Thứ Hai 15 Tháng Giêng 2018 - 02:57:31 CH
Dấu ấn văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân các bộ tộc Lào
Phật giáo được du nhập vào Lào từ thời gian nào và bằng con đường nào hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất, tuy nhiên có thể khẳng định rằng Phật giáo đã có mặt trên đất nước Lào từ rất sớm, trước cả khi quốc gia Lào giành độc lập thống nhất (thế kỷ XIV). Có hai con đường chính để Phật giáo được truyền bá đến Lào là từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên.
1. Vài nét về Phật giáo Lào
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ thứ VIII, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sỹ am hiểu Phật giáo từ Srilanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào.
Đến thế kỷ XIII khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu đạo Phật theo phái Tiểu thừa và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer. Dưới thời của đế chế Ăngkor, thống trị từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào. Thế kỷ XIV khi vua Phạ Ngùm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Tiểu thừa từ Campuhia và phát triển trên khắp đất nước Lào.
Như vậy, hiện nay Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, trong đó hệ phái Phật giáo Tiểu thừa chiếm đa số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự. Các tăng ni của Phật giáo Lào sinh hoạt trong một tổ chức chung là Hội Liên minh Phật giáo Lào với 04 ủy ban là Ủy ban quản lý đạo Phật và sư, Ủy ban Phổ biến nhân đạo, Ủy ban Giáo dục và Ủy ban Quản lý chùa chiền. Hệ thống từ trung ương đến địa phương theo bốn cấp là: Trung ương, tỉnh (thành phố), huyện và bản.
Do Phật giáo tại Lào đa số theo hệ phái Tiểu thừa nên số lượng sư tăng chiếm đa số (chỉ có hơn 400 vị Ni trong tổng số hơn 20.000 tăng ni). Để tạo điều kiện cho giới nữ được gần gũi Phật pháp. Hội Phật giáo Lào cho phép người nữ được tu theo lối bạch y (áo trắng). Suốt đời họ chỉ được thụ tám giới, mặc y phục trắng và ít khi xuất hiện trước đám đông. Đối với bậc sư tăng, những người mới vào chùa được gọi là chùa (tức chú tiểu), sau khi thụ đại giới được gọi là Achan(tức là thầy, thầy giáo).
Về chùa Lào, kiến trúc mang phong cách chùa Khmer nhưng cũng mang nhiều nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Lào. Thông thường ở mỗi bản làng của Lào bao giờ cũng có chùa. Ngôi chùa thường được xây dựng trên khu đất trung tâm của làng, cổng chính hướng về phía Tây và các cổng phụ ở ba phía còn lại. Quần thể chùa thường có 3 ngôi nhà chính là: Phật điện, Phật đường và Tăng phòng. Phật điện là nơi quan trọng nhất, dành riêng cho sư tăng thực hiện các nghi thức Phật giáo. Phật đường là nơi sinh hoạt chung của sư tăng và là nơi để các tín đồ đến hành lễ. Tăng phòng là nơi ở của các sư. Trong chùa cũng có một số công trình phụ trợ như thư viện, lầu trống, nhà khách… Ngoài ra, còn phải nhắc đến hệ thống tháp trong quần thể chùa Lào. Có 2 loại tháp là tháp thờ xá lợi Phật hoặc liên quan đến Phật và tháp đựng xương cốt người đã khuất. Tháp thờ xá lợi Phật thường có quy mô hoành tráng, bề thế, đặc sắc nhất hiện nay là Tháp Luổng ỏ thủ đô Viênchăn, truyền thuyết cho rằng hiện nay trong tháp Luổng có chứa xá lợi tóc của Đức Phật. Tháp thờ xương cốt cũng có 2 loại là tháp đựng cốt của nhà sư và tháp đựng cốt của phật tử. Tháp của sư thường được dựng sau tòa Phật điện, là nơi trang trọng nhất trong chùa. Tháp của phật tử với nhiều kiểu dáng khác nhau thường được dựng xung quanh chùa tạo nên màu sắc tôn giáo sinh động cho quần thể ngôi chùa ở Lào.
Qua các giai đoạn lịch sử, Phật giáo ở Lào ngày càng được củng cố và phát triển, tuy ở Lào không coi Phật giáo là quốc giáo nhưng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc sống của người dân các bộ tộc Lào. Hình ảnh gắn bó và gần gũi với người dân Lào đó chính là hình ảnh về ngôi chùa và các vị sư.
