Thứ Năm 02 Tháng Mười Một 2017 - 04:59:12 CH
LỄ HỘI OK OM BOK CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ – NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN PHÁT HUY TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phật giáo Nam tông là tôn giáo truyền thống của người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer đều mang đậm dấu ấn của tôn giáo này. Đa phần các nghi thức, lễ hội của người Khmer Nam bộ đều gắn liền với thiên nhiên và được tổ chức trong không gian linh thiêng của ngôi chùa Khmer. Điển hình cho lễ hội mang ý nghĩa sinh thái học tâm linh này phải kể đến lễ hội Ok Om Bok (cúng trăng) của người Khmer Nam bộ. Lễ hội có ý nghĩa thiết thực khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của cộng đồng. Điều này vô cùng cấp thiết trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL như hiện nay.
[1] Theo định nghĩa của Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí hậu-UNFCCC
[2] Bài viết “Đồng Bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng bởi Biến Đổi Khí Hậu”, truy cập trang http://www.cdc.org.vn/cong-thong-tin/bien-doi-khi-hau/dong-bang-song-cuu-long-anh-huong-boi-bien-doi-khi-hau
[3] Tứ thần chi phối rõ nét đến mùa màng của người Khmer Nam Bộ bao gồm: thần Đất Preah Thô-ră-ney ព្រះធរណី, thần Nước Preah Kông kea ព្រះគង្គារ, thần Gió Preah Vea-yô ព្រះវាយោ, thần Lửa Preah Akki ព្រះអគ្គី). Trong đó, thần Mặt trăng (Preah chant ព្រះច័ន្ទ hoặc preah khe ឬព្រះខែ) được chọn làm đại diện cho tứ thần để làm lễ tạ ơn.
DẪN NHẬP
Tư tưởng của Phật giáo Nam tông là hài hòa với thiên nhiên qua hình ảnh nhập thân tu trong rừng của Đức Phật lúc còn tại thế. Tư tưởng này thấm nhuần trong đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer Nam bộ. Trước thiên nhiên Nam bộ bao la trù phú, người Khmer luôn trong tâm thức ứng xử chan hòa, kính trọng thiên nhiên hơn là khai thác và tàn phá thiên nhiên, phục vụ cho cuộc sống mưu sinh của mình. Họ quan niệm môi trường thiên nhiên là nơi các vị thần ngự trị và cũng có linh hồn. Vì thế không gian chùa chiềng của Phật giáo Nam tông Khmer luôn hiện diện ẩn mình trong những rừng cây, hồ nước [Phan Anh Tú, 2014, tr.61-69]. Hơn nữa mọi sinh hoạt từ sản xuất vật chất đến văn hóa tinh thần, người Khmer Nam bộ luôn quan niệm thiên nhiên không chỉ là môi trường lý tưởng để tịnh tu mà còn là vị thần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các nghi thức, lễ hội của người Khmer Nam bộ đều gắn liền với thiên nhiên và được tổ chức trong không gian linh thiêng của ngôi chùa Khmer. Điển hình cho lễ hội mang ý nghĩa sinh thái học tâm linh này phải kể đến lễ hội Ok Om Bok (cúng trăng) của người Khmer Nam bộ. Lễ hội có ý nghĩa thiết thực khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của cộng đồng. Điều này vô cùng cấp thiết trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL hiện nay.
“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu cũng như tác động vào sự biến động khí hậu trong tự nhiên. Biến đổi khí hậu được xác định thông qua sự thay đổi các chỉ số thống kê khí hậu thông qua việc đánh giá về biến đổi khí hậu trong một khoảng thời gian xác đinh, thường là vài thập kỷ”[1]. Theo Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF: World Wide Fund For Nature), Việt Nam được dự báo là một trong năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của biến đổi khí hậu và ĐBSCL là một trong ba đồng bằng bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới. Thật vậy, ĐBSCL đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia lân cận ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô[2]. Trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở ĐBSCL như hiện nay, chúng tôi thiết nghĩ những giá trị sinh thái học tâm linh của Phật giáo Nam tông có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo huấn và kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn. Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt hơn qua hình thức tham gia vào lễ hội của cộng đồng người Khmer Nam bộ, điển hình là lễ hội Ok Om Bok – một trong những lễ hội mang đậm nét nhân văn trong công tác bảo tồn môi trường thiên nhiên từ những giá trị Phật giáo Nam tông tốt đẹp.
LỄ HỘI OK OM BOK – SỰ KẾT NỐI VĂN HÓA PHẬT GIÁO VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI NHÂN VĂN
Đa số đồng bào Khmer Nam Bộ đều theo Phật giáo Nam tông. Theo triết lý Phật giáo: môi trường là ngôi nhà chung cho sự sống của muôn loài; Phật tử không được sát sinh muôn loài và vấy bẩn nguồn nước (nguồn sống) của chúng sinh. Trên nền tảng triết lý này, Phật giáo đã “thiêng hóa” các yếu tố môi trường liên quan đến đời sống của con người và hoạt động sản xuất nông nghiệp thông qua các nghi thức và Phật thoại [Phan Anh Tú 2014, tr.61]. Điều này cũng thể hiện rõ trong các nghi lễ và ý nghĩa của lễ hội Ok Om Bok.
Lễ hội Ok Om Bok (tiếng Khmer: ពិធីបុណ្យអកអំបុក) có tên chính thức là lễ hội cúng trăng (Bund Thvai Pres Khe, tiếng Khmer: ពិធីថ្វាយព្រះខែ). Trong tiếng Khmer “Ok” nghĩa là đút, “Om Bok” nghĩa là cốm dẹp vì trong lễ hội này có thực hiện nghi lễ đút cốm dẹp [Sơn Phước Hoan 1998, tr.47]. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng Ka-Đâk (tức tháng 10 theo lịch pháp của đồng bào Khmer Nam Bộ). Đây là khoảng thời gian mùa gieo trồng sắp chấm dứt và mùa thu hoạch đang bắt đầu. Người Khmer Nam Bộ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nên trong đời sống và sinh hoạt hằng ngày, họ luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên và tôn thờ tự nhiên như những vị thần. Cụ thể là, trong quan niệm của người Khmer, mặt trăng được tôn kính như một vị thần có nhiệm vụ cai quản, điều tiết thời gian, thủy văn và thời tiết. Do đó, lễ hội Ok Om Bok (lễ cúng trăng) là sự đưa tiễn mùa mưa, chào đón mùa khô và tạ ơn thần mặt trăng đã ban cho một mùa màng tốt tươi. Lễ hội Ok Om Bok thường được đồng bào Khmer Nam Bộ tổ chức trong phạm vi gia đình hoặc ở chùa, ở các nơi sinh hoạt cộng đồng.
Yếu tố sinh thái học tâm linh thể hiện rất rõ trong các nghi lễ được thực hiện trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ. Trong hoạt động nông nghiệp của người Khmer, mặt trăng và nước là yếu tố đi đôi với nhau. Cả hai đều được tôn thành thần[3], riêng yếu tố nước còn được biết đến là “mẹ” - đối tượng linh thiêng ban nguồn sống đến người dân. Thủy triều dâng lên, rút xuống là do chu kỳ mặt trăng chi phối và cũng ảnh hưởng đến mùa màng. Trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ bằng nhiều nghi lễ khác nhau (đua ghe Ngo - tiếng Khmer là Tuk Ngô, បុណ្យអុំទូក và thả đèn nước - tiếng Khmer là Bund Lôi Pres típ បុណ្យបណ្តែតប្រទីប: thả ánh lửa dưới nước) nhưng nhìn chung vẫn hướng về ý nghĩa là tỏ lòng biết ơn thần nước Preah Kông kea ព្រះគង្គារ, mẹ sông và cũng gửi lời tạ lỗi đến vị thần này vì đã làm ô uế đến nguồn nước trong mọi sinh hoạt. Trong không khí sôi nổi của phần hội, thả đèn gió (người Khmer gọi là Bund boong hos côm បុណ្យបង្ហោះគោម: thả ánh lửa trên trời) trong lễ hội Ok Om Bok còn ý nghĩa sâu xa là tạ ơn thần gió (Preah Vea-yô ព្រះវាយោ) – một trong những vị thần quan trọng cùng thần mặt trăng cai quản mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa cho mùa màng tốt tươi. Mặt khác, nghi lễ thả đèn gió còn có ý nghĩa tống tiễn sự xui rủi, không may mắn đi nơi khác [Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh 2015, tr.131].
Tư tưởng của Phật giáo Nam tông là hài hòa với thiên nhiên qua hình ảnh nhập thân tu trong rừng của Đức Phật lúc còn tại thế. Tư tưởng này thấm nhuần trong đời sống văn hóa của cộng đồng Khmer Nam bộ. Trước thiên nhiên Nam bộ bao la trù phú, người Khmer luôn trong tâm thức ứng xử chan hòa, kính trọng thiên nhiên hơn là khai thác và tàn phá thiên nhiên, phục vụ cho cuộc sống mưu sinh của mình. Họ quan niệm môi trường thiên nhiên là nơi các vị thần ngự trị và cũng có linh hồn. Vì thế không gian chùa chiềng của Phật giáo Nam tông Khmer luôn hiện diện ẩn mình trong những rừng cây, hồ nước [Phan Anh Tú, 2014, tr.61-69]. Hơn nữa mọi sinh hoạt từ sản xuất vật chất đến văn hóa tinh thần, người Khmer Nam bộ luôn quan niệm thiên nhiên không chỉ là môi trường lý tưởng để tịnh tu mà còn là vị thần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các nghi thức, lễ hội của người Khmer Nam bộ đều gắn liền với thiên nhiên và được tổ chức trong không gian linh thiêng của ngôi chùa Khmer. Điển hình cho lễ hội mang ý nghĩa sinh thái học tâm linh này phải kể đến lễ hội Ok Om Bok (cúng trăng) của người Khmer Nam bộ. Lễ hội có ý nghĩa thiết thực khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của cộng đồng. Điều này vô cùng cấp thiết trong điều kiện biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL hiện nay.
“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu cũng như tác động vào sự biến động khí hậu trong tự nhiên. Biến đổi khí hậu được xác định thông qua sự thay đổi các chỉ số thống kê khí hậu thông qua việc đánh giá về biến đổi khí hậu trong một khoảng thời gian xác đinh, thường là vài thập kỷ”[1]. Theo Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF: World Wide Fund For Nature), Việt Nam được dự báo là một trong năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của biến đổi khí hậu và ĐBSCL là một trong ba đồng bằng bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới. Thật vậy, ĐBSCL đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia lân cận ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô[2]. Trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở ĐBSCL như hiện nay, chúng tôi thiết nghĩ những giá trị sinh thái học tâm linh của Phật giáo Nam tông có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo huấn và kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn. Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt hơn qua hình thức tham gia vào lễ hội của cộng đồng người Khmer Nam bộ, điển hình là lễ hội Ok Om Bok – một trong những lễ hội mang đậm nét nhân văn trong công tác bảo tồn môi trường thiên nhiên từ những giá trị Phật giáo Nam tông tốt đẹp.
LỄ HỘI OK OM BOK – SỰ KẾT NỐI VĂN HÓA PHẬT GIÁO VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI NHÂN VĂN
Đa số đồng bào Khmer Nam Bộ đều theo Phật giáo Nam tông. Theo triết lý Phật giáo: môi trường là ngôi nhà chung cho sự sống của muôn loài; Phật tử không được sát sinh muôn loài và vấy bẩn nguồn nước (nguồn sống) của chúng sinh. Trên nền tảng triết lý này, Phật giáo đã “thiêng hóa” các yếu tố môi trường liên quan đến đời sống của con người và hoạt động sản xuất nông nghiệp thông qua các nghi thức và Phật thoại [Phan Anh Tú 2014, tr.61]. Điều này cũng thể hiện rõ trong các nghi lễ và ý nghĩa của lễ hội Ok Om Bok.
Lễ hội Ok Om Bok (tiếng Khmer: ពិធីបុណ្យអកអំបុក) có tên chính thức là lễ hội cúng trăng (Bund Thvai Pres Khe, tiếng Khmer: ពិធីថ្វាយព្រះខែ). Trong tiếng Khmer “Ok” nghĩa là đút, “Om Bok” nghĩa là cốm dẹp vì trong lễ hội này có thực hiện nghi lễ đút cốm dẹp [Sơn Phước Hoan 1998, tr.47]. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng Ka-Đâk (tức tháng 10 theo lịch pháp của đồng bào Khmer Nam Bộ). Đây là khoảng thời gian mùa gieo trồng sắp chấm dứt và mùa thu hoạch đang bắt đầu. Người Khmer Nam Bộ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nên trong đời sống và sinh hoạt hằng ngày, họ luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên và tôn thờ tự nhiên như những vị thần. Cụ thể là, trong quan niệm của người Khmer, mặt trăng được tôn kính như một vị thần có nhiệm vụ cai quản, điều tiết thời gian, thủy văn và thời tiết. Do đó, lễ hội Ok Om Bok (lễ cúng trăng) là sự đưa tiễn mùa mưa, chào đón mùa khô và tạ ơn thần mặt trăng đã ban cho một mùa màng tốt tươi. Lễ hội Ok Om Bok thường được đồng bào Khmer Nam Bộ tổ chức trong phạm vi gia đình hoặc ở chùa, ở các nơi sinh hoạt cộng đồng.
Yếu tố sinh thái học tâm linh thể hiện rất rõ trong các nghi lễ được thực hiện trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ. Trong hoạt động nông nghiệp của người Khmer, mặt trăng và nước là yếu tố đi đôi với nhau. Cả hai đều được tôn thành thần[3], riêng yếu tố nước còn được biết đến là “mẹ” - đối tượng linh thiêng ban nguồn sống đến người dân. Thủy triều dâng lên, rút xuống là do chu kỳ mặt trăng chi phối và cũng ảnh hưởng đến mùa màng. Trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ bằng nhiều nghi lễ khác nhau (đua ghe Ngo - tiếng Khmer là Tuk Ngô, បុណ្យអុំទូក và thả đèn nước - tiếng Khmer là Bund Lôi Pres típ បុណ្យបណ្តែតប្រទីប: thả ánh lửa dưới nước) nhưng nhìn chung vẫn hướng về ý nghĩa là tỏ lòng biết ơn thần nước Preah Kông kea ព្រះគង្គារ, mẹ sông và cũng gửi lời tạ lỗi đến vị thần này vì đã làm ô uế đến nguồn nước trong mọi sinh hoạt. Trong không khí sôi nổi của phần hội, thả đèn gió (người Khmer gọi là Bund boong hos côm បុណ្យបង្ហោះគោម: thả ánh lửa trên trời) trong lễ hội Ok Om Bok còn ý nghĩa sâu xa là tạ ơn thần gió (Preah Vea-yô ព្រះវាយោ) – một trong những vị thần quan trọng cùng thần mặt trăng cai quản mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa cho mùa màng tốt tươi. Mặt khác, nghi lễ thả đèn gió còn có ý nghĩa tống tiễn sự xui rủi, không may mắn đi nơi khác [Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh 2015, tr.131].
Lễ hội Ok Om Bok không chỉ thể hiện niềm tin tưởng với các vị thần gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà còn thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên, tôn trọng với thiên nhiên của đồng bào Khmer Nam bộ. Song song với tín ngưỡng dân gian thì lễ hội Ok Om Bok cũng truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc qua câu chuyện đức sinh của Đức Phật trong tiền kiếp là con thỏ sống quanh bờ sông Hằng (Ganga). Lúc đó, thỏ kết bạn với khỉ, rái cá và chó rừng. Thỏ thông minh và hiểu biết nhiều hơn ba loài thú kia, nên thỏ đã biết tu thân để được gần các đấng cao cả. Thật ra, những tích chuyện lý giải nguồn gốc của lễ hội Ok Om Bok đã được dân gian hóa từ câu chuyện Phật giáo “Sự tích con thỏ và mặt trăng”. Phật thoại Ấn Độ cũng có nhắc đến câu truyện “Trăng và Thỏ” này như sau: “Một đạo sĩ muốn thử thách lòng người, mang bát chống gậy đi ăn xin từng nhà. Người cho cái này, kẻ cho cái kia. Riêng có một con thỏ chỉ có cỏ nhai, không biết nên cho đạo sĩ cái gì, bèn nhảy vào lửa, tự thiêu chính mình để dâng cho đạo sĩ ăn. Đạo sĩ xúc động trước tấm gương hy sinh vì nhân ái của con thỏ, thưởng cho con thỏ một cuộc sống bất tử, bằng cách cho nó lên cung trăng ở mãi trên đó. Từ đấy người trần nhìn lên mặt trăng thấy vết đen, đó là bóng dáng con thỏ, nên họ gọi trăng là thỏ luôn (tiếng Ấn Độ, sasa là con thỏ hay vết đen trên mặt trăng, sasi là mặt trăng)” [Cao Huy Đỉnh 2003, tr.69]. Với ý nghĩa là tiền kiếp của Phật Thích Ca trong cả hai nền văn hóa (văn hóa Ấn Độ và Khmer Nam Bộ) đã thấy được phần nào sự mờ nhạt dần của Hindu giáo, thay thế vào đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Khmer Nam bộ [Tiền Văn Triệu 2010]. Điển tích Phật thoại “Trăng và thỏ” này ngoài ngợi ca nhân vật con thỏ (tiền kiếp của Đức Phật) thì mặt trăng cũng là một biểu tượng sinh thái nhân văn được hướng đến. Ánh sáng dịu nhẹ và trong sáng của mặt trăng thể hiện cho sự tĩnh tâm trong tâm hồn, sự thanh cao thuần khiết nên mặt trăng có dấu “sasa” [Cao Huy Đỉnh 2003, tr.69] – được chọn là nơi in dấu sự hy sinh cao cả của con thỏ (tiền kiếp Đức Phật) chứ không phải ở đâu khác. Phật giáo Nam tông không chỉ đề cao đến tấm lòng bồ tát của Đức Phật mà trong câu chuyện này chọn lựa hình ảnh mặt trăng vì trong cuộc sống, mặt trăng thật sự đã chi phối rất nhiều trong mùa màng từ yếu tố thời gian, thủy văn, thời tiết. Mỗi lần chu kỳ trăng khuyết đến trăng tròn là đánh dấu sự chuyển giao, thay đổi có ảnh hưởng rất lớn trong canh tác nông nghiệp.
Qua những phân tích trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi tin rằng lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam bộ có ý nghĩa thiết thực trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu khắc nghiệt ở ĐBSCL hiện nay. Nước mặn xâm nhập, khô hạn đang là những vấn đề thách thức diễn ra ở ĐBSCL. Bên cạnh công tác ứng phó thì công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và kêu gọi cộng đồng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (cụ thể ở đây là nguồn nước) là việc rất cần được quan tâm. Xuất phát từ mối quan hệ hữu cơ giữa tín ngưỡng của một tộc người với môi trường tự nhiên, nhóm chúng tôi thiết nghĩ nghiên cứu phát triển lễ hội Ok Om Bok theo hướng tiếp cận sinh thái học tâm linh (Spiritual Ecology) sẽ giúp khẳng định vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường khỏi sự tàn phá của con người [Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013, tr.142-145]. Hướng tiếp cận này rất thích hợp khi nghiên cứu lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ vì triết lý Phật giáo từ xưa đã gắn liền vào đời sống sinh hoạt của người dân nơi này. Điều đó thể hiện qua niềm tin về các vị thần thiên nhiên, các lễ hội của người Khmer luôn gắn với giai thoại dân gian và Phật thoại.
KẾT LUẬN
Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa đặc sắc từ những nghi lễ (cúng trăng, đút cốm dẹp, đi chùa nghe thuyết pháp…), những phần hội hấp dẫn (đua ghe Ngo, thả hoa đăng, thả đèn gió) và yếu tố tín ngưỡng tâm linh sâu sắc (tín ngưỡng thờ tứ thần từ văn hóa dân gian trong canh tác nông nghiệp và ý nghĩa sinh thái học tâm linh từ Phật thoại trong Phật giáo Nam tông Khmer). Qua đó, lễ hội có ý nghĩa hết sức nhân văn khi hướng đến yếu tố bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Tư tưởng Phật giáo Nam tông Khmer và tâm thức ứng xử tôn trọng môi trường tự nhiên của người Khmer Nam bộ thấm nhuần trong lễ hội Ok Om Bok cần được tôn vinh và bảo tồn để nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên trước biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp như hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cao Huy Đỉnh (2003): Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Khoa học xã hội.
Sơn Phước Hoan (1998), Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, Giáo dục
Lê Hương (1969) : Người Việt gốc Miên
Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm (2013), Một số khuynh hướng lý thuyết nghiên cứu văn hóa và các hướng tiếp cận nghiên cứu văn hóa Việt Nam (đề tài cấp bộ), Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa
Phan Anh Tú (2014): Ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer ở Nam bộ: nhìn từ sinh thái học Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 5/2014, tr.61-69
Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh (2015): Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ, Khoa học xã hội
Tiền Văn Triệu (2010): Góp phần tìm hiểu biểu tượng con thỏ trong văn hóa Khmer Nam bộ qua truyện cổ, tạp chí Nguồn sáng dân gian số 04
Jean Chevalier và Alain Gheerbrat 1997: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Đà Nẵng và Trường viết văn Nguyễn Du, Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Dictionnaire des symboles (Édition revue et augmentée, Robert Laffont, Paris 1992).
Donald K.Swearer (2010), The Buddhist world of Southest Asia, SUNY press.
Bài viết “Đồng Bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng bởi Biến Đổi Khí Hậu”, truy cập trang http://www.cdc.org.vn/cong-thong-tin/bien-doi-khi-hau/dong-bang-song-cuu-long-anh-huong-boi-bien-doi-khi-hau
Qua những phân tích trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi tin rằng lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam bộ có ý nghĩa thiết thực trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu khắc nghiệt ở ĐBSCL hiện nay. Nước mặn xâm nhập, khô hạn đang là những vấn đề thách thức diễn ra ở ĐBSCL. Bên cạnh công tác ứng phó thì công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và kêu gọi cộng đồng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (cụ thể ở đây là nguồn nước) là việc rất cần được quan tâm. Xuất phát từ mối quan hệ hữu cơ giữa tín ngưỡng của một tộc người với môi trường tự nhiên, nhóm chúng tôi thiết nghĩ nghiên cứu phát triển lễ hội Ok Om Bok theo hướng tiếp cận sinh thái học tâm linh (Spiritual Ecology) sẽ giúp khẳng định vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường khỏi sự tàn phá của con người [Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013, tr.142-145]. Hướng tiếp cận này rất thích hợp khi nghiên cứu lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ vì triết lý Phật giáo từ xưa đã gắn liền vào đời sống sinh hoạt của người dân nơi này. Điều đó thể hiện qua niềm tin về các vị thần thiên nhiên, các lễ hội của người Khmer luôn gắn với giai thoại dân gian và Phật thoại.
KẾT LUẬN
Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa đặc sắc từ những nghi lễ (cúng trăng, đút cốm dẹp, đi chùa nghe thuyết pháp…), những phần hội hấp dẫn (đua ghe Ngo, thả hoa đăng, thả đèn gió) và yếu tố tín ngưỡng tâm linh sâu sắc (tín ngưỡng thờ tứ thần từ văn hóa dân gian trong canh tác nông nghiệp và ý nghĩa sinh thái học tâm linh từ Phật thoại trong Phật giáo Nam tông Khmer). Qua đó, lễ hội có ý nghĩa hết sức nhân văn khi hướng đến yếu tố bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Tư tưởng Phật giáo Nam tông Khmer và tâm thức ứng xử tôn trọng môi trường tự nhiên của người Khmer Nam bộ thấm nhuần trong lễ hội Ok Om Bok cần được tôn vinh và bảo tồn để nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên trước biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp như hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cao Huy Đỉnh (2003): Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Khoa học xã hội.
Sơn Phước Hoan (1998), Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, Giáo dục
Lê Hương (1969) : Người Việt gốc Miên
Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm (2013), Một số khuynh hướng lý thuyết nghiên cứu văn hóa và các hướng tiếp cận nghiên cứu văn hóa Việt Nam (đề tài cấp bộ), Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa
Phan Anh Tú (2014): Ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer ở Nam bộ: nhìn từ sinh thái học Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 5/2014, tr.61-69
Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh (2015): Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam bộ, Khoa học xã hội
Tiền Văn Triệu (2010): Góp phần tìm hiểu biểu tượng con thỏ trong văn hóa Khmer Nam bộ qua truyện cổ, tạp chí Nguồn sáng dân gian số 04
Jean Chevalier và Alain Gheerbrat 1997: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Đà Nẵng và Trường viết văn Nguyễn Du, Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Dictionnaire des symboles (Édition revue et augmentée, Robert Laffont, Paris 1992).
Donald K.Swearer (2010), The Buddhist world of Southest Asia, SUNY press.
Bài viết “Đồng Bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng bởi Biến Đổi Khí Hậu”, truy cập trang http://www.cdc.org.vn/cong-thong-tin/bien-doi-khi-hau/dong-bang-song-cuu-long-anh-huong-boi-bien-doi-khi-hau
Thạc sĩ Trương Thị Kim Thủy
Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ
Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ
[1] Theo định nghĩa của Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí hậu-UNFCCC
[2] Bài viết “Đồng Bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng bởi Biến Đổi Khí Hậu”, truy cập trang http://www.cdc.org.vn/cong-thong-tin/bien-doi-khi-hau/dong-bang-song-cuu-long-anh-huong-boi-bien-doi-khi-hau
[3] Tứ thần chi phối rõ nét đến mùa màng của người Khmer Nam Bộ bao gồm: thần Đất Preah Thô-ră-ney ព្រះធរណី, thần Nước Preah Kông kea ព្រះគង្គារ, thần Gió Preah Vea-yô ព្រះវាយោ, thần Lửa Preah Akki ព្រះអគ្គី). Trong đó, thần Mặt trăng (Preah chant ព្រះច័ន្ទ hoặc preah khe ឬព្រះខែ) được chọn làm đại diện cho tứ thần để làm lễ tạ ơn.
Vui lòng gõ tiếng việt có dấu