Chủ Nhật 29 Tháng Năm 2022 - 09:10:51 CH

Chùa Sóc Xoài, Nơi lưu giữ các giá trị truyền thống lịch sử của đồng bào Khmer

Chùa Sóc Xoài, tọa lạc tại khu phố Sơn Tiến, thị trấn Sóc Sơn (Hòn Đất) là chùa di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia được công nhận vào năm 1989. Thời gian qua, được Nhà nước quan tâm đầu tư, sửa chữa chánh điện, đến nay chánh điện và các hạng mục khác được khang trang, sạch đẹp. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tu học cho chư tăng và phật tử địa phương.



KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
Chùa Sóc Xoài được thành lập vào những năm cuối thế kỷ 18 do hòa thượng Danh Phiêch sáng lập. Trải qua 19 đời trụ trì chùa Sóc Xoài không chỉ là trung tâm giáo dục, văn hóa cho chư tăng và đồng bào Khmer mà còn là nơi nuôi chứa cách mạng trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ đất nước. Với những ý nghĩa quan trong đó, Bộ Văn hóa đã ban hành Quyết định số 1570/VHQĐ ngày 6-12-1989 công nhận chùa Sóc Xoài là di tích văn hóa cấp Quốc gia.



Thượng tọa Danh Phản - Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, trụ trì chùa Sóc Xoài cho biết: “Những năm qua, chư tăng và ban quản trị chùa luôn quan tâm đến công tác bảo các hạng mục được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của chính quyền các cấp đầu tư nâng cấp, sửa chữa chánh điện và các hạng mục đến nay đã được hoàn thành trong sự vui mừng của chư tăng và phật tử địa phương”.
Năm 2020, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp chư tăng và ban quản trị chùa trùng tu, nâng cấp các hạng mục với tổng kinh phí trên 3,42 tỷ đồng. Chánh điện chùa Sóc Xoài công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo mang dấu ấn của phật giáo Nam tông Khmer. Bên trong chánh điện, tượng Phật được các nghệ nhân khắc họa trong tư thế trang nghiêm và thanh tịnh. Các bức tường bên trong ngôi chánh điện được trang trí bằng những hình ảnh phù điêu, họa tiết rất sinh động và màu sắc sặc sỡ như: Chim thần Garuda, nữ thần Kaynor... với ý nghĩa bảo vệ, phù trợ cho chùa. “Tôi rất thích kiến trúc của chánh điện chùa Sóc Xoài, nó vừa mang nét đẹp kiến trúc phật giáo Nam tông Khmer của hiện tại lại mang ý nghĩa về lịch sử. Tôi nghe hôm nay chùa làm lễ khánh thành, nên dù bận việc tôi cũng tranh thủ xuống thắp hương cầu phúc cho gia đình và người thân”.

BẢO TỒN, NUÔI GIỮ TRUYỀN THỐNG

Với phương châm, “phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”, thời gian qua, thượng tọa Danh Phản luôn dành nhiều tình cảm, tâm huyết về công tác giáo dục chữ viết và chăm lo cho người dân khó khăn. Năm 2017, thượng tọa Danh Phản vận động đồng bào phật tử đóng góp xây dựng ngôi tăng xá, Trường Pali - Kinh luận giới tỉnh, hàng rào, cổng chùa... với tổng kinh phí 7,585 tỷ đồng. Từ khi xây dựng Trường Pali - Kinh luận giới tỉnh đến nay, chùa trở thành nơi tu học của tăng sinh trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, trung bình trường có khoảng 200 tăng sinh theo học, có năm cao điểm lên đến 500 tăng sinh. Các giáo viên còn thường xuyên giới thiệu về di tích văn hóa cấp Quốc gia đến các học sinh, tăng sinh, để các thế hệ luôn biết và gìn giữ truyền thống này. Thầy Huỳnh Song - Giáo viên bộ môn Ngữ văn Khmer cho biết: “Khi dạy học sinh, tăng sinh tôi luôn chú trọng đến việc liên hệ thực tế, trong đó, tôi thường xuyên giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa chùa Sóc Xoài. Thông qua các tiết học sẽ giúp học sinh, tăng sinh hiểu hơn về truyền thống quý báo của dân tộc mình”.



Nhiều tăng sinh được đào tạo tại Trường Pali - Kinh luận giới tỉnh đến nay đã có việc làm ổn định. Thạc sĩ Danh Đồng - Phòng Thanh tra, Trường Đại học Kiên Giang cho biết: “Với những kinh nghiệm, kiến thức được chư tăng và giáo viên của trường cung cấp, đó trở thành hành trang quý giá cho tôi chinh phục được ước mơ. Trường là nơi ươm mầm và nuôi dưỡng những ước mơ đề hôm may tôi có được thành quả này, tôi thật sự rất biết ơn”.

 “Lễ khánh thành chánh điện và các hạng mục chùa Sóc Xoài được diễn ra từ ngày 1-6 đến ngày 3-6. Việc tu sửa, nâng cấp các hạng mục chùa Sóc Xoài nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chư tăng và đồng bào Khmer tại địa phương. Qua đó, chùa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, phấn đấu để chùa trở thành trung tâm sinh hoạt tôn giáo, giáo dục và bảo tồn, nuôi giữ truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer” thượng tọa Danh Phản cho biết.
 Thiện Hiếu
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).