Văn hóa

Chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần XIII năm 2019

Ban Chỉ đạo các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch năm 2016 – 2020 vừa ban hành Kế hoạch số 179/KH-BCĐ ngày 01/10/2019 tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XIII năm 2019.

Phật giáo Nam tông Khmer kế thừa, thành tựu và phát triển

Theo truyền sử, đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) đã định cư lâu đời trên phần đất cổ này, trước nhất là tập hợp quần cư ở những gò đất cao, giồng cát nổi, cuối cùng là vùng đất trũng. Trong đó những thế kỷ đầu, đồng bào sống theo tín ngưỡng dân gian, thờ ông Tà - Arach, bình vôi, ông Táo. Những thế kỷ tiếp theo là đạo Bà-la-môn do các thương nhân người Ấn mang đến, xâm nhập vào các tỉnh ven biển như Hà Tiên, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Mỹ Tho, Gia Định, Thuận Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận)… theo tín ngưỡng Linga thờ thần Shivar (Thần hủy diệt), thần Vishnu (Thần ban phước lành). Những thế kỷ kế là đạo Phật Thượng tọa bộ xuất phát từ Nam Ấn theo cửa sông Naramada dọc ven biển đến Việt Nam. Những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất là chùa Tropengveng (313 TL) và chùa Sambuarangsay (373 TL) tại Trà Vinh.

Nơi kết nối văn hóa truyền thống của người Khmer ở TP Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh đời sống cộng đồng người Khmer tại TP Hồ Chí Minh đang có những thay đổi mạnh mẽ để phù hợp với xã hội hiện đại, Phật giáo Nam tông Khmer và biểu hiện vật chất là những ngôi chùa đang làm tốt vai trò là điểm kết nối duy trì những nền nếp văn hóa truyền thống của người Khmer nơi đô thị.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG SỰ KIỆN CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

Phật giáo Nam tông đến với Việt Nam thông qua con đường hòa bình. Mặt khác, giáo lý của Phật giáo chuyển tải tư tưởng bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn… gần gũi với tôn giáo, văn hóa Việt Nam, nên được người Khmer ở Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu và dễ dàng chấp nhận.

Nghệ thuật trang trí kiến trúc chùa Khơ Me ở Tây Nam Bộ

Chủ đề "Nghệ thuật trang trí kiến trúc chùa Khơ Me ở Tây Nam Bộ" trong chương trình "Sắc màu dân tộc" của Truyền Hình Nhân Dân.

PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ

Có thể nói, Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng đã có nhiều đóng góp trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Vai trò của Phật giáo Nam tông trong quản lý xung đột xã hội ở các tỉnh Tây Nam Bộ

Phật giáo Nam tông gắn bó với quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Tây Nam Bộ; chi phối đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo và hình thành đặc trưng văn hóa truyền thống của miền đất này. Dù trong chiến tranh hay hòa bình, Phật giáo Nam tông đều có vai trò quan trọng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, trước sự tác động của tình hình quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường, Phật giáo Nam tông ở Tây Nam Bộ đang đứng trước những biến đổi, những thách thức không nhỏ. Do vậy, cần có những giải pháp để phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào việc quản lý xung đột xã hội ở các tỉnh Tây Nam Bộ.

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRONG TÁC PHẨM MILINDA-PANHA

Milinda-panha là một tác phẩm triết học Phật giáo nổi tiếng thuộc văn hệ Pali, là kinh điển không thể thiếu khi nghiên cứu và giảng dạy về triết học Phật giáo và Phật học nói chung, cũng như về Phật giáo Nam tông và Nam tông Khmer ở Việt Nam nói riêng. Tác phẩm này là một bộ tư liệu quý giá không chỉ về sử liệu và văn học Phật giáo Nguyên thủy, mà còn đặc biệt về sự bảo vệ và khẳng định tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thủy. Những tư tưởng trong tác phẩm này là suối nguồn tư tưởng chân truyền có ý nghĩa lâu bền cho sự phát triển Phật giáo, không chỉ Nam tông mà cả Bắc tông. Đó là cơ sở để đánh giá hầu hết các tông phái, nhất là các tông phái mới trong bối cảnh hiện đại, để xem chúng có thực là Phật giáo không, hay chỉ là ngoài Phật giáo.

Dâng hương và lễ Phật như thế nào cho đúng phép tắc?

Bước tới cửa chùa dâng hương lễ Phật thì hầu hết lòng người đều thành kính, chân tâm, hướng thiện. Nhưng phải thể hiện những điều đó ra bằng cách tuân thủ những quy tắc, lễ nghi cơ bản của Phật giáo, để giữ thanh tịnh và trật tự chốn tâm linh.

Biểu tượng hoa sen trong Phật giáo

Trong kiến trúc Phật giáo, hình ảnh hoa sen luôn luôn được đưa vào trang trí ở vị trí chủ đạo. Tượng Phật dù đứng hay ngồi cũng đều ngự trên tòa sen nhiều tầng, biểu hiện của linh thiêng thoát tục, sự nảy nở tinh thần hướng thiện. Hoa sen còn được thể hiện trên các kiến trúc ở cổng chùa và ở các tháp.

Videos tiêu biểu

Giải đua Ghe ngo mở rộng tại huyện Giồng Riềng 2023

Ngày 4-10, tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) diễn ra giải đua ghe ngo nam mở rộng. Giải nằm trong khuôn khổ Lễ hộ...

Thông báo lễ khánh thành và kiết giới Sima Chánh điện chùa Lục Phi, huyện Gò Quao, Kiên Giang

📣📣📣 សេចក្តី ជូនដំណឹង បុណ្យបញ្ចុះខណ្ឌសីមាព្រះវិហារ វត្តសុវណ្ណមុនីរង្សី "ទឹកសាប" ⏱⏱⏱ វេលា៖ ចាប់ពីថ្ងៃ ១១,១២,១៣ រោច​ ខែ...

Kiên Giang: Hội từ thiện chùa Thôn Dôn cúng dường tứ vật dụng các chùa trên địa bàn huyện Gò Quao

ថ្ងៃទី​ ២០ខែមិនាឆ្នាំ២០២២,​ ព្រះសង្ឃនិងពុទ្ធរិស័ទវត្ត​ ជ្រុងយោង​ទីក្រុងរ៉ាច់យ៉ា បាននិមន្តនិងអញ្ជេីញ​ ប្រគេនទេយ្យវត្ថុដល់...

Bài viết tiêu biểu

Đức Phật là Thầy chỉ đường

GN - Đức Phật dạy: “Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn), và Ngài cũng nói rõ: “Các con phải tự mình nỗ lực. Các đấng Như Lai chỉ là đạo sư” (Kinh Pháp cú, kệ 276).