2. Dấu ấn văn hóa Phật giáo trong cuộc sống người dân Lào
Đến với đất nước Lào – xứ sở của hoa Chămpa, người ta có thể nhận thấy những dấu ấn rõ nét của văn hóa Phật giáo lên đời sống của người dân các bộ tộc Lào như thế nào. Không chỉ ở những nét đặc trưng của các chùa tháp cổ kính, không chỉ ở những bóng áo vàng của các sư tăng trên đường hành trì mà Phật giáo đã hiện diện trong từng hơi thở của cuộc sống thường nhật, trở thành một phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người dân đất nước Lào. Từ kiến trúc, nghệ thuật cho đến hội họa, điêu khắc, từ ngôn ngữ, văn tự cho đến văn học, thi ca, từ trang phục, ẩm thực cho đến tín ngưỡng, lễ hội đều mang dấu ấn Phật giáo. Và không ở đâu, dấu ấn Phật giáo lại được thể hiện sinh động, phong phú, màu sắc và rõ nét như trong đời sống sinh hoạt của người dân các bộ tộc Lào.
Cũng giống như hệ phái Phật giáo Tiểu thừa ở Campuhia, đối với Phật giáo ở Lào, ngôi chùa mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, trở thành trung tâm văn hóa của bản làng, nơi tổ chức những buổi vui chơi, hội hè của nhân dân. Chùa cũng là nơi giảng dạy giáo lý, dạy chữ cho người dân, nơi mà các nam thanh niên Lào vào tu học để tu nhân tích đức, để trở thành những người có ích cho xã hội. Trong lịch sử, trường chùa không chỉ thuần túy là nơi giảng dạy kiến thức thông thường mà đã trở thành nơi đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, cho quốc gia. Đối với người dân Lào, ngôi chùa không mang tính huyền bí, siêu đẳng, người dân vào chùa không có cảm giác e ngại, sợ sệt bởi lẽ đạo và đời diễn ra ngay trong ngôi chùa. Mối quan hệ mật thiết này đã làm cho mọi nếp sống sinh hoạt càng trở nên vui tươi, lành mạnh và hun đúc cho mọi người tinh thần hồn nhiên, hiền hòa, một cuộc sống thanh bình, hữu hảo.
Sư sãi ở Lào là một tầng lớp đặc biệt trong xã hội, họ được coi trọng và có vị trí cao trong xã hội. Nếu như người dân chăm lo cho sư tăng về đời sống vật chất, thì ngược lại, tầng lớp sư sãi là những người chăm lo về đời sống tinh thần cho mỗi người dân. Chính vì vậy, vai trò của sư sãi trong đời sống văn hóa của cư dân Lào là vô cùng sâu đậm, gắn bó như một phần hữu cơ của cuộc sống.
Ngay khi người mẹ mang thai, người nhà đã mời các vị sư đến nhà tụng kinh, lễ Phật để mang lại nhiều điều may mắn. Trong thời gian đó, người mẹ cũng thường xuyên lên chùa tụng kinh niệm Phật để cầu phúc và cũng phải kiêng kỵ không được nói dối, không được ăn cắp, kiêng những thức ăn mà những nhà sư không ăn… Đến khi thai phụ lâm bồn, người nhà lại thỉnh các vị sư đến làm lễ xua đuổi tà ma để mẹ con đều được bình an, khỏe mạnh.
Sau khi đứa bé chào đời được bố mẹ đưa lên chùa lễ Phật, cầu phúc và nhờ sư đặt tên cho bé. Với những gia đình khá giả, người ta thường thỉnh sư về nhà làm lễ, buổi lễ thường rất cầu kỳ, hình thức và tốn kém. Còn với những đứa trẻ bất hạnh bố mẹ không có khả năng nuôi hoặc mồ côi cha mẹ, người ta cũng đưa lên chùa để các sư nuôi nấng và dạy dỗ. Trong buổi lễ, các sư thường làm lễ buộc chỉ cổ tay cho các bé với mong muốn đem lại bình an, may mắn, sức khỏe và mọi điều an lành. Đứa trẻ chỉ bỏ chỉ cổ tay khi đã thực sự khỏe mạnh, trưởng thành.
