Chủ Nhật 24 Tháng Mười Hai 2017 - 03:21:41 CH
Chùa ở Viêng Chăn
Viêng Chăn có rất nhiều chùa, trong đó chùa lớn có trên 700 ngôi. Trong số này có một ngôi chùa rất nỗi tiếng về quy mô, vẻ đẹp và sự tích, đó là chùa “Thích Ca Mâu Ni” mà dân chúng quen gọi với cái tên thân mật là “Chùa Ông Tự”. Ông Tự ở đây chính là Phật tổ. Chuyện kể rằng, vua Lào là Tha Ni Lạt đang dích thân điều hành việc đúc một pho tượng Phật lớn bằng đồng thì vua Miến Điện là Bu Len Noong đem quân tới đánh Viêng Chăn. vua Lào nói với vua Miên là sẵn sàng nghênh chiến nhưng vì bức tượng đang đúc dỡ dang và đây là một việc hết sức thiêng liêng, nên đề nghị vua Miên tạm đóng quân bất động cho tới khi bức tượng Phật đúc xong rồi sẽ động binh, Vua Miên đồng ý, vì ông cũng là một Phật tử sùng tín. Trong lúc chờ đợi, vua Miên nhận thấy vua Lào hết sức thành tâm với Đức Phật nên ông tỏ lòng yêu mến, bèn ra lệnh rút quân rồi kết thân với vua Lào và gả con gái cho Tha Thi Lạt . Câu chuyện nỗi tiếng trên được dân cả nưóc Lào biết đến và ca tụng như sức mạnh tôn giáo có thể cảm hóa được con người, thậm chí có thể triệt thoái cả một cuộc chiến tranh …
Cùng với Luang Pra Bang. Viêng Chăn là một trong hai trung tâm Phật giáo lớn nhất của đất nước, cũng là một trong hai kinh đô cổ xưa của vương quốc Lạng Xạn. Tuy có tuổi đời chưa lớn bằng Luang Pra Bang nhưng Viêng Chăn trở thành kinh đô của nước Lào thống nhất đã trên 4 thế kỷ. Từ năm 1563, khi vua Xẹt XảThi Lạt dời bỏ Luang Pra Bang về đây để tránh họa ngoại xâm của người Miến ở phương Bắc. Tránh với cái họa từ người Miến thì lại đối đầu với nạn xâm lược của người Xiêm. Đó là củộc xâm lăng của nước Thái từ năm 1778 đến năm 1827, kết quả là Viêng Chăn bị san bằng, và thái độ hung bạo “ Đại Thái” của họ đè nặng lên nước Lào từ năm 1827 đến 1885. Tình thế đó buộc vua Lào ở Viêng Chăn phải mấy lần lánh nạn qua Việt Nam tìm sự trợ giúp của triều đình Huế. Vua Minh Mạng đã cho quân hộ tống ngài về chiếm lại Viêng Chăn, nhưng sau khi quân Việt rút , quân Thái đã tái chiếm Viêng Chăn bắt vua Lào đem về Băng Cốc . Tấn bi kịch đó dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại đối với Phật giáo : hệ thống chùa chiền đền đài Phật giáo tráng lệ huy hoàng được xây dựng suốt bao thế kỷ , là niếm tự hào của nghệ thuật kiến trúc Lào đã hoàn toàn sụp đổ. Toàn bộ kinh thành Viêng Chăn chỉ còn là một đống tro tàn trong tiếng kêu than thảm thiết của toàn dân mà hầu hết là Phật tử. Sở dĩ phải nhắc tới điều này để hiểu rằng, Viêng Chăn đã hồi sinh thần kỳ như thế nào bằng tinh thần vươn lên bất diệt của một dân tộc, bằng sức sống mãnh liệt của tư tưởng Phật giáo. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, Phật giáo đã sát cánh đồng hành cùng dân tộc và trở thành một phần máu thịt của quốc gia. Hệ thống đền chùa Phật giáo, biểu tượng của một nền kiến trúc Lào cổ xưa, hiện đang làm say đắm khách du hành chính là sản phẩm của cuộc hồi sinh vĩ đại đó.
