Thứ Hai 15 Tháng Giêng 2018 - 02:53:18 CH

Campuchia: Phật giáo Campuchia vẫn đang trong giai đoạn phục hồi

Giác Ngộ - Phật giáo vốn là quốc giáo ở Campuchia, nhưng do sự hủy hoại, tàn phá của chính quyền Khmer Đỏ và do sự thâm nhập của nhiều tập tục văn hóa không lành mạnh của địa phương, nên trong thập niên 1970 và 1980, Phật giáo ở Campuchia bị suy thoái nghiêm trọng. Cho đến nay thì Phật giáo Campuchia vẫn đang trong giai đoạn hồi phục.
Theo lời của sư Yos Hut Khemacaro, một vị tu sĩ theo truyền thống Phật giáo Khmer, thuộc hệ phái Nam truyền, hiện có ít người thực tập thiền Minh sát tuệ, tuy nhiên mỗi năm số lượng người thực tập pháp môn này đang được tăng dần. Thầy nói: “Trong tương lai, chúng tôi muốn tổ chức những khóa thiền chuyên sâu, khi có nhiều người muốn tham gia khóa thiền và khi chúng tôi có đủ số lượng giáo thọ sư hướng dẫn. Theo tôi được biết thì chưa có ngôi chùa nào ở Campuchia có thể tổ chức những khóa thiền Minh sát tuệ chuyên sâu để cho mọi người tham gia. Nếu các vị tu sĩ và Phật tử muốn biết sâu hơn về Phật pháp và về phương pháp thiền Minh sát tuệ thì chúng tôi luôn khuyên họ đến Miến Điện để tu học”.


Hiện tại, số lượng các vị tu sĩ được đào tạo, có trình độ ở Campuchia không nhiều. Nhiều tu sĩ đã bị giết hại bởi chính quyền Khmer Đỏ, những người đã thống trị đất nước từ năm 1975 - 1979.

Chính quyền Khmer Đỏ đã phá hủy các tu viện của Phật giáo và tìm cách xóa sạch ý thức về tôn giáo của người Khmer. Ngày nay, hầu hết người dân Khmer tự nhận mình theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, nhưng Phật giáo vẫn chỉ đóng vai trò rất khiêm tốn trong đời sống của người dân.

Lý giải cho thực trạng này là bởi một thực tế rằng, các chùa ở Campuchia hầu hết nhắm đến vai trò thực tiễn hơn là vai trò tâm linh, nên đã không phát huy được thế mạnh trong đời sống xã hội.

Theo lời của sư Yos Hut Khemacaro thì: “Hầu hết các chùa ở Campuchia đều bận rộn với các dịch vụ hỏa táng. Hình thức chuẩn bị thì tùy thuộc vào sự giàu có của gia đình người chết. Các vị tu sĩ phải hỗ trợ họ trong các hoạt động hỏa thiêu và nhận tiền cúng dường từ gia quyến của người đã khuất, rồi dùng số tiền đó để duy trì và phát triển ngôi chùa”.

Thực trạng ấy tiếp diễn cho đến cuối năm ngoái, khi mà chính quyền đưa ra một điều luật gây nhiều tranh cải, rằng việc hỏa táng người chết ở chùa là bất hợp pháp, vì nó gây ô nhiễm môi trường sống. Theo ông Sorn Sunsopheak, một nhà báo của tờ Phnom Penh Post, tờ nhật báo song ngữ tiếng Anh và tiếng Khmer đặt trụ sở tại Phnom Penh, thì lệnh cấm này đã có hiệu lực từ tháng 11 năm ngoái. Ông Sorn Sunsopheak phát biểu: “Là một người dân sống ở Phnom Penh, điều quan trọng là phải giữ cho không khí được trong lành bằng mọi biện pháp có thể, và điều này khó thực hiện được nếu ngày nào cũng có các lễ hỏa táng diễn ra. Có hơn hai triệu người dân sống ở thành phố này”.

Ông Sorn Sunsopheak, trước đây đã từng là một vị tăng sĩ sống ở chùa Presput Manbun, Phnom Penh, là người ủng hộ lệnh cấm này. Theo ông nghĩ, vai trò chính yếu của nhà chùa là nơi để cho mọi người đến tu tập, hành thiền chứ không phải là nơi hỏa táng. Ông tâm sự: “Lúc tôi còn là một tăng sĩ, tôi thường phải tránh mùi hôi của sự hỏa táng. Bản thân tôi đã từng nghĩ rằng, tu viện Phật giáo nên dùng vào việc tham thiền, tĩnh tọa thay vì phải làm nơi để tổ chức các nghi lễ này”.

Ông Sorn Sunsopheak còn cho biết: “Có một công ty tư nhân, dưới sự bảo trợ của chính phủ, hiện đang cung cấp các dịch vụ hỏa táng tại một địa điểm ở ngoại ô thành phố. Một số người vẫn cúng dường tài vật cho chùa khi gia đình họ có đám tang, và họ vẫn phải trả lệ phí cho công ty ấy trong việc hỏa táng”.

Theo sư Yos Hut Khemacaro, mặc dù lệnh cấm này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, nhưng nó tạo ra những tác động tích cực, cụ thể là cho những vị tu sĩ sống trong các tự viện.

Việc tổ chức tang lễ và hỏa táng tại chùa vốn là một tập tục của địa phương chứ không phải là truyền thống của Phật giáo, việc này vốn là một việc làm từ thiện cho người nghèo, những người không có khả năng chi trả cho việc tổ chức tang lễ.

Sư Yos Hut Khemacaro nói: “Chúng tôi sống trong chùa nên phải ngửi mùi hôi ấy mỗi ngày, thêm vào đó, một chùa đôi khi tổ chức đến 3 lễ hỏa táng trong vòng một ngày. Chúng tôi không thể nào thay đổi được tình hình, vì đấy là một phần của văn hóa lâu đời của người Khmer. Chúng tôi cũng đã từng nghĩ rằng, nếu chúng tôi không thực hiện nghi thức này thì không có ai đến với chùa. Bây giờ thì tôi thật sự hạnh phúc khi mọi người đến chùa để tu tập, hành thiền chứ không phải đến để tổ chức tang lễ”.
Nguyên Quý dịch theo Myanmar Times
Nguồn: https://giacngo.vn
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).