Khi đứa trẻ đến tuổi đến trường, cha mẹ lại gửi vào chùa để các sư dạy giáo lý, kinh kệ, dạy đạo đức làm người, dạy cách ăn nói, đi đứng… Nhà sư luôn luôn kề cận gần gũi, hướng dẫn chỉ bảo trong mọi sinh hoạt học tập trong chùa. Sau này khi đứa trẻ trưởng thành và hoàn tục thì vị sư vẫn là người thầy, người bạn, là nơi nương tựa mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Trong thời gian đứa trẻ được gửi lên chùa, cha mẹ phải thường xuyên dâng cúng phẩm vật cho các sư trong chùa để tỏ rõ trách nhiệm và lòng thành kính.
Trong quan niệm của người Lào các nam thanh niên đến tuổi trưởng thành, đã qua thời gian ở chùa được coi là những người chín chắn, còn nếu chưa từng ở chùa, thì dẫu sống đến già vẫn bị coi là người chưa chín chắn. Trong cuộc sống của người Lào, nếu khi cha mẹ tật bệnh hoặc mất, hoặc khi gia đình gặp phải những điều không may mắn người ta cũng thường xin vào chùa tu một thời gian để thêm phúc đức cho người thân, cho gia đình tai qua, nạn khỏi. Người Lào cũng cho rằng, nếu trong thời gian người nam thanh niên ở trong chùa mà cảm thấy con đường tu hành là lý tưởng cao đẹp thì có thể đi tu luôn cũng được, và đây cũng là một vinh dự cho bản thân và gia đình người xuất gia. Tuy nhiên, để được là người tu sỹ gắn bó trọn đời với Phật pháp, việc tuyển lựa cũng phải qua rất nhiều khâu kỹ càng và cẩn trọng theo đúng truyền thống Phật giáo.
Khi thanh niên Lào đến tuổi lập gia đình, người ta sẽ lại lên chùa xin các vị sư làm lễ ban phúc. Người Lào thường kiêng tổ chức hôn lễ vào các tháng mà nhà sư cấm túc an cư, kiêng tổ chức vào các ngày rằm, ngày lễ vía Phật vì cho rằng đôi trẻ tổ chức vào các ngày đó sẽ không hạnh phúc. Ở nhiều địa phương, trong lễ cưới người ta thường mời các vị sư đến tụng kinh và vẩy nước phép. Sau khi đôi trẻ tổ chức lễ thành hôn, nhất thiết hôm sau phải đến chùa dâng phẩm vật cho sư tăng để tạ ơn và báo tin với tổ tiên về cuộc sống mới của mình.
Trong cuộc sống, khi người dân Lào gặp ốm đau bệnh tật cũng thường lên chùa cầu an và xin các sư chữa bệnh giúp, nhiều ngôi chùa cũng là nơi phát thuốc chữa bệnh cho người dân. Đặc biệt khi người dân Lào từ giã cõi đời, ai cũng mong muốn xương cốt của mình được gửi vào chùa để được siêu thoát. Người Lào quan niệm rằng có cái chết “lành” và chết “dữ”. Chết “lành” là những người chết do già cả, bệnh tật, chết “dữ” là những người chết do tai ương, bất đắc kỳ tử, và chỉ có những người chết lành mới được hỏa thiêu và gửi xương cốt vào chùa. Người qua đời là ông bà, cha mẹ thì con trai, cháu trai từ bảy tuổi trở lên sẽ cắt tóc đi tu, thời gian có thể một tháng, một tuần, thậm chí chỉ vài giờ cho đến khi hỏa thiêu xong. Đối với người Lào, đi tu là cách tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, và đó cũng là cách để tang phổ biến nhất của nam giới. Người Lào cũng cho rằng khi người ta chết đi tức là thuộc về chùa, và vì vậy không lập bàn thờ ở nhà, khi cần cầu cúng cho người đã chết, họ sẽ mang lễ vật lên chùa và thỉnh sư tăng trong chùa làm lễ cho người thân quá cố của mình.
Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa của cư dân các bộ tộc Lào. Phật giáo đã đi vào đời sống, hiện hữu như một thực thể hữu cơ và tạo nên những nét truyền thống đặc biệt mà chỉ trong văn hóa của Lào mới có. Đó cũng chính là lí do để đạo Phật có mặt, tồn tại và phát triển vững bền qua hàng ngàn năm trên đất nước của xứ sở hoa Chămpa.
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ thứ VIII, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sỹ am hiểu Phật giáo từ Srilanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào.
Đến thế kỷ XIII khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu đạo Phật theo phái Tiểu thừa và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer. Dưới thời của đế chế Ăngkor, thống trị từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào. Thế kỷ XIV khi vua Phạ Ngùm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Tiểu thừa từ Campuhia và phát triển trên khắp đất nước Lào.
Như vậy, hiện nay Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, trong đó hệ phái Phật giáo Tiểu thừa chiếm đa số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự. Các tăng ni của Phật giáo Lào sinh hoạt trong một tổ chức chung là Hội Liên minh Phật giáo Lào với 04 ủy ban là Ủy ban quản lý đạo Phật và sư, Ủy ban Phổ biến nhân đạo, Ủy ban Giáo dục và Ủy ban Quản lý chùa chiền. Hệ thống từ trung ương đến địa phương theo bốn cấp là: Trung ương, tỉnh (thành phố), huyện và bản.
Do Phật giáo tại Lào đa số theo hệ phái Tiểu thừa nên số lượng sư tăng chiếm đa số (chỉ có hơn 400 vị Ni trong tổng số hơn 20.000 tăng ni). Để tạo điều kiện cho giới nữ được gần gũi Phật pháp. Hội Phật giáo Lào cho phép người nữ được tu theo lối bạch y (áo trắng). Suốt đời họ chỉ được thụ tám giới, mặc y phục trắng và ít khi xuất hiện trước đám đông. Đối với bậc sư tăng, những người mới vào chùa được gọi là chùa (tức chú tiểu), sau khi thụ đại giới được gọi là Achan(tức là thầy, thầy giáo).
Về chùa Lào, kiến trúc mang phong cách chùa Khmer nhưng cũng mang nhiều nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Lào. Thông thường ở mỗi bản làng của Lào bao giờ cũng có chùa. Ngôi chùa thường được xây dựng trên khu đất trung tâm của làng, cổng chính hướng về phía Tây và các cổng phụ ở ba phía còn lại. Quần thể chùa thường có 3 ngôi nhà chính là: Phật điện, Phật đường và Tăng phòng. Phật điện là nơi quan trọng nhất, dành riêng cho sư tăng thực hiện các nghi thức Phật giáo. Phật đường là nơi sinh hoạt chung của sư tăng và là nơi để các tín đồ đến hành lễ. Tăng phòng là nơi ở của các sư. Trong chùa cũng có một số công trình phụ trợ như thư viện, lầu trống, nhà khách… Ngoài ra, còn phải nhắc đến hệ thống tháp trong quần thể chùa Lào. Có 2 loại tháp là tháp thờ xá lợi Phật hoặc liên quan đến Phật và tháp đựng xương cốt người đã khuất. Tháp thờ xá lợi Phật thường có quy mô hoành tráng, bề thế, đặc sắc nhất hiện nay là Tháp Luổng ỏ thủ đô Viênchăn, truyền thuyết cho rằng hiện nay trong tháp Luổng có chứa xá lợi tóc của Đức Phật. Tháp thờ xương cốt cũng có 2 loại là tháp đựng cốt của nhà sư và tháp đựng cốt của phật tử. Tháp của sư thường được dựng sau tòa Phật điện, là nơi trang trọng nhất trong chùa. Tháp của phật tử với nhiều kiểu dáng khác nhau thường được dựng xung quanh chùa tạo nên màu sắc tôn giáo sinh động cho quần thể ngôi chùa ở Lào.
Qua các giai đoạn lịch sử, Phật giáo ở Lào ngày càng được củng cố và phát triển, tuy ở Lào không coi Phật giáo là quốc giáo nhưng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc sống của người dân các bộ tộc Lào. Hình ảnh gắn bó và gần gũi với người dân Lào đó chính là hình ảnh về ngôi chùa và các vị sư.