Đặc điểm tôn giáo ở Lào là cả tín ngưỡng thần linh bản địa có trước và đạo Phật du nhập sau này đều có thể chấp nhận và dung nạp lẫn nhau. Đó chính là lý do làm cho Phật giáo ngày càng phát triển, được nhà nước khuyến khích và trở thành tôn giáo của một số đông nhân dân suốt từ thế kỷ XIV tới nay. Đến thời kỳ trị vì của vua Sulinha Vông sa (1637-1694) đạo Phật đã được sùng kính cao độ, có địa vị tuyệt đối trong xã hội, đưa nước Lào trở thành quốc gia có đạo Phật phát triển rực rỡ nhất trong toàn vùng Đông Nam Á. Do tính chất phổ biến như thế nên nghệ thuật tạo hình ở Lào Phát triển chủ yếu trong các kiến trúc Phật giáo .Các chùa ở Viêng Chăn được xây dựng nhiều nhất là vào các thế kỷ XVII, XVIII ; riêng Thạt Luổng được xây vào năm 1586 . Năm 1826, 1827, như đã nói trên Viêng Chăn bị quân Xiêm cướp phá, chùa chiền bị hủy hoại , nhiều báu vật bị cướp đem về Băng Cốc, trong đó có hàng loạt tượng Phật quý thuộc dạng “quốc bảo”. Một số chùa mãi sau này mới được khôi phục, trong đó có chùa Pra Keo chẳng hạn, chỉ mới được tái thiết sau Thế chiến lần thứ 2.
Trong hàng loạt công trình Phật giáo ở thủ đô Lào, đẹp nhất phải kể tới các chùa: Phya , Si La Kẹt , Ho Pra Kẹo v.v… Tuy nhiên , trên tất cả phải là Thạt Luổng , một biểu tượng của Viêng Chăn và của cả nước Lào.
Thạt Luổng
“ Thạt” nghĩa là tháp , “Luổng” nghĩa là lớn. “Tháp Lớn” là một tòa lâu đài đồ sộ, tráng lệ , màu hơi vàng , nằm ngạo nghễ ở trung tâm kinh thành với ngôi tháp lớn hình nậm rượu đâm thẳng lên trời cao với tư thế hoàn toàn tự tin và kiêu hãnh . Tháp được đặt trên một hình đế bắng hoa sen xòe ra các cánh , bên dưới là một cái bệ khổng lồ hình bán cầu tạo thành 4 múi có đáy vuông . Toàn bộ khối kiến trúc là một khuôn viên có tường bao quanh và chính giữa là khối tháp và bệ chủ thể và nền tam cấp hết sức uy nghi và bề thế . Cùng với tường thành cao bao bọc ở ngoài cùng là 4 dãy hành lang có mái giới hạn cho khuôn viên vuông vức. Với 4 cánh cửa ra vào ở chính giữa 4 mặt . Chung quanh bệ tháp lớn là 30 tháp nhỏ . Trên thân mỗi tháp nhỏ có đắp nổi một câu kệ của nhà Phật viết bằng tiếng Pali như sau: “Làm lễ trong tu niệm” . “ Làm lễ trong thông tuệ” , “ Làm lễ trong tinh tiến”, “ làm lễ trong nhẫn nại” v.v.. Tại cửa Tây có hai cột đá , một cột có 9 dòng chữ Pali . Một dòng ghi “tháp dựng vào ngày trăng tròn tháng Giêng năm 2129” ( tức năm 1586 dương lịch ) .Các dòng khác ghi lại việc dựng tháp gắn liền với việc lập tu viện Phật giáo ở chính địa điểm này , cùng với những quy ước trong cuộc sống và tu hành của những người tham gia xây tháp.
Thạt Luổng là ngôi tháp lớn nhất nước Lào , là một trong những ngôi tháp đẹp nhất của toàn vùng Đông Nam Á , là công trình văn hóa đặc sắc tiêu biểu cho trí tuệ , óc sáng tạo của người Lào và là bông hoa rực rỡ nhất của kiến trúc Phật giáo ở xứ sở Triệu Voi . Nơi đây hằng năm diễn ra một lễ hội Phật giáo lớn nhất nước Lào, cực kỳ tưng bừng trọng thể với nghi thức hết sức thiêng liêng kéo dài suốt 3 ngày đêm .Đó chính là Bun hạt Luổng . “Bun” có nghĩa là lễ hội . Mở đầu “Bun” là lễ tắm Phật , đêm cuối là lễ rước nến . Đêm rước nến là cảnh tượng hết sức huy hoàng diễn ra ở Thạt Luổng và ở hầu hết các chùa trong thành phố . Đó là ngày trăng tròn tháng 11 dương lịch hằng năm , già trẻ trai gái khắp kinh thành đều tay cầm nến đi quanh Thạt Luổng và các chùa dâng hoa lên Đức Phật .Có thể nói đêm trăng Thạt Luổng là hình ảnh lung linh rực rỡ nhất của nước Lào và là một trong những cảnh tượng tráng lệ nhất trên bờ Mê Kong – dòng sông Phật giáo .
Thạt Luổng là công trình nghệ thuật Phật giáo ở Viêng Chăn được chúng tôi chú ý nhất và bỏ nhiều thời gian nhất để quan sát , chiêm ngưỡng và ghi hình . Đây là một trong những kiền trúc rực rỡ nhất dưới bầu tời Đông Nam Á , đã từng được nhà nghiên cứu phương Tây là Van Woesthoff mô tả một cách say mê với niềm thán phục đặc biệt .
Va Ho Pra Kẹo (Vạt Pra Kẹo)
“Vạt” là chùa , “Pra” là Phật” , “Kẹo” là ngọc. Chùa Phật ngọc được coi là một điển hình hoàn chỉnh về kiến trúc Phật giáo ở Lào .Đây là ngôi chùa cổ rất nổi tiếng bị quân Xiêm tàn phá và chỉ mới được khôi phục lại sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, là công trình Phật giáo quan trọng thừ 2 sau Thạt Luổng . Vì trong chùa có thờ pho tượng Phật rất quý bằng ngọc lục bảo , nổi tiếng cả vùng Đông Nam Á nên mới có tên là chùa Bảo Ngọc. Tượng Pra Kẹo còn quý hơn cả tượng vàng Pra Bang ở cố đô Luông Pra Bang, vì ngọc lục bảo quý hơn cả vàng. Pra Kẹo và Pra Bang đều được chế tác tại Sri Lanka ,được thờ ở Campuchia rồi được tặng cho Lào. Trong cuộc tàn phá kinh thành năm 1826 , quân Thái đã mang về thờ tại ngôi chùa cũng có tên là Pra Kẹo ở thủ đô Băng Cốc . Mãi sau này mới được trả lại cho Lào . Ngoài bức tượng quý kể trên, chùa Ho Pra kẹo còn một kho tàng vô giá lưu trữ hàng loạt bức tượng Phật quy bằng đồng đủ mọi kích cỡ. Tất cả đều là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ, thể hiện tài năng siêu việt của người nghệ sĩ và của những nghệ nhân bậc thầy trong nghề đúc đồng. Có những pho tượng đồng cao tới 2,5 m được đặt trên bệ đồng cao, khắc hoa văn hình lá sen trông rất thanh cao và bệ vệ. Trong chùa còn lưu giữ rất nhiều hiện vất khảo cổ liên quan đến Phật giáo ,Một số tác phẩm điêu khắc tinh tế về Đức Phật được tìm thấy ở nhiều nơi trong nước. Chùa Pra Kẹo được cả nước trân trọng, gìn giữ như một báu vật, một biểu tượng của vương quốc Lạng Xạn trong suốt nhiều thế kỷ. Mỗi lần tu sửa, thiết kế ban đầu đều được tuyệt đối tôn trọng để công trình luôn giữ được nguyên mẫu.
Chùa Ông Tự
Viêng Chăn có rất nhiều chùa, trong đó chùa lớn có trên 100 ngôi. Trong số này có một ngôi chùa rất nổi tiếng về quy mô, vẻ đẹp và sự tích , đó là chùa “Thích Ca Mâu Ni”, mà dân chúng quen gọi bằng cái tên thân mật là “Chùa Ông Tự”. Ông Tự ở đây chính là Đức Phật Tổ . Chuyện kể rằng vua Lào là Tha Thi Lạt đang đích thân điều hành đúc một pho tượng Phật lớn bằng đồng , thì vua Miến Điên là Bu Len Noong đem quân tới đành Viêng Chăn . Vua Lào nói với vua Miến là sẵn sàng nghênh chiến , nhưng vì bức tượng đang đúc dở dang và đây là một việc hết sức thiêng liêng, nên đề nghị vau Miến tạm đóng quân bất động cho đến khi bức tượng Phật được đúc xong rồi sẽ động binh . Vua Miến đồng ý, vì ông cũng là một Phật tử sùng tín. Trong lúc chờ đợi, vua Miến nhận thấy vua Lào hết sức thành tâm với Đức Phật nên ông tỏ lòng yêu mến, bèn ra lệnh rút quân rồi kết thân với vua Lào và gả con gái cho Tha Thi Lạt. Câu chuyện nổi tiếng trên được dân cả nước Lào biết đến và ca tụng như sức mạnh tôn giáo có thể cảm hóa được con người , thậm chí có thể triệt thoái được cả một cuộc chiến tranh. Hiện chùa Ông Tự đang được Nhà nước Lào cấp kinh phí để bảo trì , tôn tạo , nâng cấp và mở rộng . Chùa có khuôn viên rất lớn , kiến trúc thanh thoát , có “chung cổ lâu” tức lầu chuông và lầu trống rất đẹp. Vào trong chánh điện , khách thập phương có thể chiêm ngưỡng bức tượng Phật bằng đồng cỡ lớn có thần khí rất sinh động , được coi là bảo vật số một của chùa.
Miền Bắc nước Lào có 3 trung tâm Phật giáo điển hình là Luang Pra Bang ,Xiêng Khoảng và Viêng Chăn . Riêng về tượng Phật bằng đồng thì hiện nay người ta còn lưu giữ được một phần bức tượng khổng lồ tại chùa Manôrôm ở Luang Pra Bang , mà riêng phần đầu với một ít phẩn thân còn lại đã cao tới 2 mét .
Ở Viêng Chăn , do cuộc tàn phá kinh thành năm 1826 ,nên tất cả các chùa đều phải xây lại . Ngoài một số chùa quan trọng nhất được tái thiết theo đúng bản vẽ cũ , số còn lại được xây mới trên nền cũ có pha tạp phong cách kiến trúc khác , thậm chí hơi giống cả kiến trúc phương Tây, nhưng tất cả đều có dáng hình rất đẹp .Đặc trưng các chàu ở Luang Pra Bang và ở Xiêng Khoảng giống nhau ở chỗ , các hàng cột mái đều có thân tròn , còn cột chùa ở Viêng Chăn lại có thân hình vuông.
Những kiến trúc Phật giáo danh tiếng nhất trên cao nguyên TRấn Ninh ,tức tỉnh Xiêng Khoảng , nơi có cánh đồng chum nổi tiếng , là các chùa Bản Áng , Bản Khay , Bản Phong , Si Phum … Đây là một trung tâm Phật giáo cao nguyên giống như Đà Lạt của ta , nó phảng phất chất “Bồng lai” như miền núi có tảng đá Vàng huyền diệu của người Miến mà chúng tôi đã có nói tới trong số báo trước.
==================
Mục tiêu của đoàn làm phim “Mê Kông ký sự”không phải là tìm hiểu về Phật giáo nhưng quá trình tìm kiếm, tiếp cận vá khám phá dòng sông ,chúng tôi đã phát hiện một thực tế cực kỳ ký thú và đặt cho nó cái tên là “Dòng sông Phật Giáo”. Cuộc hành trình hàng trăm ngàn cây số đã giúp chúng tôi tiếp xúc với hàng loạt nền văn hóa khác nhau , với rất nhiều sắc tộc và tôn giáo ngự trị trên các mền đất ven bờ và lưu vực mênh mông của nó . Trong bức trường họa thiên nhiên và xã hội kỳ vĩ đó , nền văn hóa Phật giáo đã tự trở thành một hệ thống huyết mạch làm cường tráng toàn bộ cơ thể của Mê Kong , hòa quyện với bộ phận khác để trở thành một bản thể sâu sắc và độc đáo của dòng sông huyền bí . Bên cạnh dòng chảy của Mê Kông luôn tồn tại một dòng chảy tinh thần của Phật giáo. Hệ thống chùa chiền dày đặc , tráng lệ cùng với âm thanh vang vọng của tiếng chuông chùa , tiếng tụng kinh đã tạo cho Mê Kông một sức sống thần kỳ và diễm ảo. Cảm nhận đó hành trính trong tâm tưởng lữ khách ngay từ khi còn lang thang tên các miền đất TrungHoa , Myanma và bây giờ là trên quê hương của những người Lào hiền lành , bao dung và độ lượng ...
Cùng với Luang Pra Bang. Viêng Chăn là một trong hai trung tâm Phật giáo lớn nhất của đất nước, cũng là một trong hai kinh đô cổ xưa của vương quốc Lạng Xạn. Tuy có tuổi đời chưa lớn bằng Luang Pra Bang nhưng Viêng Chăn trở thành kinh đô của nước Lào thống nhất đã trên 4 thế kỷ. Từ năm 1563, khi vua Xẹt XảThi Lạt dời bỏ Luang Pra Bang về đây để tránh họa ngoại xâm của người Miến ở phương Bắc. Tránh với cái họa từ người Miến thì lại đối đầu với nạn xâm lược của người Xiêm. Đó là củộc xâm lăng của nước Thái từ năm 1778 đến năm 1827, kết quả là Viêng Chăn bị san bằng, và thái độ hung bạo “ Đại Thái” của họ đè nặng lên nước Lào từ năm 1827 đến 1885. Tình thế đó buộc vua Lào ở Viêng Chăn phải mấy lần lánh nạn qua Việt Nam tìm sự trợ giúp của triều đình Huế. Vua Minh Mạng đã cho quân hộ tống ngài về chiếm lại Viêng Chăn, nhưng sau khi quân Việt rút , quân Thái đã tái chiếm Viêng Chăn bắt vua Lào đem về Băng Cốc . Tấn bi kịch đó dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại đối với Phật giáo : hệ thống chùa chiền đền đài Phật giáo tráng lệ huy hoàng được xây dựng suốt bao thế kỷ , là niếm tự hào của nghệ thuật kiến trúc Lào đã hoàn toàn sụp đổ. Toàn bộ kinh thành Viêng Chăn chỉ còn là một đống tro tàn trong tiếng kêu than thảm thiết của toàn dân mà hầu hết là Phật tử. Sở dĩ phải nhắc tới điều này để hiểu rằng, Viêng Chăn đã hồi sinh thần kỳ như thế nào bằng tinh thần vươn lên bất diệt của một dân tộc, bằng sức sống mãnh liệt của tư tưởng Phật giáo. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, Phật giáo đã sát cánh đồng hành cùng dân tộc và trở thành một phần máu thịt của quốc gia. Hệ thống đền chùa Phật giáo, biểu tượng của một nền kiến trúc Lào cổ xưa, hiện đang làm say đắm khách du hành chính là sản phẩm của cuộc hồi sinh vĩ đại đó.
Đặc điểm tôn giáo ở Lào là cả tín ngưỡng thần linh bản địa có trước và đạo Phật du nhập sau này đều có thể chấp nhận và dung nạp lẫn nhau. Đó chính là lý do làm cho Phật giáo ngày càng phát triển, được nhà nước khuyến khích và trở thành tôn giáo của một số đông nhân dân suốt từ thế kỷ XIV tới nay. Đến thời kỳ trị vì của vua Sulinha Vông sa (1637-1694) đạo Phật đã được sùng kính cao độ, có địa vị tuyệt đối trong xã hội, đưa nước Lào trở thành quốc gia có đạo Phật phát triển rực rỡ nhất trong toàn vùng Đông Nam Á. Do tính chất phổ biến như thế nên nghệ thuật tạo hình ở Lào Phát triển chủ yếu trong các kiến trúc Phật giáo .Các chùa ở Viêng Chăn được xây dựng nhiều nhất là vào các thế kỷ XVII, XVIII ; riêng Thạt Luổng được xây vào năm 1586 . Năm 1826, 1827, như đã nói trên Viêng Chăn bị quân Xiêm cướp phá, chùa chiền bị hủy hoại , nhiều báu vật bị cướp đem về Băng Cốc, trong đó có hàng loạt tượng Phật quý thuộc dạng “quốc bảo”. Một số chùa mãi sau này mới được khôi phục, trong đó có chùa Pra Keo chẳng hạn, chỉ mới được tái thiết sau Thế chiến lần thứ 2.
Trong hàng loạt công trình Phật giáo ở thủ đô Lào, đẹp nhất phải kể tới các chùa: Phya , Si La Kẹt , Ho Pra Kẹo v.v… Tuy nhiên , trên tất cả phải là Thạt Luổng , một biểu tượng của Viêng Chăn và của cả nước Lào.
Thạt Luổng
“ Thạt” nghĩa là tháp , “Luổng” nghĩa là lớn. “Tháp Lớn” là một tòa lâu đài đồ sộ, tráng lệ , màu hơi vàng , nằm ngạo nghễ ở trung tâm kinh thành với ngôi tháp lớn hình nậm rượu đâm thẳng lên trời cao với tư thế hoàn toàn tự tin và kiêu hãnh . Tháp được đặt trên một hình đế bắng hoa sen xòe ra các cánh , bên dưới là một cái bệ khổng lồ hình bán cầu tạo thành 4 múi có đáy vuông . Toàn bộ khối kiến trúc là một khuôn viên có tường bao quanh và chính giữa là khối tháp và bệ chủ thể và nền tam cấp hết sức uy nghi và bề thế . Cùng với tường thành cao bao bọc ở ngoài cùng là 4 dãy hành lang có mái giới hạn cho khuôn viên vuông vức. Với 4 cánh cửa ra vào ở chính giữa 4 mặt . Chung quanh bệ tháp lớn là 30 tháp nhỏ . Trên thân mỗi tháp nhỏ có đắp nổi một câu kệ của nhà Phật viết bằng tiếng Pali như sau: “Làm lễ trong tu niệm” . “ Làm lễ trong thông tuệ” , “ Làm lễ trong tinh tiến”, “ làm lễ trong nhẫn nại” v.v.. Tại cửa Tây có hai cột đá , một cột có 9 dòng chữ Pali . Một dòng ghi “tháp dựng vào ngày trăng tròn tháng Giêng năm 2129” ( tức năm 1586 dương lịch ) .Các dòng khác ghi lại việc dựng tháp gắn liền với việc lập tu viện Phật giáo ở chính địa điểm này , cùng với những quy ước trong cuộc sống và tu hành của những người tham gia xây tháp.
Thạt Luổng là ngôi tháp lớn nhất nước Lào , là một trong những ngôi tháp đẹp nhất của toàn vùng Đông Nam Á , là công trình văn hóa đặc sắc tiêu biểu cho trí tuệ , óc sáng tạo của người Lào và là bông hoa rực rỡ nhất của kiến trúc Phật giáo ở xứ sở Triệu Voi . Nơi đây hằng năm diễn ra một lễ hội Phật giáo lớn nhất nước Lào, cực kỳ tưng bừng trọng thể với nghi thức hết sức thiêng liêng kéo dài suốt 3 ngày đêm .Đó chính là Bun hạt Luổng . “Bun” có nghĩa là lễ hội . Mở đầu “Bun” là lễ tắm Phật , đêm cuối là lễ rước nến . Đêm rước nến là cảnh tượng hết sức huy hoàng diễn ra ở Thạt Luổng và ở hầu hết các chùa trong thành phố . Đó là ngày trăng tròn tháng 11 dương lịch hằng năm , già trẻ trai gái khắp kinh thành đều tay cầm nến đi quanh Thạt Luổng và các chùa dâng hoa lên Đức Phật .Có thể nói đêm trăng Thạt Luổng là hình ảnh lung linh rực rỡ nhất của nước Lào và là một trong những cảnh tượng tráng lệ nhất trên bờ Mê Kong – dòng sông Phật giáo .
Thạt Luổng là công trình nghệ thuật Phật giáo ở Viêng Chăn được chúng tôi chú ý nhất và bỏ nhiều thời gian nhất để quan sát , chiêm ngưỡng và ghi hình . Đây là một trong những kiền trúc rực rỡ nhất dưới bầu tời Đông Nam Á , đã từng được nhà nghiên cứu phương Tây là Van Woesthoff mô tả một cách say mê với niềm thán phục đặc biệt .
Va Ho Pra Kẹo (Vạt Pra Kẹo)
“Vạt” là chùa , “Pra” là Phật” , “Kẹo” là ngọc. Chùa Phật ngọc được coi là một điển hình hoàn chỉnh về kiến trúc Phật giáo ở Lào .Đây là ngôi chùa cổ rất nổi tiếng bị quân Xiêm tàn phá và chỉ mới được khôi phục lại sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, là công trình Phật giáo quan trọng thừ 2 sau Thạt Luổng . Vì trong chùa có thờ pho tượng Phật rất quý bằng ngọc lục bảo , nổi tiếng cả vùng Đông Nam Á nên mới có tên là chùa Bảo Ngọc. Tượng Pra Kẹo còn quý hơn cả tượng vàng Pra Bang ở cố đô Luông Pra Bang, vì ngọc lục bảo quý hơn cả vàng. Pra Kẹo và Pra Bang đều được chế tác tại Sri Lanka ,được thờ ở Campuchia rồi được tặng cho Lào. Trong cuộc tàn phá kinh thành năm 1826 , quân Thái đã mang về thờ tại ngôi chùa cũng có tên là Pra Kẹo ở thủ đô Băng Cốc . Mãi sau này mới được trả lại cho Lào . Ngoài bức tượng quý kể trên, chùa Ho Pra kẹo còn một kho tàng vô giá lưu trữ hàng loạt bức tượng Phật quy bằng đồng đủ mọi kích cỡ. Tất cả đều là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ, thể hiện tài năng siêu việt của người nghệ sĩ và của những nghệ nhân bậc thầy trong nghề đúc đồng. Có những pho tượng đồng cao tới 2,5 m được đặt trên bệ đồng cao, khắc hoa văn hình lá sen trông rất thanh cao và bệ vệ. Trong chùa còn lưu giữ rất nhiều hiện vất khảo cổ liên quan đến Phật giáo ,Một số tác phẩm điêu khắc tinh tế về Đức Phật được tìm thấy ở nhiều nơi trong nước. Chùa Pra Kẹo được cả nước trân trọng, gìn giữ như một báu vật, một biểu tượng của vương quốc Lạng Xạn trong suốt nhiều thế kỷ. Mỗi lần tu sửa, thiết kế ban đầu đều được tuyệt đối tôn trọng để công trình luôn giữ được nguyên mẫu.
Chùa Ông Tự
Viêng Chăn có rất nhiều chùa, trong đó chùa lớn có trên 100 ngôi. Trong số này có một ngôi chùa rất nổi tiếng về quy mô, vẻ đẹp và sự tích , đó là chùa “Thích Ca Mâu Ni”, mà dân chúng quen gọi bằng cái tên thân mật là “Chùa Ông Tự”. Ông Tự ở đây chính là Đức Phật Tổ . Chuyện kể rằng vua Lào là Tha Thi Lạt đang đích thân điều hành đúc một pho tượng Phật lớn bằng đồng , thì vua Miến Điên là Bu Len Noong đem quân tới đành Viêng Chăn . Vua Lào nói với vua Miến là sẵn sàng nghênh chiến , nhưng vì bức tượng đang đúc dở dang và đây là một việc hết sức thiêng liêng, nên đề nghị vau Miến tạm đóng quân bất động cho đến khi bức tượng Phật được đúc xong rồi sẽ động binh . Vua Miến đồng ý, vì ông cũng là một Phật tử sùng tín. Trong lúc chờ đợi, vua Miến nhận thấy vua Lào hết sức thành tâm với Đức Phật nên ông tỏ lòng yêu mến, bèn ra lệnh rút quân rồi kết thân với vua Lào và gả con gái cho Tha Thi Lạt. Câu chuyện nổi tiếng trên được dân cả nước Lào biết đến và ca tụng như sức mạnh tôn giáo có thể cảm hóa được con người , thậm chí có thể triệt thoái được cả một cuộc chiến tranh. Hiện chùa Ông Tự đang được Nhà nước Lào cấp kinh phí để bảo trì , tôn tạo , nâng cấp và mở rộng . Chùa có khuôn viên rất lớn , kiến trúc thanh thoát , có “chung cổ lâu” tức lầu chuông và lầu trống rất đẹp. Vào trong chánh điện , khách thập phương có thể chiêm ngưỡng bức tượng Phật bằng đồng cỡ lớn có thần khí rất sinh động , được coi là bảo vật số một của chùa.
Miền Bắc nước Lào có 3 trung tâm Phật giáo điển hình là Luang Pra Bang ,Xiêng Khoảng và Viêng Chăn . Riêng về tượng Phật bằng đồng thì hiện nay người ta còn lưu giữ được một phần bức tượng khổng lồ tại chùa Manôrôm ở Luang Pra Bang , mà riêng phần đầu với một ít phẩn thân còn lại đã cao tới 2 mét .
Ở Viêng Chăn , do cuộc tàn phá kinh thành năm 1826 ,nên tất cả các chùa đều phải xây lại . Ngoài một số chùa quan trọng nhất được tái thiết theo đúng bản vẽ cũ , số còn lại được xây mới trên nền cũ có pha tạp phong cách kiến trúc khác , thậm chí hơi giống cả kiến trúc phương Tây, nhưng tất cả đều có dáng hình rất đẹp .Đặc trưng các chàu ở Luang Pra Bang và ở Xiêng Khoảng giống nhau ở chỗ , các hàng cột mái đều có thân tròn , còn cột chùa ở Viêng Chăn lại có thân hình vuông.
Những kiến trúc Phật giáo danh tiếng nhất trên cao nguyên TRấn Ninh ,tức tỉnh Xiêng Khoảng , nơi có cánh đồng chum nổi tiếng , là các chùa Bản Áng , Bản Khay , Bản Phong , Si Phum … Đây là một trung tâm Phật giáo cao nguyên giống như Đà Lạt của ta , nó phảng phất chất “Bồng lai” như miền núi có tảng đá Vàng huyền diệu của người Miến mà chúng tôi đã có nói tới trong số báo trước.
==================
Mục tiêu của đoàn làm phim “Mê Kông ký sự”không phải là tìm hiểu về Phật giáo nhưng quá trình tìm kiếm, tiếp cận vá khám phá dòng sông ,chúng tôi đã phát hiện một thực tế cực kỳ ký thú và đặt cho nó cái tên là “Dòng sông Phật Giáo”. Cuộc hành trình hàng trăm ngàn cây số đã giúp chúng tôi tiếp xúc với hàng loạt nền văn hóa khác nhau , với rất nhiều sắc tộc và tôn giáo ngự trị trên các mền đất ven bờ và lưu vực mênh mông của nó . Trong bức trường họa thiên nhiên và xã hội kỳ vĩ đó , nền văn hóa Phật giáo đã tự trở thành một hệ thống huyết mạch làm cường tráng toàn bộ cơ thể của Mê Kong , hòa quyện với bộ phận khác để trở thành một bản thể sâu sắc và độc đáo của dòng sông huyền bí . Bên cạnh dòng chảy của Mê Kông luôn tồn tại một dòng chảy tinh thần của Phật giáo. Hệ thống chùa chiền dày đặc , tráng lệ cùng với âm thanh vang vọng của tiếng chuông chùa , tiếng tụng kinh đã tạo cho Mê Kông một sức sống thần kỳ và diễm ảo. Cảm nhận đó hành trính trong tâm tưởng lữ khách ngay từ khi còn lang thang tên các miền đất TrungHoa , Myanma và bây giờ là trên quê hương của những người Lào hiền lành , bao dung và độ lượng ...
Trần Đức Tuấn
Nguồn:Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 15
tapchivanhoaphatgiao.com
Nguồn:Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 15
tapchivanhoaphatgiao.com
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu