Phật giáo và Các ngành

Nghệ thuật giao tiếp trong kinh điển Phật giáo

NSGN - Chính phải đàm đạo mới biết được trí tuệ của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được (1). Sự khẳng định của câu kinh vừa nêu đã đồng thời cho thấy, quá trình trao đổi thông tin giữa người với người mà thuật ngữ chuyên ngành hôm nay gọi là nghệ thuật giao tiếp, đã được ghi nhận và lưu tâm từ thời Đức Phật. Với Phật giáo, việc giao tiếp giữa các cá nhân nhằm truyền đạt thông tin là điều rất mực quan trọng, nhất là những thông tin liên quan đến lộ trình khai phóng tâm linh và đoạn tận đau khổ.

PG Nam tông và đời sống tinh thần người Khmer vùng Mêkông

Phật giáo Nam tông Khmer tồn tại lâu bền với người Khmer vùng Mê kông là do sự hòa hợp chặt chẽ giữa triết lý nhân sinh của Phật giáo với phong tục tập quán của cộng đồng người Khmer. Đó là sự pha trộn của các hình thức tín ngưỡng nhưng tư tưởng đạo đức nhân sinh Phật giáo Nam tông Khmer vẫn là dòng chủ lưu chi phối mạnh mẽ nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.

Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu vực Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ là miền đất đa dạng, phong phú các dân tộc, tôn giáo. Cùng với người Việt và người Hoa, người Khmer đã đến lập nghiệp ở vùng đất này từ khá sớm. Họ mang theo văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Khmer đến với Tây Nam Bộ, trong đó chủ yếu là văn hóa của Bà la môn giáo. Đến khoảng thế kỷ thứ IV, cùng với quá trình truyền bá của Phật giáo Nam Tông vào Tây Nam Bộ, đông đảo người Khmer đã đón nhận tôn giáo này.

Một số nét về sắc thái Phật giáo Nam Bộ

(PGVN) Nhìn một cách tổng thể, xuyên suốt 200 năm lưu truyền, có thể nói, giai đoạn thế kỷ XVII là giai đoạn mà con thuyền Phật giáo (PG) Việt Nam bị bấp bênh, tròng trành trên dòng trôi lịch sử. Nếu thu hẹp ở Nam Bộ hay nhỏ hơn là Gia Định - Sài Gòn - Tp.Hồ Chí Minh, thì Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển, tạo nên một sắc thái đặc thù trong tổng thể văn hóa nước nhà.

Quan niệm về nhân quả trong triết học Phật giáo

PGVN- Tư tưởng nhân quả Phật giáo là tư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo có sự kế thừa nhất định đồng thời có sự phê phán các khía cạnh khác nhau trong các quan niệm chính thống và không chính thống của triết học Ấn Độ, để từ đó xây dựng nên hệ thống quan điểm nhân quả riêng.

Phật giáo và não bộ

Trong vòng vài thập niên gần đây, nhiều Phật tử và một số các nhà nghiên cứu khoa thần kinh học đã khảo sát về Phật giáo và thần kinh học, với những báo cáo chồng lên nhau xuất phát từ cả hai nhóm. Tôi rất tiếc để nói rằng cá nhân tôi đã thiếu sự tin tưởng. Mọi khi, mỗi lúc nghe nói về loại sự kiện như vậy, từ bất kỳ tôn giáo nào, tôi đều cho rằng chỉ có thể tin khi sự việc được chia chẻ phân tích đến tận từng chi tiết. Khi một phát kiến khoa học có vẻ ủng hộ bất kỳ một giáo lý của tôn giáo nào, quý vị đều có thể thấy các tín đồ tôn giáo ấy trở nên các nhà thực nghiệm nghiêm túc, nói với nhau và với cả thế giới rằng niềm tin của họ có nền tảng thực tại. Họ luôn luôn không hài lòng chấp nhận những sự kiện khoa học mà họ cho là mâu thuẫn với những niềm tin có sẵn của họ. Ở đây chẳng có gì đáng ngạc nhiên: không ai thích sự sai lầm của mình bị vạch ra.

Đạo đức Phật giáo và xã hội hiện đại

Những tiêu chuẩn của tính hợp lý, được nhìn nhận trong các phương pháp của nền khoa học hiện đại và quan điểm của duy vật luận liên kết với nền khoa học ấy, có những ảnh hưởng vượt trội hơn cả trong đời sống tinh thần của con người hiện đại. Một bộ phận lớn lao các nhà trí thức hiện đại bị khuất phục trước những ảnh hưởng ấy, đã chối bỏ nền siêu hình học và tôn giáo giáo điều cùng với hàng loạt những giá trị đạo đức truyền thống.

Nói xấu người khác: Hậu quả và cách chuyển hóa

NSGN - “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ...

Quá trình hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán

PGVN - Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật giáo, bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một sự kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự sự phát triển của văn hóa thế giới. Đại Tạng Kinh là một tư liệu không thể thiếu nếu ngày nay chúng ta muốn nghiên cứu về văn hóa thế giới.

ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ: NHÌN TỪ SINH THÁI HỌC PHẬT GIÁO

Mối quan hệ giữa con người và môi trường đã được các học giả phương Tây quan tâm từ thời kỳ cổ đại. Sử gia Hy Lạp, Herodotus đã ghi lại những biến đổi của môi trường dưới tác động của con người với quan niệm sự can thiệp ở phạm vi rộng lớn mà con người gây ra đối với tự nhiên sẽ chịu sự trừng phạt của Thượng đế (Phạm Huỳnh Phương, Hoàng Cầm 2013: 138). Trong nghiên cứu văn hóa, môi trường tự nhiên phải luôn được chú trọng vì nó có ảnh hưởng chi phối đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa của các tộc người, góp phần khu biệt văn hóa giữa vùng này với vùng khác. Nhận thấy tầm quan trọng của môi trường trong việc cân bằng sinh thái đối với đời sống con người, những vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Theravada đã sớm chủ trương phát triển dung hòa tôn giáo với môi trường tự nhiên. Sự dung hòa này đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa đặc sắc mang đậm nét tôn giáo truyền thống của cư dân Khmer Nam Bộ.

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).