2. Dấu ấn văn hóa Phật giáo trong cuộc sống người dân Lào
Đến với đất nước Lào – xứ sở của hoa Chămpa, người ta có thể nhận thấy những dấu ấn rõ nét của văn hóa Phật giáo lên đời sống của người dân các bộ tộc Lào như thế nào. Không chỉ ở những nét đặc trưng của các chùa tháp cổ kính, không chỉ ở những bóng áo vàng của các sư tăng trên đường hành trì mà Phật giáo đã hiện diện trong từng hơi thở của cuộc sống thường nhật, trở thành một phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người dân đất nước Lào. Từ kiến trúc, nghệ thuật cho đến hội họa, điêu khắc, từ ngôn ngữ, văn tự cho đến văn học, thi ca, từ trang phục, ẩm thực cho đến tín ngưỡng, lễ hội đều mang dấu ấn Phật giáo. Và không ở đâu, dấu ấn Phật giáo lại được thể hiện sinh động, phong phú, màu sắc và rõ nét như trong đời sống sinh hoạt của người dân các bộ tộc Lào.
Cũng giống như hệ phái Phật giáo Tiểu thừa ở Campuhia, đối với Phật giáo ở Lào, ngôi chùa mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, trở thành trung tâm văn hóa của bản làng, nơi tổ chức những buổi vui chơi, hội hè của nhân dân. Chùa cũng là nơi giảng dạy giáo lý, dạy chữ cho người dân, nơi mà các nam thanh niên Lào vào tu học để tu nhân tích đức, để trở thành những người có ích cho xã hội. Trong lịch sử, trường chùa không chỉ thuần túy là nơi giảng dạy kiến thức thông thường mà đã trở thành nơi đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, cho quốc gia. Đối với người dân Lào, ngôi chùa không mang tính huyền bí, siêu đẳng, người dân vào chùa không có cảm giác e ngại, sợ sệt bởi lẽ đạo và đời diễn ra ngay trong ngôi chùa. Mối quan hệ mật thiết này đã làm cho mọi nếp sống sinh hoạt càng trở nên vui tươi, lành mạnh và hun đúc cho mọi người tinh thần hồn nhiên, hiền hòa, một cuộc sống thanh bình, hữu hảo.
Sư sãi ở Lào là một tầng lớp đặc biệt trong xã hội, họ được coi trọng và có vị trí cao trong xã hội. Nếu như người dân chăm lo cho sư tăng về đời sống vật chất, thì ngược lại, tầng lớp sư sãi là những người chăm lo về đời sống tinh thần cho mỗi người dân. Chính vì vậy, vai trò của sư sãi trong đời sống văn hóa của cư dân Lào là vô cùng sâu đậm, gắn bó như một phần hữu cơ của cuộc sống.
Ngay khi người mẹ mang thai, người nhà đã mời các vị sư đến nhà tụng kinh, lễ Phật để mang lại nhiều điều may mắn. Trong thời gian đó, người mẹ cũng thường xuyên lên chùa tụng kinh niệm Phật để cầu phúc và cũng phải kiêng kỵ không được nói dối, không được ăn cắp, kiêng những thức ăn mà những nhà sư không ăn… Đến khi thai phụ lâm bồn, người nhà lại thỉnh các vị sư đến làm lễ xua đuổi tà ma để mẹ con đều được bình an, khỏe mạnh.
Sau khi đứa bé chào đời được bố mẹ đưa lên chùa lễ Phật, cầu phúc và nhờ sư đặt tên cho bé. Với những gia đình khá giả, người ta thường thỉnh sư về nhà làm lễ, buổi lễ thường rất cầu kỳ, hình thức và tốn kém. Còn với những đứa trẻ bất hạnh bố mẹ không có khả năng nuôi hoặc mồ côi cha mẹ, người ta cũng đưa lên chùa để các sư nuôi nấng và dạy dỗ. Trong buổi lễ, các sư thường làm lễ buộc chỉ cổ tay cho các bé với mong muốn đem lại bình an, may mắn, sức khỏe và mọi điều an lành. Đứa trẻ chỉ bỏ chỉ cổ tay khi đã thực sự khỏe mạnh, trưởng thành.
