6. Thạch Voi, Văn hóa người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long , Phong tục tập quán của người Khmer ĐBSCL, tr. 116
7. Nguyễn Đăng Duy, Văn hóa tâm linh Nam Bộ, tr. 335,336
Nguồn: http://chuaxaloi.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu