Thứ Tư 29 Tháng Chín 2021 - 07:18:31 CH

Nét đẹp lễ đặt cơm nếp mùa Sene Đôlta của đồng bào Khmer

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng lễ Kan - Ben (lễ đặt cơm nếp vắt) là lễ xá tội vong nhân của đồng bào Khmer. Lễ đặt cơm nếp vắt của đồng bào Khmer có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Kinh. Lễ vừa mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng của đồng bào vừa hòa quyện với lễ nghi tôn giáo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer.


Nghi thức dâng Vêk cơm nếp vắt (ảnh: Hoàng Sang)

Theo lễ nghi tôn giáo của đồng bào Khmer cứ đến tháng 8 âm lịch hàng năm đồng bào Khmer thường luân phiên nhau chia thành nhóm theo từng xóm, ấp đến chùa Khmer tổ chức cúng dường vật thực, tứ vật dụng, nấu cơm nếp... cúng dường chư tăng đang an cư kiết hạ. Lễ đặt cơm nếp vắt bắt đầu từ ngày 16 đến ngày 30 tháng 8 âm lịch với mục đích hồi hướng phước báu đến các bậc hữu ân, thân bằng quyến thuộc đã quá vãng. Chị Thị Xà Vươl, ngụ ấp Hòa Thạnh, xã Minh Hòa (Châu Thành) cho biết: “Khi còn nhỏ, tôi thường theo ngoại và mẹ đến chùa nấu cơm nếp vào dịp lễ đặt cơm nếp vắt. Đó cũng trở thành truyền thống của gia đình. Nên hàng năm, cứ đến lễ đặt cơm nếp vắt các thành viên của gia đình tôi chuẩn bị nếp, mía, khoai, ổi đi chùa để hồi hướng phước báu đến tổ tiên, ông bà”.

Theo Hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, đồng bào Khmer theo phật giáo nam tông làm theo truyền thống này từ xưa cho đến ngày nay. Trải qua hàng nghìn năm tập tục này cũng có biến đổi và trở thành phong tục truyền thống của đồng bào Khmer. Những mâm cơm nếp vắt thường có cơm nếp vắt to bằng một nắm tay. Trong mâm ngoài cơm nếp còn có thêm khoai nấu chín, ổi, mía cắt tròn. Bên cạnh đó, đồng bào Khmer còn cắm những lá cờ hình tam giác các màu: Xanh, vàng, đỏ, tím để trang trí cho đẹp mắt. “Khi đến chùa, các thành viên ban nghi lễ của chùa hướng dẫn diễu hành xung quanh chánh điện ba vòng rồi tập trung vào chánh điện dâng đến chư tăng để chư tăng tụng kinh hồi hướng” Hòa thượng Danh Đổng cho biết. Đến ngày cuối tháng, tức ngày 30 tháng 8 âm lịch, các xóm, ấp mang cơm vắt tập trung tại chùa, vẫn làm các hoạt động như những ngày trước nhưng lần này hội tụ đầy đủ các xóm, ấp nên gọi là hội tụ cơm vắt (phchum ben). Từng gia đình mang cơm, thức ăn mặn ngọt, nhang đèn, hoa quả cùng nhau thiết lễ trai tăng cúng dường đến chư tăng. Chư tăng tiếp nhận tụng kinh cầu an và cầu siêu cho những người đã quá vãng hưởng phước lành.

Lễ đặt cơm nếp vắt là một trong những lễ hội khá quan trọng trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer. Hiện nay lễ đặt cơm nếp vắt của đồng bào Khmer có biến đổi về cách thức tổ chức những vẫn giữ nguyên giá trị ý nghĩa sâu sắc về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của đồng Khmer nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung.
Thiện Hiếu
Ý kiến phản hồi

Vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).