Khi đứa trẻ đến tuổi đến trường, cha mẹ lại gửi vào chùa để các sư dạy giáo lý, kinh kệ, dạy đạo đức làm người, dạy cách ăn nói, đi đứng… Nhà sư luôn luôn kề cận gần gũi, hướng dẫn chỉ bảo trong mọi sinh hoạt học tập trong chùa. Sau này khi đứa trẻ trưởng thành và hoàn tục thì vị sư vẫn là người thầy, người bạn, là nơi nương tựa mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Trong thời gian đứa trẻ được gửi lên chùa, cha mẹ phải thường xuyên dâng cúng phẩm vật cho các sư trong chùa để tỏ rõ trách nhiệm và lòng thành kính.
Trong quan niệm của người Lào các nam thanh niên đến tuổi trưởng thành, đã qua thời gian ở chùa được coi là những người chín chắn, còn nếu chưa từng ở chùa, thì dẫu sống đến già vẫn bị coi là người chưa chín chắn. Trong cuộc sống của người Lào, nếu khi cha mẹ tật bệnh hoặc mất, hoặc khi gia đình gặp phải những điều không may mắn người ta cũng thường xin vào chùa tu một thời gian để thêm phúc đức cho người thân, cho gia đình tai qua, nạn khỏi. Người Lào cũng cho rằng, nếu trong thời gian người nam thanh niên ở trong chùa mà cảm thấy con đường tu hành là lý tưởng cao đẹp thì có thể đi tu luôn cũng được, và đây cũng là một vinh dự cho bản thân và gia đình người xuất gia. Tuy nhiên, để được là người tu sỹ gắn bó trọn đời với Phật pháp, việc tuyển lựa cũng phải qua rất nhiều khâu kỹ càng và cẩn trọng theo đúng truyền thống Phật giáo.
Khi thanh niên Lào đến tuổi lập gia đình, người ta sẽ lại lên chùa xin các vị sư làm lễ ban phúc. Người Lào thường kiêng tổ chức hôn lễ vào các tháng mà nhà sư cấm túc an cư, kiêng tổ chức vào các ngày rằm, ngày lễ vía Phật vì cho rằng đôi trẻ tổ chức vào các ngày đó sẽ không hạnh phúc. Ở nhiều địa phương, trong lễ cưới người ta thường mời các vị sư đến tụng kinh và vẩy nước phép. Sau khi đôi trẻ tổ chức lễ thành hôn, nhất thiết hôm sau phải đến chùa dâng phẩm vật cho sư tăng để tạ ơn và báo tin với tổ tiên về cuộc sống mới của mình.
Trong cuộc sống, khi người dân Lào gặp ốm đau bệnh tật cũng thường lên chùa cầu an và xin các sư chữa bệnh giúp, nhiều ngôi chùa cũng là nơi phát thuốc chữa bệnh cho người dân. Đặc biệt khi người dân Lào từ giã cõi đời, ai cũng mong muốn xương cốt của mình được gửi vào chùa để được siêu thoát. Người Lào quan niệm rằng có cái chết “lành” và chết “dữ”. Chết “lành” là những người chết do già cả, bệnh tật, chết “dữ” là những người chết do tai ương, bất đắc kỳ tử, và chỉ có những người chết lành mới được hỏa thiêu và gửi xương cốt vào chùa. Người qua đời là ông bà, cha mẹ thì con trai, cháu trai từ bảy tuổi trở lên sẽ cắt tóc đi tu, thời gian có thể một tháng, một tuần, thậm chí chỉ vài giờ cho đến khi hỏa thiêu xong. Đối với người Lào, đi tu là cách tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, và đó cũng là cách để tang phổ biến nhất của nam giới. Người Lào cũng cho rằng khi người ta chết đi tức là thuộc về chùa, và vì vậy không lập bàn thờ ở nhà, khi cần cầu cúng cho người đã chết, họ sẽ mang lễ vật lên chùa và thỉnh sư tăng trong chùa làm lễ cho người thân quá cố của mình.
Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa của cư dân các bộ tộc Lào. Phật giáo đã đi vào đời sống, hiện hữu như một thực thể hữu cơ và tạo nên những nét truyền thống đặc biệt mà chỉ trong văn hóa của Lào mới có. Đó cũng chính là lí do để đạo Phật có mặt, tồn tại và phát triển vững bền qua hàng ngàn năm trên đất nước của xứ sở hoa Chămpa.
Phúc Nguyên
Nguồn: http://btgcp.gov.vn
Nguồn: http://btgcp.gov.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu