Chủ Nhật 22 Tháng Mười 2017 - 09:38:22 CH
Độc đáo lễ Kiết giới sây - ma của người Khmer Nam Bộ
Đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội diễn ra trong năm như: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây (Tết cổ truyền), lễ Sen Dolta (lễ Báo hiếu), lễ hội Oóc Om Bóc… Đặc sắc nhất có thể kể đến lễ Kiết giới sây - ma.
Nhân Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ với chủ đề “Văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ - Hội nhập và Phát triển” đang diễn ra tại tỉnh An Giang từ ngày 1 - 4/12/2011, PV báo Infonet.vn giới thiệu phóng sự ảnh về lễ hội này.
Người dân khắp nơi tụ về chờ khai lễ
Lễ Kiết giới sây - ma còn gọi là lễ “Khánh thành nhà mới cho Phật” chỉ diễn ra khi ở một ngôi chùa Khmer nào đó vừa xây xong hoặc đại trùng tu ngôi chính điện, nên không có thời điểm cố định và lặp lại.
Lễ thường diễn ra trong 3 ngày liên tục. Khách tham dự từ khắp nơi đổ về, có khi lên đến hàng chục ngàn người. Họ đến để chúc mừng cho chùa và cầu phúc cho bản thân và gia đình. Theo truyền thuyết của người Khmer, trong một đời người ai tham dự được 9 lần lễ Kiết giới sây - ma, kiếp sau sẽ được làm người giàu sang danh giá.
Đoàn sư, sãi hơn 100 người tiến vào chính điện hành lễ
Vị Sãi cả trụ trì dẫn đầu đoàn người vào chính điện hành lễ
Sãi Cả thấp hương dâng Phật chính thức khai lễ
Từng nhóm người nối nhau dâng hương lễ Phật
Trong ngôi chính điện, có đến 9 "lỗ" như thế này để Phật tử thả những điều cầu nguyện, ước mong của mình vào đó...
Mọi thứ từ tiền, vàng, gương, sách, viết, đất, gạo... ai cầu gì bỏ vào thứ ấy. Chẳng hạn, muốn giàu có thả vào tiền, vàng. Mong tài, sắc bỏ vào bút, gương... Những thứ này không ai được lấy vì chúng đã trở thành tài sản riêng của Phật và sẽ được chôn vĩnh viễn, sau khi kết thúc nghi lễ.
Bên ngoài, những dàn nhạc Ngũ Âm (nhạc lễ của người Khmer) tranh nhau đua tài. Cố gắng đưa tiếng nhạc, tiếng trống vang càng xa càng tốt như nhắn nhủ kêu gọi mọi người tham gia lễ hội, đồng thời cũng nhằm đem lại niềm vui và điều tốt lành cho người dân.
Đội múa hề - một vũ điệu dân gian của người Khmer Nam Bộ tham gia góp vui và chúc phúc cho khách tham quan
Những đoàn lân địa phương cũng tham gia lễ hội
Chùa Monichotiyaram (chùa Chông Bát) ở Trà Cú - Trà Vinh
Nhân Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ với chủ đề “Văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ - Hội nhập và Phát triển” đang diễn ra tại tỉnh An Giang từ ngày 1 - 4/12/2011, PV báo Infonet.vn giới thiệu phóng sự ảnh về lễ hội này.
Người dân khắp nơi tụ về chờ khai lễ
Lễ Kiết giới sây - ma còn gọi là lễ “Khánh thành nhà mới cho Phật” chỉ diễn ra khi ở một ngôi chùa Khmer nào đó vừa xây xong hoặc đại trùng tu ngôi chính điện, nên không có thời điểm cố định và lặp lại.
Lễ thường diễn ra trong 3 ngày liên tục. Khách tham dự từ khắp nơi đổ về, có khi lên đến hàng chục ngàn người. Họ đến để chúc mừng cho chùa và cầu phúc cho bản thân và gia đình. Theo truyền thuyết của người Khmer, trong một đời người ai tham dự được 9 lần lễ Kiết giới sây - ma, kiếp sau sẽ được làm người giàu sang danh giá.
Đoàn sư, sãi hơn 100 người tiến vào chính điện hành lễ
Vị Sãi cả trụ trì dẫn đầu đoàn người vào chính điện hành lễ
Sãi Cả thấp hương dâng Phật chính thức khai lễ
Từng nhóm người nối nhau dâng hương lễ Phật
Trong ngôi chính điện, có đến 9 "lỗ" như thế này để Phật tử thả những điều cầu nguyện, ước mong của mình vào đó...
Mọi thứ từ tiền, vàng, gương, sách, viết, đất, gạo... ai cầu gì bỏ vào thứ ấy. Chẳng hạn, muốn giàu có thả vào tiền, vàng. Mong tài, sắc bỏ vào bút, gương... Những thứ này không ai được lấy vì chúng đã trở thành tài sản riêng của Phật và sẽ được chôn vĩnh viễn, sau khi kết thúc nghi lễ.
Bên ngoài, những dàn nhạc Ngũ Âm (nhạc lễ của người Khmer) tranh nhau đua tài. Cố gắng đưa tiếng nhạc, tiếng trống vang càng xa càng tốt như nhắn nhủ kêu gọi mọi người tham gia lễ hội, đồng thời cũng nhằm đem lại niềm vui và điều tốt lành cho người dân.
Đội múa hề - một vũ điệu dân gian của người Khmer Nam Bộ tham gia góp vui và chúc phúc cho khách tham quan
Những đoàn lân địa phương cũng tham gia lễ hội
Trần Nhã
Nguồn: http://infonet.vn
Nguồn: http://infonet.vn
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu