GN - Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng môi sinh. Khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân bạch, bụi bạch của thiên nhiên, nạn khai thác rừng, cháy rừng, giao thông vận tải quá tải, sự thiêu đốt, sự khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nặng trong một nền kinh tế thị trường đầy lợi nhuận luôn biến động.
TNH - Xuyên qua Giáo pháp để tìm kiếm giải pháp hiệu quả, thiết thực và bền vững cho các vấn đề xã hội hiện nay, điều mà Đức Phật đã đề cập rất nhiều trong Giáo điển của Ngài như trên đã trình bày. Từ đó, chúng ta nhận ra, chính trị và kinh tế luôn là mối quan hệ tương duyên và tương tác, chính trị có thông thoáng thì kinh tế mới phát triển.
GN - Trong đường tu ai cũng biết rằng, buông bỏ hết để vượt qua các dục mới dự phần vào Thánh quả. Thế nhưng, buông bỏ là một quá trình vốn không dễ dàng vì tập khí nắm giữ quá sâu dày. Đã bao lần chúng ta thất bại, trầy trật rồi lại cố gắng vươn lên. Những tưởng buông xả những chấp thủ vi tế sâu xa của tự ngã mới khó, ai dè các món dục thô phù như danh và lợi lại cứ đeo đẳng, khiến ta thật khó dứt trừ.
GN - Đức Phật giảng muôn pháp, cũng là mong chúng sanh thực hành buông mọi hư vọng. Khó tìm thấy pháp nào nằm ngoài đời sống, và mọi tướng trạng của pháp đều hư vọng, thế nên sống là một quá trình buông.
GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).