Thứ Ba 02 Tháng Giêng 2018 - 01:52:47 CH
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Khmer ở Bình Phước
Trong 06 tỉnh thành ở Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Phước là nơi cộng đồng người Khmer tập trung đông nhất. Họ sinh sống ở quanh khu vực các huyện Lộc Ninh, Bình Long, Chơn Thành cùng với người Việt, S’tiêng… Trong quá trình phát triển, tộc người Khmer đã sáng tạo ra nhiều thành tố văn hóa có giá trị đặc sắc. Tuy nhiên, cũng như nhiều dân tộc khác sinh sống trên mảnh đất Bình Phước, dưới tác động của quá trình hội nhập và phát triển cùng nhiều nguyên nhân khác, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc ở Bình Phước đã và đang có nguy cơ mai một rất cao, ảnh hưởng và tác động đến việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan. Trước thực trạng đó, cần đưa ra những định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer ở Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.

Lễ Tết cổ truyền Chol Chnăm Thmây
Thứ ba cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu sâu về người Khmer để có những công trình phục vụ nhân dân, xã hội.
Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Khmer đi vào thực tiễn cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu sâu bằng các hình thức như in sách, in sổ tay, để từ đó có những công trình thiết thực, thông tin bổ ích để cho người dân hiểu được giá trị văn hóa và từ đó có công tác định hướng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, cần chủ động lập các dự án, chương trình nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Khmer hàng năm để công việc này được thực hiện thường xuyên tránh tình trạng để văn hóa bị mai một một cách không đáng có. Chúng ta phải nhận thức được rằng, quá trình bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của người Khmer chỉ có thể thực hiện được khi có sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị từ cấp trung ương cho đến cơ sở, từ đó công tác bảo tồn mới thức sự trở thành một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong tiến trình “… xây dựng nền văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[3] tiếp tục “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề ra, mới đem lại hiệu quả thiết thực đối với cuộc sống cộng đồng đó, đây là điều mỗi dân tộc Việt Nam đang hướng tới trong xã hội đầy biến động hiện nay.
Người Khmer là tộc người có bề dày lịch sử cư trú và số lượng dân cư đông ở Bình Phước, cùng với quá trình phát triển, người Khmer đã sáng tạo ra nhiều thành tố văn hóa có giá trị góp phần quan trọng tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú trong cộng đồng 41 dân tộc sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Khmer ở Bình Phước trong tổng quan nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ, đây là một trong những tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Bên cạnh giá trị truyền thống đang được người Khmer gìn giữ thì hiện nay, do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị trường, quá trình giao lưu, giao thoa tiếp biến văn hóa với các cộng đồng dân cư khác cùng chung sống trên địa bàn, cùng với đó là môi trường – không gian sống của người Khmer có nhiều thay đổi đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống đang có những biến đổi sâu sắc, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp đang bị lai căng, thậm chí còn bị mai một, mất dần đi trong cộng đồng. Vì vậy, vấn đề định hướng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer hiện nay là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chúng ta cần phải hiểu một điều rằng, mục tiêu của công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa không có nghĩa là giữ nguyên một cách nguyên vẹn những giá trị vốn có trong lịch sử mà cần phải biết “gạn đục khơi trong” làm sao để những giá trị đó tồn tại mãi với thời gian, đặc biệt phù hợp với điều kiện cụ thể xã hội hiện nay. Đó là một trong những vấn đề cần phải có những giải pháp cụ thể, mang tính thiết thực và phù hợp. Nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa không phải là một vấn đề riêng, mà đây chính là môt vấn đề liên quan mật thiết đến mục tiêu xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy công tác định hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Khmer hiện nay càng đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách đồng bộ với một hệ thống giải pháp tổng thể, hợp lý, đặc biệt là đối với những người làm công tác bảo tồn cần phải luôn hiểu rằng văn hóa không là “mì ăn liền”. Văn hóa hình thành, được vun đắp và phát huy sức mạnh của nó theo quy luật thẩm thấu. Cho nên, cần phải nhớ đến lời nhắn nhủ của ông cha: “Tô sức bên ngoài thì bên trong tàn tạ. Vun đắp ở bên trong thì bên ngoài tốt tươi” vì vậy phải biết “thăm dò cái gốc của nó, lại phải tưới tắm cho cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó”, như lời bàn của Nguyên Văn Siêu (1799-1872) nhắc nhở, có như thế văn hóa mới có chỗ đứng tồn tại mãi với thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Văn Ánh (2011), Văn hóa Phum sóc trong đời sống tinh thần của người Khơ- me Tây Nam Bộ, Tạp chí di sản văn hóa, số 3, tr 49-52.
2. Báo cáo đề tài Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể người Khmer Bình Phước năm 2012, Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch Bình Phước.
3. Ban Chấp hành Trung Ương(2014),“Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”,http://www tulieuvankien/vankiendang/details.asp, truy cập ngày 12/6/2014.
4. Vũ Đình Mười (2014), Biến đổ kinh tế - xã hội của người Khơme từ năm 1980 đến nay: các nghiên cứu và nhận diện ban đầu, Tạp chí dân tộc học số 1&2, tr 35-46.
Nhằm hiện thực hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc, cụ thể là Nghị quyết TW 5 khóa 8 về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Bình Phước đã triển khai tốt nhiệm vụ phát huy những giá trị văn hóa của các tộc người sinh sống trên mảnh đất Bình Phước thông qua việc kiểm kê, phục dựng các lễ hội truyền thống. Theo thống kê sơ bộ, từ năm 2011 đến nay, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước, đơn vị chủ trì, kết hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Phước đã thực hiện triển khai nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; tiến hành kiểm kê các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong toàn tỉnh đối với các dân tộc như S’tiêng, M’Nông… đi đôi với triển khai nhiều đề tài phục dựng các lễ hội đến từng dân tộc sinh sống trên mảnh đất Bình Phước, trong số đó người Khmer đã phục dựng được các lễ hội truyền thống như: Lễ Phá Bàu (2011), Lễ hội xuống đồng (2013) trên địa xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang có nguy cơ bị mai một. Các lễ hội được phục dựng đã đem lại niềm vui, niềm phấn khởi cho nhân dân với ước vọng cầu xin thần linh ban ơn cho cuộc sống an lành, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Thông qua lễ hội chúng ta có thể nhận diện một đời sống tinh thần phong phú, mang đậm chất nhân văn trong đó qua bao biến đổi của thời cuộc vẫn chi phối đến đời sống hàng ngày của họ ngay cả trong cuộc sống hôm nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác bảo tồn văn hóa, phát huy giá trị văn hóa của người Khmer còn gặp không ít những khó khăn, lúng túng, bất cập về định hướng, phương pháp, kinh phí còn eo hẹp cho nên công bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa còn chưa đạt được kết quả cao như mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở là người đang làm công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, trong thời gian tới chúng tôi thiết nghĩ cần có những định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy gía trị văn hóa truyền thống người Khmer như sau:
Thứ nhất cần xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer.
- Bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị của người Khmer Bình Phước không chỉ là công việc của các cấp cơ quan, chính quyền Bình Phước mà còn là sự đồng thuận của các dân tộc theo quan điểm “ý Đảng, lòng dân”, trên cơ sở đổi mới tư duy cách làm, hành vi, ý thức trách nhiệm trong xã hội và của mỗi một công dân trên cơ sở xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp.
+ Đầu tiên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức lối nghĩ cho người Khmer hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trước những nhu cầu biến đổi của xã hội hiện nay. Người dân sẽ được hiểu hơn về ý nghĩa cụ thể của cuộc vận động này, quan trọng hơn là nhờ đó mà góp phần nâng cao dân trí.
+ Đồng thời phải có những chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng với những người tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Họ có thể được xem như là những “Báu vật nhân văn sống”, nơi lưu giữ một lượng lớn những tri thức dân gian của cộng đồng mà chúng ta có thể khai thác một cách đầy đủ nhất.
