Thứ Hai 26 Tháng Bảy 2021 - 08:37:20 CH

KIÊN GIANG: MÙA AN CƯ ĐẶC BIỆT CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG

Hàng năm cứ đến ngày 15-6 âm lịch, các chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh đồng loạt tổ chức lễ nhập hạ. Đây là một trong những lễ nghi có ý nghĩa quan trọng đối với chư tăng và đồng bào Khmer. Đồng bào phật tử dâng các vật dụng sinh hoạt đến chư tăng an cư kiết hạ tại chùa trong 3 tháng. Năm nay do tình hình dịch COVID-19, các chùa tổ chức lễ nhập hạ với tinh thần nội bộ, hạn chế tụ tập đông người.







 Phật giáo nam tông nói chung và Phật giáo nam tông Khmer nói riêng đều có chung thời điểm an cư kiết hạ như nhau. Hàng năm cứ sắp đến chung tuần tháng sáu âm lịch các vị chư tăng hệ phái Phật giáo nam tông Khmer luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn, quê cha đất tổ chùa thiêng của mình xuất gia tu học để về sớm hôm đãnh lễ xin lời pháp nhũ huấn thị từ các bậc tôn túc ân sư để bố tát hành pháp thiền định túc trú an cư nhập hạ mùa mưa. Đồng thời cũng trong thời gian này các vị ấy cũng tranh thủ về nhà thăm song thân và viếng thăm ân cần chu đáo cho tròn bổn phận hiếu đạo môn gia với song thân, thăm hỏi sức khỏe bà con quyến thuộc và trở về nơi am không thiền tự an trú nhập hạ theo luật phật chế.

Lễ nhập hạ năm nay rơi vào ngày 24 và 25 tháng 7 năm 2021 với thời gian này nếu như thường lệ thì phật tử sẽ tề tựu về chùa đông đúc để tổ chức lễ nhập hạ vừa mang nét truyền thống văn hóa dân tộc vừa đượm nét sắc thái của tôn giáo. Nhưng do tình hình diễn biến dịch bệnh Covid 19  hết sức phức tạp đồng thời cả tỉnh đang thực hiện theo chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ nên việc tập trung về chùa hành lễ như mỗi năm là không được diễn ra.



Bên cạnh đó các chùa thực hiện tốt theo tinh thần thông báo số 018 của Hội ĐKSSYN tỉnh là các chùa tuyệt đối không tập trung đông người làm lễ như hàng năm, thay vào đó lễ nhập hạ chỉ được tổ chức theo nghi thức nội bộ (Tuân thủ đúng theo khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế). Đối với các chùa có đông chư Tăng thì nên chia thành nhiều nhóm nhỏ để thực hiện nghi thức nói trên, phân bố thời gian và nơi thọ thực cho hợp lý, miễn tập trung tụng niệm như thường lệ. Tuyệt đối không phân công các sư đi tụng kinh cầu an, cầu siêu, thuyết pháp, không phát loa phóng thanh gây hoan mang trong Sư sãi và Phật tử.
Chính vì lẽ đó lễ nhập hạ năm nay vọn vẹn chỉ tổ chức theo hình thức ngắn gọn nhưng vẫn giữ đúng phong cách chuẩn văn hóa của dân tộc hợp theo luật Phật chế định.
 
Được biết lễ nhập hạ là việc làm tất yếu, là truyền thống tốt đẹp của mọi sa môn, việc này giúp cho chư Tăng nỗ lực hành đạo theo đúng giáo lý và an trú hành thiền định phát triển trí tuệ, xây dựng cuộc sống hòa hợp trong tăng đoàn đồng thời giúp Tăng chúng có thời gian tự nhìn vào tấm thân ngũ uẩn phù du giả tạo vô thường sanh diệt này, chẳng khác nào một lùa gió thoảng mây bay ngang án mây trôi vượt tít xa dần,  một vầng trăng tròn rồi khuyết, cái hiện hữu chỉ trong nháy mắt được tính bằng giây.
Bên cạnh đó lễ nhập hạ còn là dịp để hàng cư sĩ gần gũi và gieo duyên lành trong phật pháp nhằm tạo phước điền bòn giống lành cho thế giới hiện tại và vị lai an lành.



Chùa Sóc Xoài (Hòn Đất) hiện là chùa có đông chư tăng theo học và an cư kết hạ với trên 100 chư tăng. Theo thượng tọa Danh Phản - Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, Trụ trì chùa Sóc Xoài, các chư tăng làm lễ nhập hạ tại chùa đều tuân thủ các quy định phòng chống dịch COVID-19 như đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập, đeo khẩu trang. “Việc tạm dừng các hoạt động hội được các phật tử hết mực ủng hộ, bởi ai cũng ý thức được rằng, lễ nhập hạ năm nào cũng có, quan trọng nhất vẫn là sức khỏe, sự an toàn. Đến nay, các chùa Khmer trên địa bàn huyện đều thực hiện nghiêm thông báo của tỉnh, tổ chức với tinh thần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19”.

Cho dù lễ nhập Hạ được tổ chức rộn ràng, đông đức mang tầm cở lớn lao cở nào đi chăng nữa hay im dìm theo nghi thức nội bộ thì nó vẫn mãi mãi nằm trong tâm khảm của mỗi người con Phật bởi phần tất yếu quan trọng có sức ảnh hưởng to lớn trong thiết chế văn hóa dân tộc hòa quyện vào các nghi thức tôn giáo.
Đây mãi là mốc son chói lọi của sự trường tồn và vĩnh cửu của nét đẹp mùa an cư và thời gian không thể nào phai nhòa bởi phần có lẽ trong dấu ấn thiêng liêng mang tầm lịch sử này.





Danh Đồng
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).