+Để có đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn văn hóa có chất lượng cần phải tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với công việc, động viên những cán bộ người Khmer tham gia công tác bảo tồn văn hóa ở các địa phương, vì với họ khi thâm nhập vào thực tế bằng vốn ngôn ngữ bản địa của dân tộc mình họ mới có thể nắm bắt được những tâm tư tình cảm của các nghệ nhân, những người am hiểu về văn hóa bản địa để có thể truyền tải một tư liệu đáng quý phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn văn hóa địa phương.
Thứ hai cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Đây là một trong những định hướng rất cần thiết để vận động người dân nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà còn đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đối với công tác vận động, phải được thực hiện lâu dài và thường xuyên bằng nhiều hình thức trực tiếp như thông tin trên các phương tiện, thông tin đại chúng, trên các đài truyền hình - phát thanh địa phương, qua các trang mạng, báo, tạp chí, tuyên truyền bằng pano – áp phích, cùng với đó thông qua việc lồng ghép với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở khu dân cư để người dân hiểu rõ và có nhận thức tốt hơn về công tác bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng trước những nguy cơ mai một cao.
Thí dụ, trong công tác phục dựng lễ hội cần tuyên truyền, vận động, phổ biến, định hướng cho người dân trong việc đóng góp vật chất, tinh thần một cách ổn định và lâu dài để tổ chức thường xuyên các lễ hội truyền thống (có thể vận động đóng góp từ 1 năm trước khi tổ chức phục dựng lễ hội hoặc lâu hơn). Đối với những lễ hội truyền thống đã được phục dựng, cần tạo cơ chế để người dân chủ động dần trong việc duy trì lễ hội hằng năm. Trước tiên là vấn đề công tác tổ chức lễ hội, cần trao dần công tác tổ chức và tiến tới giao hẳn cho người dân tổ chức trong khoảng thời gian tối đa. Có như vậy người dân mới chủ động hơn, mới nhận thức được rõ hơn giá trị, vai trò và ý nghĩa của các lễ hội truyền thống của dân tộc mình, cũng như có trách nhiệm hơn trong việc duy trì và bảo tồn văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương. Đây là mô hình hiện nay được thực hiện khá tốt ở xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, sau khi được Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước kết hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Phước phục dựng Lễ hội Phá Bàu năm 2011, hiện nay UBND xã Lộc Khánh đã kết hợp với Hội đồng Già làng tiến hành duy trì lễ hội Phá Bàu, đây được coi là tín hiệu tốt cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lâu nay khó thực hiện.
Ngoài ra, cần vân động, tuyên truyền nhân dân trong những ngày lễ lớn của người Khmer như Lễ hội Đolta và đặc biệt là lễ tết nguyên Đán (Chol Chnăm Thmây) cần mặc những trang phục truyền thống của dân tộc, để các trang phục mãi là nét văn hóa đẹp của họ đã được gìn giữ trong thời gian qua. Trong các lễ cưới, đám tang cần giữ gìn những thủ tục truyền thống của người dân, tránh tình trạng đua đòi, khẳng định sự vượt trội của gia đình với các gia đình khác làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, người dân cần duy trì phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nghề đan, để làm ra những sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, ngoài ta còn góp phần bảo vệ các ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác bảo tồn văn hóa, phát huy giá trị văn hóa của người Khmer còn gặp không ít những khó khăn, lúng túng, bất cập về định hướng, phương pháp, kinh phí còn eo hẹp cho nên công bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa còn chưa đạt được kết quả cao như mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở là người đang làm công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, trong thời gian tới chúng tôi thiết nghĩ cần có những định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy gía trị văn hóa truyền thống người Khmer như sau:
Thứ nhất cần xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer.
- Bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị của người Khmer Bình Phước không chỉ là công việc của các cấp cơ quan, chính quyền Bình Phước mà còn là sự đồng thuận của các dân tộc theo quan điểm “ý Đảng, lòng dân”, trên cơ sở đổi mới tư duy cách làm, hành vi, ý thức trách nhiệm trong xã hội và của mỗi một công dân trên cơ sở xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp.
+ Đầu tiên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức lối nghĩ cho người Khmer hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trước những nhu cầu biến đổi của xã hội hiện nay. Người dân sẽ được hiểu hơn về ý nghĩa cụ thể của cuộc vận động này, quan trọng hơn là nhờ đó mà góp phần nâng cao dân trí.
+ Đồng thời phải có những chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng với những người tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Họ có thể được xem như là những “Báu vật nhân văn sống”, nơi lưu giữ một lượng lớn những tri thức dân gian của cộng đồng mà chúng ta có thể khai thác một cách đầy đủ nhất.
+Để có đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn văn hóa có chất lượng cần phải tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với công việc, động viên những cán bộ người Khmer tham gia công tác bảo tồn văn hóa ở các địa phương, vì với họ khi thâm nhập vào thực tế bằng vốn ngôn ngữ bản địa của dân tộc mình họ mới có thể nắm bắt được những tâm tư tình cảm của các nghệ nhân, những người am hiểu về văn hóa bản địa để có thể truyền tải một tư liệu đáng quý phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn văn hóa địa phương.
Thứ hai cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Đây là một trong những định hướng rất cần thiết để vận động người dân nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà còn đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đối với công tác vận động, phải được thực hiện lâu dài và thường xuyên bằng nhiều hình thức trực tiếp như thông tin trên các phương tiện, thông tin đại chúng, trên các đài truyền hình - phát thanh địa phương, qua các trang mạng, báo, tạp chí, tuyên truyền bằng pano – áp phích, cùng với đó thông qua việc lồng ghép với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở khu dân cư để người dân hiểu rõ và có nhận thức tốt hơn về công tác bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng trước những nguy cơ mai một cao.
Thí dụ, trong công tác phục dựng lễ hội cần tuyên truyền, vận động, phổ biến, định hướng cho người dân trong việc đóng góp vật chất, tinh thần một cách ổn định và lâu dài để tổ chức thường xuyên các lễ hội truyền thống (có thể vận động đóng góp từ 1 năm trước khi tổ chức phục dựng lễ hội hoặc lâu hơn). Đối với những lễ hội truyền thống đã được phục dựng, cần tạo cơ chế để người dân chủ động dần trong việc duy trì lễ hội hằng năm. Trước tiên là vấn đề công tác tổ chức lễ hội, cần trao dần công tác tổ chức và tiến tới giao hẳn cho người dân tổ chức trong khoảng thời gian tối đa. Có như vậy người dân mới chủ động hơn, mới nhận thức được rõ hơn giá trị, vai trò và ý nghĩa của các lễ hội truyền thống của dân tộc mình, cũng như có trách nhiệm hơn trong việc duy trì và bảo tồn văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương. Đây là mô hình hiện nay được thực hiện khá tốt ở xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, sau khi được Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước kết hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Phước phục dựng Lễ hội Phá Bàu năm 2011, hiện nay UBND xã Lộc Khánh đã kết hợp với Hội đồng Già làng tiến hành duy trì lễ hội Phá Bàu, đây được coi là tín hiệu tốt cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lâu nay khó thực hiện.
Ngoài ra, cần vân động, tuyên truyền nhân dân trong những ngày lễ lớn của người Khmer như Lễ hội Đolta và đặc biệt là lễ tết nguyên Đán (Chol Chnăm Thmây) cần mặc những trang phục truyền thống của dân tộc, để các trang phục mãi là nét văn hóa đẹp của họ đã được gìn giữ trong thời gian qua. Trong các lễ cưới, đám tang cần giữ gìn những thủ tục truyền thống của người dân, tránh tình trạng đua đòi, khẳng định sự vượt trội của gia đình với các gia đình khác làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, người dân cần duy trì phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nghề đan, để làm ra những sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, ngoài ta còn góp phần bảo vệ các ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

Lễ Tết cổ truyền Chol Chnăm Thmây
Thứ ba cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu sâu về người Khmer để có những công trình phục vụ nhân dân, xã hội.
Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Khmer đi vào thực tiễn cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu sâu bằng các hình thức như in sách, in sổ tay, để từ đó có những công trình thiết thực, thông tin bổ ích để cho người dân hiểu được giá trị văn hóa và từ đó có công tác định hướng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, cần chủ động lập các dự án, chương trình nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Khmer hàng năm để công việc này được thực hiện thường xuyên tránh tình trạng để văn hóa bị mai một một cách không đáng có. Chúng ta phải nhận thức được rằng, quá trình bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của người Khmer chỉ có thể thực hiện được khi có sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị từ cấp trung ương cho đến cơ sở, từ đó công tác bảo tồn mới thức sự trở thành một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong tiến trình “… xây dựng nền văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[3] tiếp tục “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề ra, mới đem lại hiệu quả thiết thực đối với cuộc sống cộng đồng đó, đây là điều mỗi dân tộc Việt Nam đang hướng tới trong xã hội đầy biến động hiện nay.
Người Khmer là tộc người có bề dày lịch sử cư trú và số lượng dân cư đông ở Bình Phước, cùng với quá trình phát triển, người Khmer đã sáng tạo ra nhiều thành tố văn hóa có giá trị góp phần quan trọng tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú trong cộng đồng 41 dân tộc sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Khmer ở Bình Phước trong tổng quan nghiên cứu về người Khmer ở Nam Bộ, đây là một trong những tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer sinh sống trên mảnh đất Bình Phước. Bên cạnh giá trị truyền thống đang được người Khmer gìn giữ thì hiện nay, do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị trường, quá trình giao lưu, giao thoa tiếp biến văn hóa với các cộng đồng dân cư khác cùng chung sống trên địa bàn, cùng với đó là môi trường – không gian sống của người Khmer có nhiều thay đổi đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống đang có những biến đổi sâu sắc, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp đang bị lai căng, thậm chí còn bị mai một, mất dần đi trong cộng đồng. Vì vậy, vấn đề định hướng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer hiện nay là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chúng ta cần phải hiểu một điều rằng, mục tiêu của công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa không có nghĩa là giữ nguyên một cách nguyên vẹn những giá trị vốn có trong lịch sử mà cần phải biết “gạn đục khơi trong” làm sao để những giá trị đó tồn tại mãi với thời gian, đặc biệt phù hợp với điều kiện cụ thể xã hội hiện nay. Đó là một trong những vấn đề cần phải có những giải pháp cụ thể, mang tính thiết thực và phù hợp. Nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa không phải là một vấn đề riêng, mà đây chính là môt vấn đề liên quan mật thiết đến mục tiêu xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy công tác định hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Khmer hiện nay càng đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách đồng bộ với một hệ thống giải pháp tổng thể, hợp lý, đặc biệt là đối với những người làm công tác bảo tồn cần phải luôn hiểu rằng văn hóa không là “mì ăn liền”. Văn hóa hình thành, được vun đắp và phát huy sức mạnh của nó theo quy luật thẩm thấu. Cho nên, cần phải nhớ đến lời nhắn nhủ của ông cha: “Tô sức bên ngoài thì bên trong tàn tạ. Vun đắp ở bên trong thì bên ngoài tốt tươi” vì vậy phải biết “thăm dò cái gốc của nó, lại phải tưới tắm cho cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó”, như lời bàn của Nguyên Văn Siêu (1799-1872) nhắc nhở, có như thế văn hóa mới có chỗ đứng tồn tại mãi với thời gian.
Hoàng Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Văn Ánh (2011), Văn hóa Phum sóc trong đời sống tinh thần của người Khơ- me Tây Nam Bộ, Tạp chí di sản văn hóa, số 3, tr 49-52.
2. Báo cáo đề tài Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể người Khmer Bình Phước năm 2012, Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch Bình Phước.
3. Ban Chấp hành Trung Ương(2014),“Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”,http://www tulieuvankien/vankiendang/details.asp, truy cập ngày 12/6/2014.
4. Vũ Đình Mười (2014), Biến đổ kinh tế - xã hội của người Khơme từ năm 1980 đến nay: các nghiên cứu và nhận diện ban đầu, Tạp chí dân tộc học số 1&2, tr 35-46.
Nguồn: https://www.vhttdlkv3.gov.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu